Mọi thắc mắc về dịch bệnh Covid-19 sẽ được giải đáp trong bài này - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Mọi thắc mắc về dịch bệnh Covid-19 sẽ được giải đáp trong bài này
Có đến "1001 câu hỏi" về Covid-19. Nhưng sau đây làcâu trả lời ngắn gọn nhất. Tất tần tật thắc mắc về đại dịch sẽ giải đáp cho bạn ngay bây giờ.

CÂU HỎI CƠ BẢN
1. Dịch bệnh Covid-19 là ǵ?

Dịch Covid-19 viết tắt của cụm từ “Coronavirus disease 2019”, là dịch bệnh do virus Corona 2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (viết tắt là SARS-CoV-2) gây ra. Dịch bệnh này xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong đó nhiều người cùng bị viêm đường hô hấp cấp.

2. Tại sao có nhiều cái tên như Covid-19, 2019-nCoV, SAR-CoV-2,…?

- Covid-19 là tên gọi của dịch bệnh này (từ ngày 12/2 đến nay).

- nCoV-2019 là tên gọi cũ của dịch bệnh này (trước ngày 12/2).

- SAR-CoV-2 là tên của virus gây ra dịch bệnh Covid-19.

3. Nguồn gốc của Covid-19 từ đâu?

Virus Corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Đến nay, đã có ba bệnh dịch đặc biệt nguy hiểm do virus Corona có nguồn gốc từ động vật lây sang người là SARS, MERS và COVID-19.

Các phân tích đang được thực hiện để biết nguồn gốc cụ thể của virus SAR-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Trước đó, SARS là một loại virus Corona từng xuất hiện và lây nhiễm cho người, bắt nguồn loài từ cầy hương; trong khi MERS là một loại virus Corona khác lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ lạc đà.



Dịch Covid-19 do virus SAR-CoV-2 gây ra.

4. Virus SAR-CoV-2 trông như thế nào?

Khi nhìn dưới kính hiển vi điện tử, chúng có các gai nhô ra ở mặt ngoài trông như hình chiếc vương miện.

5. Đă có thuốc điều trị và vắc-xin pḥng bệnh Covid-19 chưa?

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin pḥng bệnh Covid-19, v́ vậy chủ yếu điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời t́nh trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác nếu có.

CÂU HỎI VỀ SỰ LÂY NHIỄM

6. Virus SAR-CoV-2 lây nhiễm vào con người như thế nào?

Mỗi loại virus có các cấu trúc đặc trưng trên bề mặt hoạt động như những “móc câu” để virus bám vào các cấu trúc phù hợp với loại móc câu ấy (được gọi là thụ thể - receptor) trên bề mặt tế bào chủ để virus chui vào bên trong tế bào. Tế bào nào có cấu trúc giúp các “móc câu” của virus “móc” vào được sẽ là tế bào “nhạy cảm” với virus và bị virus nhiễm vào.

Virus SAR-CoV-2 sử dụng protein S làm “móc câu” để gắn vào thụ thể của nó trên bề mặt màng tế bào niêm mạc đường hô hấp của vật chủ, qua đó virus xâm nhập và nhân lên gây bệnh cho cơ thể.

Do các tế bào của đường hô hấp là mục đích tấn công của virus SAR-CoV-2 (trong đó các tế bào niêm mạc ở mũi, họng được cho là cửa ngõ đầu tiên để virus SAR-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể) nên thường xuyên uống nước ấm, không để họng bị khô là một biện pháp được khuyến cáo để bảo vệ họng, giảm bớt khả năng tấn công của virus vào các tế bào niêm mạc họng.

7. Virus SAR-CoV-2 gây bệnh cho cơ quan nào?

Biểu hiện bệnh chủ yếu của người nhiễm Covid-19 là viêm đường hô hấp cấp có nghĩa là Covid-19 gây bệnh cho đường hô hấp.

Một số bệnh nhân nhiễm Covid-19 còn có biểu hiện tiêu chảy và xét nghiệm có virus trong phân. Dù chưa chắc chắn nhưng không loại trừ khả năng Covid-19 gây tổn thương cho các tế bào niêm mạc khác, trong đó có đường tiêu hóa.

