Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 05-22-2011   #1
QSold
Bá Chủ Võ Lâm
 
QSold's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Location: Sweet Home
Posts: 3,575
Thanks: 1,635
Thanked 1,064 Times in 219 Posts
Mentioned: 243 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 102 Post(s)
Rep Power: 100
QSold Reputation Uy Tín Level 3QSold Reputation Uy Tín Level 3QSold Reputation Uy Tín Level 3QSold Reputation Uy Tín Level 3QSold Reputation Uy Tín Level 3QSold Reputation Uy Tín Level 3QSold Reputation Uy Tín Level 3QSold Reputation Uy Tín Level 3QSold Reputation Uy Tín Level 3QSold Reputation Uy Tín Level 3QSold Reputation Uy Tín Level 3QSold Reputation Uy Tín Level 3
Eu Flag Resize Châu Âu sẽ phục hồi khi kinh tế Trung Quốc suy yếu

Trung Quốc được coi là động lực phát triển của kinh tế thế giới, nhưng vào thời điểm hiện tại, sự suy giảm của nó sẽ cứu cánh của cả châu Âu.

Ông Jim O'Neill, chủ tịch của công ty quản lý tài sản Goldman Sachs cho rằng, Trung Quốc sẽ tăng trưởng chỉ khoảng 8% trong năm nay, thấp hơn ước tính của IMF trong tháng trước là 9,6%, và thấp hơn nhiều so với con số 10,3% trong năm 2010.

Nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại. Điều này, thật ngạc nhiên sẽ là động lực phát triển kinh tế cho châu Âu.

Nếu kinh tế Trung Quốc, nước này sẽ phải nhập khẩu nhiều hơn từ các quốc gia khác, bao gồm cả khu vực châu Âu. Đồng thời, khi sự tăng trưởng của Trung Quốc không còn quá nóng, giá cả hàng hóa sẽ giảm bớt, sẽ giúp ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm bớt khả năng tăng lãi suất cao hơn.

Tăng trưởng tại Trung Quốc là động lực phát triển cho châu Âu

Mối lo ngại về suy thoái kinh tế tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nổi lên sau những phản ứng mạnh mẽ của Chính phủ nước này để kiềm chế lạm phát. Trung Quốc tăng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lên mức kỉ lục 21%, và liên tục nhiều lần nâng lãi suất.

Ông Charles Dumas, chuyên gia của công ty tư vấn Lombard Street Research cho biết: “Về cơ bản, sự tăng trưởng của châu Âu chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu của Đức, và hoạt động xuất khẩu của Đức lại chủ yếu hướng tới Trung Quốc”.

Với triển vọng tiêu dùng trong nước tăng trưởng mờ nhạt và sự phục hồi yếu ớt trong nhu cầu trên khắp các nền kinh tế châu Âu do vướng phải cuộc khủng hoảng nợ, hoạt động xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc là một động lực tăng trưởng kinh tế chính của châu Âu. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Đức về giá trị giao thương.

Trong năm 2010, giá trị hàng hóa mà Đức nhập khẩu từ Trung Quốc là 68 tỷ USD, và giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc là 74 tỷ USD, tổng giá trị thương mại giữa 2 nước tăng 35%. Tăng trưởng thương mại giữa 2 nước này đạt mức trung bình 20%/ năm, kể từ 2004.

Tại sao suy giảm kinh tế Trung Quốc sẽ tốt cho châu Âu vào thời điểm này?

Theo lập luận của chuyên gia Julian Jessop tại Capital Economics, thứ nhất, tăng trưởng của Trung Quốc thực sự không phải là điều tốt cho các nước khác. Thứ hai, một sự suy giảm kinh tế Trung Quốc sẽ giúp giảm lạm phát tại châu Âu bởi nó sẽ làm giảm giá cả hàng hóa.

Trong năm 2010, EU nhập khẩu 282 tỷ Euro (404,5 tỷ USD) hàng hóa từ Trung Quốc nhưng chỉ xuất khẩu 113 tỷ Euro hàng hóa sang nước này, tạo ra mức thâm hụt thương mại song phương là 169 tỷ Euro.

Điều này phản ánh phần lớn chính sách tiền tệ của Chính phủ Trung Quốc. Đồng Nhân dân tệ được định giá thấp so với đồng Euro, thậm chí là thấp hơn cả so với USD. Chỉ số Big Mac của tạp chí Economist cho thấy, trong tháng 10 năm ngoái, đồng Euro được định giá cao tới 20% so với đồng USD, trong khi đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp tới 40%.

Điều này có nghĩa, một sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc sẽ có lợi cho những công ty châu Âu cạnh tranh trực tiếp với nó. Đây sẽ là tin tốt lành cho Đức và các nhà xuất khẩu châu Âu, nếu nó kéo theo một sự thay đổi trong sự tăng trưởng của Trung Quốc: chuyển từ hoạt động đầu tư quá mức sang tăng cường hoạt động tiêu dùng trong nước.

Nhà kinh tế Michael Pettis tại Đại học Bắc Kinh nói rằng, bất kỳ sự tái cân bằng đáng kể nào của nền kinh tế Trung Quốc đối với tiêu dùng trong nước để thặng dư thương mại sẽ kéo theo sự suy giảm trong tăng trưởng GDP của đất nước nói chung

Khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, nhập khẩu các mặt hàng trọng điểm giảm và các nhà đầu tư phản ứng bằng cách bán ra các kim loại công nghiệp và dầu mỏ. Giá hàng hóa bắt đầu giảm, và điều này thực sự quan trọng đối với châu Âu bởi ECB nhạy cảm với lạm phát hơn bất kì ngân hàng Trung ương nào trên thế giới.

Lạm phát giảm, tốc độ nâng lãi suất của ECB sẽ chậm hợn so với các nhà đầu tư mong đợi sẽ là một tin rất tốt cho các nền kinh tế đang bị tổn thương bởi khủng hoảng nợ và đang bị thu hẹp về tài chính.
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	eu-china-trade.jpg
Views:	31
Size:	28.8 KB
ID:	287076  
__________________
Welcome to the Forum VietBF
QSold_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.