VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2019-2021 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=274)
-   -   Thế là Mỹ thảm bại ván cờ Afghanistan! (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1321818)

PinaColada 03-04-2020 08:18

Thế là Mỹ thảm bại ván cờ Afghanistan!
 
4 Attachment(s)
Mỹ muốn chấm dứt can thiệp vào Afghanistan sau 18 năm tốn công tốn của và tốn người. Nhưng đã bị Taliban vô hiệu nước cờ, Mỹ thảm bại ván cờ Afghanistan!
Biến chính quyền Afghanistan thành thực thể phái sinh, buộc Washingon phải ký Tuyên bố chung với Kabul, Taliban có thể vô hiệu nước cờ của Mỹ...

Thỏa thuận hòa bình Mỹ-Taliban ký ngày 29/2/2020 được cho là có thể chấm dứt cuộc chiến kéo dài 18 năm tại Afghanistan, sau khi Mỹ tấn công lật đổ Taliban với lý do che giấu trùm khủng bố Bin Laden - nghi phạm tổ chức vụ khủng bố 11/9.

Thỏa thuận hòa bình Mỹ-Taliban được biết bao gồm 4 vấn đề chính là: (1)Taliban có trách nhiệm đảm bảo không cho các nhóm khủng bố IS và Al Qadae sử dụng Afghanistan làm nơi ẩn náu để tiến hành các vụ tấn công khủng bố;

(2) Lực lượng Mỹ và NATO sẽ rút khỏi Afghanistan; (3) Các bên tại Afghanistan phải đối thoại hoà bình trực tiếp với nhau, và (4) Một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn phải đạt được giữa các bên.

Với bốn vấn đề chính ấy, lực lượng Mỹ-NATO được xem là có cơ sở hợp lý để rút quân khỏi Afghanistan, giúp Washington có thể kết thúc một cách "vẻ vang" cuộc chiến tranh dài nhất lịch sử nước Mỹ.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1583309679

Đặc phái viên của Mỹ (trái) và trưởng bộ phận ngoại giao của Taliban (phải) trong lễ ký thỏa thuận hòa bình
Chính vì vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh thỏa thuận này: “Phía bên kia đã mệt mỏi vì chiến tranh. Tất cả đã mệt mỏi vì chiến tranh. Đó là một cuộc chiến quá dai dẳng và khủng khiếp.

Chúng ta đã đạt được thành công to lớn ở Afghanistan, tiêu diệt được các thành phần khủng bố, song sau nhiều năm dai dẳng như vậy, giờ đã đến lúc ra đi và đưa những người lính của chúng ta về nước”, Reuters tường thuật.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thì ca ngợi Thỏa thuận hoà bình Mỹ-Taliban là “bước đi đầu tiên tới hòa bình bền vững...Dù phải sẵn sàng đối phó với thất bại, nên không dễ dàng có hòa bình. Song đây thực sự là một bước tiên quan trọng đầu tiên”.

Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell thì đánh giá thỏa thuận là "bước đi quan trọng đầu tiên hướng tới một tiến trình hòa bình toàn diện ở Afghanistan,...khi các cuộc thương lượng do người Afghanistan làm chủ".

Tổng thống Ashraf Ghani hoan nghênh thỏa thuận và cho rằng người dân Afghanistan “có ý chí và năng lực chính trị để làm nên hòa bình nhờ sự dẻo dai của xã hội chúng ta, sự năng động của nền kinh tế chúng ta và khả năng của nhà nước chúng ta”.

Như vậy, với Mỹ-NATO-EU và thực thể thân Mỹ ở Afgahnistan thì Thoả thuận hoà bình Mỹ-Taliban là một thắng lợi lớn, cho dù còn nhiều vấn đề cần giải quyết để hiện thực hoá giá trị bản thoả thuận lịch sử này.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, đó chỉ là những thắng lợi tinh thần AQ. Bởi thực chất Thoả thuận Mỹ-Taliban là thất bại của Mỹ, khi cả thế cờ và vai trò quân cờ chủ lực của Mỹ từ nay đều do Taliban quyết định.

