![]() |
Theo nguồn tin quân sự Nga, Trung đoàn tinh nhuệ số 6 của Lực lượng tác chiến đặc biệt Ukraine (SOF) đă rời khỏi khu định cư Guevo, khiến các đơn vị súng trường không c̣n sự hỗ trợ, hăng thông tấn RIA Novosti đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ Cụm tập đoàn quân phía Bắc của Nga.
Trung đoàn đă chạy trốn khỏi đó từ lâu rồi, bây giờ chỉ c̣n lại các đội súng trường – nguồn tin chia sẻ với hăng thông tấn này. Theo nguồn tin, giới lănh đạo quân đội Ukraine một lần nữa rút các đơn vị tinh nhuệ của ḿnh về phía trước, tránh đưa họ vào cuộc chiến trực tiếp với quân đội Nga đang tiến quân. Trung đoàn này được thành lập vào năm 2024 dựa trên tiêu chuẩn của các đơn vị tương tự ở các nước NATO. |
NTV
Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ 29-3-2025 Nhà khoa học chính trị Herfried Münkler mong đợi những quyết định cơ bản về sự tham gia của Đức vào vũ khí hạt nhân sẽ sớm được đưa ra. Ở châu Âu, ông nhận ra một trong năm cường quốc toàn cầu đang đấu tranh giành ảnh hưởng. Tổng thống Trump và nhóm của ông không có ư tưởng chiến lược nào và đang hành động theo cảm tính, có thể thay đổi mỗi ngày: “Họ sẽ thất bại thảm hại v́ điều này”. *** NTV: Ông Münkler, Châu Âu phải xoay xở trong một thế giới có căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng. Theo ông, ai là người gây ra mối đe dọa lớn nhất hiện nay – Tổng thống Nga Vladimir Putin hay người đồng cấp Hoa Kỳ Donald Trump? Hay chúng ta đang bỏ qua nhà lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh? Herfried Münkler: Nếu chúng ta nghĩ về điều đó trong lúc này th́ Trump là người gây ra nhiều bất ổn nhất. Nếu nh́n vào cấu trúc dài hạn hơn, Tập Cận B́nh và Vladimir Putin cần phải được tính đến. Ba nước này đều đang nhắm vào EU. Có thể là muốn phân chia nó hoặc tách nó ra một phần nào. Xét về góc độ địa chính trị, châu Âu hiện đang ở thế kẹp chính giữa. Đây chính là viễn cảnh kinh hoàng của địa chính trị. Một mặt, châu Âu đang bị Putin quấy rối, đe dọa và bắt nạt. Mặt khác, châu Âu cũng đang lo sợ trước lời đe dọa của Trump về việc khép lại chiếc dù bảo vệ của Mỹ dành cho châu Âu hoặc làm cho nó đầy lỗ hổng đến mức không c̣n thực hiện được những ǵ mà nó được cho là phải làm nữa. NTV: Nếu chúng ta nh́n vào Hoa Kỳ: H́nh ảnh gần như mang tính biểu tượng của lễ nhậm chức là Trump và hàng ghế sau ông là hầu hết các tỷ phú công nghệ hiện đang thống trị ngành này. Liên minh này có thể trở nên nguy hiểm đến mức nào, ngay cả đối với người châu Âu? Herfried Münkler: Hiện tại, điều này rất nguy hiểm v́ Elon Musk được Trump giao nhiệm vụ có lẽ không phải để phá hủy bộ máy chính phủ Hoa Kỳ, mà là phải giảm thiểu nó đến mức không c̣n có thể thực hiện được những ǵ đă làm trước đây nữa. Đối với Trump, việc điều hành bằng ḍng tweet thay thế cho nhà nước dân chủ theo hiến pháp, vốn có những rào cản đặt ra giới hạn cho những ǵ có thể và nên được thực hiện trong một nền dân chủ. Trên thực tế, pháp quyền và hiến pháp quy định rằng, chúng ta không được phép làm một số việc nhất định, ngay cả khi phần lớn chúng ta muốn làm. Tuy nhiên, Trump lại có ư tưởng điều hành đất nước trực tiếp. Ông ta không chấp nhận bất kỳ sự trung gian nào để truyền đạt ư tưởng từ cấp trên xuống các cộng đồng có liên quan. Ông được hưởng lợi từ các tỷ phú công nghệ sở hữu nền tảng. Lễ nhậm chức của Trump là một cái nh́n thoáng qua về tập hợp quyền lực mới. NTV: Ông có nghĩ rằng nền dân chủ Hoa Kỳ sẽ tồn tại sau chuyện này không, hay một chế độ đầu sỏ có thể xuất hiện ở đó? Herfried Münkler: Đó chính là câu hỏi. Chúng ta đang chứng kiến cuộc đụng độ giữa Trump, người cai trị bằng sắc lệnh dựa trên quyền lực tối cao của tổng thống, tóm lại là bỏ qua vai tṛ của Quốc hội. Đối thủ của ông là cơ quan