Để duy tŕ sự giàu có thịnh vượng, ngoài BĐS hay chứng khoán, người giàu c̣n đầu tư vào thứ vô h́nh này.
Mới đây, trong chuyến đi du lịch của ḿnh, một người đă chụp lại khung cảnh trong khoang hạng nhất của máy bay và đăng lên mạng. Trong bức ảnh ấy, nhiều đứa trẻ ngồi khoang hạng nhất đang cặm cụi làm bài, bất chấp cả khoang đă tắt đèn tối om.
Bức ảnh khiến tôi nể phục những đứa trẻ sinh ra từ vạch đích, và hiểu được cách người giàu truyền lại của cải cho thế hệ sau
Trẻ em ngồi khoang hạng nhất trên máy bay chắc chắn không thể xuất thân từ một gia đ́nh nghèo khó. Nói cách khác, đây chính là những đứa trẻ được “sinh ra từ vạch đích”. Nhưng trong suốt chuyến bay kéo dài 2 giờ đồng hồ, các em không dùng điện thoại hay máy tính bảng, mà lại chăm chỉ ngồi làm bài tập.
Nhiều người thường có suy nghĩ rằng con nhà giàu, chẳng cần học hành vất vả cũng có tương lai tươi sáng, đơn giản v́ tài sản bố mẹ chúng để lại có khi đủ dùng cho cả 3-4 đời sau. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại: Người càng giàu, càng coi trọng việc học của con cái.
Dù không phải tất cả, nhưng những gia đ́nh có điều kiện kinh tế khó khăn thường chỉ cho con học hết Trung học, hoặc tệ hơn là chỉ học hết cấp 2, rồi cho đứa trẻ đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đ́nh. Trong khi đó, nếu chúng được học Đại học, học phí có thể không rẻ nhưng đổi lại, chúng có thể làm những công việc trí óc, không quá vất vả mà thu nhập lại tốt hơn nhiều những công việc tay chân thời vụ.
Ngược lại, với những gia đ́nh có điều kiện, họ nhất quyết cho con đi học, khuyến khích con học lên Thạc sĩ, thậm chí Tiến sĩ. Họ thậm chí sẵn sàng bớt nguồn tiền đầu tư BĐS hoặc chứng khoán để dồn tiền cho con đi du học. Quyết định này không hẳn là do họ quá dư tiền sẵn của, mà chỉ đơn giản là họ nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục. Đời cha mẹ giàu, để lại tài sản kếch xù mà đời con cái không biết quản lư, duy tŕ và phát triển, th́ rồi cũng sẽ đến ngày lụi tàn.
Có lẽ, đầu tư vào giáo dục chính là ch́a khóa duy nhất để hóa giải lời nguyền “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”.
Vua ṣng bài Macau - Stanley Ho từng nói thế này: “Tôi có thể để lại cho thế hệ sau tất cả mọi thứ, ngoại trừ kiến thức. Kiến thức là thứ mà mỗi người phải tự ḿnh học hỏi, trau dồi” . V́ lẽ đó, Stanley Ho chỉ có một yêu cầu duy nhất với các con của ông: Phải chăm chỉ học tập.
Với quan niệm học tập là điều quan trọng hơn tất cả mọi thứ, con trai của ông - Mario Ho, không chỉ thành công trên con đường học vấn, mà c̣n có thể làm giàu mà không cần dựa vào khối tàn sản của cha.
Năm 18 tuổi, nhờ thành tích học tập xuất sắc, Mario Ho nhận được học bổng vào 2 ngôi trường danh giá nhất thế giới: Đại học Oxford và MIT. Sau khi tốt nghiệp chương tŕnh đại học, anh trở thành “người trẻ nhất trong lịch sử” nhận bằng thạc sĩ tài chính của MIT.
Công ty eSport do Mario Ho thành lập đă được niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán Mỹ, đồng nghĩa với việc khối tàn sản mà anh sở hữu đă có một bước nhảy vọt.
Trong giới kinh doanh, có một câu nói kinh điển thế này: Khởi nghiệp khó một, trụ được vững khó mười.
Lời khẳng định này cũng không hề sai nếu đặt nó việc duy tŕ sự giàu có từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Với gia đ́nh vua ṣng bài Macau, dù cha kinh doanh một đằng, con khởi nghiệp một nẻo nhưng cả hai đều thành công. Tài sản của họ không những không bị hao hụt đi qua 1 thế hệ, mà c̣n nhân lên nhiều lần. Đây chính là minh chứng đanh thép, là lời giải thích hợp lư nhất cho việc tại sao người càng giàu, càng không bao giờ tiếc tiền đầu tư cho việc học của con cái.
Đồng thời, không phải đứa trẻ nào sinh ra từ vạch đích cũng chỉ biết ăn chơi. Cái đích mà họ cất tiếng khóc chào đời, thực ra cũng chỉ là điểm xuất phát cho hành tŕnh kế thừa, phát triển sự thịnh vượng, giàu có của gia tộc, ḍng họ. Đến khi nào họ thành công khiến khối tài sản của gia đ́nh nhân lên nhiều lần, đó mới được coi là thành công.
Suy cho cùng, không có ai thành công mà lại không phải chăm chỉ, cố gắng học tập. Không học trong trường Đại học th́ cũng học trong trường đời. Suy cho cùng, mỗi người sẽ có một điểm xuất phát và một vạch đích khác nhau. Thứ duy nhất mà ai cũng như ai, chính là nếu muốn thành công, không thể bỏ qua hay coi thường việc học. Không học trong trường đại học th́ học trong trường đời, đôi khi là học ở tất cả mọi nơi!
Những người chăm chỉ, chịu khó học tập kết hợp với bệ đỡ là nền tảng tài chính vững chắc của cha mẹ, chắc chắn không chỉ đời họ mà đời của những thế hệ về sau cũng sẽ sung túc, thịnh vượng.
VietBF@ Sưu tập