Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 10-25-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Tây trên đất Việt

Người Việt tại hải ngoại về Việt Nam trong vài năm qua, ắt cũng nhận thấy rằng khách du lịch nước ngoài hầu như hiện diện khắp mọi nơi. Họ đến từ đủ quốc gia, đủ màu da, đủ loại du khách. Bên cạnh một tỉ lệ nhỏ khách nước ngoài đến Việt Nam qua công việc hay nghề nghiệp, 80 % khách nước ngoài đến Việt Nam như một sự t́m hiểu về vùng đất mới này. Liệu Việt Nam sẽ đủ sức để phát triển “kỹ nghệ không khói” đầy lợi nhuận này?


Từ Sài G̣n đến những thành phố du lịch của Việt Nam hiện nay, người ta dễ dàng bắt gặp từng đoàn du khách nước ngoài mang theo máy quay phim chụp h́nh, ăn bận đơn giản theo kiểu những người quen du lịch đó đây. Họ là những người cao niên, đi theo từng nhóm hàng chục hay đôi ba chục người. Hay có những cặp t́nh nhân nắm tay dung dăng tại các thành phố du lịch. Có khi chỉ toàn là những nhóm thanh niên lẫn lộn, hoặc chỉ toàn nam hay nữ. Vào nhà hàng, quán cà phê, tiệm ăn, những bar nhạc…, h́nh ảnh khách nước ngoài không hiếm. Những khách thuần túy du dịch theo đoàn, theo nhóm ắt cũng dễ nhận ra, khi chỉ gặp họ ở những chỗ mang tính chất du lịch. Nhưng có những thanh niên trẻ, ăn bận xuềnh xoàng, lang thang đó đây và được dân Việt đặt bằng cái tên “Tây ba-lô” , th́ bạn có thể gặp họ bất kể nơi đâu. Họ tập trung ở “phố Tây” Phạm Ngũ Lăo tại Sài G̣n, nơi có khách sạn hay nhà trọ b́nh dân. Nhưng cũng có khi họ trở thành một loại “thổ địa”, thuê nhà và quen thuộc với cả những người bán cà phê “cóc” hay hàng rong ngay trong hẻm hóc.





Để nh́n rơ hơn về chân dung và đặc tính các nhóm du khách đến Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể nh́n vài số liệu chính thức từ Tổng Cục Du Lịch Việt Nam. Tổng số du khách đến Việt Nam trong năm vừa qua vào khoảng 3.8 triệu du khách. Trong đó 800,000 khách nước ngoài đến Việt Nam với các mục đích liên quan đến công việc, c̣n lại là 3 triệu khách du lịch, tính luôn cả người Việt từ nước ngoài về thăm nhà. Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới- WTO, những con số du khách này gia tăng đáng kể so với những năm trước đó. Điều đáng lưu ư trong những số liệu này, là ngày càng có nhiều người Trung Hoa lục địa sang Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau, và nhiều phần đáng quan ngại. Bảng thống kê chỉ lượng khách Trung Hoa này chiếm đầu bảng, với hơn nửa triệu người trong năm 2009, vẫn tiếp tục gia tăng trong năm 2010 này. Du khách Mỹ và người Việt đang sống tại Mỹ về thăm nhà vào khoảng 404,000 người, xếp hạng nh́. Và theo sau là du khách từ các quốc gia như Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Pháp … đều chiếm phần lớn lượng du khách. Lượng khách này có gia tăng trong năm 2010 cho đến nay, ước tính có thể đạt đến hơn 4.5 triệu cho đến cuối năm. Dù so với lượng du khách đến Thái Lan vào khoảng gần 15 triệu người mỗi năm, lượng khách này vẫn c̣n nhiều khả năng để gia tăng, một khi Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia không quá chênh lệch về dân số và địa lư. Với một nền du lịch c̣n khá mới mẻ như Việt Nam, những con số này ít nhiều cũng là tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam, cho thấy một khả năng phát triển du lịch lâu dài nếu Việt Nam có những chiến lược phát triển du lịch hữu hiệu và bài bản.

