![]() |
Đưa Tàu ngầm ra diễu binh nhưng khi "Tàu lạ" xâm phạm chủ quyền th́ lặn mất tích
1 Attachment(s)
Ảnh minh hoạ: Một lănh đạo Việt Nam điều khiển tàu ngầm chuẩn bị lặn mỗi khi nghe tin tàu “nước lạ” vào Biển Đông.
https://photos.app.goo.gl/4SaR2kYCydnvcWds9 Bộ Quốc pḥng Việt Nam sẽ đưa tàu ngầm ra diễu binh trong dịp kỷ niệm 80 năm ngày quốc khánh 2/9 năm nay. Thật hài hước khi diễu binh th́ mang tàu ngầm ra ngạo nghễ, c̣n lúc tàu Trung Quốc, tàu “nước lạ” xâm phạm chủ quyền lănh hải trên Biển Đông th́ những tàu ngầm này lặn mất tăm mất tích ở đâu không biết. Không c̣n từ ngữ nào để diễn tả, dường như chính quyền, Bộ Quốc pḥng Việt Nam đang trong cơn say, ngáo diễu binh hay sao. Mà lần diễu binh 2/9/2025 sắp tới c̣n có cả khối diễu binh dưới nước, với sự tham gia của tàu ngầm, cảnh sát biển, tàu nổi, bộ đội biên pḥng. Những đơn vị này ở đâu khi tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công, bắt ngư dân, tịch thu thuyền và đổ cá của ngư dân xuống biển? Lần này Việt Nam tiếp tục mời quân đội Trung Quốc sang diễu binh. Vậy có diễu binh trên biển, th́ có mời tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển, tàu khảo sát của Trung Quốc sang Vịnh Bắc Bộ mà diễu binh luôn thể, cho thắm t́nh đồng chí, t́nh anh em, láng giềng hữu nghị luôn thể đi. Thực ra, mấy cái tṛ diễu binh này vẫn là một tay phe quân đội có chủ trương thực hiện. Vẽ vời diễu binh như này bản chất là rút ruột ngân sách nhà nước, móc tiền thuế của nhân dân, giải quyết khâu ngạo nghễ với dư luận viên chứ chẳng mang lại lợi ích ǵ. Vơ Tuấn |
Nhận hối lộ hơn 50 tỷ đồng, cựu bí thư Vĩnh Phúc – Hoàng Thị Thúy Lan bị tuyên 14 năm tù. “Đại gia” Nguyễn Văn Hậu ( Hậu Pháo ) – người đưa hối lộ 132 tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 1.100 tỷ đồng, lănh tổng cộng 30 năm tù. Thế nhưng, ṭa án vẫn dơng dạc tuyên bố t́nh tiết giảm nhẹ: ông Hậu “tích cực khắc phục hậu quả”. Ngắn gọn: Có tiền, có quyền, có vé đi tù nhẹ. Cùng thời điểm này, cũng có một thanh niên bắt trộm vịt ở Hậu Giang để nhậu bị tuyên 7 năm tù. Người khác ăn cắp ḿ gói, chai dầu ăn cũng lĩnh 3-4 năm tù. C̣n những kẻ “bôi trơn cả hệ thống” như thế này, làm băng hoại đạo đức cán bộ,... th́ lại được khen là biết sửa sai. Công lư đă không c̣n là cán cân, mà trở thành máy tính tiền. Kẻ nào nộp nhiều th́ tội nhẹ; kẻ nào nghèo phải chịu đủ. Tham nhũng cũng không c̣n là nỗi sợ, nó chỉ giống như đầu tư có thời hạn: gom tiền từ khi làm lănh đạo, đến lúc bị khui th́ nộp lại một phần – được gọi là “khắc phục”. Đi tù vài năm, rồi lại ra làm... cố vấn. Nếu Hậu “Pháo” không thao thúng cả hệ thống, ai sẽ bị lộ? Và c̣n bao nhiêu Hậu “Pháo” khác nữa vẫn đang ung dung ngồi chiếu trên? Miệng th́ tuyên truyền”không có vùng cấm”, nhưng thực tế chỉ là “đóng bảo hiểm xă hội” – nghỉ vài năm là đủ để hưởng chế độ. Một chế độ thật WOW! LinhLinh |
Từ ngày 1/1/2026, nếu không báo cáo việc đang t́m việc làm, th́ những người hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ bị tạm dừng hoặc chấm dứt quyền lợi. Thân phận người lao động dưới chế độ này thật mong manh. Trợ cấp thất nghiệp là quyền lợi của người lao động đă đóng góp qua bảo hiểm mỗi tháng. Vậy mà đến lúc thất nghiệp, nhận lại chút tiền từ quỹ chính ḿnh đă đóng góp th́ bị nh́n bằng con mắt đề pḥng như sắp trục lợi quốc gia. Ép người nhận trợ cấp thất nghiệp phải báo cáo đi đâu, làm ǵ, nộp đơn xin việc ra sao – là quan tâm hay giám sát? Họ đáng được hỗ trợ chứ không phải tội phạm hưởng án tù treo! Thậm chí trong lúc thất nghiệp, nhiều người vẫn cố sống, cố làm bằng các công việc như phục vụ, bưng bê, xe ôm,... để kiếm tiền ăn qua ngày, để không gục ngă trước số phận. Nhưng chỉ v́ “không nộp đúng mẫu thông báo định kỳ”, cái quyền lợi nhỏ giọt kia cũng sẽ bị cắt không thương tiếc? Lúc thu tiền bảo hiểm th́ kêu là nghĩa vụ công dân, nếu không đóng sẽ bị phạt. Nhưng đến lúc mất việc, người lao động muốn nhận lại phần của ḿnh, th́ hết thủ tục đè, hồ sơ doa, lại phải làm những báo cáo chồng chất. Nhận quyền lợi mà chẳng khác nào ngửa tay xin ân huệ. Xin lỗi, đây là chính sách an sinh xă hội, không phải cuộc thi ḷng trung thực hàng tháng. Và người thất nghiệp không cần ban phát. Họ cần tôn trọng. LinhLinh |
B́nh dân học vụ, ngày xưa là dạy chữ cho dân. Bây giờ là dạy gơ phím cho… chiến sĩ. Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động vừa tuyên bố sẽ đào tạo 10.000 “dư luận viên số”, lập mặt trận “chiến đấu” trên mạng. Vậy là từ nay, ai nói đúng, nói thật đều sẽ bị quy chụp là “xấu, độc”. Ai chửi dân, bẻ cong sự thật – sẽ được gọi là “cán bộ định hướng”. Nhưng, tiền ở đâu ra mà đào tạo mớ dư luận viên khổng lồ này? Là từ ngân sách nhà nước. Mà ngân sách là từ đâu? Từ dân. Vậy chẳng khác nào dân nai lưng đóng thuế để nuôi một đạo quân chuyên ŕnh ṃ, chụp mũ, và chửi lại chính… dân. Bệnh viện thiếu thuốc, trường học nát như chuồng trâu, tội phạm mạng lừa đảo tràn lan, dân mất nhà v́ sổ đỏ giả, điện chưa phủ sóng hết vào các vùng sâu vùng xa, đường phố cứ hễ mưa là ngập,... và c̣n rất nhiều bất cập khác đang diễn ra từng ngày. Không thấy lực lượng nào “phản ứng nhanh” cả. Nhưng hễ có ai nói câu “cán bộ sai”, lập tức sẽ xuất hiện “phản bác”, “giải thích”, “bẻ lái” – y như học thuộc một giáo tŕnh ảo tưởng. 10.000 dư luận viên – 10.000 cái bóng không tư duy, cùng một giọng, cùng một điệu: “Đảng đă lo hết, đừng xuyên tạc!”, “Mỹ mới là nước giăy chết!”, “Không ai hoàn hảo cả – nhưng Đảng th́ khác!” Thế kỷ 21 mà vẫn phải “b́nh dân học vụ” – thật không biết nên cười hay nên khóc. Dân cần y tế, giáo dục, công lư. Chứ không cần 10.000 cái miệng kêu oan giùm quan chức. LinhLinh |
