Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 04-27-2011   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Phụ gia “hô biến”, zú heo thành zú dê

Ông Vinh cho biết vú dê cũng tương tự vú heo, vú trâu, vú ḅ... nhưng có mùi vị đặc trưng của dê nên nhiều nhà hàng bơm thêm chất tạo mùi lên vú heo trước khi nướng.

Từ nguồn tin của bạn đọc, chúng tôi gặp ông Vinh (người cung cấp vú dê cho các quán ăn ở Q.Tân Phú, TP.HCM) tại một quán cà phê trên đường Tân Sơn Nh́. Khi ông Vinh cho chúng tôi xem 2kg vú “dê”, mùi hôi nồng nặc bốc ra, nước trong bao lợn cợn bă trắng, thớ thịt đă ngả màu trắng đục, lấm tấm đốm đen.

Quan sát kỹ, chúng tôi phát hiện đó chỉ là vú heo. Thấy lộ chuyện, ông này thú nhận: “Vú dê khan hàng lắm, hầu hết vú dê được rao bán chỉ là vú heo, vú trâu... Sau khi tẩm phụ gia tạo mùi, đố ai phân biệt đâu thật, đâu giả. Mấy chất phụ gia này chỉ cần ra chợ Kim Biên mua là có”.



Chân gà đă được tẩm hóa chất làm sạch trước khi giao cho khách hàng tại một cơ sở trên đường Tân Sơn Nh́, Q.Tân Phú, TP.HCM

Phụ gia “hô biến”

Ông Vinh cho biết vú dê cũng tương tự vú heo, vú trâu, vú ḅ... nhưng có mùi vị đặc trưng của dê nên nhiều nhà hàng bơm thêm chất tạo mùi lên vú heo trước khi nướng. Để bảo quản vú “dê” trong kho được lâu ngày mà không bị thâm đen, bốc mùi, ông Vinh cho biết phải dùng bột tẩy trắng (sodium hyposulfite) ngâm qua nước một lần. Chúng tôi ngỏ ư muốn vào cơ sở xem hàng, ông Vinh liền từ chối: “Muốn bao nhiêu th́ tui đem đến tận nơi”.

Một đầu mối khác là ông Đinh, chuyên bỏ sỉ các loại thịt đông lạnh như chân gà, cánh gà, đầu gà, ḷng gà, đùi gà..., quảng cáo hàng của ông nhập khẩu từ Bắc Mỹ và Nga. Lẽ ra có màu trắng tự nhiên, th́ bọc chân gà của ông Đinh c̣n đỏ nguyên màu hóa chất.

Ông giải thích: “Các loại thịt này phải cấp đông liên tục để vận chuyển đến hàng tháng trời. Đến khi có mối kêu hàng, tụi tui phải dùng hóa chất để ră đông cấp tốc. Sau đó đổ vào thùng để tẩy trắng phần xương bên trong, tủy xương của thịt gà đông lạnh bao giờ cũng bị đen, thâm kim, kể cả các lỗ chân lông trên da cũng thâm chân chim, sẽ được tẩy trắng luôn một thể”.

Chỉ vào những chân gà có màu hơi tim tím, ông Đinh nói thịt đă ră đông th́ không để lâu được, bắt buộc phải có thứ thuốc màu tím này, nếu không thịt sẽ bốc mùi, không gịn và dai.

Tại ba cơ sở làm thịt chà bông dọc quốc lộ 1A, thuộc P.Tân Thới Hiệp, Q.12, đều có chung một điểm là nhân viên của các cơ sở này mình trần, tay không chế biến thịt chà bông.

Tại cơ sở của ông Thịnh, nơi có đến 10 chiếc lò dùng để làm thịt heo chà bông, ông này nói: “Muốn thịt trắng thì có trắng, muốn vàng có vàng”, rồi đưa tay múc một muỗng nước màu tưới lên chảo thịt đang sấy.

“Phải chiều theo sở thích của khách mới bán được hàng, còn muốn ăn thì làm mẻ khác để dành ăn” - ông Thịnh thú nhận. Những túi bột màu trên đều không có nhãn mác và chỉ được phân biệt theo màu sắc: vàng, đỏ, trắng.



Chế biến thịt chà bông mất vệ sinh tại một cơ sở ở P. Tân Thới Hiệp, Q.12, TP.HCM.

Tẩy đường bằng... hóa chất

Tại Q.12, một số cơ sở sản xuất đường chuyên sử dụng chất phụ gia, phẩm màu và hai hóa chất sodium sulfite (Na2SO3) và sodium hyposulfite (Na2S2O3) vô cùng độc hại.

Bà Nga, một người thợ làm đường tại cơ sở T.Đ, cho biết: “Trước đây, cơ sở chỉ làm được đường phèn và đường hạt. Từ khi dùng bột tẩy, chất tạo màu th́ có thể làm ra hơn chục loại đường khác nhau, từ đường nấu chè, nấu sâm, đường làm nước giải khát...”.

Bà quảng cáo: “Như loại đường làm nước giải khát, chỗ tui bán bảy loại, có mùi và màu khác nhau. Để tăng độ ngọt có thể pha thêm “tinh ngọt” chế trực tiếp vô. Mấy loại hóa chất này mạnh lắm. Cứ pha chế chúng (phẩm màu, bột tẩy - PV) với lượng hợp lư là yên tâm”. Theo bà này, tất cả các loại đường trong quá tŕnh chế biến đều phải dùng chất tẩy để tẩy cặn bă nhanh hơn kiểu làm đường truyền thống, đường lại c̣n mịn hơn.