tư pháp, nơi liên tục hủy bỏ các sắc lệnh. Người ta vẫn phải chờ xem Trump tự tin đến mức nào về việc tiếp tục cai trị mà không quan tâm đến phán quyết của ṭa án, như ông đă làm gần đây trong một số vụ trục xuất. Chắc chắn, nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump có mục đích lớn hơn nhiệm kỳ đầu tiên là phá hủy nền pháp quyền dân chủ như một sự hạn chế ư muốn của người có quyền lực ở cấp cao nhất. NTV: Liệu Trump có phải nắm quyền kiểm soát bộ máy cảnh sát để qua mặt ṭa án và làm những điều mà ông ta thật sự bị cấm làm không? Herfried Münkler: Có thể không phải toàn bộ bộ máy cảnh sát, mà là một bộ phận nào đó. Người ta có thể cho rằng một số người gần gũi với ông ta về một số vấn đề, v́ khả năng tiếp cận luật pháp của họ cũng bị cản trở bởi pháp quyền. Có một lối diễn giải là: Cảnh sát có thể hành động tốt hơn nếu họ không bị các thể chế, đặc biệt là ṭa án, ngăn cản. Nhưng đây là vấn đề quyền lực, ai kiểm soát được công cụ quyền lực nào và kiểm soát đến mức nào. Thật khó để dự đoán chuyện này sẽ kết thúc thế nào. Nhưng Trump đă loại bỏ một số sĩ quan quân đội trước đó, thay thế họ bằng những người mà ông tin tưởng. Trump đang nhắm tới mục tiêu kiểm soát các thể chế. NTV: Các hành động của Trump gây ra những nguy hiểm ǵ cho người châu Âu? Herfried Münkler: Tôi muốn nói đến tính không thể đoán trước của nó. Nếu có một điều chắc chắn về Trump th́ đó là không rơ ông ấy sẽ làm ǵ vào ngày hôm sau. Liệu ông ta có rút lại những ǵ ḿnh đă đưa vào thế giới ngày hôm qua bằng một tư thế lạ thường như vậy không. Ông ta thích viết sắc lệnh của ḿnh bằng bút dạ đậm và sau đó tŕnh bày cho mọi người xem. Ngày hôm sau, ông ta rút lại chúng. Chúng ta đă quan sát thấy điều này trong vấn đề thuế quan đối với Mexico và Canada. Đây là một t́nh huống khó xử đối với người châu Âu v́ họ không biết liệu họ có nên xoa dịu ông ta bằng cách không khiêu khích ông ta hay không. Hay sẽ đúng hơn nếu phản đối ông ta một cách quyết liệt? NTV: Liệu việc đối phó với Trump có thể được tóm tắt trong một chiến lược chung không? Herfried Münkler: Những tuyên bố của các chuyên gia về Trump cũng mâu thuẫn với nhau. Có người nói: Ông ta ghét nhất là những người yếu đuối và khiêm nhường. Và ông ta tôn trọng những người tiếp cận ông bằng sự rộng lượng và quyết tâm. Ví dụ, điều đó có nghĩa là người châu Âu nên đối phó với ông ta một cách mạnh mẽ và nói: Được rồi, chúng tôi sẽ hủy bỏ các máy bay chiến đấu của Mỹ. NTV: Ông đang nói đến 35 máy bay phản lực F-35 mà Đức đă đặt hàng từ một công ty quốc pḥng Hoa Kỳ cách đây không lâu, được tài trợ bởi quỹ đặc biệt. Herfried Münkler: Những người khác lại nói rằng, bạn phải nịnh nọt và vuốt ve ông ấy. Trump có hai mặt. Bạn không bao giờ có thể dự đoán được ông ta sẽ đứng về phía nào, phía nào sẽ là phía quyết định vào ngày hôm đó khi đối mặt với một vị khách tại pḥng Bầu Dục. Emmanuel Macron và Keir Starmer, với tư cách là Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh, đă cố gắng gây ảnh hưởng tới ông bằng các phương pháp thân thiện. Nhưng không thể nói rằng điều này gặt hái kết quả ǵ. NTV: Các cố vấn chính trị thân cận với Trump mô tả những rào cản khi cố gắng nói chuyện với ông ta về địa chính trị. Ông ta ngừng nghe sau hai phút. Ông ta thật sự không có kế hoạch ǵ sao? Hay những người khác, những người như J.D. Vance, lập kế hoạch và đưa Trump tiến lên như một chiếc xe ủi đất? Herfried Münkler: Có lẽ người ta cũng có thể nói điều tương tự về mối quan hệ của Trump với Phó Tổng thống Vance. Trump chỉ quan tâm đến các thỏa thuận. Ông ta không thật sự quan tâm đến các vấn đề địa chính trị. Có hai khả năng: Hoặc là ông ta không hiểu chúng. Hoặc ông ta hiểu rất rơ điều đó, nhưng cũng cảm thấy rằng chiến lược thể hiện