VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2019-2021 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=274)
-   -   Thổ vội vội vàng vàng hành động gấp vì làm Nga phật ý (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1404090)

pizza 11-09-2020 08:31

Thổ vội vội vàng vàng hành động gấp vì làm Nga phật ý
 
1 Attachment(s)
Lỡ làm Nga phật ý, Thổ cuống quýt rút khỏi Idlib, Syria trong nỗi lo? Đúng vậy khi mà nỗi lo của Thổ Nhĩ Kỳ là việc không nhận được sự đảm bảo an ninh từ Nga đã gia tăng khi biểu tình phản đối sự hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib, Syria.

Theo hãng thông tấn AhlulBayt (ABNA), các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Hai đã sơ tán căn cứ quân sự lớn nhất của họ, được gọi là căn cứ Morek, ở vùng ngoại ô phía bắc tỉnh Hama của Syria.

Đài truyền hình Đức DW, trích dẫn các nguồn tin địa phương ở thị trấn Morek cho biết hàng chục xe bọc thép và xe tải chở lực lượng hậu cần rời khỏi căn cứ quân sự Morek vào đầu giờ sáng thứ Hai. Căn cứ này đã bị quân chính phủ bao vây trong hơn một năm qua.

Hiện vẫn chưa rõ Thổ Nhĩ Kỳ dự định rời đi bao nhiêu căn cứ nơi đây. Morek là một trong 12 chốt canh của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực này của Syria. Những chốt canh này giữ trọng trách theo dõi lệnh ngừng bắn ở Idlib do Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recept Tayyip Erdogan làm trung gian.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1604910587

Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi nhiều căn cứ ở tỉnh Hama.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ rút các căn cứ quân sự này và việc rút đi này có ý nghĩa gì trong diễn biến chiến trường Syria?

Morek cùng với một số căn cứ khác do Thổ Nhĩ Kỳ thành lập ở Syria vào năm 2018 đã bị quân chính phủ Syria trung ương bao vây từ tháng 2 khi Damascus cố gắng đạt được những bước tiến lớn đối với Idlib, thành trì cuối cùng của những kẻ khủng bố do nước ngoài hậu thuẫn và phe đối lập vũ trang chống lại chính quyền.

Vì lẽ đó nên các căn cứ đã mất đi các mục tiêu quan trọng và nhiệm vụ giám sát lệnh ngừng bắn. Thực tế, chỉ có các thỏa thuận an ninh của Nga với người Thổ Nhĩ Kỳ mới có thể ngăn quân đội Syria tái chiếm các căn cứ.

Phát hiện thi thể lìa đầu tại chung cư ở quận 7
Phát hiện thi thể lìa đầu tại chung cư ở quận 7
Châп dung пữ đại biểu Quốc hội – Trung tá Ksor H'Bơ Khăp với các phát пgôn ấn tượпg
Châп dung пữ đại biểu Quốc hội – Trung tá Ksor H'Bơ Khăp với các phát пgôn ấn tượпg
Sau chiến dịch của Syria nhằm giải phóng các khu vực xung quanh Idlib vào mùa xuân năm nay, 8 chốt canh gác của Thổ Nhĩ Kỳ ở các thị trấn Sheikh Aqil, Anadan, Al - Is, Tal Toqan, Surman, Arima và Morek vẫn hoạt động trong khi 9 chốt khác bị quân Damascus bao vây .

Thỏa thuận Nga - Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải giáp các lực lượng mà Liên Hợp Quốc liệt vào danh sách khủng bố. Thỏa thuận cũng bao gồm việc loại bỏ vũ khí hạng nặng khỏi "các khu vực giảm leo thang".

Theo thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được hồi đầu năm nay, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ - Nga có kế hoạch tạo ra một hành lang an ninh trên cả hai bên của Quốc lộ M4 nối từ miền tây đến miền đông Syria. Họ cũng đồng ý về các cuộc tuần tra chung dọc theo phần phía đông của đường cao tốc.

Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại tỏ ra thiếu tuân thủ việc thực hiện các cam kết của mình, đến mức người Nga, trong một động thái bày tỏ sự bất bình, đã bỏ tuần tra từ ngày 15/3 đến ngày 25/8.

Trong cuộc đàm phán quân sự ngày 16/9 tại Ankara, phía Nga đã kêu gọi lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi các chốt giám sát và giảm sự hiện diện quân sự ở các khu vực khác của Syria.

Các nguồn tin cho biết, tại cuộc gặp, Nga đã hạn chế trao cho phía Thổ Nhĩ Kỳ những đảm bảo an ninh dự kiến ​​cho các căn cứ quân sự của họ ở Idlib. Rất có thể, việc rút lui khỏi Morek là một phần trong các biện pháp của Ankara nhằm bảo vệ lực lượng của mình nếu các cuộc đụng độ mới với quân đội Syria nổ ra.

Nỗi lo sợ của Thổ Nhĩ Kỳ về việc không nhận được sự đảm bảo an ninh của Nga đã gia tăng khi trong vài tháng qua, một loạt các cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib.

Ở một khía cạnh khác, tranh chấp của Thổ Nhĩ Kỳ với các nước châu Âu về nguồn năng lượng và khai thác dầu ở Biển Địa Trung Hải dẫn đến việc Brussels tăng cường áp lực ngoại giao chống lại Ankara ở Syria và điều này có thể đã ảnh hưởng đến sự thay đổi chiến thuật quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.

VietBF@ sưu tầm.


All times are GMT. The time now is 08:07.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.03539 seconds with 8 queries