Đơn giản là việc Taliban đàm phán và ký thoả thuận trực tiếp với Mỹ đã biến chính quyền Afghanistan thành thực thể phái sinh, qua đó buộc Washingon phải ký Tuyên bố chung với Kabul, mà từ đây có thể vô hiệu cả nước cờ và quân cờ của Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết Mỹ "sẽ không do dự hủy bỏ" thỏa thuận hòa bình lịch sử vừa ký với Taliban nếu lực lượng này không thực hiện những đảm bảo an ninh cũng như cam kết đàm phán với Chính phủ Afghanistan.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1583309679

Tuyên bố chung Mỹ-Afghanistan biến chính quyền Kabul thành thực thể phái sinh
Trách nhiệm của Taliban là tuân thủ Thoả thuận hoà bình Mỹ-Taliban, trong đó có việc đàm phán với chính quyền Kabul, nhưng không có trách nhiệm tuân thủ Tuyên bố chung Mỹ-Afghanistan, vì đây là chuyện riêng của Washington với Kabul.

Trong khi chính quyền Kabul có trách nhiệm tuân thủ cả Thoả thuận hoà bình Mỹ-Taliban lẫn Tuyên bố chung Mỹ-Afghanistan. Riêng về mặt kỹ thuật đã thấy việc đàm phán giữa chính quyền Kabul với Taliban khó có thể đạt kết quả như ý Mỹ.

Với thực tế ấy, trong mọi trường hợp, nguy cơ lỗi thuộc về chính quyền Afghanistan nhiều hơn là Taliban. Rõ ràng, chính Washington - bằng thoả thuận hoà bình - đã giúp Taliban chiếm lợi thế trước chính quyền Kabul.

Như vậy, ký trực tiếp thoả thuận với Mỹ - và chỉ duy nhất Mỹ - là thắng lợi tuyệt đối của Taliban. Vì nhóm phiến quân này chỉ cần khai thác sự lệch pha giữa Thoả thuận Mỹ-Taliban với Tuyên bố chung Mỹ-Afghanistan là có thể vô hiệu nước cờ của Mỹ.

Điều đó đã thể hiện qua thái độ hân hoan của trưởng đoàn đàm phán Taliban Abbas Stanikzai.

“Rõ ràng, chúng tôi đã chiến thắng trong cuộc chiến này… Đó là lý do vì sao chúng tôi ký hiệp ước hòa bình”, theo The Washington Post.

Còn với Afghanistan thì: “Đây quả là một ngày đen tối. Khi thỏa thuận được ký kết, tôi có cảm giác rằng nó chỉ là sự quay trở lại nắm giữ quyền lực của Taliban, chứ không phải hòa bình”, như nhận định của nhà hoạt động xã hội Zahra Hussaini.

Thiếu chủ thuyết chính trị khiến Mỹ thảm bại trong ván cờ Afghanistan

Có thể nhận định rằng, hiện nay lực lượng cầm quyền tại Afghanistan không phải là đại diện cho tiếng nói của người dân quốc gia Trung Nam Á này - quyền lực nhà nước không đại diện cho quyền lực nhân dân.

Điều đó thể hiện qua 2 điểm chính. Thứ nhất là việc Taliban đamg kiểm soát thực tế gần 3/4 đất nước và được sự ủng hộ của hầu hết các bộ tộc - đây cũng là lý do Mỹ tiến hành đàm phán và ký kết thoả thuận hoà bình với Taliban.

Thứ hai là người dân xứ A-phú-hãn ngày càng ít tham gia vào những hoạt động của chính quyền Kabul, trong đó có việc thực hiện cơ chế uỷ nhiệm quyền lực nhân dân. Gần đây nhất là cuộc bầu cử Tổng thống chỉ có 2,7 triệu / 9,6 triệu cử tri đi bầu.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1583309679

Taliban có chủ thuyết nên ngày càng trở nên mạnh mẽ
Điều đó cho thấy Mỹ lật đổ chế độ Taliban, rồi lập nên chính thể thân Mỹ chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề chính trị-xã hội ở Afgahnistan. Gốc rễ của vấn đề nằm ở sự hoà hợp giữa đời sống chính trị với đời sống xã hội thì không thể xác lập được.