Sáng 11/7, TAND Hà Nội đă tuyên án 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Nguyễn Văn Hậu, tức Hậu "Pháo" bị tuyên tổng cộng 30 năm tù. Trong dàn lănh đạo “thân quen”, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan lănh án cao nhất: 14 năm tù. Ông Nguyễn Văn Hậu, xuất phát là một người chăn vịt đúng nghĩa ở Ninh B́nh, chỉ học hết lớp 4, nhưng tŕnh độ đă đạt “cao cấp lư luận”. Hậu “ Pháo” hiểu rất rơ, để làm ăn được trong cơ chế như hiện tại th́ phải có phong b́ để bôi trơn. Nhờ vậy, những “đồng chí” từ Vĩnh Phúc, Phú Thọ, đến Quảng Ngăi nhận quà từ Hậu “Pháo” đă mở toang cửa chính sách, xé rào kỷ cương để Hậu trúng thầu dự án ngàn tỷ, kiếm lợi nhuận siêu tốc từ đất đai và đầu tư công. Ngày vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn bị mang ra xét xử, 41 bị cáo đứng trước ṭa th́ đă có hơn 30 bị cáo là cán bộ, lănh đạo cấp cao. Hậu “Pháo” từ một cậu bé chăn vịt năm nào đă khéo léo biến ḿnh thành kẻ chăn ghế, chăn lănh đạo, chăn niềm tin của dân. Cô Ba |
Ngày 7/7, Văn pḥng Chủ tịch nước công bố Quyết định về đặc xá đợt 2 năm 2025, nhân kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh 2/9. Khác với đợt 30/4 trước đó, đợt đặc xá lần này mở rộng điều kiện, tăng số lượng đối tượng xét đặc xá, bao gồm cả những người phạm tội tham nhũng, kinh tế nếu ăn năn hối cải và khắc phục hậu quả tốt. Trong đợt 30/4, hơn 8.000 phạm nhân được đặc xá, trong đó nổi bật nhất là tướng cư.ớ.p Đỗ Hữu Ca – cựu Giám đốc Công an TP Hải Pḥng, chiếm đoạt của dân 35 tỷ đồng, bị tuyên 7 năm tù nhưng chỉ ngồi 2 năm đă được thả. Ngoài ra c̣n có một loạt quan chức cấp cao khác được "tha bổng" như: Phạm Xuân Thăng – cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, Nguyễn Nhân Chiến – cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, Nguyễn Tử Quỳnh – cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh. Theo hồ sơ xét đặc xá th́ tất cả đều đă “tiến bộ cải tạo tốt”. Giờ đây, đợt 2/9 với tiêu chí "khoan hồng hơn, nhân đạo hơn" th́ liệu sẽ có bao nhiêu “Đỗ Hữu Ca” nữa được ra tù sớm? Cô Ba |
Hôm nay, ngày 12/7 là ngày Giỗ của 1000 (một ngh́n) người con ưu tú của dân tộc Việt Nam ngă xuống, chỉ trong một ngày tại Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang năm 1984, bởi đạn thù của giặc Bành trướng Trung Quốc. Sự mất mát lớn lao đến mức Tướng Hoàng Đan phải thốt lên rằng “Nếu như thế này th́ không bà mẹ Việt Nam nào sinh đẻ kịp”. Các bạn biết đấy, một ngày mà ta mất đến 1.000 bộ đội. Tức xêm xêm 1.000 bà mẹ mất con và nhiều người vợ mất chồng, nhiều người con mất cha… Ngay cả trong suốt chiều dài lịch sử chống Mỹ, kẻ mà Việt Nam ta khắc bia “Đời đời căm thù giặc Mỹ xâm lược” cũng chưa hề có ghi nhận tổn thất lớn đến vậy. À! Việt Nam đang có kế hoạch dựng tượng chiến sỹ 5 quốc gia, trong đó có “chiến sỹ Trung Quốc” nhằm tri ân công lao của họ đă giúp đỡ chúng ta trong thời kỳ chống Mỹ đấy. Nhưng chưa thấy và không thấy chúng ta khắc bia căm th* giặc Trung Quốc đă gi*t hại hàng chục ngh́n quân và dân ta, tàn phá mọi thứ trên đường chúng xâm lược Việt Nam trong giai đoạn 1979-1989. Xét một cách công bằng th́ Việt Nam đă trả hết mọi nợ nần với Trung Quốc bằng m*u của hàng trăm ngàn người dân Việt Nam, nếu không muốn nói “đă trả thửa” ở biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và Campuchia Lại à phát nữa: Có lẽ Việt Nam cũng nên dựng tượng ghi ơn Hoa Kỳ đă giúp Việt Nam cứu sống hàng triệu người trong đại dịch Covid-19 vừa qua chứ nhỉ? Xuân Nghĩa Lê |
Không phải lặn mất tích, mà Khi "Tàu lạ" xâm phạm chủ quyền th́ lặn càng xâu hơn nửa...:animated-laughing-i :animated-laughing-i
|
Sau thỏa thuận với Trump, Việt Nam lại tuyên bố siết các mặt hàng Trung Quốc đang vận chuyển trái phép. Hàng loạt nghị định mới, quy tŕnh mới, mức phạt mới, nghe có vẻ như chính quyền đang t́m mọi cách để “thoát Trung”. Nhưng, vẫn là câu nói cũ: Đừng nghe cộng sản nói, hăy xem cộng sản làm. Chuỗi cung ứng sản xuất Việt Nam từ lâu đă dính chặt vào Bắc Kinh. Nguyên liệu dệt may, linh phụ kiện điện tử, và ngay cả xe điện cũng được nhập từ Trung Quốc. Thiếu “anh bạn vàng” này, nhiều ngành nghề ở Việt Nam coi như tắt máy. Hàng nông sản như sầu riêng, mít phải chờ Bắc Kinh mở biên, c̣n hàng xuất khẩu qua Mỹ th́ né thuế bằng mánh khóe. Trump đ̣i Việt Nam minh bạch trong việc chứng minh xuất xứ, c̣n Bắc Kinh th́ chỉ cần giận nhẹ là đóng cửa khẩu, ngưng đầu tư, siết đất hiếm. Đu dây kiểu đó, muốn thoát th́ phải tính đường rơi trước cái đă. Kiểu này th́ nói như ông Tô Lâm xưa kia mà mạnh thêm chút chắc... ghế cũng không giữ nổi. Chiến lược “nói cho dân nghe, nói cho Mỹ thấy” trước mắt có thể giữ lại chút thể diện ngoại giao, nhưng sâu xa khó mà thay được nền sản xuất độc lập. “Thoát Trung” không phải là chiến dịch truyền thông, mà là cuộc tháo gỡ gốc rễ lệ thuộc. Mà quan chức Việt Nam, cứ hễ ông Tập ho một cái là cả làng sổ mũi thế kia, th́ thoát kiểu ǵ bây giờ? Siết thật th́ tốt, nhưng siết cho báo đăng th́ dân chỉ biết cười trừ: Đẹp ḷng Trump – lo Bắc Kinh giận, giữ ghế an toàn – đành cho dân… ăn mắm. LinhLinh |