Xu hướng du lịch thế giới đă chuyển từ những cuộc nghỉ mát với khách sạn sang trọng, tiện nghi hay ăn uống thừa mứa nhàm chán, để chuyển sang những cuộc du lịch mang tính cách khám phá về văn hóa và lịch sử nhiều hơn. Những thành phố cảng biển, sông nước hài hoà, những tập tục văn hoá hay lễ hội riêng biệt khắp Việt Nam, những di tích lịch sử, lăng tẩm cung đ́nh tại vài thành phố là những yếu tố có thể thu hút khách du lịch. Đặc biệt khi giá cả lại khá thấp so với đời sống bản xứ của du khách. Đó là những thuận lợi có sẵn cho du lịch Việt Nam. Mặt khác, những điều kiện phục vụ du khách này không phải là điều quá khó khăn vươn tới. Đi đến những xứ sở như Việt Nam, ít nhiều du khách cũng có những thông tin tối thiểu để không mong đợi những tiện nghi sang trọng, nên đó là lư do những xứ sở như Việt Nam hay Cam Bốt, dù chưa phát triển như các nước khác, vẫn c̣n nhiều cơ hội đón du khách.




Các cô cậu “Tây Ba Lô”học lớp gia chánh Việt Nam

Du khách chỉ cần những tiện nghi vừa phải, đủ an toàn và vệ sinh, điều mà hàng loạt các khách sạn, khu nghỉ mát vừa được xây dựng trong vài năm qua tại Việt Nam có thể cung ứng. Nhưng điều này chỉ là dăm điều kiện cần trong kỹ nghệ du lịch. Khi những yếu tố quan trọng không kém là một hệ thống và phương tiện di chuyển an toàn, dễ dàng và tiện lợi, những dịch vụ chu đáo, có tổ chức, trong một môi trường du lịch thân thiện hay mến khách từ những người làm việc trong kỹ nghệ này, cho đến cả xă hội nói chung. Điều mà Việt Nam vẫn c̣n thiếu, không tạo cho du khách ư định muốn quay lại lần thứ hai, hay thậm chí lan truyền những ấn tượng và cảm nghĩ chẳng mấy tốt đẹp qua hệ thống internet, ngăn cản những du khách đang có ư định du lịch sang Việt Nam. Điều than phiền nhiều nhất từ du khách nước ngoài đưa lên internet, không phải là những thiếu thốn về tiện nghi, mà hầu hết là cung cách và thái độ từ những người phục vụ, giới buôn bán cho đến cả những chính quyền sở tại các vùng. Họ t́m mọi cách bắt chẹt, moi tiền du khách một cách lộ liễu, trắng trợn. Những số tiền không đáng, nhưng dễ mang lại cho du khách những cảm giác khó chịu, hết hứng thú với chuyến đi. Nhiều lệ phí hay vé vào cửa vô lư, ở những nơi lẽ ra chúng không phải bán vé. Như những con đường ngang qua trung tâm phố cổ tại Hội An, du khách phải mua vé vài chục ngàn để … được đi bộ trong khu này là một ví dụ. Sau chuyến đi Việt Nam, tôi t́nh cờ đọc được những trang blog mạng kư, từ hai “blogger” trẻ người Úc. Trong cả chục trang blog dài của ḿnh, các “blogger” kể lại chi tiết những sự “tra tấn” mà ḿnh chịu đựng trong chuyến thăm Vịnh Hạ Long, bằng những cụm từ nguyên văn nặng nề như “torture” hay “in prison” như cách dùng chữ của hai thanh niên này. Dù là một trải nghiệm cá nhân, nhưng rơ ràng những điều như vậy, hoàn toàn bất lợi cho du lịch Việt Nam, trong một thế giới mà thông tin được lan truyền khá dễ dàng.

Cũng có những giới khách nước ngoài đến Việt Nam với mục đích khác, chọn Việt Nam cho những công việc dài ngày hơn, sau chuyến du lịch đầu tiên. Họ làm việc cho các công ty nước ngoài, hay cả cho Việt Nam; dạy tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ, hay là thành viên của các tổ chức từ thiện đang hoạt động tại Việt Nam. Như trường hợp của Dominique, người Pháp hay của Roger, một nhà thiện nguyện người Anh mà tôi có dịp tṛ chuyện.