Trong số các bệnh nhân bị bệnh kết hợp còn thấy hiện tượng tổn thương chức năng của các tạng khác như gan, thận... Tuy nhiên, đây là hậu quả trực tiếp do virus tấn công hay hậu quả gián tiếp từ tổn thương phổi còn đang được các nhà khoa học làm rõ hơn.

8. Cơ chế lây lan của SAR-CoV-2 như thế nào?

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ư là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế khẳng định, chỉ có 3 con đường cơ bản lây nhiễm: Qua việc tiếp xúc với giọt nước bọt từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp; lây trực tiếp (khi tiếp xúc với người bệnh mà không thực hiện biện pháp pḥng bệnh); và lây truyền qua bề mặt trung gian đă nhiễm bẩn.

9. Virus SAR-CoV-2 có nhân lên trong môi trường tự nhiên không?

Không! SAR-CoV-2 nói riêng và virus nói chung không tự nhân lên được. Virus phải “mượn” tế bào sống để nhân lên bằng cách “khống chế” tế bào chủ “làm việc” cho virus. Sau khi nhiễm được vào tế bào, virus sẽ kiểm soát tế bào chủ bằng cách cài các gen của virus vào bộ gen của tế bào chủ, bắt tế bào bị nhiễm virus tạo ra các thành phần của virus. Khi đã đủ các thành phần cần thiết, các thành phần này lắp ghép lại với nhau để hình thành nhiều virus mới, đồng thời làm tổn thương cho tế bào bị nhiễm virus.

Trong môi trường tự nhiên, virus chỉ tồn tại nguyên dạng và không nhân lên, do vậy thời gian sống của virus trong môi trường tự nhiên là thời gian tồn tại của một thế hệ virus. Thời gian này là bao lâu sẽ phụ thuộc vào bản chất của virus và các điều kiện tự nhiên. Thông thường, ở nhiệt độ lạnh virus sẽ tồn tại lâu hơn, nhất là nhiệt độ lạnh âm sâu; các yếu tố khác như độ ẩm, chất liệu bề mặt (đất, gỗ, sắt...) cũng ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của virus; đặc biệt ánh sáng mặt trời có tác dụng tiêu diệt virus rất hiệu quả.

Đã có một số nghiên cứu cho thấy virus SAR-CoV-2 có thể sống được đến vài ngày, thậm chí đến 9 ngày trong môi trường tự nhiên. Vì thế, các biện pháp vệ sinh môi trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc triệt tiêu nguồn tác nhân gây bệnh có trong môi trường. Không nên chủ quan cho rằng virus đã bị tiêu diệt bởi các yếu tố từ môi trường. Mặt khác, môi trường sống thông thoáng, có ánh nắng mặt trời cũng có ý nghĩa rất tốt làm giảm bớt các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus SAR-CoV-2 trong môi trường.



Cả thế giới đang chung tay chiến đấu với dịch bệnh Covid-19.

10. Virus SAR-CoV-2 có thể tồn tại ở vùng khí hậu nóng ẩm không?

Có! Virus này đă lan sang cả các quốc gia có khí hậu nóng và ẩm, cũng như lạnh và khô.

Dù ở bất cứ nơi nào và điều kiện thời tiết ra sao, điều quan trọng là cần thực hiện các biện pháp pḥng ngừa.

Mặc dù vậy, vẫn nên tiêm vắc-xin pḥng các bệnh về đường hô hấp để bảo vệ sức khỏe của minh.

11. Bắt tay có làm lây Covid-19 không?

Cho đến nay chưa có bằng chứng virus SAR-CoV-2 có thể xâm nhập qua da vào cơ thể. Tuy nhiên, bắt tay là hành động có nguy cơ cao. Khi tay một người bị nhiễm Covid-19 chạm vào tay người khác có thể truyền virus sang tay người này. Từ bàn tay có virus có thể nhiễm tiếp vào đường hô hấp do các hành động khác như dụi mắt, ngoáy mũi, cho tay lên miệng hoặc kể cả chạm tay lên mặt, tạo cơ hội (dù nhỏ) để virus “bay” vào mũi. Do vậy, thực hành rửa tay/sát trùng tay và không chạm tay vào vùng mặt (đặc biệt là sau khi bắt tay) là biện pháp hiệu quả để ngăn nguy cơ lây nhiễm do bắt tay.

