EU đă nhập khẩu nhiều khí đốt từ Nga hơn Mỹ, đánh dấu lần đầu tiên trong gần hai năm t́nh trạng này xảy ra. Điều này phản ánh sự phức tạp trong cân bằng giữa nhu cầu năng lượng và cam kết chính trị của EU giữa cuộc xung đột ở Ukraine.
Mặc dù các nước như Áo, Hungary và Slovakia tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt Nga do các hợp đồng dài hạn, nhiều tiếng nói kêu gọi EU cấm hoàn toàn khí đốt Nga. Tuy nhiên, các động thái này vẫn gặp phải thách thức về mặt chính trị trong nội bộ khối. Ảnh: TASS
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com, lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào Liên minh châu Âu (EU) đă vượt qua con số nhập khẩu từ Mỹ trong quư 2/2024, đưa t́nh h́nh trở lại như trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2022. Theo báo cáo từ tổ chức nghiên cứu Bruegel, EU đă nhập khẩu 12,8 tỷ mét khối (bcm) khí đốt tự nhiên từ Nga, so với 12,2 bcm từ Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau gần 2 năm, nhập khẩu của EU từ Nga vượt qua nhập khẩu từ Mỹ, phản ánh những thay đổi đáng kể trong nguồn cung cấp khí đốt của EU.
Sau khi Nga giảm mạnh cung cấp khí đốt do các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, Na Uy và Mỹ đă trở thành các nhà cung cấp chính cho châu Âu. Mỹ đă tăng cường cung cấp LNG để hỗ trợ EU vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng. Tuy nhiên, các yếu tố như nhu cầu giảm vào mùa Hè, các kho chứa khí đốt đầy ắp với mức trung b́nh đạt 92,4%, và sự giảm sút trong nhập khẩu từ Mỹ đă dẫn đến việc tăng nhập khẩu khí đốt từ Nga.
Ben McWilliams, chuyên gia của Bruegel, cho biết sự sụt giảm này chủ yếu do nhu cầu từ EU giảm, đặc biệt là nhu cầu mua LNG giao ngay từ Mỹ. Đồng thời, các quốc gia như Áo, Hungary và Slovakia vẫn duy tŕ nhập khẩu khí đốt từ Nga theo các hợp đồng dài hạn không linh hoạt, khiến họ khó t́m nguồn cung cấp khác thay thế.
Hiện tại, hai phần ba lượng khí đốt Nga nhập vào EU thông qua đường ống trung chuyển qua Ukraine và Turkstream, cung cấp trực tiếp đến các quốc gia trong khối. Một phần ba c̣n lại được vận chuyển dưới dạng LNG đến các cảng Tây Ban Nha, Bỉ, và Pháp.
Ville Niinistö, Nghị sĩ châu Âu từ Phần Lan, nhấn mạnh rằng việc nhập khẩu khí đốt từ Nga đồng nghĩa với việc hỗ trợ nền kinh tế của Điện Kremlin. Ông kêu gọi EU áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với khí đốt của Nga và hạn chế thị trường xuất khẩu của Nga càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, lệnh cấm toàn diện đối với khí đốt Nga chưa khả thi về mặt chính trị, do sự phản đối từ một số quốc gia thành viên EU. Dù vậy, từ năm 2023, các nước trong khối có thể tự đưa ra quyết định cấm nhập khẩu khí đốt từ Nga. Ví dụ, Áo đă cam kết giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga vào năm 2027, như một phần của chiến lược an ninh quốc gia mới.
VietBF@ sưu tập