Cậu du học sinh sang Mỹ du học có khoảng thời gian không quá dài cũng dần quen với cuộc sống và một số thói quen ở xứ người, khiến hụt hẫng khi về nước sẽ bị lườm: "Cảm ơn cái ǵ, nhanh xuống đi để người khác lên" khi lên xuống xe chào hỏi tài xế là lịch sự bên đó.
"Tôi có khoảng thời gian không quá dài khi sang Mỹ du học, cũng dần quen với cuộc sống và một số thói quen ở bên đó. Giờ trở về nước, tôi lại gặp phải những rắc rối rất buồn cười", một du học sinh (23 tuổi, quê Quảng Châu, Trung Quốc) trở về sau 5 năm học tại Mỹ, kể về việc thích nghi trở lại đất nước ḿnh.
Ra ngoài tôi thường hay cười với người lạ
Ở Mỹ đó là phép lịch sự, nhưng về Trung Quốc nếu tôi cười với một cô gái th́ sẽ bị cho là sắp có động cơ hèn kém. C̣n nếu cười với những người khác th́ coi chừng, họ tưởng bạn bị điên hoặc mắc một chứng thần kinh nào đó.
Giúp người khác mở cửa nếu đi vào cùng
Kết quả là người được giúp sẽ lúng túng không biết nên làm thế nào? Họ sẽ đặt câu hỏi liệu bạn có phải là người phục vụ hay không hay "Có phải trả phí cho hành động này không?".
Khi bạn lên xe bus, ba lô luôn để dưới đất thay v́ trên ghế ngồi
Ở nước ngoài, việc đặt balo dưới đất khi lên xe bus nhằm để có chỗ cho người khác ngồi. Nhưng ở Trung Quốc, nhiều người thấy vậy thường hỏi tôi: "Không sợ balo bẩn à, có ghế bên cạnh sao không để mà đặt ở dưới đất vậy, dại thế".
Khi ở nơi công cộng, nói tiếng thường rất nhỏ
Nếu ở Mỹ, nếu nói to ở nơi công cộng, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu văn minh và bị xem thường. Nhưng khi ở Trung Quốc, nếu không nói to ở nơi công cộng, bạn bè sẽ chẳng hiểu bạn nói ǵ. Có quá nhiều người ở đó và âm thanh hỗn tạp thường rất lớn, nói quá khẽ đồng nghĩa với việc bạn đang nói chuyện một ḿnh.
Khi lên xe ôtô, thắt ngay dây an toàn
Thực tế th́ đây là quy định chung về an toàn giao thông được áp dụng tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Nếu ở Mỹ, dù bạn có ngồi phía sau th́ cũng phải thắt dây an toàn. Nhưng ở Trung Quốc, quy định này không quá nghiêm ngặt, trừ lái xe chính, những ghế c̣n lại thắt hay không không quá quan trọng.
Giấy vệ sinh trong nhà vệ sinh
Sự thật là tại các nhà vệ sinh công cộng ở Mỹ, giấy là một nhu yếu phẩm cần thiết và không thể thiếu. Nhưng tại những nhà vệ sinh công cộng ở Trung Quốc, việc thiếu giấy cũng trở nên phổ biến bởi có những người "tiện tay" mang chúng về nhà.
Nắng không bao giờ che ô
Ở Mỹ và các nước phương Tây, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời được coi là một thú vui, trào lưu để có một làn da rám nắng khỏe mạnh, đương nhiên là họ có bôi kem chống nắng. V́ thế nếu trời nắng mà bạn che ô hoặc đội mũ, nhiều người Mỹ sẽ cho đó là hành động kỳ quái. C̣n ở Trung Quốc, nắng mà đầu trần th́ bạn sẽ bị đánh giá là: Có lớn mà chẳng có khôn.
Quen chào người lái xe khi lên và xuống xe
Ở Mỹ th́ đó là thói quen thể hiện phép lịch sự, c̣n ở Trung Quốc th́ bạn sẽ nhận được ánh mắt nghi ngờ: "Cảm ơn cái ǵ chứ, nhanh xuống đi để người khác c̣n lên".
Dù bữa chính bạn ăn rất no, nhưng vẫn phải cố ăn thêm tráng miệng
Điều này đúng ở Mỹ, c̣n nếu như ở Trung Quốc, bạn sẽ bị đánh giá là tham ăn tục uống.
Khi đến ngân hàng hay bưu điện, luôn có ư thức đứng cách xa quầy khoảng một mét
Đó là cách xếp hàng tại Mỹ và các nước Bắc Mỹ. Nhưng nếu bạn vẫn giữ thói quen này khi ở Trung Quốc, người xếp hàng sau nghĩ rằng bạn chưa muốn giao dịch nên họ sẽ chen lên trước để giữ chỗ.