12. Sinh hoạt tình dục có làm lây Covid-19 không?

Chưa có nghiên cứu chứng minh Covid-19 có lây qua niêm mạc đường sinh dục hay không. Tuy nhiên, do sinh hoạt tình dục có nhiều hình thức, mức độ và động tác khác nhau nên sinh hoạt tình dục là hành vi có nguy cơ. Nguy cơ lây nhiễm cao hay thấp tùy thuộc mức độ tương tác giữa những người bạn tình tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của người nhiễm Covid-19.

13. Covid-19 có lây qua đường máu không?

Chưa có thông tin về vấn đề này. Trên quan điểm dự phòng, bệnh Covid-19 là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, mọi khuyến cáo về bảo hộ nhân viên y tế đều được đặt lên ở mức cao nhất trước nguy cơ phơi nhiễm với máu của người bệnh.

14. Covid-19 có lây từ mẹ sang con không?

Trong đợt dịch này, các nhà khoa học Trung Quốc đã theo dõi 9 trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 và đã sinh con. Các xét nghiệm dịch ối, máu dây rốn trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm Covid-19 và sữa mẹ không thấy có virus SAR-CoV-2. Cùng thêm các thông tin về SARS-CoV và MERS-CoV không lây truyền dọc từ mẹ sang con khiến cho các nhà khoa học tạm kết luận rằng Covid-19 không lây truyền dọc từ mẹ sang con. Mặc dù vậy, các quan sát mới chỉ thực hiện ở 9 ca bệnh nên cần có số liệu của nhiều người hơn để có thể kết luận chắc chắn về vấn đề này.

Lưu ý: Lây nhiễm dọc được hiểu là lây từ mẹ sang con qua nhau thai. Việc cách ly con khỏi mẹ để tránh lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc đường tiếp xúc trực tiếp vẫn là cần thiết.

CÂU HỎI CÁCH PH̉NG TRÁNH

15. Làm thế nào để bảo vệ bản thân?

Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng chủ động thực hiện tốt nhiều biện pháp như:

- Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch tŕnh di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

- Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà pḥng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

- Khi ho, hắt hơi hăy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay sạch sẽ.

- Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và t́m đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín.

- Không khạc nhổ bừa băi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các động vật nuôi hoặc hoang dă.

- Đeo khẩu trang khi đi đến chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.



Nguồn: Bộ Y tế

16. Tại sao lại cần giám sát thân nhiệt để kiểm soát dịch bệnh?

Giám sát thân nhiệt chỉ là một biện pháp kiểm soát dịch bước đầu để phát hiện người có sốt khi nhập cảnh, khám bệnh. Hầu hết các ca bệnh nhiễm Covid-19 đều có sốt nên đây là bước sơ bộ để kiểm soát dịch vì đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, biện pháp quan trọng vẫn là phát hiện sớm, cách ly và phòng ngừa trong lây nhiễm Covid-19.

Ngoài giám sát thân nhiệt còn phải kê khai các yếu tố dịch tễ như đến từ vùng dịch và theo dõi các triệu chứng hô hấp; quản lý và cách ly các người đến từ vùng dịch, tiếp xúc người bệnh và nghi ngờ mắc bệnh.

17. Có ai có đề kháng tự nhiên với Covid-19 hay không?

Hoàn toàn có thể có! Những người có đột biến gen mã hóa thụ thể dành cho virus làm cho virus không thể chui được vào bên trong tế bào là người có khả năng đề kháng tự nhiên với virus.

Tuy nhiên, còn quá sớm để tìm ra người có đề kháng tự nhiên với Covid-19. Hi vọng công nghệ giải mã bộ gen người hiện nay đã rất phát triển cho phép giải trình tự toàn bộ bộ gen người trong thời gian ngắn và giá thành thấp sẽ tạo điều kiện sàng lọc trong số những người nhiễm hoặc phơi nhiễm với Covid-19 nhưng không bị bệnh. Bằng cách đó có thể sẽ tìm ra được những người có đột biến gen tạo khả năng đề kháng tự nhiên với Covid-19.

18. Người mắc Covid-19 một lần đã khỏi, liệu có mắc lại bệnh này nữa không?

Có thể mắc lại. Nếu Covid-19 tạo được miễn dịch bền vững như virus sởi hoặc quai bị thì không bị lại; tuy nhiên điều này chưa thể khẳng định được vì còn quá sớm. Nếu miễn dịch không bền vững, trong giai đoạn đầu mới khỏi bệnh, lượng kháng thể đủ mạnh thì có thể không bị lại; nhưng đến giai đoạn sau, lượng kháng thể đặc hiệu mất dần đi thì vẫn có thể bị lại.