TP.HCM giờ như một mê cung hành chính. Phường cũ biến mất, phường mới xuất hiện không khác ǵ nấm sau mưa, mà tên th́ nghe vừa xa lạ vừa… hơi hám thời bao cấp. Ai đi ngang “phường Nhiêu Lộc” mà không bật cười th́ chắc đă đạt cảnh giới thiền. Google Maps cập nhật chậm, người dân c̣n chậm hơn. Hỏi đường giờ không chỉ cần trí nhớ, mà cần… sơ đồ tổ chức. Địa chỉ trên giấy tờ, hộ khẩu, hợp đồng – mỗi thứ đổi một lần là dân lănh đủ. Chính quyền nói gộp phường để tinh gọn, cải cách. Nhưng thứ đang bị xóa đi không chỉ là tên gọi, mà là kư ức, là địa danh gắn liền với tuổi thơ, quá khứ, và bản sắc đô thị. Phường th́ gộp, ḷng người th́ phân. Nghe tưởng đùa, mà đau ḷng thiệt. Người ta không chỉ cần chỗ ở – người ta cần một nơi để thuộc về. Một tên gọi gợi nhớ, không phải gợi buồn cười. Nếu cải cách mà khiến dân bơ vơ giữa thành phố ḿnh sống cả đời, th́ có lẽ đă đi sai từ cái bảng tên đầu tiên. LinhLinh |
Tô Long – con trai ông Tô Lâm – vừa được trao Huân chương Chiến công hạng Nh́. Không ai rơ anh ta đă làm ǵ xứng đáng. Không hồ sơ chiến công, cũng không dấu ấn phục vụ nổi bật. Chỉ có một “công trạng” duy nhất: chào đời trong hộ khẩu của Bộ trưởng. Ngày xưa, huân chương là phần thưởng cho những người ra chiến trường, vào hang ổ tội phạm, bảo vệ dân lành. Ngày nay, có vẻ chỉ cần đổi họ đúng lúc, sinh ra đúng nhà mới là con đường ngắn nhất đến bục vinh quang. Dân không ghen ghét, mà họ chỉ buồn. Buồn v́ công lư từng là ước mơ, giờ chỉ là những câu chuyện hài hước. Họ buồn v́ những cống hiến thực sự th́ bị lăng quên, c̣n ḍng máu “đúng hệ” lại được đóng khung trao thưởng. Phấn đấu cả đời không bằng đầu thai một lần. Và ở đây, lư lịch có sức mạnh hơn cả lư tưởng. LinhLinh |
Ngày 10/7, trên Fanpage Thông tin Chính phủ đăng tin, "Ai có ǵ góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít". Đồng thời, tin nhắn thông báo kêu gọi người dân toàn quốc donate bằng cách chuyển khoản đến các số tài khoản tại nhiều ngân hàng được gửi đến số điện thoại của mỗi người dân đang gây xôn xao dư luận. Sau đây là một số ư kiến của cộng đồng mạng về thông tin trên: - Bao giờ cán bộ góp nhiều th́ tôi góp ít. C̣n không th́ c̣n lâu. - Thủ tướng điều hành kinh tế toàn kiểu đi xin cho, ăn vạ, nói càn. - Vậy mà sắp xây tượng đài chiến sĩ Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Cuba, Campuchia tại Hà Nội. - Quỹ Covid hiện nay c̣n không? - Ăn xin không có liêm sỉ! - Số tài khoản đẹp, hô hào mồn trên tivi. - Không có tiền th́ in ra, chuyên chính vô sản lo ǵ. Fanpage Thông tin Chính phủ này 3 năm trước c̣n dám mở b́nh luận, sau bị chửi nhiều quá th́ khoá lại. - Tiền của dân th́ chăm chăm ŕnh ṃ để thu phạt thu thuế, giờ c̣n xin đểu kiểu này nữa. - Lấy của người nghèo để chia à? Vượng Vin nhiều nhà bỏ hoang lắm sao không bảo đại gia chung tay góp sức cho? Chỉ cần góp 1% tài sản thôi là đủ xóa sạch nhà tạm ở Việt Nam rồi. Lần đầu người dân thấy một Thủ tướng không có liêm sỉ, không bảo được ai, chỉ biết đi ăn xin, hô hào, lại đi ăn xin tiếp, ăn xin từ trong nước ra ngoài nước, ăn xin hết từ h́nh thức này sang h́nh thức khác, vay tiền bạt mạng không quan tâm đến việc trả lại như thế nào, chỉ biết hô hào xong mặc kệ. HN |
Trong bản án mà TAND Hà Nội tuyên vào sáng 11/7, Hậu "Pháo" - Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị mức án cao nhất tổng cộng 30 năm tù. Tuy nhiên những lănh đạo nhận hối lộ th́ nhận mức án khá nhẹ nhàng: - Bà Hoàng Thị Thúy Lan – Bí thư Vĩnh Phúc: 14 năm tù. - Ông Lê Duy Thành – Chủ tịch UBND Vĩnh Phúc: 12 năm tù. - Ông Lê Viết Chữ – cựu Bí thư Quảng Ngăi: 7 năm tù. - Ông Cao Khoa – cựu Chủ tịch Quảng Ngăi: 7 năm tù. Ṭa xác định Hậu “Pháo” đă "thao túng, làm tha hóa, biến chất" nhiều thế hệ cán bộ. "Hành vi đưa hối lộ của Hậu làm băng hoại đạo đức, ảnh hưởng xấu tới cách hành xử của các bị cáo là cán bộ; đe dọa sự tồn vong của chế độ". Vậy là bao nhiêu tội đều đổ dồn lên đầu Hậu “Pháo”, c̣n dàn lănh đạo giơ tay nhận tiền th́ được xem là nạn nhân bị dụ dỗ, thao túng, nhẹ dạ cả tin. Tấm phong b́ hóa ra là… kẻ chủ mưu. Nhưng ai sống trong cơ chế xin- cho này đều hiểu, nếu doanh nghiệp không lót tay, th́ không có cửa trúng thầu. Nếu bà Hoàng Thị Thúy Lan không giơ 1 ngón tay ṿi vĩnh 1 triệu USD th́ liệu Hậu “Pháo” có tự động mang tiền đến. Đây không phải là lỗi từ 1 phía, mà là lỗi của một cơ chế sinh ra quyền lực để trục lợi, không có rào chắn nào cho đạo đức. Một nền công lư thật kỳ lạ: kẻ cầm phong b́ là q.u.ỷ dữ, c̣n kẻ ṿi vĩnh, giơ tay nhận lại là thiên thần bị sa ngă. Cô Ba |
Dư luận đang dơi theo sát sao vụ án liên quan đến hai bệnh viện lớn: Bạch Mai 2 và Việt Đức 2. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất vẫn là liệu vụ án này sẽ được xử lư rốt ráo, đến nơi đến chốn, hay rồi cũng rơi vào quên lăng, như kịch bản quen thuộc mà người dân đă chứng kiến quá nhiều lần dưới chế độ xă hội chủ nghĩa Việt Nam? Bao nhiêu đại án từng được khui ra với tiếng vang lớn, nhưng kết thúc th́ lại quen thuộc đến chán ngán. Vài “tốt thí” cấp trung bị đưa ra ánh sáng, c̣n những người thực sự có quyền lực, từng kư duyệt những quyết định sai lầm và gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, vẫn ung dung ngoài ṿng tố tụng. Người dân không c̣n chờ đợi một bản tin thời sự đọc tên những bị can. Điều họ muốn là một bản án minh bạch, một tiến tŕnh điều tra không chọn lọc, không nể nang và trên hết là một sự công bằng không nhân nhượng với bất cứ ai, dù chức cao hay quyền lớn đến đâu. Khi mà ḷng tin vào sự liêm chính của bộ máy công quyền đă bị bào ṃn sau hàng loạt đại án ch́m vào quên lăng, th́ điều người dân chờ đợi không c̣n là một bản thông báo khởi tố, mà là một bản án công bằng, dứt khoát và minh bạch. Điều mà người dân cũng rất cần không chỉ là “xử lư”, mà là phải trả lại công lư đúng nghĩa. Lăo Thất |