Tương tự, bà Hạnh, nhân viên ở cơ sở cung cấp đường các loại H.L, cho biết: “Đường nấu muốn có hương vị riêng, bắt buộc phải pha thêm chất tạo mùi, để nấu nước sâm th́ phải chế biến đường pha phụ gia có mùi sâm. Các loại đường mùi khách rất thích v́ vừa làm ngọt, lại đỡ tiền phải mua thêm chất tạo mùi”.

Vừa nói bà vừa rót một ly nhỏ chất lỏng có màu đỏ thẫm từ một can lớn, chỉ cách dùng: “Tụi tui dùng hai loại phẩm màu khác nhau. Một thùng 30 lít giá 800.000 đồng và phẩm màu vàng th́ rẻ hơn, 500.000 đồng/30 lít. Phải chọn đúng loại màu này nó mới kết tinh được với tinh mía, nhầm lẫn là hư đường ngay”.

Bà Hạnh nói trước đây khi chưa định được liều lượng hóa chất cho vào đường, thường cho các con vật như heo, chó nuôi tại ḷ ăn thử, nếu thấy chúng không sao th́ cơ sở yên tâm bán cho khách hàng. Nhiều lúc đường nấu ra bị hỏng phải bán đổ bán tháo cho những người nuôi heo, hoặc làm phân bón để gỡ gạc ít vốn.

Đem sản phẩm đường của cơ sở này đến Viện Công nghệ hóa học TP.HCM phân tích, chúng tôi đă nhận được kết quả giật ḿnh: lượng Pb (ch́) là 5,6 mg/kg, Cd (cadmi) là 0,33 mg/kg. Đây là những kim loại nặng rất độc cho cơ thể, nếu tích tụ nhiều, lâu ngày có thể gây ra bệnh ung thư.

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp (giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM): Sử dụng thực phẩm ngâm hóa chất có thể bị ung thư

Chất bảo quản có gốc sulfite hoặc hàm lượng kim loại nặng như ch́, cadmi... nếu sử dụng hàm lượng cao, thời gian dài sẽ có hại cho các bộ phận như gan, thận... Do không thể đào thải các kim loại nặng trong cơ thể ra ngoài nên các tế bào bị biến dạng, từ đó có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Có thể khẳng định các kim loại nặng hoặc khoáng chất có trong chất bảo quản, phẩm màu... hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng, ngược lại nếu tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây nhiều loại bệnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo Tuổi trẻ
Attached Images
 
tonycarter_is_offline  
Old 04-27-2011   #2
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Chết v́ ăn thứ... không biết

Chết v́ ăn thứ... không biết

Gần đây, ngư dân nghèo ven biển Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang liên tục bị ăn nhầm sam và cá nóc mít gây ngộ độc, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong.

Bức xúc chuyện người dân bị ngộ độc liên tục mà ngành chức năng các tỉnh chưa có biện pháp ngăn chặn tới nơi tới chốn, cả tuần nay, “vua tôm” Sáu Ngoăn (Bạc Liêu) đă điện thoại cho các cơ quan chức năng ở nhiều tỉnh và trực tiếp đi gơ cửa nhiều cơ quan: MTTQVN, Sở NNPTNT, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu… Mục đích của ông là nhằm báo cáo tính cấp thiết và đề xuất cần có biện pháp pḥng tránh kịp thời, thông tin đến người dân để họ biết rơ, tránh có thêm người ngộ độc, chết chỉ v́ thiếu hiểu biết về tác hại và mức độ cực độc của con sam và cá nóc mít.

Ông Ngoăn thẳng thắn: Tuyên truyền pḥng tránh HIV… hay những thứ khác th́ được bố trí áp phích dày đặc. Vậy tại sao đối với một vụ việc có thể rất dễ dàng gây chết người (mà chủ yếu là người nghèo) mà chúng ta (ngành chức năng, điạ phương) lại có thể xem nhẹ như thế.

“Phải hành động, hành động ngay tức khắc, trước hết cần áp phích có h́nh ảnh cụ thể cho dân dễ nhận biết mà tránh xa con sam, cá nóc mít độc hại. Chúng thật sự hết sức nguy hiểm” - ông Ngoăn tha thiết đề nghị.

Thạc sĩ Phạm Giang Nam - giảng viên Trường Đại học Bạc Liêu, nhấn mạnh: Hiện tại, thông tin về con sam hay con cá nóc mít với người dân rất mù mờ. Bởi thế rủi ro, cái chết cứ ŕnh rập họ và chẳng ai trong số họ có thể nhận biết để cảnh báo đó là thuỷ sản độc. V́ vậy, cần đẩy mạnh tuyền truyền, chú ư khâu phát tờ rơi và tuyên truyền miệng là cần thiết, tránh sự việc đáng tiếc xảy ra khi 2 loại cá độc này đang vào mùa.

Ông Ngoăn c̣n nghĩ rằng, phải chi ngành y tế mở hội thảo khoa học về con sam và con cá nóc mít, qua đó, định hướng giải pháp hữu hiệu trong quản lư, pḥng tránh ngộ độc cho dân và có thể xét đến khả năng y học của nó. Bởi theo ông Ngoăn, loại ǵ độc, thường có công hiệu y tế khác thường(?!).

Vũ Khánh
(Dân Việt)
tonycarter_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.