sự hạn chế các lựa chọn của ông ta khi nói đến việc thực hiện giao dịch. Điều này có nghĩa là, về cơ bản Trump đang hành động theo ư thích. Người ta cũng có thể nói: Tùy theo cơ hội, tùy theo lợi ích và lợi dụng t́nh h́nh. NTV: Điều rơ ràng, bất chấp mọi hành vi thất thường là Trump đang ve văn Putin để đưa Nga ra khỏi khối liên minh với Trung Quốc. Việc này sẽ khó khăn đến mức nào? Herfried Münkler: Vance và trên hết là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đang theo đuổi một chiến lược nhằm đạt được mục tiêu tương tự như những ǵ Henry Kissinger đă làm với tư cách là cố vấn an ninh Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1970. Vào thời điểm đó, Kissinger đă cố gắng đưa Trung Quốc ra khỏi vị trí gần gũi với Liên Xô và định vị nước này như một thế lực đứng giữa Liên Xô và phương Tây. Hiện nay Vance và Rubio đang cố gắng đưa Nga ra khỏi mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc v́ Trung Quốc là thách thức chính đối với vị thế bá quyền của Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ sẽ mất đi người châu Âu v́ họ sẽ tăng cường liên lạc với Trung Quốc để thành lập một liên minh đối kháng. NTV: Với Trung Quốc? Herfried Münkler: Các giá trị chung giữa châu Âu và Hoa Kỳ không c̣n như trước nữa, khi chúng ngăn cản sự xích lại gần hơn với Trung Quốc. Toàn bộ sự kiện này sẽ là một tṛ chơi chính trị giữa năm cường quốc: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Châu Âu, Nga và Ấn Độ. Tṛ chơi này sẽ không c̣n được chơi theo trật tự dựa trên luật lệ nữa, mà sẽ dựa trên sức mạnh. NTV: Liệu Hoa Kỳ có gặp bất lợi ǵ nếu họ mất người châu Âu không? Herfried Münkler: Nếu không có người châu Âu, người Mỹ đột nhiên không c̣n mạnh như họ tin rằng họ đáng mạnh nữa. Liệu tranh chấp kinh tế với Trung Quốc vẫn có thể thắng được không? Tôi nghĩ họ không thể thắng nếu không có người châu Âu. Và họ cũng không thể tạo ra nhiều tác động kinh tế đối với người Nga. Trước sau ǵ th́ người Nga cũng sẽ lừa được Mỹ. Người Nga sẽ không từ bỏ mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Chính quyền của Trump gồm những người chỉ nghĩ đến ngắn hạn, không có ư tưởng dài hạn và trên hết là không có ư tưởng chiến lược. Họ không biết ư nghĩa của việc có thể phản ứng với một đối tác có ư chí riêng, có quân bài riêng và có những quân cờ riêng trên bàn cờ chính trị lớn. Họ hành động theo cảm tính khác nhau, thay đổi theo từng ngày. V́ vậy, những người trong chính quyền Trump sẽ thất bại. NTV: Nếu châu Âu thật sự hợp tác với Trung Quốc trên từng điểm cụ thể, liệu có rủi ro không, đặc biệt là đối với nền dân chủ? Herfried Münkler: Đương nhiên rồi. Nếu bạn xem xét năm cường quốc mà tôi đă liệt kê, th́ người Ấn Độ tuyên bố họ là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Nhưng nền dân chủ này được đặc trưng bởi chủ nghĩa dân tộc Hindu hiếu chiến của Thủ tướng Narendra Modi. Trong số năm cường quốc này, châu Âu, mặc dù không phải tất cả các quốc gia châu Âu, là thành tŕ của nhà nước dân chủ lập hiến. Người châu Âu phải biết: Việc lập liên minh với một trong bốn cường quốc khác có giới hạn về thời gian và phạm vi không phải như một cuộc hôn nhân v́ t́nh yêu. Sự hợp tác này chỉ giới hạn ở những lợi ích nhất định có thể tồn tại cùng nhau trong một thời gian. Người châu Âu sẽ có xu hướng liên minh tùy tiện với Hoa Kỳ và các cường quốc khác về một số vấn đề nhưng không liên quan đến những vấn đề khác. NTV: Để có thể đối đầu với các cường quốc khác một cách tự tin hơn, người châu Âu sẽ phải tự tổ chức pḥng thủ một cách độc lập. Ai có thể đóng vai tṛ lănh đạo ở đây? Herfried Münkler: Cấu trúc mới có thể có đă cho thấy rồi. Các bộ trưởng ngoại giao và quốc pḥng của Tam giác Weimar – Pháp, Đức, Ba Lan – cộng với Ư thường