19. Cơ thể người đề kháng với Covid-19 như thế nào?

Là một virus hoàn toàn mới, lần đầu tiên xuất hiện ở người nên chưa ai có đề kháng đặc hiệu với virus. Vì vậy, cơ thể người mới nhiễm Covid-19 lần đầu tiên sẽ đề kháng chống virus bằng những phương thức tự nhiên không đặc hiệu trước (chủ yếu là các yếu tố hóa học trong dịch tiết của niêm mạc đường hô hấp). Nếu cơ chế này chiến thắng thì người đó không bị bệnh. Nếu cơ chế này thất bại thì người đó bị nhiễm mầm bệnh vào bên trong các tế bào.

Đây là cuộc chạy đua giữa một bên là sức tấn công hủy diệt của virus, với một bên là sức đề kháng của cơ thể khống chế sự nhân lên và loại bỏ virus cộng với khả năng tái tạo lại các tế bào đã bị tổn thương do virus. Nếu virus thắng thì bệnh sẽ tiến triển, nếu hệ miễn dịch thắng thì người bệnh khỏi bệnh.

20. Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có giúp ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 không?

Không có bằng chứng cho thấy việc rửa mũi thường xuyên bằng nước muối có thể bảo vệ không bị nhiễm virus SAR-CoV-2. Một số bằng chứng hạn chế cho thấy, thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể giúp mọi người phục hồi nhanh hơn khi mắc cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, việc làm này chưa được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa các nhiễm trùng đường hô hấp.

21. Thế nào là tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần với người bệnh?

Tiếp xúc trực tiếp là “da - chạm - da”, hôn hoặc quan hệ tình dục với người bệnh. Tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của cơ thể người bệnh được coi là tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.

Tiếp xúc gần là tiếp xúc với bệnh nhân trong cự ly 2m hoặc ở trong cùng một phòng hay khu vực chăm sóc một ca bệnh được khẳng định có bệnh hoặc khả năng bị bệnh trong thời gian kéo dài.

Ngoài ra, Bộ Y tế c̣n phân loại người tiếp xúc gián tiếp, đó là những người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19.

22. Những người nào phải cách ly v́ dịch Covid-19?

Bộ GTVT yêu cầu các hăng hàng không thông báo đến tất cả hành khách từ các nước trên thế giới nhập cảnh vào Việt Nam sẽ phải cách ly 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh từ 00h00 ngày 21/3/2020.

Người đi về từ vùng có dịch dù không có biểu biện bị bệnh hoặc nghi ngờ tiếp xúc với mầm bệnh vẫn phải cách ly. Lư do là những người này hoàn toàn có thể đă bị lây nhiễm virus từ vùng có dịch nhưng chưa có biểu hiện bệnh. Nhóm người này cần cách ly để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Nếu không cách ly nhóm người này mà họ có xuất hiện triệu chứng bệnh thì số người phải cách ly tiếp theo là rất lớn và rất khó kiểm soát triệt để.

Người nhiễm Covid-19 (F0) được điều trị, theo dơi tại bệnh viện chuyên khoa. Qua điều tra dịch tễ F0, những người tiếp xúc trực tiếp (F1) sẽ được cách ly tại cơ sở y tế. Trong khi đó, những người tiếp xúc gián tiếp (người tiếp xúc với F1 là F2, với F2 là F3, với F3 là F4, với F4 là F5) cũng được khuyến nghị cách ly tại cơ sở y tế hoặc tự cách ly tại nhà.

Bộ Y tế đă công bố số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Covid-19 là 19003228 và 19009095, miễn phí mọi cuộc gọi. Người dân cũng có thể liên hệ qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương, báo cáo các thông tin về dịch bệnh qua ứng dụng NCOVI trên điện thoại thông minh.



Nguồn: Bộ Y tế

23. Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có giúp ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 không?

Không có bằng chứng cho thấy việc rửa mũi thường xuyên bằng nước muối có thể bảo vệ không bị nhiễm virus SAR-CoV-2. Một số bằng chứng hạn chế cho thấy, thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể giúp mọi người phục hồi nhanh hơn khi mắc cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, việc làm này chưa được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa các nhiễm trùng đường hô hấp.

