R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Những mảnh đời bám chợ “dạt”
Chợ toàn những sản phẩm bị bỏ đi được “gọt giũa” lại để bán. Người bán, người mua đều nghèo. Cái chợ là một góc khác của Sài G̣n hào nhoáng và nhộn nhịp.
3-4 giờ sáng, trời vẫn c̣n lờ mờ tối nhưng những con đường quanh chợ Cầu Muối tấp nập người và hàng hoá đang đổ về trước các quầy hàng sáng loà ánh điện. Những cần xé rau củ quả tươi rói được khênh xuống, bày dọn trông vô cùng bắt mắt. Nhưng cách đó 5-7 m, dọc hai bên lề đường dưới dạ cầu Ông Lănh, một cảnh tượng trái ngược diễn ra.
Chợ “dạt”
Cũng là rau, củ quả nhưng toàn những thứ sứt sẹo, méo mó, nhàu nát và héo quắt đựng trong các rổ nhựa xấu xí, cũ kỹ bày dưới đất hoặc trong tấm nylon cáu bẩn, mờ đục. Ở đây cũng đông đúc kẻ bán người mua, chào mời nhưng trong bóng tối. Có chỗ sang hơn, người bán lia cây đèn pin nhỏ xíu bằng ngón tay (loại đèn khuyến măi của các hăng bia) cho người mua lựa. Khi không có khách, họ ngồi đó, lặng lẽ cạo gọt, tỉa tót những củ khoai tây, cà rốt, trái cam, trái táo, bơ bị dập nát hoặc hư thối một phần. Tất cả đều diễn ra trước mắt người mua. Không giấu giếm, không giả dối v́ ai cũng biết: Chợ “dạt” là đây!
Chợ “dạt” nghĩa là chợ hàng dạt, hàng phế phẩm… Các thứ trái cây, rau củ được tuyển chọn, tươi ngon nhất sẽ đưa vào các chợ lớn, rồi cứ thế hàng ít tươi ngon hơn tuần tự xuống các chợ nhỏ hơn, cuối cùng hàng “dạt” trôi ra chợ “dạt”, được “vạt” bớt những chỗ dập nát, sửa sang bày biện lại đẹp đẽ để bán tiếp. Chợ dạt cũng có nghĩa là khu chợ chồm hổm tự phát bán lẻ, không nhà lồng, không sạp, không đèn đóm, không thuế. Người bán ngồi tản mát, trôi dạt trên vỉa hè, tràn xuống ḷng đường từ dưới chân cầu Ông Lănh dọc đường Nguyễn Thái Học len lỏi qua đường Bến Hàm Tử (thuộc đại lộ Đông Tây). Những người mua bán nơi này vốn liếng quá ít ỏi chỉ đủ mua đi bán lại những thứ “người vất đi, ta lượm lại”. Đây là nơi đến của những người nghèo không đủ tiền đi chợ trong thời buổi giá cả đắt đỏ, của các quán cơm b́nh dân, những bếp ăn tập thể, xe đẩy bán trái cây dạo, những xe sinh tố vỉa hè…
Bà Tư đang gọt bỏ phần hư thối của những củ khoai lang sùng. Phía sau là chỗ ngủ hằng đêm của bà. Ảnh: NGUYỄN DÂN
Giá cả ở đây thật dễ chịu. Một kilogram khoai tây (tuỳ loại to hay nhỏ, vạt bỏ nhiều hay ít) có giá 4.000-5.000 đồng. Hành tím ở các chợ b́nh thường có giá trên 30.000 đồng/kg th́ nơi đây giá hành rụng chỉ 15.000 đồng. Một kilogram táo Mỹ 10.000 đồng, táo Trung Quốc 5.000 đồng, thơm 1.000-1.500 đồng/trái... Nói từng kư lô cho sang chứ ở chợ này có mấy người bán có cân. Họ bán mớ, bán trái. Mua nhiều ít ǵ cũng bán được. Cứ thế việc mua bán diễn ra sôi động từ 4 giờ đêm cho đến 7 giờ sáng. Khi ánh sáng của mặt trời khai toả th́ chợ dạt cũng tàn dần.
60 năm bám chợ “dạt”
4 giờ sáng, bà Lê Thị Tư bắt đầu dọn hàng ra bán. “Hàng” của bà là một mẹt những củ hành tím, củ th́ tróc vỏ, củ th́ thối đầu. Bên cạnh là một rổ nhỏ hành tây, không củ nào c̣n nguyên vẹn, hầu như toàn bộ vỏ đă bị lột sạch; dăm ba quả bí cùng một mớ khoai lang sùng đang được bà tỉ mẩn gọt bỏ. So với các bạn hàng khác, có lẽ chỗ bán hàng của bà Tư tươm tất nhất do những nhà quanh đó thấy bà đă 78 tuổi, chồng mất, con cái đứa nào cũng nghèo. Bà phải đi làm công và buôn bán nuôi thân nên họ ưu ái cho bà bán ngồi trước mặt nhà. Tiếng là sống với con gái ở quận B́nh Thạnh nhưng hầu như bà ăn ngủ luôn ở chợ là chính.