xuyên gặp nhau. Tây Ban Nha có thể tham gia, và đặc biệt là Anh với tư cách là thành viên NATO, mặc dù không c̣n ở EU nhưng đang tiến gần hơn đến EU. Đây sẽ là những thế lực tiếp quản chính sách đối ngoại và an ninh của châu Âu trong tương lai, dù là ở cấp độ NATO hay EU. Họ có thể mời các quốc gia khác tham gia, nhưng phải quyết định theo đa số. Đó là vấn đề của Liên minh châu Âu: Các vấn đề chính được quyết định bằng sự nhất trí. Mỗi nước có quyền phủ quyết. Ở cả Liên minh châu Âu và NATO, các quyết định trong tương lai sẽ phải được đưa ra theo đa số thay v́ theo sự nhất trí. Các cường quốc hàng đầu châu Âu sau đó sẽ phải thống nhất về việc, ai sẽ là Tổng tư lệnh của NATO. Sẽ không c̣n chỉ huy là người Mỹ nữa. Trong hệ thống luân phiên, các nước châu Âu sẽ thay phiên nhau. NTV: Tuy nhiên, có những lư do chính đáng để có một tổng tư lệnh NATO là người Mỹ. Herfried Münkler: Đây là một vấn đề cũ của người châu Âu: Sự đố kỵ, kư ức lịch sử và chấn thương của họ cho đến nay đă gợi ư nên chuyển giao vị trí quan trọng này của NATO cho Hoa Kỳ để không một cường quốc đối thủ cũ nào có được vị trí này. Nếu họ vượt qua được điều này và đồng ư bầu ra một tổng tư lệnh châu Âu, các quyết định khác sẽ tương đối dễ dàng. NTV: Người châu Âu cần ǵ nữa để có thể tự bảo vệ ḿnh? Herfried Münkler: Phải có việc châu Âu hóa thành phần răn đe hạt nhân. Điều này c̣n hơn cả lời đề nghị của Macron rằng người Đức có thể nằm dưới sự bảo vệ của Pháp. Người châu Âu cần một biện pháp răn đe có sự tham gia của cả các nước cộng ḥa Baltic, Ba Lan và Romania. Nó cũng phải tinh vi hơn nhiều so với Force de Frappe của Pháp hoặc quân đội Anh hiện đang có. Pháp và Anh hiện đă có vũ khí hạt nhân chiến lược. Nhưng họ cần nhiều vũ khí hạt nhân chiến thuật hơn để hoàn thiện kho vũ khí hạt nhân của ḿnh. NTV: Cho đến nay, Pháp và Anh đă phần lớn từ bỏ vũ khí hạt nhân chiến thuật. Tại sao ông nghĩ chúng là cần thiết? Herfried Münkler: Vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng trên chiến trường để ngăn chặn bước tiến v́ địa h́nh không thể vượt qua sau một cuộc tấn công. Mặt khác, vũ khí chiến lược được sử dụng để chống lại toàn bộ thành phố, tức là những khu vực dễ bị tổn thương nhưng không thể loại bỏ được của kẻ thù. Chúng ta tưởng tượng rằng, nếu Putin bắt đầu một cuộc chiến tranh với Estonia v́ có một nhóm thiểu số người Nga đông đảo ở đó, th́ ông ta sẽ không thể bị ngăn chặn bằng vũ khí hạt nhân chiến lược. NTV: Tại sao không? Herfried Münkler: Bởi v́ rất khó có khả năng châu Âu sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược chống lại Moscow hoặc Saint Petersburg để bảo vệ Estonia. Nếu một cuộc tấn công hạt nhân được tiến hành nhắm vào Moscow, Nga sẽ trả đũa và xóa sổ Paris hoặc Berlin. Trong trường hợp như vậy, cần có vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ hơn. Điều đó không có nghĩa là chúng phải được sử dụng. Nhưng về mặt lư thuyết, chúng có thể được sử dụng trên chiến trường và do đó đóng vai tṛ là biện pháp răn đe đáng tin được trong cờ vua hạt nhân. NTV: Liệu nước Đức đă sẵn sàng cho cuộc tranh luận chưa? Herfried Münkler: Khi đối mặt với những kịch bản kinh dị, với hàng trăm ngàn người chết, như những ǵ tôi vừa mô tả, có một xu hướng là: Tôi sẽ nhắm mắt lại, bịt tai và thậm chí chặn luôn cả khứu giác để không nhận thấy bất cứ điều ǵ cả. Trong chính trị Đức, mục tiêu đă được đặt ra nhiều lần: Chúng ta sẽ xóa bỏ vũ khí hạt nhân. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở một thế giới khác. Chúng ta sẽ thấy vũ khí hạt nhân ở khắp mọi nơi. Người Nga cũng biết họ có ǵ trong vũ khí hạt nhân của ḿnh. Đây chính là nguồn sức mạnh thật sự của họ. Không thể tưởng tượng được rằng người Nga sẽ cân nhắc từ bỏ điều này. |
PHẦN 11.
