Chế độ ăn uống kém lành mạnh có liên quan mật thiết tới bệnh tật, bao gồm cả bệnh ung thư.
Nguyên nhân của hầu hết các bệnh ung thư vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng có một sự đồng thuận cơ bản là sự khởi phát của ung thư không phải là một yếu tố duy nhất mà là kết quả của sự kết hợp của nhiều yếu tố. Các yếu tố này bao gồm yếu tố di truyền (yếu tố bên trong) và yếu tố môi trường (yếu tố bên ngoài - như lối sống, môi trường sống và chế độ ăn uống,...).
Theo Sohu, có 5 kiểu ăn uống mà tế bào ung thư "rất thích", bao gồm:
Chế độ ăn hầu hết chỉ có thịt đỏ
Thịt đỏ bao gồm thịt ḅ, thịt cừu, thịt dê, thịt lợn chưa qua chế biến được xếp vào nhóm chất có thể gây ung thư 2A. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ăn quá 510 gam thịt đỏ mỗi tuần làm tăng nguy cơ ung thư, chẳng hạn như ung thư trực tràng và ung thư ruột kết.
Ảnh minh họa: BBC
Cụ thể, các hóa chất như amin dị ṿng (HCA) và amin đa ṿng (PCA) được tạo ra khi thịt đỏ được chế biến và nấu ở nhiệt độ cao, bao gồm nướng hoặc quay. HCA và PCA có thể gây tổn thương các tế bào trong ruột. Haem khi tiêu hóa thịt đỏ cũng có thể phân hủy thành các chất hóa học N-nitroso gây ung thư. Sắt hem trong thịt đỏ có thể dẫn đến stress oxy hóa, do đó có thể làm tăng quá tŕnh peroxy hóa lipid, dẫn đến biến đổi protein và tổn thương ADN thúc đẩy sự phát triển của các tế bào bất thường dẫn tới ung thư.
Nhưng điều này không có nghĩa là bạn không nên ăn thịt đỏ. Thịt đỏ rất giàu khoáng chất, đặc biệt là sắt. Thịt đỏ c̣n giàu protein, vitamin B12, thiamine, riboflavin và phốt pho. Thành phần dinh dưỡng và giá trị dinh dưỡng của thịt đỏ và thịt trắng (như cá, thịt gia cầm) khác nhau. Thịt trắng không thể đơn giản dùng để thay thế thịt đỏ. Bạn có thể ăn thịt đỏ nhưng phải kiểm soát số lượng hợp lư và không được ăn quá nhiều.
Ăn quá nhiều thịt đă qua chế biến
Thịt đă qua chế biến hay c̣n gọi là thịt chế biến sẵn là thịt trải qua các quá tŕnh như ướp muối, lên men, hun khói,... được gia giảm thêm các chất khác để tăng hương vị và bảo quản. Thịt chế biến sẵn phổ biến như xúc xích, giăm bông, thịt hun khói,...
Theo thang xếp hạng của WHO th́ thịt chế biến sẵn được xếp vào nhóm chất gây ung thư loại 1. Nitrat và nitrit được sử dụng để giữ cho thịt chế biến tươi lâu hơn. Khi chúng ta ăn chúng, nitrat và nitrit có thể trở thành hóa chất N-nitroso (NOC) có thể gây tổn thương các tế bào lót ruột của chúng ta. Tổn thương này có thể dẫn đến ung thư ruột. Nitrat bổ sung có thể là lư do tại sao thịt chế biến làm tăng nguy cơ ung thư ruột nhiều hơn thịt đỏ.
Lượng thịt đỏ và thịt chế biến sẵn được khuyến nghị ăn chỉ nên nhỏ hơn 70 gam mỗi ngày. Tức là khoảng 3 lát giăm bông, 2 lát thịt xông khói hoặc 1 chiếc bánh ḿ kẹp thịt ḅ nhỏ. Bạn ăn càng ít thịt chế biến và thịt đỏ th́ nguy cơ ung thư của bạn càng thấp, v́ vậy việc cắt giảm sẽ tốt cho sức khỏe của bạn bất kể bạn ăn bao nhiêu.
Thường xuyên ăn đồ nướng
Các món nướng rất được ưa chuộng nhờ màu sắc và mùi thơm hấp dẫn. Điều quan trọng là chúng có chứa chất gây ung thư như benzopyrene, acrylamide (do hydrat cacbon bị cháy ở nhiệt độ cao), hợp chất nitroso,... có thể làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.
Ăn quá mặn, quá nhiều muối
Ăn quá nhiều muối không chỉ làm tăng nguy cơ cao huyết áp mà chế độ ăn nhiều muối c̣n làm tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư thực quản do chứa hợp chất nitrosamine. Cũng như làm tăng rủi ro mắc ung thư thận, ung thư bàng quang và ung thư đại tràng.
Tiếc rẻ và ăn thực phẩm hết hạn
Do bảo quản hoặc hết hạn không đúng cách, thực phẩm dễ bị mốc, hết hạn sử dụng có chứa một số loại nấm và chất chuyển hóa của chúng, chẳng hạn như aflatoxin, có thể khử nitrat thành nitrit và thúc đẩy quá tŕnh tổng hợp nitrosamine, làm tăng nguy cơ ung thư, chẳng hạn như ung thư gan.
Ngoài các thói quen ăn uống kém lành mạnh kể trên th́ các "kiểu" ăn có hại khác cũng cần tránh như: Ăn quá nhiều đồ chiên rán, thực phẩm chứa chất béo băo ḥa hay chất béo trans; ăn quá nhiều và quá no; tiêu thụ nhiều đường bổ sung cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh măn tính bao gồm cả tiểu đường type 2, bệnh tim mạch và ung thư.
VietBF@ Sưu tập