Về lại Sài G̣n, tôi vẫn hay đi qua những hẻm nhỏ, ngang dọc quanh nhà. Kể cũng là lạ khi nh́n lại hẻm hóc Sài G̣n bây giờ. Những con hẻm nhỏ đan chéo, chằng chịt với nhau cũng là một nét lạ của đô thị. Một đường hẻm chính, có thêm hàng chục ngơ ngách nhỏ khác đâm ngang, có thể đưa bạn nối liền những đường chính, hay qua những khu lân cận. Có những ngơ nhỏ, ắt không đủ cho chiếc xe ba-gác chở hàng đi qua. Một buổi chiều, khi đi ngang qua con hẻm nhỏ gần nhà, tôi gặp một thanh niên Tây đang ngồi uống cà phê cóc được mở tại nhà. Có lẽ tâm trí đang lăng đăng việc ǵ khác, nên tôi vẫy tay chào theo thói quen rồi đi thẳng. Được dăm bước, bất chợt lại nhận ra điều hơi là lạ về h́nh ảnh một gă Tây ngồi đơn độc trong hẻm nhỏ, vẫy tay chào người qua lại. Tôi quay lại, bắt chuyện:

- Hi! Sao anh ngồi ở đây một ḿnh vậy? Tôi ngồi nói chuyện được không?
Chàng Tây độ ngoài 30, vồn vă đứng dậy bắt tay, lịch sự kéo ghế mời, nói dăm tiếng Việt ngọng ngịu, trước khi mời tôi ngồi bằng tiếng Anh:
- “Chào anh. Anh khoẻ không?”. Mời ngồi.
Có lẽ nó c̣n là thái độ vui mừng thật sự, hơn là xă giao thông lệ. Và nhận xét của tôi có phần đúng, khi bà chủ quán mang chai nước, vừa góp chuyện:
- Cậu nói được tiếng Anh hả. Thằng Tây này thèm người nói chuyện lắm. Nó “nhiều chuyện” lắm.





Đinh Yên Thảo và Dominique

Dominique đến và ở lại Việt Nam đă ba năm. Khởi đầu chỉ là chuyến du lịch khi nghe về Việt Nam. Chàng “Tây ba-lô” Dominique lập một kỳ tích đặc biệt khi lần đầu đến với Việt Nam, bằng cách thuê xe mô-tô chạy xuyên Việt từ Nam chí Bắc. Chỉ bằng đường bộ. Và đi qua gần hết các thành phố lớn tại Việt Nam. Lớn lên và làm việc tại Bordeaux như một chuyên viên ánh sáng cho sân khấu, Dominique bị thất nghiệp, đi du lịch với số tiền dành dụm. Qua vài tháng ngao du tại Việt Nam, Dominique lại t́m ra công việc đúng với chuyên môn của ḿnh, nên quyết định ở lại Việt Nam để làm việc. Dominique kể tên một vài “show” lớn, có các tài tử hay ca sĩ nước ngoài sang diễn, mà anh đă tham gia. Thuê pḥng ngay hẻm nhỏ đó với giá 2.4 triệu đồng Việt Nam mỗi tháng, Dominique cho biết sẽ c̣n tiếp tục sống tại Việt Nam cho đến khi … thất nghiệp. Những ngày không làm việc, Dominique la cà các quán cóc trong hẻm, uống cà phê, ăn hủ tíu, chào hỏi bắt chuyện với người qua lại. Tiếng Việt của anh bập bẹ, chỉ vài câu đơn giản. Khi tôi hỏi đùa, “vậy anh đă có bạn gái VN chưa?”, Dominique gật đầu, rồi cười bảo:

- Tôi cũng “may mắn” có người bạn gái Việt Nam thiệt t́nh. Cổ không “bỏ” tôi, khi tôi bị thất nghiệp, hay không kiếm được nhiều tiền.

C̣n câu chuyện của một “khách Tây” khác là Roger, một người Anh nghỉ hưu, sang Việt Nam làm việc thiện nguyện, giúp đỡ các trại mồ côi tại các tỉnh lỵ cao nguyên. Roger vui tính, thích giỡn nên là người bắt chuyện trước, khi thấy tôi chào dăm câu tiếng Anh, tại một tiệm ăn nhỏ vắng người tại Kontum. Khác với Dominique, Roger qua lại Việt Nam dài ngày thường xuyên, thay v́ ở lại hẳn như Dominique. Trông không quá lớn tuổi,nhưng Roger cho biết ông đă nghỉ hưu, làm việc cho một tổ chức từ thiện của Châu Âu. Roger có vẻ rành tiếng Việt, đời sống sinh hoạt tại Việt Nam hơn Dominique.