“Không có kẻ thù măi măi, không có bạn bè măi, chỉ có lợi ích quốc gia là măi măi “ Winston Leonard Spencer-Churchill. EU, UKRIANE KHÔNG CẦN MỸ? - THỜI KỲ VÀNG SON TRONG QUAN HỆ MỸ VÀ CHÂU ÂU. Trước khi đề cập đến quan hệ Mỹ và EU hiện nay sẽ phát triển theo xu hướng nào, chúng ta cần t́m hiểu một giai đoạn vàng son của mối quan hệ giữa châu Âu dưới thời của thủ tướng Đức Helmut Josef Michael Kohl, ở Anh là thủ tướng Margaret Hilda Thatcher, tổng thống Pháp François Mitterrand với tổng thống Mỹ Ronald Reagan. 4 con người trên chính là tác nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xă hội chủ nghĩa ở Đông Âu và sự ra đời của Cộng đồng chung châu Âu (EU) mở ra một kỷ nguyên ḥa b́nh cho nhân loại. Biết về những con người trên sẽ cho thấy các chính trị gia kế nhiệm họ tại Mỹ và châu Âu đă phá vỡ nền tảng tốt đẹp này như thế nào. THỦ TƯỚNG ĐỨC HELMUT KOHL. Vào ngày 22 tháng 9 năm 1984 Kohl gặp Tổng thống Pháp François Mitterrand tại băi chiến trường Verdun xưa - nơi quân Pháp giành chiến thắng kiểu Pyrros trước quân Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Họ cùng tưởng niệm những người chết trong cả hai cuộc Thế Chiến. Bức ảnh, thể hiện cái bắt tay dài nhiều phút giữa hai người đă trở thành một biểu tượng quan trọng của sự hoà giải Pháp-Đức. Kohl và Mitterrand đă phát triển một mối quan hệ chính trị thân cận, h́nh thành nên một động cơ quan trọng cho quá tŕnh hội nhập châu Âu. Cùng nhau, họ đă đặt những nền tảng cho các dự án châu Âu, như Eurocorps và Arte. Sự hợp tác Pháp-Đức này cũng là tối quan trọng cho các dự án châu Âu, như Hiệp ước Maastricht và đồng Euro. Vào năm 1985, Kohl và Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, như một phần kế hoạch kỷ niệm lần thứ 40 của V-E Day, đă thấy một cơ hội để thể hiện sức mạnh của t́nh hữu nghị giữa Đức và kẻ cựu thù. Trong chuyến thăm tháng 11 năm 1984 tới Nhà Trắng, Kohl đă đề nghị Reagan cùng ḿnh thể hiện sự hoà giải giữa hai quốc gia tại một nghĩa trang quân sự Đức. Khi Reagan tới thăm Đức như một lần của cuộc hội nghị G6 tại Bonn, hai người đă tới thăm trại tập trung Bergen-Belsen ngày 5 tháng 5, và một hành động gây tranh căi nhiều hơn là tới thăm nghĩa trang quân đội Đức tại Bitburg, nơi 49 thành viên của Waffen-SS được chôn cất. Năm 1987, Kohl đón tiếp lănh đạo Đông Đức Erich Honecker chuyến thăm đầu tiên của một lănh đạo nhà nước Đông Đức tới Tây Đức. Đây được mọi người coi là một dấu hiệu mà Kohl đă theo đuổi Ostpolitik, một chính sách giảm căng thẳng giữa Đông và Tây. Sau sự tan ră của Bức tường Berlin năm 1989, việc giải quyết các vấn đề Đông Đức của Kohl đă trở thành điểm mấu chốt trong thời kỳ cầm quyền của ông. Tháng 2 năm 1990, ông tới thăm Liên Xô t́m kiếm một sự bảo đảm từ nhà lănh đạo Xô viết Mikhail Sergeyevich Gorbachyov rằng Liên Xô sẽ cho phép quá tŕnh thống nhất nước Đức diễn ra, khi nhận thấy công cuộc cải tổ của Liên Xô đă trở thành một nhu cầu tất yếu khiến họ phải ḥa hoăn, tiếp cận phương Tây để tránh sự sụp đổ kinh tế bởi sự bao vây cô lập. Ngày 3 tháng 10 năm 1990, nhà nước Đông Đức bị băi bỏ và lănh thổ của nó được thống nhất với Tây Đức. Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, Kohl xác nhận rằng lănh thổ Đông Đức theo lịch sử ở phía đông đường Oder-Neisse là một phần không thể tranh căi của Cộng hoà Ba Lan, v́ thế cuối cùng đă chấm dứt những tuyên bố lănh thổ của Tây Đức. Năm 1993, Kohl xác nhận, trong một hiệp ước với Cộng hoà Séc, rằng Đức sẽ không c̣n đặt ra các yêu cầu lănh thổ nữa với cái gọi là Sudetenland của sắc tộc Đức trước năm 1945. Dù rằng người Đức rất thất vọng về việc mất những phần đất này, nhưng nó xoa dịu đi mối căng thẳng giữa Đức với Ba Lan, Cộng ḥa Séc để tiến tới một châu Âu đoàn kết trước họa cộng sản Liên Xô. Về chính trị quốc tế Kohl cam kết hội nhập châu Âu, duy tŕ quan hệ thân thiết với Tổng thống Pháp Mitterrand. THỦ TƯỚNG ANH MARGARET THATCHER. Thatcher là Thủ tướng phục vụ lâu nhất kể từ William Gladstone (4 tháng 5 năm 1979 – 28 tháng 11 năm 1990,11 năm, 208 ngày), cũng là người có thời gian liên tục dài nhất nắm giữ cương vị Thủ tướng kể từ Lord Liverpool (đầu thế kỷ 19). Bà là phụ nữ đầu tiên từng đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng và là lănh tụ một chính đảng quan trọng tại Anh, là một trong ba phụ nữ từng nắm giữ một trong bốn chức vụ then chốt của quốc gia (Thủ tướng, bộ trưởng tài chính, bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng ngoại giao). Chắc chắn bà là một trong những chính trị gia quan trọng nhất trong lịch sử chính trị đương đại. Margaret Thatcher chiếm vị trí thứ 16 trong danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất thuộc mọi thời đại, thực hiện bởi BBC năm 2002. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Thatcher ủng hộ chính sách răn đe (deterrence) của Ronald Reagan nhắm vào Liên Xô. Chủ trương này đi ngược lại chính sách lắng dịu (détente) mà phương Tây vẫn theo đuổi suốt thập niên 1970, gây ra sự chia rẽ với những quốc gia tiếp tục gắn kết với đường lối ngoại giao theo hướng cố làm lắng dịu t́nh h́nh giữa hai khối. Quyết định của Thatcher cho phép quân đội Mỹ bố trí hỏa tiễn cruise tại các căn cứ của Anh làm dấy lên những cuộc tụ họp phản kháng. Dù vậy, Thatcher là nhà lănh đạo phương Tây đầu tiên đáp ứng thuận lợi trước sự kiện nhà lănh đạo Liên Xô có chủ trương cải cách, Mikhail Gorbachev, lên cầm quyền, mô tả Gorbachev như là "một người chúng ta có thể cùng làm việc" sau một lần hội kiến với nhà lănh đạo Liên Xô năm 1984, ba tháng sau khi Gorbachev tiến đến đỉnh cao quyền lực. Động thái này kích hoạt một sự chuyển đổi trong thái độ của phương Tây trở lại chủ trương lắng dịu đối với Liên Xô. Tháng 11 năm năm 1988, Thatcher tuyên bố, "Không c̣n chiến trạnh lạnh nữa," chúng ta hiện có "một mối quan hệ rộng lớn hơn thời kỳ ấy." Trong quan hệ với đồng minh bà Thatcher có lập trường rơ ràng và công bằng, rất giống như những việc tổng thống Trump đă tuyên bố với châu Âu. Tháng 11 năm 1979, tại Hội đồng châu Âu Dublin, Thatcher cho rằng nước Anh đóng góp nhiều hơn nhận từ Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC). Câu nói trứ danh của bà tại hội nghị thượng đỉnh này là "Chúng tôi không xin Cộng đồng hay bất cứ ai khác. Chúng tôi chỉ đ̣i họ phải trả lại tiền cho chúng tôi". Đ̣i hỏi này được đáp ứng tại Hội nghị Thượng đỉnh Fontainbleau năm 1984. EEC