Có thể thấy, Washington đã dùng sức mạnh Mỹ, sau đó là dùng lợi ích Mỹ để tạo hình cho bàn cờ chính trị mới tại Afghanistan. Do vậy, khi vắng “chất Mỹ, yếu tố Mỹ” là các bàn cờ chính trị Afgahnistan thiếu ngay sức sống.

Theo lịch sử các học thuyết chính trị và khế ước xã hội, sức mạnh của một quốc gia được cấu thành bởi bốn yếu tố nền tảng là : Thể chế chính trị, Chủ quyền quốc gia, Cộng đồng dân tộc và Văn hoá dân tộc.

Trong đó hai yếu tố đầu được xem là cấu thành nên sức mạnh cứng và hai yếu tố sau được xem là cấu thành nên sức mạnh mềm. Thiếu hay yếu ở một trong bốn yếu tố đó, quốc gia sẽ thiếu sức mạnh.

Tại Aghanistan, sức mạnh Mỹ, lợi ích Mỹ chỉ hướng tới xác lập và bảo trợ cho sức mạnh cứng mà không hướng tới sức mạnh mềm. Đây là nguyên nhân khiến chế độ chính trị do Mỹ tạo dựng, bảo trợ tại Afghanistan lung lay khi thiếu vắng “chất Mỹ”.

Có thể nhân diện, lực lượng chính trị thân Mỹ tại Afghanistan đang thiếu chủ thuyết chính trị - yếu tố quan trọng nhất liên kết giữa sức mạnh cứng với sức mạnh mềm, từ đó cấu thành nên sức mạnh quốc gia.

Một chủ thuyết là giá trị tinh thần của cả cộng đồng dân tộc, phát huy được bản sắc của văn hoá dân tộc, từ đó có khai quật sức mạnh quốc gia. Từ chủ thuyết sẽ tạo hình nên ý thực hệ cốt lõi cho một quốc gia.

Các thực thể chính trị dựa vào chủ thuyết để xây dựng cương lĩnh chính trị, chương trình hành động, từ đó kỳ vọng được nhân dân uỷ thác quyền lực. Như vậy, thiếu chủ thuyết thì mọi cố gắng của các lực lượng chính trị đều như bèo bọt.

Lợi ích Mỹ, sức mạnh Mỹ không thể khoả lấp lỗ hổng thiếu chủ thuyết. Chế độ chính trị thân Mỹ tại Afghanistan có thể bị lật nhào bởi Taliban - thế lực xây dựng được chủ thuyết. Tương quan giữa Taliban và chính quyền Kabul đã chứng minh điều đó.

https://www.intermati.com/forum/atta...1&d=1583309679

Trong khi chính quyền thân Mỹ thiếu yếu tố nền tảng chính trị này
Khi thiếu chủ thuyết chính trị thì các nước cờ chính trị của Mỹ và chính quyền thân Mỹ đều chỉ là những mẹo vặt, bởi khi đó Quyền – sức mạnh nhà nước - không gắn liền với Lực – quyền lực nhân dân.

Nên ký Thoả thuận hoà bình Mỹ-Taliban hay Tuyên bố chung Mỹ-Afghanistan thực ra cũng chỉ là mẹo vặt của Washington, chứ không thể tạo ra bàn cờ mới, như nhận định của nhà hoạt động xã hội Zahra Hussaini là chuẩn bị cho Taliban trở lại.

Do vậy, yêu cầu Taliban đảm bảo an ninh cho đất nước Afghanistan và cam kết đàm phán với chính quyền Kabul, là những lời lẽ cứng rắn của Washington nhưng lại vô tình khắc hoạ sâu sắc thêm sự thảm bại của Mỹ trong ván cờ Afghanistan.

VietBF@ sưu tầm.


All times are GMT. The time now is 20:39.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04190 seconds with 8 queries