Ngày mai (19/9), Ṭa án Nhân dân TP.HCM mở phiên ṭa xét xử Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm trong giai đoạn 2 của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài G̣n (SCB) và các đơn vị liên quan.
Trong giai đoạn 2 của vụ án này, bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm nguyên là lănh đạo chủ chốt, nhân viên của Ngân hàng SCB và các pháp nhận thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát bị xét xử về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Trong đó nhiều bị cáo bị truy tố, xét xử từ 2-3 tội danh trên.
Bị cáo Trương Mỹ Lan Ảnh_ Tỷ Huỳnh)
Theo cáo trạng, Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (gọi tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) được Trương Mỹ Lan thành lập, nắm giữ 60% cổ phần và làm Chủ tịch HĐQT từ năm 1992 đến nay.
Ngoài ra, thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần, bị cáo Trương Mỹ Lan là cổ đông có “quyền lực” lớn nhất tại Ngân hàng SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI). Qua đó, Trương Mỹ Lan đă thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối toàn diện mọi hoạt động của các pháp nhân này và sử dụng như công cụ tài chính cho bản thân, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các công ty liên quan.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua phát hành trái phiếu
Đối với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cáo trạng truy tố các bị cáo xác định, Trương Mỹ Lan và 28 bị cáo đồng phạm đă đề ra chủ trương phát hành trái phiếu không đúng quy định pháp luật.
Cụ thể từ năm 2018 - 2020, Trương Mỹ Lan đă chỉ đạo các bị cáo: Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT SCB; Vơ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB; Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc SCB; Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch, Tổng Giám đốc TVSI và Hồ Bửu Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng 4 pháp nhân là: Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mă trái phiếu “khống”.
Nhóm bị cáo đă phát hành 308 triệu trái phiếu để huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp), thu về tổng số tiền hơn 30.081 tỷ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.
Đối với tội “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, cáo trạng xác định, từ đầu năm 2018 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đă chiếm đoạt tổng số tiền 445.748 tỷ đồng thông qua tham ô tài sản và phát hành trái phiếu trái quy định.
Trong quá tŕnh chiếm đoạt số tiền trên, Trương Mỹ Lan đă chỉ đạo đồng phạm thực hiện các hành vi rút tiền, chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc, hợp thức hóa số tiền do phạm tội mà có.
Số tiền trên chủ yếu được dùng để chi trả các khoản vay của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB, trả nợ giữa các công ty, cá nhân trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay mượn nhau và chuyển ra nước ngoài thanh toán các hợp đồng "khống".
Từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đă lập các hợp đồng "khống" mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn giữa các công ty tại Việt Nam và công ty ở nước ngoài. Thông qua các hợp đồng này thực hiện chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại với tổng số tiền là hơn 4,5 tỷ USD (tương đương hơn 106.730 tỷ đồng). Trong đó, chuyển đi là hơn 1,5 tỷ USD, nhận về hơn 3 tỷ USD.
Ṭa án Nhân dân TP.HCM đă lắp mái che và trang bị màn h́nh Led cỡ lớn để phục vụ số lượng lớn bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo dơi phiên ṭa. (Ảnh_ Tỷ Huỳnh)
Vụ án có 35.824 bị hại
Theo quyết định của Ṭa án Nhân dân TP.HCM, phiên ṭa dự kiến kéo dài 1 tháng, từ ngày 19/9 - 19/10 và được xét xử công khai
Hội đồng xét xử gồm: Thẩm phán Nguyễn Thị Hà, Phó Chánh ṭa H́nh sự - Ṭa án Nhân dân TP.HCM làm chủ tọa; Thẩm phán Vũ Hoài Nam cùng 3 Hội thẩm nhân dân. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM tham gia phiên ṭa gồm: ông Vũ Tất Ba, ông Đào Lê Văn, ông Nguyễn Hồng Hiệp, bà Bùi Thanh Hằng, bà Lê Trương Hà Linh.
Ṭa xác định vụ án này có 35.824 bị hại là những nhà đầu tư sở hữu 25 mă trái phiếu của 4 doanh nghiệp: Công ty An Đông, Quang Thuận, Sunny World và Setra. Ngoài ra có 534 cá nhân, tổ chức là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Trong vụ án này, cơ quan tố tụng quyết định không xem xét trách nhiệm h́nh sự đối với 45 nhân viên Ngân hàng SCB. Các cá nhân này có liên quan việc đi lệnh ḍng tiền khống tại Chi nhánh Bến Thành và Sài G̣n thuộc Ngân hàng SCB. Tất cả đều thành khẩn khai báo, thừa nhận việc kư khống các chứng từ là trái luật nhưng kết quả điều tra xác định các cá nhân này không biết chủ trương phát hành trái phiếu, là người làm công ăn lương, bị lệ thuộc, thực hiện theo chỉ đạo, không được hưởng lợi.
Ngoài ra, bị can Nguyễn Phương Hồng - thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc SCB được xác định là đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan, do đă chết nên được đ́nh chỉ điều tra.
Hai bị can quốc tịch nước ngoài: Chen Yi Chung, nguyên quyền Tổng Giám đốc SCB và Chiu Bing KeungKenneth là luật sư, quản lư các công ty ở nước ngoài của Trương Mỹ Lan cũng được xác định có vai tṛ giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan trong “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Hiện 2 bị can này đă xuất cảnh, không rơ đang ở đâu nên cơ quan điều tra có quyết định truy nă và tạm đ́nh chỉ điều tra đối với 2 bị can.
Riêng ông Nguyễn Tiến Thành, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) và ông Nguyễn Ngọc Dương, nguyên Tổng Giám đốc Công ty SPG và Công ty VIPD được xác định đă giúp sức cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành trái phiếu trái quy định. Tuy nhiên 2 cá nhân này đă chết nên không khởi tố bị can.