đồng ư về mức cắt giảm hằng năm cho Anh Quốc lên đến 66% chênh lệch giữa mức đóng góp và nhận từ Liên minh châu Âu. Sự việc sau này Anh ra khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit) cũng chỉ v́ những nhà lănh đạo châu Âu khác không t́m ra giải pháp cân bằng giữa lợi ích từng quốc gia và lợi ích toàn khối, họ chỉ nói về sự đoàn kết nhưng không có một giải pháp cụ thể đồng thuận về rất nhiều vấn đề, điều này càng kéo dài tất dẫn đến suy yếu của liên minh. -TỔNG THỐNG MỸ RONALD REAGAN. Thật là thú vị khi t́m hiểu về tiểu sử của tổng thống Ronald Reagan, nó có một sự trùng lập gần như tuyệt đối với tổng thống Donald Trump hiện nay. - D.Trump đă từng là đảng viên đảng Dân chủ sau chuyển sang đảng viên đảng Cộng ḥa như Reagan. - Cả hai tổng thống này đều từng rất thành công trong lĩnh vực truyền thông liên quan đến điện ảnh và truyền h́nh. Trong khi Reagan là một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng th́ Trump lại rất thành công trong các show truyền h́nh thực tế. - Reagan đă tấn công tổng thống Ford đă trao Kênh đào Panama cho chính phủ Panama, điều Trump làm tương tự khi quyết dành lại kiểm soát kênh đào này. - Reagan bảo vệ việc ông giữ nguyên mức cắt giảm thuế thu nhập cá nhân. Đến năm 1983, số tiền thuế liên bang đă giảm đối với tất cả hoặc hầu hết người nộp thuế, trong đó thuế đối với những người có thu nhập cao giảm nhiều nhất. Và Trump cũng cho rằng việc đánh thuế thu nhập với những người có thu nhập cao sẽ dẫn đến họ đầu tư ra nước ngoài và nộp thuế tại các quốc gia khác dẫn đến không tạo ra công ăn việc làm. - Ronald Reagan và D.Trump cùng đảng Cộng ḥa cương quyết bảo vệ truyền thống công giáo Mỹ, phản đối việc nạo phá thai và đồng tính điều mà những người theo chủ nghĩa tự do trong đảng Dân chủ luôn ủng hộ, khiến mấy thập kỷ tạo ra sự mâu thuẫn và phân hóa trong xă hội Mỹ, trên thực tế truyền thống văn hóa Mỹ, và đạo đức tại quốc gia này xuống cấp nghiêm trọng. - Ngay sau khi Trump vào Nhà Trắng lần hai ông tuyên chiến với Mexico, Canada, Trung Quốc bằng đánh thuế nhập khẩu lên 25% để ngăn chặn Fentanyl vào Mỹ cũng giống như Ronald Reagan tuyên chiến với dịch bệnh Crack. Crack là ǵ? Dịch bệnh crack là sự gia tăng sử dụng crack cocaine ở các thành phố lớn trên khắp Hoa Kỳ trong suốt những năm 1980 và đầu những năm 1990. Điều này dẫn đến một số hậu quả xă hội, chẳng hạn như tội phạm và bạo lực gia tăng ở các khu phố nội thành của Cocaine crack. Chính quyền Reagan đă ra các đạo luật trừng phạt hà khắc cấm vận các quốc gia liên quan đặc biệt là Colombia, trấn áp các băng nhóm tuồn cocaine vào Mỹ và bắt giam một số lượng lớn thanh niên gia đen liên quan đến buôn bán cocaine trong sự phản ứng quyết liệt của các nhóm nhân quyền bị đảng Dân chủ đứng đằng sau kích động. - Vào ngày 30 tháng 3 năm 1981, Reagan bị John Hinckley Jr. bắn bên ngoài Washington Hilton . Mặc dù "ngay bên bờ vực tử thần" khi đến Bệnh viện Đại học George Washington , Reagan đă trải qua phẫu thuật và hồi phục nhanh chóng sau khi bị găy xương sườn, thủng phổi và chảy máu trong. Giáo sư J. David Woodard nói rằng vụ ám sát "đă tạo ra mối liên kết giữa ông và người dân Mỹ mà thực sự không bao