![]() |
Trung Quốc lộ ‘đuôi cáo’: Italia chặn đứng thương vụ bí mật, Ukraine phá vỡ mưa sâu kế hiểm của Bắc Kinh
1 Attachment(s)
Trả giá cao gấp 90 lần giá trị thị trường để mua lại cổ phần của một công ty thiết bị quân sự, Trung Quốc khiến Italia phải mở cuộc điều tra gắt gao truy lùng thế lực đứng sau.
ITALIA CHẶN VỤ MUA BÁN BÍ MẬT CỦA TRUNG QUỐC Trong bài viết mới đây, trang tin Strategy Page cho hay, chính phủ Italia từng ngăn chặn một thương vụ bí mật "khủng" của Trung Quốc khi phát hiện một doanh nghiệp của Bắc Kinh đang t́m cách mua trái phép công ty Alpi Aviation của nước này. Alpi Aviation có trụ sở chính tại Pordenone, đông bắc Italia, chuyên sản xuất máy bay và tàu vũ trụ, cũng như thiết kế và sản xuất máy bay không người lái (UAV). Công ty này cũng đă kư hợp đồng với Bộ Quốc pḥng Italia để cung cấp UAV cho quân đội. Nhưng bất ngờ vào năm 2018, một công ty Hồng Kông (Trung Quốc) đă bỏ ra 4 triệu Euro để mua 75% cổ phần Alpi Aviation với giá cao gấp 90 lần giá trị thị trường. Cảnh sát Italia đă mở cuộc điều tra mới truy ra khách mua thực sự là hai công ty quan trọng thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc. https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1632973728 Bên ngoài nhà máy của Alpi Avation ở Pordenone, Italia. Ảnh: Oriental Điều này khiến giới chức Italia thật sự lo ngại bởi họ tin rằng mục đích của vụ giao dịch này không phải là để đầu tư, mà là để có được công nghệ quân sự và công nghệ có liên quan. Alpi cũng làm việc với các công ty quốc pḥng lớn hơn của Italia, điều đó khiến việc mua bán này trở thành một vụ vi phạm an ninh quốc pḥng lớn. Theo luật pháp Italia, các công ty quốc pḥng và công ty chiến lược trong các lĩnh vực quan trọng chỉ có thể được bán cho một bên nào đó ở bên ngoài biên giới quốc gia khi được chính phủ cho phép Tuy nhiên, công ty Trung Quốc đă im ỉm kư thỏa thuận này bằng cách ngụy tạo việc mua bán như một giao dịch ở trong nước. NHỮNG THƯƠNG VỤ 'TRONG BÓNG ĐÊM' Tất nhiên, sau thương vụ này, phía Trung Quốc nhận ra việc mua bán của họ sẽ chẳng có ích ǵ nếu Alpi Aviation vẫn ở lănh thổ Italia nên có kế hoạch âm thầm đóng cửa các hoạt động của công ty ở quốc gia châu Âu này và chuyển dần sang lănh thổ Trung Quốc. Tham vọng của Bắc Kinh cũng thể hiện rơ trong thương vụ này. Thực tế là trong khi Trung Quốc thống trị thị trường UAV tiêu dùng và thương mại, họ vẫn thua kém trong những phân khúc của thị trường quân sự và đang nỗ lực có được công nghệ đó bằng mọi giá. Alpi Aviation sản xuất UAV Strix-C tại cơ sở của hăng ở Pordenone, miền bắc Italia vào năm 2007. Không quân Italia đă sử dụng loại UAV nhỏ, nhẹ này ở Afghanistan, đồng thời đảm bảo an ninh cho các căn cứ của Italia và NATO ở những nơi khác. Strix-C nặng 8,65kg được làm bằng vật liệu tổng hợp và dễ dàng vận chuyển. Nó có thể được lắp ráp trong 8 phút và trang bị một chiếc dù nhỏ để phục vụ quá tŕnh hạ cánh. Strix-C sẽ tự động thực hiện nhiệm vụ được lập tŕnh trước hoặc được điều khiển thông qua một thiết bị cầm tay từ xa và sau đó quay lại những ǵ quan sát được ở thời gian thực. V́ vậy, theo các chuyên gia, thương vụ Alpi Aviation là một trong những nỗ lực tiêu biểu của Trung Quốc và Nga trong chiến dịch sử dụng các thương vụ mua bán bí mật để có được công nghệ quân sự cần thiết. Gần đây, đă có một số thương vụ phải