24. Sử dụng chất khử trùng nào để lau các bề mặt, giúp bảo vệ khỏi Covid-19?

Nếu các bề mặt bị bẩn, trước tiên hăy lau sạch bằng xà pḥng hoặc chất tẩy rửa thông thường và rửa sạch bằng nước. Sau đó sử dụng một chất khử trùng thường dùng trong gia đ́nh như nước tẩy, v́ hoạt chất của nó (sodium hypochlorite) có thể giết chết vi khuẩn, nấm và virus. Hăy nhớ luôn bảo vệ tay khi sử dụng thuốc tẩy (như đeo găng tay cao su), và pha loăng thuốc tẩy với nước theo hướng dẫn trên bao b́.

25. Cần vệ sinh nhà cửa như thế nào để hạn chế lây nhiễm Covid-19?

Nên để nhà thoáng khí, hạn chế hoặc không sử dụng điều hòa vì làm không khí tù đọng trong nhà. Nếu có điều kiện nên mở cửa để cho không khí lưu thông. Quét dọn, lau chùi nhà cửa thường xuyên. Đặc biệt, khi có ánh nắng mặt trời nên mở cửa để thông khí và cho ánh nắng mặt trời chiếu vào trong nhà có tác dụng tiêu diệt virus.

Những đồ vật cần vệ sinh thường xuyên để hạn chế lây nhiễm Covid-19 là những đồ vật nhiều người cùng sử dụng: Tay nắm cửa, nút bấm thang máy, tay vịn cầu thang, nút bấm điện thoại dùng chung, mặt bàn dùng chung, thậm chí cả tiền mặt luân chuyển giữa người này với người khác. Các đồ vật của cá nhân nhưng tần suất tiếp xúc cao với bàn tay hay vùng mặt như điện thoại di động, bàn phím máy tính, mặt bàn làm việc,…

CÂU HỎI VỀ TRIỆU CHỨNG

26. Người bị bệnh Covid-19 có biểu hiện gì?

Các triệu chứng lâm sàng ban đầu hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ. Một số trường hợp có thể có đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Những trường hợp nặng xuất hiện viêm phổi; khó thở do viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS); suy chức năng các cơ quan.

Người nhiễm Covid-19 có thể tiến triển ở nhiều mức độ khác nhau, nặng có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển, suy chức năng các cơ quan dẫn tới tử vong. Bệnh diễn biến nặng thường xuất hiện ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Tại thời điểm này, các kiểm tra chẩn đoán Covid-19 chỉ có thể được thực hiện tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng virus SAR-CoV-2 đó là kỹ thuật Real time RT - PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Trong trường hợp có người nghi nhiễm Covid-19, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định.



Nguồn: Bộ Y tế

27. Nếu nghi ngờ nhiễm Covid-19, có nên đến các bệnh viện tuyến trung ương để khám và xét nghiệm?

Đối với bệnh Covid-19, người nghi ngờ nhiễm bệnh được tiếp nhận và theo dõi cách ly triệt để, điều trị ở bệnh viện tuyến huyện trở lên. Khi cần thiết, người bệnh sẽ được chuyển tuyến trên. Do đó, nếu nghi bị mắc bệnh Covid-19, người bệnh hăy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất hoặc đường dây nóng tiếp nhận thông tin dịch bệnh Covid-19 (19003228 và 19009095) để được hướng dẫn, thăm khám, không nhất thiết phải đến thẳng các bệnh viện lớn tuyến trung ương để khám và làm xét nghiệm.

Nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp hơn, tùy theo cấp độ dịch, Bộ Y tế và Cục Quân y có thể sẽ đưa ra các quy định khác về phân tuyến, chuyển tuyến cách ly và điều trị người bệnh.

28. Covid-19 có gây quái thai không?

Một số virus nhiễm vào phụ nữ mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như virus cúm gây sứt môi hở hàm ếch, virus Zika gây bệnh đầu nhỏ, một số virus có thể gây sẩy thai như Rubella. Chưa thể trả lời được liệu Covid-19 có thể gây ảnh hưởng gì lên thai nhi hay không? Trên thực tế, cần theo dõi dài ngày hậu quả thai sản của những trường hợp bệnh nhân là phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 ở các giai đoạn sớm của thai kỳ.