Đinh Yên Thảo và Roger

Có những du khách đến Việt Nam và “một đi không trở lại”, như hai thanh niên người Úc nói trên. Có những “Tây ba-lô” vừa du lịch vừa mưu sinh, trên vùng đất lạ lẫm như Dominique. Có những người thiện nguyện như Roger. Có những thương gia, những nhân viên hăng xưởng, ngoại giao sang làm việc. Có cả những kẻ đi t́m “sex tour”. Nhưng cũng có những du khách đă để lại cho Việt Nam những nhận xét, góp ư thẳng thắn, ích lợi cho việc phát triển du lịch hay xă hội Việt Nam nói chung. Theo dơi báo chí quốc nội, một chuyên mục “Trong mắt người nước ngoài” của báo Tuổi Trẻ, nơi đăng tải các nhận xét xác đáng của người nước ngoài, đă ít nhiều dấy lên sự quan tâm xă hội. Nào là “người Việt Nam không có một “văn hóa” xếp hàng, chỉ biết chen lấn”. Nào là “Khu du lịch nhưng không có nhà vệ sinh công cộng”. Hay chuyện “Bắt chẹt du khách trong tiệm ăn.” Những vấn đề lớn nhỏ được du khách đưa ra, ít nhiều cũng dấy lên những sự đồng t́nh, lưu tâm hay cổ vũ ư thức từ người dân, cùng các biện pháp từ chính phủ. Thậm chí có người, tự ḿnh “làm khuôn mẫu” cho những vấn đề này. Dăm tháng trước, qua những email nhận được, tôi xem thấy một thước phim khá ngộ nghĩnh trên youtube. Đó là h́nh ảnh một anh chàng “Tây ba-lô” đứng giữa đường phố Hà Nội, cầm c̣i tu-huưt điều khiển giao thông. Thoạt đầu cứ ngỡ là “phim hài”, hay ít ra đó cũng là một chàng Tây “dở hơi”, theo cách nói dân Hà Nội. Đứng ngay giao lộ, mắt th́ liếc đèn tín hiệu, miệng ngậm c̣i, hai tay vẫy chặn hệt như một cảnh sát thực thụ. Thậm chí khi đèn đă đỏ, chàng thanh niên Tây đưa tay ra dấu làn giao thông ngừng xe, vẫn c̣n nhiều người vượt đèn chạy tiếp. Qua cuộc trả lời phỏng vấn đôi phút, người xem được biết đó là Ben, một du khách người Anh. Anh ta bảo rằng việc làm của anh ta, chỉ là một cách để người đi đường tại VN ư thức được vấn đề giao thông, và kêu gọi mọi người cùng tiếp tay thực hiện những việc tương tự, hay ít ra chấp hành các điều luật giao thông.

Cũng từ trang mạng của Tổng Cục Du lịch Việt Nam, nơi mà chúng tôi trích dẫn các số liệu trên đầu bài viết, có đăng tải một vài chiến lược phát triển kỹ nghệ du lịch Việt Nam. Nhưng để kỹ nghệ du lịch phát triển thật sự, và đóng góp vào nền kinh tế quốc dân, tạo ra công ăn việc làm cho người dân, không chỉ ở việc t́m kiếm đầu tư, xây thêm khách sạn hay một vài khu ṣng bài, nghỉ mát, đánh gôn đó đây như những chiến lược này đề ra, mà c̣n phải là những sự kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Từ những cấu trúc hạ tầng liên quan, từ nhân lực cho đến ư thức của người dân. Kỹ nghệ du lịch Thái Lan tạo ra thu nhập chiếm khoảng 6.7 % GDP quốc gia, với khoảng 55 % lượng du khách hàng năm của Thái Lan là du khách quay lại lần thứ nh́, thứ ba. Đây là những con số đáng để kỹ nghệ du lịch Việt Nam suy nghĩ, cải đổi nhằm tạo ra những ấn tượng đẹp trong ḷng du khách, để họ c̣n mang ư định quay lại. V́ hiện nay, với tính chất tạm bợ, nếu không bỏ được tâm lư “vắt sữa” tức thời, vặt vănh, và chỉ một lần, kỹ nghệ du lịch VN sẽ khó đi xa hơn và cơ hội đón du khách quay trở lại, xem ra là điều khó thể nào xảy ra.

ĐYT
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Ty-Ba-L-hc-lp-gia-chnh_thumb.jpg
Views:	29
Size:	78.7 KB
ID:	327713  
Hanna_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.