Quan chống ngập hàng ngàn tỷ vẫn ngập! Kêu dân chống ngập chỉ với 50 triệu. Tỷ với quan là "chuyện nhỏ", triệu cho dân to không tưởng! Mới đây, Chủ tịch TP Cần Thơ Trần Văn Lâu tuyên bố sẽ thưởng nóng 50 triệu VNĐ cho cá nhân, tổ chức đưa ra giải pháp giúp TP thoát ngập trong những trận mưa sắp tới. Làm Chủ tịch hoá ra dễ vậy! Trả 50 triệu cho một sáng kiến thoát ngập lụt của một TP lớn như Cần Thơ cho thấy người quản trị đất nước mua trí tuệ của người dân trong nước quá rẻ mạt. Bảo sao nhà toán học nổi tiếng thế giới Ngô Bảo Châu không muốn về nước làm việc. Mấy ngh́n tỷ c̣n chẳng chống nổi nữa là 50 triệu, không bằng một bữa nhậu của các quan và cũng không bằng tiền công làm giải pháp chống thấm cho 1 căn nhà dân. Các ông các bà ăn lương ăn lậu cao ngất ngưởng, lấy bao nhiêu tiền cho vào dự án, nghiên cứu mà vẫn ngập vậy mà thưởng những tận 50 triệu cho người hoàn thành dự án, giải pháp giúp thành phố thoát ngập. Tóm lại, 50 triệu của Chủ tịch Lâu th́ chỉ dùng được giải pháp mua lu đựng nước mưa thôi Chủ tịch ạ! HN |
Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, trong sáu tháng đầu năm 2025 đă có hơn 66.000 trường hợp nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Con số người thất nghiệp, không có việc làm trên thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Con số này cả năm 2024 là hơn 143.000 người, năm 2023 là hơn 1166.000 người. Đây là những con số cho thấy t́nh trạng mất việc làm tại TP.HCM là rất lớn, cao nhất cả nước trong mấy năm trở lại đây. Giá cả sinh hoạt th́ liên tục tăng, chi phí sinh hoạt cao, giá bất động sản tăng kéo theo giá tiền thuê nhà tăng theo. Bên cạnh đó là t́nh trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường khiến nhiều người trẻ không c̣n muốn bám trụ làm việc tại thành phố nữa. Ở các quốc gia dân chủ, mỗi khi một chính khách ứng cử tổng thống hoặc thị trưởng, th́ họ đều có các chương tŕnh hành động giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng việc làm bằng những con số cụ thể và phải làm được v́ có sự giám sát của người dân. C̣n chưa bao giờ thấy ông Chủ tịch Nguyễn Văn Được nói sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo bao nhiêu việc làm cho người dân bao giờ. Năm nào cũng có hàng trăm ngàn người lao động bị mất việc, nhưng cũng chẳng thấy chính quyền, các cơ quan chức năng giúp họ t́m việc làm. Cơ chế quan liêu, sống ch.ết mặc dân đă ăn sâu trong năo bộ của những kẻ công quyền. Sau sáp nhập, TP.HCM ngạo nghễ là thành phố có dân số lớn nhất, đóng góp GDP nhiều nhất, có những màn bắn pháo hoa, diễu binh hoành tráng và tốn kém nhất. Nhưng đằng sau đó là hàng trăm ngàn số phận của những người lao động, người trẻ mất việc làm, chán nản sau những năm tháng vật lộn bám trụ lại thành phố. Họ đi đâu? Tôi có một người quen vừa mới quyết định bỏ thành phố về quê sau bao nhiêu năm học tập và làm việc tại thành phố. Tôi hỏi rồi em về quê rồi sẽ làm ǵ? Em ấy nói rằng chưa biết, cứ về đă. Ở ngoài kia, có biết bao nhiêu trường hợp như em tôi, bước đi vô định như vậy? Vơ Tuấn |
Trong khi người dân đang chóng mặt v́ tiền điện tăng vọt, hóa đơn sinh hoạt đội lên từng ngày, th́ chính quyền lại hào phóng xây hẳn 6 tượng đài ngay tại Hà Nội. Không phải tượng các chiến sĩ Việt Nam, cũng chẳng phải đài tưởng niệm đồng bào tử nạn. Danh sách tượng đài khiến nhiều người ngă ngửa: Liên Xô, Lào, Cuba, Campuchia và… Trung Quốc. Theo Bộ Quốc pḥng, các công tŕnh tượng đài này được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, nhằm tưởng nhớ, tri ân chiến sĩ các nước đă tham gia giúp Việt Nam trong chiến tranh. Trong khi 64 chiến sĩ tử trận tại Gạc Ma chưa có tượng, chưa có ngày giỗ chung, chưa được đưa vào sách giáo khoa, th́ tượng lính Trung Quốc lại được đắp lên bằng tiền thuế của dân, dựng sừng sững giữa thủ đô, như vậy có hợp ḷng dân? Người dân VN vùng núi c̣n chật vật v́ đường đất, trẻ em vùng cao c̣n co ro trong lớp học tạm, bệnh nhân nằm ghép v́ thiếu giường, c̣n chính quyền VN lại dùng thuế của dân đen xây tượng đài lính ngoại quốc, trong đó có cả người từng giương súng vào đồng bào ḿnh. Đây là một cái tát vào lịch sử, vào kư ức của hàng triệu người Việt từng ngă xuống. Cô Ba |
Quote:
:animated-laughing-i:animated-laughing-i |
Mai Bá Kiếm
12-7-2025 Ngày 10/7/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ tŕ hội nghị quan trọng về điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết 18 làm cơ sở quan trọng để sửa Luật Đất đai (LĐĐ) 2024. Thủ tướng nói “Sau ba năm thực hiện nghị quyết 18 và một năm thi hành LĐĐ 2024”, nhưng v́ LĐĐ 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, thành ra chỉ có “Sau 6 tháng 10 ngày thi hành” mà Thủ tướng đă đề nghị sửa đổi LĐĐ 2024. Sau khi thống nhất “giang sơn” năm 1975, LĐĐ đầu tiên ra đời năm 1987; sáu năm sau, LĐĐ năm 1993 ban hành (sửa đổi LĐĐ 1987); 10 năm sau, LĐĐ năm 2003 ra đời (sửa đổi LĐĐ 1993); 10 năm sau, LĐĐ năm 2013 ban hành; rồi 11 năm sau LĐĐ năm 2024 thay thế LĐĐ 2013. B́nh quân ṿng đời của LĐĐ là 9,25 năm, tại sao LĐĐ 2024 lại vắn số như vậy? Có phải do cẩu thả trong khâu soạn thảo? Xin thưa, hoàn toàn không! Dự thảo LĐĐ 2024 được thai nghén từ năm 