Một góc chợ “dạt”. Ảnh: NGUYỄN DÂN
Theo bà kể, mỗi ngày từ 9 giờ sáng bà đă phải đáp xe buưt lên chợ nông sản Tam B́nh (Thủ Đức) để quét dọn, phụ cho các chủ vựa đến 7 giờ tối. Người ta trả công bà bằng mớ rau củ quả dạt mang về bán. Mang hàng về tới chợ thường là 10 giờ tối nên bà ngủ ngay tại hiên nhà người ta vừa để canh hàng vừa để 4 giờ sáng có hàng bán ngay. Bám chợ Cầu Muối từ năm 17 tuổi, đến nay đă trên 60 năm, cuộc đời bà chẳng khi nào khá. Chậm chạp ngước đôi mắt đục lờ, bà Tư nói: “Cái số ḿnh vậy. Trời thương chút nào hay chút đó cậu ơi”.
Nhưng đâu chỉ riêng bà Tư khổ, bà Nguyễn Thị Sáu - người cũng bán những mặt hàng dạt tương tự bà Tư, dường như c̣n khổ hơn. Nơi bán hàng của bà Sáu ngay chân cầu, nồng nặc mùi khai. Hỏi bà sao không t́m chỗ nào sạch hơn, bà bảo: “Chợ dạt th́ có nơi nào sạch đâu. Chỗ này tuy hơi khai nhưng rộng và thoáng hơn phía trong dạ cầu kia”. Thật vậy, phía trong kia, hai bên vỉa hè nơi những người bán hàng dạt quá hẹp và tối. Chung quanh toàn là lá rau cải dập, trái cây thối. Bà Sáu tuy không phải đi xin hàng “dạt” để bán nhưng hoàn cảnh cũng quá bi đát. Con cái nghèo chẳng ai giúp đỡ. Cách đây 10 năm con gái của bà vất thằng con mới sinh cho mẹ nuôi rồi bỏ đi. Thằng B́nh - cháu bà Sáu nay đă 11 tuổi nhưng nhỏ như đứa bé bảy tuổi, được cái nhanh nhẹn nên bà cũng đỡ đần được phần nào.
Từ khuya, hai bà cháu lụi cụi dọn hàng ra, sau đó h́ hụi gọt rửa hàng cho sạch sẽ để bán suốt ngày. Cũng như ngoại của nó, ngày nào cũng vậy, cứ 10 giờ đêm nó theo chân bà lên chợ đầu mối tận thủ Đức để mua hàng dạt. Ngủ vật vờ vài tiếng ở băi giữ xe hơi gần đó, đến 3 giờ đêm, bà cháu nó đă phải dậy để mưu sinh.
Ớt chuông hư đang được bà Sáu gọt tỉa. Ảnh: NGUYỄN DÂN
Đất sống của người nghèo
Chợ dạt cũng là nơi đă nuôi sống những người tha hương trong cuộc đời lưu lạc. Bà Hương, người Huế, rời quê đă 20 năm, dù tảo tần mua bán vẫn giữ được vẻ nghiêm trang nhưng thanh thoát của người phụ nữ đất thần kinh. Mặt hàng của bà không cố định, khi là những quả nho Mỹ rụng, lúc là những quả dâu tây dập, những quả táo Tàu sâu góc. Bà gọt bỏ thoăn thoắt những chỗ hư, rồi chưng nhẹ nhàng vào rổ. Bà nói đầy vẻ tự hào: “Vậy chớ nhờ mấy mớ trái cây ni mà mấy đứa con tui đứa mô cũng học tới nơi tới chốn”. Hằng đêm, cứ 8 giờ tối là vợ chồng bà Hương chạy Honda lên chợ đầu mối mua hàng, về tới chợ “dạt” đă 2 giờ sáng. Chồng bà về nhà nghỉ, chỉ mỗi ḿnh bà bán đến 7 giờ sáng mới được về căn nhà thuê ở quận 4 để nghỉ. Khi được đề nghị chụp ảnh th́ bà nhất quyết không cho: “Giấy rách phải giữ lấy lề, buôn bán ri không có chi xấu nhưng con cái đứa mô cũng thành đạt. Thôi, giữ thể diện cho tụi hắn”. Cũng không cho chụp ảnh nhưng bà Thuư 47 tuổi - người bán một thúng bơ dập gần đó nại lư do khác: “Các anh đưa lên báo, chợ này bị dẹp th́ tụi tôi chỉ có nước chết đói thôi”.
Trời sáng dần, các hàng quán hai bên đường bắt đầu lục tục mở cửa. Con đường ngập ngụa rác, xác bắp cải, cà rốt, củ cải nhũn rữa càng nhớp nháp hơn những bước chân người đi chợ sớm. Chợ “dạt” cũng tàn dần, chỉ c̣n những người bán “dạt” ế vẫn ngồi đó, cố bán vớt vát thêm đồng nào hay đồng đó v́ họ biết khách của họ - những người nghèo giờ này hẳn cũng đang tất bật kiếm ăn. Ngoài kia, đại lộ Đông Tây ngùn ngụt xe qua lại như chưa hề biết rằng nơi đây có một khu chợ “dạt” đă cưu mang bao nhiêu thân phận nghèo khó.
NGUYỄN DÂN
PLTP
|