hủy bỏ nhưng nhiều vụ vẫn xảy ra do các bên lo sợ mất mối quan hệ thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nói đến Nga th́ vào đầu năm 2021, Na Uy đă yêu cầu hăng xe Rolls-Royce của Anh ngừng kế hoạch bán công ty con sản xuất động cơ Bergen Engines AS có trụ sở tại Na Uy cho Tập đoàn TMH có trụ sở tại Nga, v́ lư do thương vụ này vi phạm luật an ninh quốc gia. Một ṭa án Na Uy đă ủng hộ lệnh cấm bán công ty này trong thương vụ trị giá 178 triệu USD. Rolls-Royce tính bán bớt công ty con này nhằm giúp hăng vượt qua cuộc suy thoái do Covid-19 đă làm giảm doanh số và đe dọa toàn bộ công ty. Bergin Engine đạt doanh thu 333 triệu USD vào năm 2019 và là nhà cung cấp động cơ hải quân chính cho Na Uy, cùng các quốc gia NATO khác. Giải pháp tốt nhất dành cho Rolls-Royce là thu xếp bán Bergin Engine cho một công ty của Na Uy hoặc các quốc gia NATO khác. Nga được cho là đă t́m cách mua các nhà sản xuất động cơ hải quân của phương Tây để bù đắp những ǵ họ đă mất khi can thiệp vào t́nh h́nh Ukraine năm 2014. Căng thẳng giữa hai nước khiến Moscow thiếu đi nguồn cung cấp động cơ trực thăng và hàng hải chủ yếu lâu nay vẫn nhập từ các công ty có trụ sở tại Ukraine. UKRAINE PHÁ ÂM MƯU THÔN TÍNH CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ Cùng thời điểm việc mua bán Bergen Engine bị ngăn chặn, Ukraine chấm dứt quyền sở hữu đa số của Trung Quốc đối với Motor Sich, một nhà sản xuất quốc pḥng lớn về động cơ phản lực máy bay và động cơ turbine khí cho máy bay trực thăng và tàu hải quân. Trên thực tế, Ukraine sẽ quốc hữu hóa Motor Sich. Mặc dù động thái này khiến Trung Quốc rất khó chịu, nhưng lại khiến Mỹ - đồng minh chính ủng hộ Ukraine - rất hài ḷng. Washington gần đây đă áp đặt trừng phạt các công ty Trung Quốc mua cổ phần của Motor Sich bởi Mỹ lo ngại rằng nếu kiểm soát Motor Sich, Trung Quốc sẽ có thể phát triển và sản xuất động cơ phản lực, trực thăng và tuabin khí hiệu suất cao. Từ năm 2019, Trung Quốc đă cố gắng thâu tóm phần lớn cổ phần của Motor Sich. Nhiều người Ukraine lo ngại Bắc Kinh sẽ lợi dụng chính phủ tham nhũng của họ để dễ dàng thâu tóm Motor Sich. Kiev và Washington đă nhận ra cách thức hoạt động của Trung Quốc trong các thương vụ như thế này. Nếu Bắc Kinh mua được cổ phần để nắm quyền đa số tại Motor Sich, họ có thể sẽ đánh cắp tất cả các bí mật công nghệ sản xuất và cuối cùng chuyển dây chuyền sản xuất Motor Sich sang Trung Quốc. Ban đầu, họ sẽ thuê một số chuyên gia công nghệ Ukraine nhằm vận hành cơ chế hoạt động trơn tru hơn ở Trung Quốc nhưng sau đó Motor Sich ở Ukraine sẽ dần trở thành một chi nhánh công ty lớn hơn tại lănh thổ Trung Quốc. Cuối cùng, chi nhánh Ukraine sẽ "được đổi tên thành một cái ǵ đó" của Trung Quốc và "Motor Sich" sẽ hoàn toàn biến mất. Hầu hết người Ukraine không muốn Motor Sich rơi vào tay Trung Quốc. Các nước châu Âu khác cũng đang xem xét các khoản đầu tư của Trung Quốc một cách cẩn thận và thường xuyên hơn. Không chỉ có các thương vụ trái phép như vậy, hệ thống tài chính Trung Quốc nói chung cũng đang là một vấn đề lớn khi ngày càng nhiều tổ chức tài chính Trung Quốc bị xếp hạng tín nhiệm thấp hơn và giá trị trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ giảm mạnh. VietBF @ Sưu tầm |
All times are GMT. The time now is 11:09. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.