2022, cái năm mà Tân Hoàng Minh đấu giá 2,45 tỉ đồng/m2 ở Thủ Thiêm, các nhà soạn Dự thảo LĐĐ 2024 hoan hỉ trên cái giá đất “cao ngất Trường Sơn nước ra sông nguồn” ấy. Ngày 2/11/2022, Dự thảo được đưa ra góp ư. Theo thống kê của Bộ TN&MT, tính đến ngày 27/3/2023, đă có hơn 9 triệu lượt ư kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ư dự thảo LĐĐ. Dự thảo đă chỉnh sửa lần thứ tư mới tŕnh ra Quốc hội. Cổng thông tin điện tử Quốc hội khoe thành tích mẫn cán rằng: “Sáng 18/01/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, LĐĐ (sửa đổi) đă chính thức được Quốc hội khóa XV biểu quyết thông qua với tỉ lệ tán thành cao. Trong lịch sử lập pháp của Quốc hội, có lẽ chưa dự án nào trải qua quy tŕnh đặc biệt như dự án LĐĐ lần này khi trải qua 4 kỳ họp Quốc hội, 02 Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, 08 phiên họp của UBTV Quốc hội và nhiều buổi làm việc do Chủ tịch Quốc hội, các Phó CT Quốc hội chủ tŕ. Điều này cho thấy tư duy và phương pháp làm việc đổi mới, quyết liệt hành động nhưng rất cẩn trọng, đề cao chất lượng và hiệu quả của Quốc hội và các cơ quan trong hoạt động lập pháp”. LĐĐ 2024 là kỳ công nhất so với 4 LĐĐ trước đó và so với ‘kính thưa tất cả thể loại Luật’, Quốc hội tự mừng công như vậy, nhưng thực thi được 6 tháng 10 ngày th́ Chính phủ đ̣i sửa. Công của Chính Phủ, của Quốc hội và của 9 triệu lượt góp ư trở thành công dă tràng xe cát biển đông, nhọc ḷng mà chẳng nên công cán ǵ! Quốc hội tính sao bằng trời tính, khi viết Dự thảo giá đất “cao ngất Trường Sơn”, thị trường BĐS sôi động, khi thực thi LĐĐ 2024 giá đất xuống như “nước ra sông nguồn”, thị trường BĐS đóng băng như Bắc cực! |
Mạc Văn Trang
11-7-2025 Rất ủng hộ chủ trương thu hút 100 chuyên gia hàng đầu về làm việc tại Việt Nam như tuyên bố của Tổng Bí thư Tô Lâm. Thực ra từ những năm 1990, tức cách đây hơn 30 năm, như tôi biết, đă có những đề án, đề tài cấp quốc gia về vấn đề này, đưa ra khá nhiều khuyến nghị rồi. Ông cha ta đă nói: “Một người lo bằng kho người làm”; kết quả của những phong trào “Đại nhảy vọt” bên Trung quốc và phong trào “Dám nghĩ dám làm”, “Tiến lên sản xuất lớn XHCN” ở ta… đă khiến các nhà lănh đạo phải “đúc kết”: Nhiệt t́nh cách mạng + ngu dốt = phá hoại! Biết vậy, nhưng kết quả thu hút, sử dụng nhân tài hầu như không mấy thành công. Phải phân tích kỹ lưỡng, v́ sao chính sách thu hút nhân tài trước đây không kết quả, mới hy vọng có bài học cho hôm nay thành công. Tổng Bí thư Tô Lâm không nói thu hút nhân tài chung chung, mà nói 100 chuyên gia hàng đầu. Nói sử dụng chuyên gia thực chất là thuê sao cho đúng người, đúng việc, đem lại hiệu quả như mong đợi. Để các chuyên gia làm việc hiệu quả cần một số điều kiện. 1. Lương bổng, nhà ở, xe cộ đi lại, nơi làm việc… tức điều kiện vật chất là cần thiết. 2. Người thuê chuyên gia phải hiểu rơ: Thuê họ để làm cái ǵ? Khi họ đồng ư, tŕnh bày kế hoạch thực hiện th́ phải có những người am hiểu phản biện, đánh giá, chấp nhận. Người thuê chuyên gia phải cam kết bảo đảm những điều kiện để thực thi kế hoạch đă quyết định đi đến thành công. Đây là yếu tố quan trọng nhất. Chuyên gia chỉ có giá trị khi họ thực hiện được công tŕnh/ kế hoạch đă cam kết một cách thành công. Đó mới là tài năng, lương tâm, danh dự, niềm tự hào khi họ đă làm được cái ǵ có giá trị xứng đáng. 3. Để thực hiện được dự án/ kế hoạch th́ phải có ê kíp làm việc, những nhân sự do họ chọn lựa, tổ chức làm việc và chủ phải đáp ứng những điều kiện của họ. 4. Môi trường làm việc, quản lư, lănh đạo phải tin cậy lẫn nhau, dân chủ, không phân biệt “mèo đen, mèo trắng, mèo vàng”, miễn sao làm việc tận tâm, hiệu quả. 5. Cần có một Ban tư vấn giới thiệu, tuyển chọn, sử dụng chuyên gia hàng đầu. Ban tư vấn giúp cho các “ông chủ” biết làm ǵ th́ chọn ai, điều kiện ra sao để sử dụng chuyên gia đúng chỗ, đúng việc đạt kết quả cam kết; họ phản biện, tư vấn, đánh giá… các chuyên gia được thuê làm việc trong các lĩnh vực. Ban tư vấn này tốt nhất là những trí thức/ chuyên gia trong và ngoài nước, đă từng “dấn thân v́ nước”, đă từng bị thể chế cho “lên bờ xuống ruộng”, họ mới thấu hiểu mọi chuyện, biết tháo gỡ thể chế ra sao, tạo những điều kiện ǵ để thuê được “chuyên gia hàng đầu” và làm việc hiệu quả thực sự. (Tôi có thể giới thiệu cho Chính phủ một chục chuyên gia/ trí thức tin cậy vào Ban tư vấn). Nh́n vào Ban tư vấn là những ai, biết có hy vọng hay không! Một ví dụ về thuê chuyên gia Làm nhà máy xử lư rác: Tôi sang Áo, anh bạn dẫn đi xem Nhà máy xử lư rác ở thủ đô Vienna, ngắm nhà máy như Cung văn hoá ở trung tâm thành phố. Anh giải thích, nhà máy ở trung tâm để cả thành phố (2,8 triệu dân) đưa rác về thuận tiện. Nhà máy này biến rác thành điện năng, mà làm xanh, sạch, đẹp thành phố, như một công tŕnh nghệ thuật. C̣n đài phát thanh, truyền h́nh th́ măi ngoại vi, bên kia sông Danube; những cái đó ở xa vẫn bắt được sóng, cần ǵ ở trung tâm thêm gây ô nhiễm… Điều đáng nói là, người Nhật đă mời kỹ sư người Áo Friedensreich Hundertwasser từng thiết kế nhà máy rác ở Vienna, thiết kế nên nhà máy Maishima, hoàn thành năm 2001 ở thành phố Osaka to đẹp hơn, với mong muốn nó sẽ trở thành biểu tượng tiêu biểu cho sự kết hợp tuyệt vời giữa môi trường, công nghệ và nghệ thuật. Và thành phẩm ra đời đúng như những ǵ mọi người mong đợi. Nơi đây thành điểm tham quan tấp nập… Trong khi nhà máy xử lư rác của Cần Thơ không biết thuê ai xây dựng (2018), nay “Cần Thơ phát sinh 14.000 tấn tro bay từ nhà máy đốt rác phát điện”… Cho nên mời chuyên gia hàng đầu, phải biết mời đúng người, đúng việc, điều kiện bảo đảm, th́ mới đem lại kết quả “hàng đầu”. |
