Khi lượng người trên 65 tuổi chiếm 22% tổng số tù nhân, nhà tù Fuchu phải để các phạm nhân trẻ có chứng chỉ điều dưỡng chăm sóc họ.
Từ cổng, nh́n lên mặt tiền ốp kính, bước vào khu vực tiếp tân rộng và thoáng, nhà tù Fuchu trông giống một ṭa nhà chính quyền địa phương. Nhưng đằng sau cánh cửa lớn được canh gác cẩn mật là không gian giam giữ lớn nhất Nhật Bản ở ngoại ô Tokyo, quản lư 1.700 phạm nhân.
Khoảng 1/3 số phạm nhân nam thụ án tại Fuchu dính líu đến yakuza, rất dễ nhận biết qua những h́nh xăm lớn. Một trong những phạm nhân tai tiếng nhất ở Fuchu là Kenichi Shinoda, 80 tuổi, cựu thủ lĩnh băng yakuza Yamaguchi-gumi lớn nhất cả nước.
Nhưng thật khó để tưởng tượng rằng họ từng là yakuza, bởi nhiều người vào tù khi đă có tuổi. Khoảng 22% phạm nhân ở Fuchu trên 65 tuổi.
Điều này khiến nhà tù lớn nhất Nhật Bản giống như một viện dưỡng lăo. Pḥng tắm cho nhóm này được thiết kế đặc biệt. Các phạm nhân trẻ có thể học điều dưỡng để lấy chứng chỉ nhằm chăm sóc bạn tù lớn tuổi và để t́m việc làm sau khi ra tù.
Bên ngoài nhà tù Fuchu ở tây Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP
"Nhiều phạm nhân lớn tuổi phải dùng thuốc, gặp khó khăn khi đi bộ hoặc tắm, nên chúng tôi cắt cử phạm nhân trẻ giúp đỡ họ", Hiroyuki Yashiro, giám thị nhà tù Fuchu, nói, cho biết thêm 70% phạm nhân lớn tuổi đang phải điều trị bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim, bệnh tâm thần.
Khoảng cách tuổi tác thể hiện rơ ở các khu nhà xưởng. Phạm nhân trẻ dành 8 tiếng mỗi ngày để may túi, áo phông, bảo dưỡng ôtô, làm bếp hoặc giặt là. Ở các xưởng khác, phạm nhân lớn tuổi không được giao nhiệm vụ nào khó khăn, ngoài lắp ráp móc nhựa phơi quần áo để cải thiện chuyển động đôi tay.
Nhật Bản vận hành nhà tù dựa theo bộ luật h́nh sự năm 1908, giữ nhiều quy định nghiêm ngặt áp dụng cho tất cả phạm nhân dù đă nhiều lần sửa đổi. Phạm nhân không được nói chuyện trong giờ làm việc hoặc giờ ăn, quyền viếng thăm hạn chế, được tập thể dục 30 phút mỗi ngày, thậm chí có thể bị cấm giao tiếp bằng mắt, theo Tổ chức Theo dơi Nhân quyền. Các phạm nhân được tắm ba lần một tuần, mỗi lần có 15 người tắm chung trong một bồn lớn.
Các tổ chức nhân quyền đánh giá quy định nhà tù Nhật Bản cứng nhắc, có nguy cơ gây tổn hại tâm lư cho phạm nhân. Nhưng các quan chức nhà tù Fuchu chỉ ra không có t́nh trạng quá tải, lạm dụng ma túy, bạo lực như ở các nước khác.
Bầu không khí tại Fuchu rất yên tĩnh, trật tự. Bên trong các pḥng giam, giường chiếu được gấp gọn gàng, sách vở xếp ngăn nắp. Giới chức nhà tù khẳng định sự b́nh yên này chỉ có thể đạt được nếu tuân thủ, thực thi nghiêm ngặt các quy tắc.
"Nơi này hoạt động tốt v́ tất cả phạm nhân đều được đối xử như nhau, không phân cấp", Yuiichiro Kushibiki, giám đốc nhà tù, nói tại một nhà xưởng. "Hăy nh́n xung quanh, xưởng có khoảng 60 phạm nhân, chỉ có vài người trông coi. Điều này chỉ có thể xảy ra khi các phạm nhân tuân thủ quy tắc, tôn trọng quản giáo".
Một góc xưởng cũng có máy đạp xe để phạm nhân lớn tuổi tập thể dục. "Chúng tôi phải sáng tạo để quản lư những phạm nhân lớn tuổi, thể chất yếu. Nhiều người không thể sinh hoạt b́nh thường trong tù", Masanori Hayashi, chuyên gia trị liệu của nhà tù Fuchu, cho biết.
Đối với một số phạm nhân lớn tuổi, măn hạn tù chưa chắc báo hiệu khởi đầu mới tốt đẹp. Theo giám thị Yashiro, 40% số phạm nhân lớn tuổi "không có phương tiện sống phù hợp" và sẽ phải phụ thuộc vào phúc lợi khi ra bên ngoài.
Các phạm nhân ở Fuchu được gặp người thân và đại diện pháp lư hai lần một tháng, tối đa 5 lần nếu hành vi tốt. Một số phạm nhân lớn tuổi không c̣n đến khu vực thăm thân, v́ "không c̣n gia đ́nh hoặc không c̣n ai muốn gặp họ".
VietBF@sưu tập