Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, xem tivi nhiều hay cách nuôi dạy không phải là nguyên nhân gây tự kỷ, trong khi, yếu tố di truyền góp phần nhiều hơn.
Theo thạc sĩ tâm lư Nguyễn Thị Hà Yến, Pḥng khám tâm lư, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, yếu tố góp phần quan trọng nhất gây ra chứng tự kỷ là di truyền. Trong các trường hợp khác, đột biến tự phát có thể đóng một vai tṛ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số nghi vấn cho rằng tự kỷ có liên quan đến dinh dưỡng, hoàn cảnh gia đ́nh, cách nuôi dạy...
Tự kỷ có thể lây lan
Thạc sĩ Yến cho biết tự kỷ không phải bệnh, mà là một rối loạn phát triển thần kinh. Một số phụ huynh lo lắng khi con tiếp xúc với bạn mắc chứng tự kỷ. Song, tự kỷ không thể truyền từ người này sang người khác thông qua virus, vi khuẩn hoặc bất kỳ phương tiện nào (ngoại trừ di truyền). Ngay cả khi một đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc, bắt chước cách cư xử của trẻ tự kỷ cũng không thể bị tự kỷ.
Để con khóc gây tự kỷ
Một số cha mẹ lo lắng để con khóc thay v́ vội vàng dỗ dành có thể gây tự kỷ. Điều này đôi khi có thể tác động đến cảm xúc, khiến con hờn dỗi nhưng không liên quan đến tự kỷ. Theo thạc sĩ Yến, trẻ sơ sinh mắc chứng tự kỷ có thể nhạy cảm bất thường với ánh sáng, mùi, âm thanh hoặc cảm giác thể chất. Tă ướt có thể khiến trẻ tự kỷ khó chịu hơn trẻ phát triển b́nh thường. Nhưng cảm xúc của bé như buồn, giận dữ... không dẫn đến t́nh trạng này.
Trẻ buồn, giận dữ không phải là nguyên nhân gây tự kỷ. Ảnh: Freepik
Tự kỷ có thể do dinh dưỡng kém
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con mắc chứng tự kỷ là do chế độ ăn không có gluten và casein, thường có trong lúa ḿ, sữa. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định dinh dưỡng kém không gây tự kỷ. Nghiên cứu cho thấy một số trẻ tự kỷ có vấn đề về đường tiêu hóa có thể cảm thấy khó chịu. Việc loại bỏ triệu chứng khó chịu này có khả năng cải thiện hành vi và tâm trạng của bé.
Thiết bị điện tử, tivi có ảnh hưởng không nhỏ
Có giả thuyết cho rằng trẻ xem tivi và chứng tự kỷ có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Hà Yến, không có bằng chứng nào chứng minh cho ư kiến này. Mặt khác, sau khi con được chẩn đoán tự kỷ, cha mẹ nên hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử để giúp con có nhiều hoạt động tương tác hơn.
Trong những năm qua, nhiều ư kiến cho rằng bức xạ điện từ (ER) do điện thoại di động và mạng wifi tạo ra là nguyên nhân làm gia tăng tự kỷ. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa t́m ra mối liên hệ nào.
Hoàn cảnh gia đ́nh có thể là nguyên nhân
Một số người lo rằng bố mẹ ly hôn, gia đ́nh có người mất... có thể khiến trẻ tự kỷ. Ly hôn, sự chết chóc, chia ly... có thể gây ra hệ lụy về tâm lư nhưng không dẫn đến tự kỷ. Thạc sĩ Hà Yến cho rằng nếu một đứa trẻ trở nên thu ḿnh hoặc bất ổn về tâm lư có thể mắc chứng rối loạn tâm trạng, không liên quan đến tự kỷ. T́nh trạng này cũng cần được chẩn đoán và can thiệp sớm.
Đánh vào đầu con có thể gây tự kỷ
Năo có thể bị tổn thương do bị đánh vào đầu, thiếu oxy hay các chấn thương thể chất khác. Trẻ bị tổn thương năo có thể có những hành vi tương tự như trẻ tự kỷ hoặc bị chẩn đoán nhầm là rối loạn phổ tự kỷ. Các bậc cha mẹ không nên tác động vật lư vào cơ thể con nhằm tránh tổn thương về năo, xương.