Đỗ Duy Ngọc
10-7-2025 Khác biệt vùng miền trong văn hóa Việt hậu thống nhất Một người miền Bắc lần đầu vào Sài G̣n có thể thấy người ta nói năng bỗ bă, ăn mặc thoải mái, sống nhẹ như mưa bụi. Một người Nam ra Hà Nội, bối rối với những “dạ – vâng – anh – chị – em – cháu – cô – chú – bác – thưa – gửi” lắt léo như mê cung. Họ đều ở Việt Nam. Nhưng có lúc, họ không nghĩ vậy. Sau gần nửa thế kỷ thống nhất, người Việt vẫn chia hai trong ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy, quan niệm sống và đôi khi, trong niềm tin. Đó không chỉ là sự khác biệt vùng miền thông thường, mà là một khoảng cách tinh thần, có khi sâu hơn cả một đường biên giới. Bài viết này không nhằm phán xét, cũng không muốn làm trầm trọng thêm chia rẽ. Nó là một cuộc chiếu đèn thẳng thắn và nhân văn vào một hiện thực thầm lặng: Thống nhất đất, chưa thống nhất ḷng. Sự khác biệt giữa người Bắc và người Nam không phải là chuyện mới sau năm 1975. Nó là kết quả của những tầng lớp lịch sử chồng lên nhau, qua các đợt di cư, chiến tranh, thay đổi chính thể và va đập văn hóa kéo dài hàng thế kỷ. Miền Nam, vùng đất của sự khai phóng. Từ thế kỷ 17, những cư dân miền Trung vào Nam khai hoang vùng đất mới không vua chúa, không nghi lễ khắt khe. Họ sống linh hoạt, phóng túng, khoan dung, thực tế và nhẹ nhơm. Miền Bắc, vùng đất của thiết chế và nghi lễ. Là trung tâm của các triều đại phong kiến, miền Bắc phát triển một văn hóa giàu tính quy phạm, lễ nghĩa, và đề cao trật tự. Từ 1954–1975, hai miền phát triển theo hai hệ tư tưởng. Miền Bắc sống dưới mô h́nh XHCN tập thể hóa; miền Nam sống theo kinh tế thị trường, truyền thông tư nhân, ảnh hưởng phương Tây. Hai thế hệ lớn lên trong hai nhịp tim văn hóa khác nhau và vết rạn ấy chưa bao giờ lành hoàn toàn. Người Bắc quen nói ṿng, nói khéo, “ư tại ngôn ngoại” điều quan trọng th́ giấu trong lớp sương mù lịch thiệp. Người Nam nói thẳng, nói thật, chêm “trời đất ơi”, “muốn xỉu” như kiểu tṛ chuyện bên quán cóc, cởi mở và đầy biểu cảm. Sự khác biệt này không xấu. Nó phản ánh hai truyền thống: Miền Bắc, tư duy Khổng học, trọng thứ bậc. Miền Nam, tư duy khai phóng, dân dă và b́nh dân. Một người Bắc ngạc nhiên khi được hỏi: “Chú ăn cơm chưa?” không biết là người Nam đang thể hiện sự quan tâm và gọi chú để thể hiện sự thân mật. Người Bắc lại nghĩ là chú em nên khó chịu. Một người Nam bối rối khi nghe một cuộc tṛ chuyện toàn “dạ vâng ạ” mà vẫn… chưa hiểu ư chính nằm ở đâu. Người Bắc: Thành công là có chức, có bằng, có quan hệ trong hệ thống. Người Nam: Thành công là sống thoải mái, kiếm được tiền, có bạn, có niềm vui. Ở miền Bắc, “cháu ông nọ”, “con bà kia” có thể là tấm thẻ bảo hành xă hội. Ở miền Nam, người ta quư “thằng đó tự thân mà lên, giỏi thiệt”. Người Bắc chọn nhà nước làm trung tâm an toàn. Người Nam chọn tiệm nước, chợ búa, phố phường làm nơi sinh sống, giao dịch. Cả hai đều phản ánh những chiến lược sinh tồn hợp lư nhưng va chạm nhau khi cùng chen vào không gian chung mà không hiểu bản đồ của người kia. Chúng ta không đánh nhau, không căi nhau nhưng lại có hàng ngàn va chạm thầm lặng mỗi ngày: Hôn nhân Bắc – Nam: Bất đồng từ cách xưng hô đến cách dạy con. Đồng nghiệp: Người th́ cho rằng “làm việc phải chuẩn mực”, kẻ khác lại muốn “thoải mái, miễn xong việc”. Hội đồng hương, nơi người ta né xung đột bằng cách… rủ nhau về đúng “phe ḿnh”. Nguy hiểm hơn cả là những kỳ thị không tên, kiểu: “Dân Bắc vào hay giành việc”. “Dân Nam chỉ giỏi ăn chơi”. Những định kiến ấy, khi lặp đi lặp lại, trở thành bức tường vô h́nh chắn giữa những con người cùng quốc tịch, cùng tổ tiên, cùng một ngôn ngữ (mà hóa ra không cùng cách nói). Có những câu nói tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng lại phản ánh cả một hệ h́nh tư duy xă hội. Ví dụ câu quen thuộc nơi miền Bắc: “Mày biết bố mày là ai không?” Không chỉ là sự phô trương quyền lực kiểu gia trưởng, thiếu văn hoá, trịch thượng mà c̣n ẩn chứa tinh thần tôn ti, thứ bậc và quan hệ bảo kê, vốn ăn sâu trong xă hội lấy “địa vị làm thước đo”. Người miền Nam, vốn sống trong môi trường cởi mở hơn, nghe câu ấy sẽ ngớ người ra: “Ủa, ủa, sao biết bố mày là ai?” Hay như chiếc nón cối, một vật dụng quá quen thuộc với cán bộ miền Bắc sau 1954, vào Nam lại trở thành biểu tượng khó chịu. Bởi v́ với nhiều người miền Nam, nón cối từng gắn với h́nh ảnh của sự kiểm soát, khẩu hiệu, mệnh lệnh và… tem phiếu, là sự thống trị và một thời kỳ nghèo đói, thiếu thốn khó quên. Nó không c̣n là cái nón, mà là một kư ức. Những h́nh ảnh như vậy không phải để phân biệt, mà để hiểu rằng: Có những đồ vật, ngôn từ, cách nói… mang theo kư ức tập thể mà mỗi miền gánh mang một cách rất khác nhau. Và khi chúng ta bỏ qua ư nghĩa biểu tượng trong lịch sử người kia, chúng ta dễ giẫm lên những vết thương mà ḿnh không nh́n thấy. Để giải quyết t́nh trạng này, cố gắng không đồng hóa, chỉ cần thấu hiểu. Không cần phải giống nhau. Chỉ cần không chê nhau khi khác nhau. Thống nhất không phải là cùng ăn một món, nói cùng một kiểu, mặc cùng một đồng phục. Thống nhất là: Biết người kia đang nói theo ngữ pháp vùng miền của họ. Biết “bỗ bă” chưa chắc là vô lễ. Biết “nói khéo” chưa chắc là thủ đoạn. Chúng ta không cần một “tiêu chuẩn văn hóa Việt thống nhất”, điều đó chỉ làm