Cô giáo Natasha Nguyễn đang là cô giáo tại Học Khu Peel, gần đây nhận được giải thưởng do Liên Đoàn Nhà Giáo Tiểu Học Ontario ETFO trao tặng, vinh danh tác phẩm “We Are Travellers,” một câu chuyện dành cho trẻ em viết về một người Canada gốc Mỹ Latin thế hệ thứ hai, khám phá bản sắc văn hóa của ḿnh, theo tờ Burlington Today hôm 22 Tháng Tám.
Natasha Nguyễn giành giải thưởng Nhà Văn ETFO cho tựa sách liên quan tới di sản Ecuador.
“Tôi muốn viết một cuốn sách kể về hành tŕnh của các gia đ́nh nhập cư,” Natasha Nguyễn cho biết. “Những điều như di sản của truyền thống gia đ́nh và các gia đ́nh nhập cư thế hệ đầu tiên và thứ hai sống cuộc đời thường nhật tại Canada, đồng thời tiếp thu và bảo tồn những truyền thống và lễ hội tại quê nhà. Đây là một tựa sách vinh danh hành tŕnh của một di dân và mô tả hành tŕnh đó diễn ra như thế nào.”
Natasha Nguyễn từng có thời gian tự xuất bản một tựa sách, nhưng cân nhắc việc xuất bản “We Are Travellers” theo cách thức chuyên nghiệp để truyền bá cuốn sách tới nhiều thành phần khác.
Nguồn cảm hứng giúp Natasha Nguyễn đặt bút viết tựa sách đến từ chính gia đ́nh, nhất là bà ngoại, người qua đời cách đây hai năm.
“Thực ra tôi bắt đầu viết cuốn sách này cách đây vài năm khi bà ngoại tôi vẫn c̣n sống,” Natasha Nguyễn nói. “Tôi lớn lên cùng bà. Tôi lớn lên với một người mẹ đơn thân nên thực chất bà ngoại mới là người nuôi nấng tôi, tôi t́m hiểu được văn hóa Ecuador là nhờ bà ngoại. Tôi muốn ghi lại tất cả những ǵ bà dạy tôi và cách tôi lớn lên cùng bà, và tôi muốn tạo ra một tác phẩm để tri ân bà.”
Natasha Nguyễn cũng thành lập Câu Lạc Bộ Biểu Đạt Nghệ Thuật tại trường tiểu học nơi bà làm việc, khuyến khích học sinh vừa sáng tạo vừa tập trung vào việc cải thiện sức khỏe tâm thần và tạo mối liên hệ với cộng đồng.
Câu Lạc Bộ Biểu Đạt Nghệ Thuật quy tụ các thành viên chung tay tạo ra các bức thư và tác phẩm nghệ thuật cho cư dân tại các viện dưỡng lăo địa phương, cũng như nhấn mạnh vào các chủ đề trong Tháng Di Sản, chẳng hạn như các truyền thống Hồi Giáo, Sikh và Cơ Đốc Giáo.
“Nghệ thuật có rất nhiều h́nh thức khác nhau,” Natasha Nguyễn nói. “Tôi muốn tạo ra một không gian b́nh an, tại đó các em học sinh thích vẽ, nhảy múa hoặc hát, có thể đến với nhau để bộc lộ tư chất và không phải chịu áp lực v́ phải làm bài tập về nhà hoặc việc học hành trong trường.”
Natasha Nguyễn, người có nửa ḍng máu Việt Nam, cũng đang có ư định muốn viết một cuốn sách về khám phá văn hóa dưới góc nh́n của người Việt và đang sáng tạo một công cụ hỗ trợ thầy cô giáo Pháp văn trong việc giảng dạy ngữ âm tiếng Pháp cho trẻ em.