giờ bị phá vỡ". Sau đó, Reagan tin rằng Chúa đă cứu mạng ông "cho một sứ mệnh được lựa chọn". - Trong các xử lư t́nh h́nh quốc tế, đặc biệt phải đối đầu khối cộng sản Xô Viết, Reagan rất cứng rắn về nguyên tắc nhưng lại có những quyết sách rất linh hoạt và mềm dẻo tùy theo diễn biến biết địch biết ta. Reagan ra lệnh tăng cường quốc pḥng ồ ạt; ông đă khôi phục chương tŕnh B-1 Lancer đă bị chính quyền Carter bác bỏ , và triển khai tên lửa MX . Để đáp trả việc Liên Xô triển khai SS-20 , ông đă giám sát việc NATO triển khai tên lửa Pershing ở Tây Âu. Năm 1982, Reagan đă cố gắng cắt đứt khả năng tiếp cận ngoại tệ mạnh của Liên Xô bằng cách cản trở tuyến đường ống dẫn khí đốt được đề xuất tới Tây Âu. Điều này gây tổn hại đến nền kinh tế Liên Xô, nhưng cũng gây ra ác cảm trong số các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, những người trông chờ vào nguồn thu đó. Vào tháng 3 năm 1983, Reagan đă đưa ra Sáng kiến Pḥng thủ Chiến lược (SDI) để bảo vệ Hoa Kỳ khỏi các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong không gian. Ông tin rằng lá chắn pḥng thủ này có thể bảo vệ đất nước khỏi sự hủy diệt hạt nhân trong một cuộc chiến tranh hạt nhân giả định với Liên Xô. Có rất nhiều sự hoài nghi trong cộng đồng khoa học xung quanh tính khả thi về mặt khoa học của chương tŕnh, khiến những người phản đối gọi SDI là "Star Wars", mặc dù nhà lănh đạo Liên Xô Yuri Andropov nói rằng nó sẽ dẫn đến "một con đường cực kỳ nguy hiểm" Cùng với thủ tướng Vương quốc Anh Margaret Thatcher, Reagan lên án Liên Xô bằng những thuật ngữ tư tưởng. Trong bài phát biểu năm 1982 trước Quốc hội Anh, Reagan nói, "bước chân tiến tới của tự do và dân chủ sẽ bỏ Chủ nghĩa Marx-Lenin trên đóng tro tàn của lịch sử". Bị báo chí Mỹ coi là "ảo tưởng", Margaret Thatcher gọi bài phát biểu là một "chiến thắng". Ngày 3 tháng 3 năm 1983, ông tiên đoán chủ nghĩa cộng sản sẽ sụp đổ và nói rằng, "Chủ nghĩa cộng sản là một chương khác dị thường và đáng buồn trong lịch sử nhân loại mà những trang cuối của nó thậm chí hiện nay vẫn c̣n đang được viết." Trong một bài diễn văn trước Hội Evangelical Quốc gia ngày 8 tháng 3 năm 1983, Reagan gọi Liên Xô là "một đế quốc ma quỷ". Vào tháng 6 năm 1987, bốn năm sau khi ông công khai mô tả Liên Xô là một "đế quốc xấu xa", Reagan đă thách thức Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev "hăy phá đổ bức tường này!" trong một bài phát biểu tại Cổng Brandenburg. Ông đă chuyển chính sách Chiến tranh Lạnh từ ḥa dịu sang leo thang bằng việc tiếp tục cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô trong khi vẫn tham gia vào các cuộc đàm phán với Gorbachev. Cuộc đàm phán lên tới đỉnh điểm là Hiệp ước INF, trong đó thu hẹp kho vũ khí hạt nhân của cả hai nước. Ông qua đời tại nhà riêng vào ngày 5 tháng 6 năm 2004. Nhiệm kỳ của ông đă tạo nên sự tái tổ chức đối với các chính sách bảo thủ ở Hoa Kỳ và ông là một biểu tượng trong số những người bảo thủ. Các đánh giá về nhiệm kỳ tổng thống của Reagan từ nhiều sử gia và công chúng đă xếp ông vào hàng ngũ các tổng thống Mỹ vĩ đại nhất. (C̣n tiếp) |
All times are GMT. The time now is 19:54. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.