nghèo đi bản sắc. Chúng ta cần học cách dịch tâm hồn nhau, như người học ngoại ngữ, không phải để sửa lỗi, mà để đọc được t́nh cảm qua khác biệt. Ngoài những lư do trên, c̣n có lư do chính trị. Không phải chỉ v́ ngôn ngữ, món ăn hay cách xưng hô mà người Việt hai miền có lúc thấy “lạ” nhau. C̣n một tầng sâu hơn, âm ỉ hơn: Vết thương chính trị chưa bao giờ lành hẳn. Người miền Nam, hoặc đúng hơn là một phần lớn người từng sống trong thể chế Việt Nam Cộng Ḥa, có lư do để không xem “giải phóng” là giải phóng. Với họ, 30.4.1975 không hẳn là ngày độc lập, mà là ngày mất mát. Không chỉ mất chính quyền, mà mất cả nếp sống, sách vở, trí nhớ tập thể. Những tiệm sách bị đốt. Hàng ngàn văn hoá phẩm bị tiêu huỷ. Nhiều cửa hiệu, doanh nghiệp bị tịch thu. Những viên chức, quân nhân chế độ cũ bị đi “học tập cải tạo”. Hàng trăm người đă chết nơi rừng sâu, nước độc v́ thiếu ăn và bịnh tật. Những gia đ́nh bị đưa đi “kinh tế mới”, rời thành thị về rừng sâu. Những người bị gắn “lư lịch xấu”, và từ đó con cái không thể vào đại học, không được làm công chức. Biết bao nhiêu gia đ́nh bị ly tán, biết bao nhiêu người bỏ ḿnh nơi biển sâu trong hành tŕnh vượt biển. Đó không chỉ là chính sách, mà là những h́nh phạt tinh thần kéo dài cả thế hệ. Và trong khi ấy, một số người miền Bắc tin rằng họ đang làm “sứ mệnh cách mạng”, mang ánh sáng chủ nghĩa xă hội vào miền Nam. Cái “ánh sáng” ấy, với người bên kia, có khi chỉ là đèn dầu soi tem phiếu. Chúng ta không cần phải thống nhất quan điểm lịch sử. Nhưng cần thống nhất ở một điều: Lắng nghe nỗi đau của nhau. Khi người miền Bắc nói về “thành tựu thống nhất”, hăy để họ nói. Khi người miền Nam nhắc lại những mất mát, đừng bảo họ “chống phá” là “phản động”. Bởi im lặng về tổn thương không làm nó biến mất, chỉ khiến nó hóa đá. Việt Nam là một dải đất dài, nhiều tiếng nói, nhiều tạng khí và nhiều vết đau lịch sử. Nhưng khi miền Bắc khóc v́ miền Trung lũ lụt, miền Nam đau v́ Hà Nội dịch giă, đó là lúc tim ta cùng đập. Một đất nước: Nhiều tâm hồn. Một dân tộc: Nhiều bản thể văn hóa. Và đó không phải là vấn đề. Miễn là chúng ta không khước từ nhau, không ép nhau giống nhau, không coi nhau là lạ. Thống nhất thật sự không nằm ở bản đồ. Nó nằm ở một khoảnh khắc nhỏ: Khi một người Bắc nghe giọng miền Nam mà mỉm cười. Và một người Nam nghe chất giọng miền Bắc mà thấy… cũng là quê hương ḿnh. |
Hoàng Dũng
10-7-2025 Có tám nạn nhân trong vụ cháy cư xá Độc Lập, bốn người nhà 019 và bốn người nhà 020. Nhà 019 là hàng xóm: Hai người già 75 và 73 tuổi, cùng hai phụ nữ trung niên: 41 và 48 tuổi. Điều kỳ lạ là báo chí chỉ nêu tên bốn người trong nhà 019 mà không nhắc ǵ thêm về họ như gia cảnh, nghề nghiệp, họ hàng… hay mô tả thêm về vị trí t́m thấy xác hay mô tả thêm tại sao họ không thể thoát ra được. Nhà 020 có VF3 cháy th́ dễ suy luận là khó thoát: Nhà ống, mặt tiền 4m, dài 15m bao gồm hai pḥng ngủ, bếp, pḥng khách. Nhà có hai xe máy, một ô tô và nhiều đồ trang trí liên quan đến nghề nghiệp làm event của ông chủ xe VF3. Ông này làm rất nhiều chương tŕnh cho ca sĩ Mỹ Tâm và đă từng được em vợ cảnh báo để quá nhiều đồ đạc dễ cháy bịt lối đi. Không bàn luận về nguyên nhân gây cháy, chập điện hay VF3 phát cháy khi đang sạc pin. Điều này không là chủ đề của bài viết này. Nhưng chắc chắn đă có 1 chiếc xe Vinfast VF3 cháy và nó cháy rất nhanh, rất lớn, làm cho bốn người, gồm hai người lớn 40, gần 40 và hai trẻ em 11 và 7 tuổi không thể vượt qua được. Họ c̣n đủ thời gian để gọi ít nhất hai cuộc điện thoại cho em gái nhưng cuối cùng phải chết. Rồi căn hộ phía bên trên không có thiệt hại về người nhưng hư hại hết toàn bộ tài sản. Rồi ai sẽ bồi thường họ? Không ai cả. Rồi ai sẽ kêu oan cho bốn mạng trong gia đ́nh 019? Không ai cả. Cô bé ở Vĩnh Long c̣n có ông cha. Ông cha hy sinh tấm thân ḿnh t́m công lư cho con. Mà Công Lư th́ đột quỵ nên cũng chỉ cử động được một chút. Ú ớ vài câu. Rồi lại im lặng. Vụ Nguyễn Sỹ Cương, ai t́m công lư cho cô bé sắp tốt nghiệp lớp 12? Vụ Hồ Sỹ Phong Bắc Ninh… Nhiều người nói Công Lư c̣n chẳng có với người sống, đ̣i hỏi chi ở người đă chết? Nghe mà đắng ḷng. Công Lư – có lẽ nên bắt đầu từ những kẻ được gọi là nhà-báo. Một ngày chúng gặp nạn, lũ nhà-báo đó, đừng hỏi tại sao tôi cười sằng sặc. |
Nguyễn Hoàng Văn
8-7-2025 ‘Hồn Trương Ba, da hàng thịt’ là câu chuyện dân gian đầy tính bi hài; thế nhưng, ngày nay trong đời sống và trong chính sự, quan hệ đă đảo ngược với ‘Hồn hàng thịt, da dẻ Trương Ba’ như một thảm kịch kéo dài, dài đến vô cùng tận nếu không có ǵ thay đổi. Đầu tiên là câu chuyện dân gian mà nhân vật chính là Trương Ba, một con người tao nhă và tử tế, cũng là một tay cờ lăo luyện, đă nhiều lần so tài với Đế Thích, được ông thần này đem ḷng mến mộ. Ngày nọ, do nhầm lẫn của Nam Tào mà chết oan, Trương Ba được Đế Thích giúp cho hồi sinh nhưng v́ da thịt đă phân hủy nên chỉ có thể tái sinh trong thân xác của anh hàng xóm hành nghề hàng thịt vừa mới qua đời. “Hồn” Trương Ba đưa “xác” anh hàng thịt về nhà và sau những sợ hăi lo lắng ban đầu, người vợ nhận ra chồng trong thân thể cục mịch của anh hàng thịt. Thế nhưng vợ anh hàng thịt không chịu và chuyện được đưa đến cửa quan. Nghe hai bên kể lể sự t́nh, viên quan đành phân giải nước đôi, ban ngày làm anh hàng thịt, tối làm ông Trương Ba. Từ đây bi hài kịch từ xung đột giữa hồn và xác bắt đầu. Nhưng câu chuyện sâu sắc hơn và, nhất là, nhuốm nhiều chất bi hơn khi nhà thơ kiêm