29. Có thể lấy huyết tương của người bị bệnh Covid-19 đã khỏi bệnh để chữa cho người đang bị bệnh hay không?

Có. Vì trong huyết tương (thành phần dịch lỏng của máu) người bị bệnh đã khỏi có các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Chính các kháng thể này là “vũ khí” giúp cơ thể người bệnh chống lại các tác nhân gây bệnh, góp phần giúp người đó khỏi bệnh.

Truyền huyết tương (hoặc sản phẩm kháng thể tinh chế) của người bị bệnh đã khỏi cho người đang bị bệnh chính là truyền các yếu tố đã giúp người này khỏi bệnh sang cho người khác đang bị bệnh, tương tự như cung cấp “vũ khí” cho người ấy để đánh giặc. Phương pháp này đã được các bác sĩ Hồng Kông áp dụng với bệnh nhân SARS trước đây.

Điều này đòi hỏi người khỏi bệnh phải thực sự khỏi bệnh (không còn virus trong người), xét nghiệm máu có kháng thể trung hòa được virus SAR-CoV-2 và người đó đủ sức khỏe có thể hiến máu tách huyết tương chứa kháng thể kháng Covid-19 để truyền cho bệnh nhân. Ngoài ra, còn phải xem xét các yếu tố khác, bao gồm cả hòa hợp nhóm máu ABO và các xét nghiệm an toàn truyền máu khác, để tránh các tai biến trong điều trị bằng huyết thanh. Thực tế hiện nay, các bác sĩ Trung Quốc cũng đang bắt đầu nghiên cứu thí điểm biện pháp này cho các bệnh nhân nặng.



Diễn tập chuyển bệnh nhân vào khu cách ly. (Ảnh: hcmcpv)

CÂU HỎI THƯỜNG NGÀY

30. Phun cồn hoặc clo lên khắp cơ thể có diệt được virus SAR-CoV-2 hay không?

Không! Xịt các chất này lên người có thể gây hại cho quần áo và niêm mạc (mắt, miệng,…). Lưu ư rằng, cồn và clo có thể hữu ích để khử trùng bề mặt, nhưng chúng cần được dùng theo các khuyến cáo phù hợp.

31. Máy sấy tay có hiệu quả trong việc diệt virus SAR-CoV-2 hay không?

Không! Để bảo vệ bản thân khỏi virus Corona chủng mới, cần thường xuyên rửa tay với xà pḥng và nước sạch, hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn. Sau khi rửa tay, nên lau khô tay bằng khăn giấy hoặc bằng máy sấy tay.

32. Virus SAR-CoV-2 chỉ gây bệnh ở người già hay người trẻ cũng bị?

Mọi người ở tất cả các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm virus SAR-CoV-2.

Những người lớn tuổi và những người có các bệnh nền (như hen, đái tháo đường, bệnh tim) có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng bởi virus mới hơn. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, người dân ở tất cả các độ tuổi chủ động pḥng bệnh cho ḿnh, ví dụ bằng cách thực hiện tốt vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp.

33. Vật nuôi trong nhà có truyền virus SAR-CoV-2 hay không?

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, hiện tại, không có bằng chứng cho thấy vật nuôi trong nhà như chó, mèo hay các thú cưng khác có thể nhiễm virus này. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo luôn luôn rửa tay bằng xà pḥng và nước sau khi tiếp xúc với vật nuôi. Điều này c̣n bảo vệ bạn khỏi các vi khuẩn phổ biến và nguy hiểm khác có thể lây cho người như E.coli hay Salmonella.

VietBF@ sưu tầm.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 03-23-2020
Reputation: 136167


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 106,482
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	261.jpg
Views:	0
Size:	101.8 KB
ID:	1551028   Click image for larger version

Name:	262.jpg
Views:	0
Size:	72.2 KB
ID:	1551029   Click image for larger version

Name:	263.jpg
Views:	0
Size:	143.6 KB
ID:	1551030   Click image for larger version

Name:	264.jpg
Views:	0
Size:	89.2 KB
ID:	1551031  

Click image for larger version

Name:	265.jpg
Views:	0
Size:	127.0 KB
ID:	1551032   Click image for larger version

Name:	266.jpg
Views:	0
Size:	107.3 KB
ID:	1551033  
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,462 Times in 6,623 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 17 Post(s)
Rep Power: 123 PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9
PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 21:24.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04279 seconds with 13 queries