kịch tác gia Lưu Quang Vũ khai thác. Trong vở kịch cùng tên, “hồn” Trương Ba đă tỏ ư khinh rẻ phần xác thịt thấp hèn và tin chắc rằng ḿnh vẫn đường hoàng sống một cuộc đời trong sạch và chính trực th́, ngược lại, “da hàng thịt” cho rằng không có phần hồn nào có thể thoát khỏi sự chi phối của ḿnh. Và chính những thân nhân của Trương Ba đă khiến cái “hồn” này thay đổi. Vợ ông, con dâu ông, rồi cháu nội, từ từng góc độ khác nhau, đă chỉ ra những chuyển biến mà Trương Ba không nh́n nhận được ngay. Người vợ chỉ ra rằng chồng đă thay đổi, không c̣n trong sạch và thẳng thắn như trước nữa và, do xấu hổ, chỉ muốn đi biệt tích cho rồi. Cô cháu nội th́ cho rằng ông ḿnh đă chết và kẻ xa lạ này chỉ là một người thô lỗ, hậu đậu. Cô con dâu th́ thông cảm và thương cha chồng hơn trước nhưng vẫn nói thằng rằng, ông không c̣n là ông Trương Ba của trước đây nữa. Dần dà, từ giọng điệu mạnh mẽ khi phủ nhận ảnh hưởng của xác thịt lúc đầu, Trương Ba mềm giọng, ấp a ấp úng rồi, trong tuyệt vọng, đă bịt tai lại, không muốn nghe thêm nữa. Mất tự tin với cuộc sống đang có, Trương Ba than thở với Đế Thích rằng vị thần này đă quá đơn giản khi nghĩ rằng cho ḿnh sống lại là xong mà không hề nghĩ đến việc ông ta sẽ “sống như thế nào”. Trương Ba tuyên bố: “Không được bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Và Trương Ba nhấn mạnh: “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”. Hiểu như thế, Trương Ba chấp nhận cái chết, không sống để tự dằn vặt ḿnh và khiến người khác phải dằn vặt về ḿnh. Nếu đó là chất “bi” th́ năm 2006 đạo diễn Nguyễn Quang Dũng – con trai Nguyễn Quang Sáng – đă khai thác câu chuyện này trong điện ảnh nhưng lại biến nó thành một chuyện hài. Tôi chưa xem phim này và, thường không có mấy hứng thú với thể loại này của điện ảnh Việt Nam, phần nhiều khá vô duyên, nhạt nhẽo và, có thể nói, rẻ tiền. Nếu câu chuyện trên được người đời sau khai thác về mặt nghệ thuật với sự phân hóa ở hai hướng bi – hài th́, trong đời sống và chính sự, lại đảo chiều với màu sắc thảm kịch. Như có thể thấy từ thảm kịch mang tên Covid-19. Vốn đă thảm rồi, đại dịch c̣n thảm hơn với những mệnh lệnh hành chánh từ cấp cao nhất với chủ trương cưỡng bức xét nghiệm, mở đường cho việc tiêu thụ hàng loạt bộ xét nghiệm mang tên Việt Á. Tên đầy đủ là Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á, công ty có chủ nhân bề nổi là Phan Quốc Việt nhưng chủ nhân thật sự lại thấp thoáng bóng h́nh vợ của Nguyễn Xuân Phúc. Sản phẩm trên nhập từ Trung Quốc với giá 0.955 Mỹ kim, lúc đó tương đương 21.560 đồng Việt Nam; nếu tính hết chi phí rồi cộng thêm 5% lợi nhuận th́ chỉ 143.000 đồng. Nhưng “Hồn hàng thịt, da dẻ Trương Ba”, công ty lại quảng bá rằng đây là sản phẩm ḿnh tự nghiên cứu, phát triển và “sạch sành vét cho đầy túi tham” với với giá 470.000 đồng. Lời này là của Nguyễn Du, trong Truyện Kiều, viết để diễn tả sự tham tàn của lũ sai nha, hành động như giặc cướp, tịch thu hết của cải nhà Vương ngoại, không chừa thứ ǵ. Nhưng ở đây chính là “giặc Việt”, với thế lực chính quyền trong việc quảng bá và cưỡng ép tiêu thụ, đă “sạch sành sanh vét” chính đồng bào máu mủ đang khốn khổ cùng cực v́ đại dịch. Bây giờ th́, mới nhất là thảm kịch chết cháy tại Chung cư Độc Lập ở Tân Phú (Sài G̣n) với tám nạn nhân, lớn tuổi nhất là một bà cụ 73 và nhỏ nhất là một cháu bé 11. Thông tin kèm những h́nh ảnh ban đầu cho thấy, thảm nạn xuất phát từ chiếc xe điện VF3, có thể phát cháy giữa lúc đang xạc điện. Thảm kịch đă đặt ra câu hỏi về độ an toàn của b́nh điện VF3. Đây là bộ phận nhạy cảm nhất v́ nguy cơ cháy nổ khi xạc điện và từ lâu, b́nh điện Trung Quốc – từ cục pin trên điện thoại di động, đến mô tô điện hay xe hơi điện – đă khét tiếng về điều này. Nhưng VF3 là sản của VinFast, thuộc quyền sở hữu của Phạm Nhật Vượng, tài phiệt số một Việt Nam, kẻ có thói quen sai phái công an bịt miệng những người dám chê bai sản phẩm của ḿnh, kể cả sản phẩm giáo dục. Vượng quảng cáo rằng, VF3 được sản xuất tại nhà máy ở Hải Pḥng, đă tự chủ nhiều bộ phận quan trọng, trong đó có b́nh điện. Có nhiều nghi vấn cho thấy, cái b́nh điện đó cũng chỉ là một sản phẩm “Hồn hàng thịt, da dẻ Trương Ba” như bộ xét nghiệm của Việt Á. Mà trên thực tế, tất cả những ǵ chính quyền đang tiến hành, là “hư vô hóa” sự hiện diện của chiếc VF3 trong thảm nạn, chỉ lu loa về những vi phạm trong “quy định pḥng cháy chữa cháy” của chung cư. Nhưng xét ra th́ những bi kịch “Hồn hàng thịt, da dẻ Trương Ba” trong những vấn đề kỹ thuật mang tính vi mô này chỉ là sản phẩm ắt có của một đại bi kịch “Hồn hàng thịt, da dẻ Trương Ba” lớn hơn, mang tính vĩ mô. *** Đất nước đang có một “chính quyền nhân dân” thế nhưng “nhân dân” chỉ là là cái vỏ, cái xác, bởi đó là thứ chính quyền hay ṭa án đang bị những tài phiệt, những nhóm lợi ích sai phái xoành xoạch. Đất nước có một một hệ thống “Ṭa án nhân dân” với vô số những nhầm lẫn gây nên án tử h́nh oan, tương tự nhầm lẫn của Nam Tào đă khiến Trương Ba chết oan. Nếu Đế Thích sai lầm khi cứu sống Trương Ba mà không xem xét thấu đáo việc ông ta sẽ sống như thế nào, th́ kể ra vị thần này cũng chấp nhận rằng Nam Tào đă sai, ông ta phải làm cái ǵ đó để cứu chuộc. C̣n thứ “Ṭa án nhân dân” này th́ luôn luôn t́m cách ém nhẹm sai sót của Nam Tào, nhân dân sống chết mặc bay, như cái án tử h́nh oan khuất của Hồ Duy Hải… |
All times are GMT. The time now is 06:20. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.