Ngân sách dành cho quảng cáo trong bầu cử Mỹ đang trên đà tăng vọt, dù vẫn chưa rơ hiệu quả của những chiến dịch này trong việc tranh thủ sự ủng hộ của cử tri Mỹ.
Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ thuê biển billboard ở Philadelphia (bang Pennsylvania) với nội dung chỉ trích ứng viên tổng thống của đảng Cộng ḥa Donald Trump hôm 9.9
AFP hôm nay 16.9 dẫn thông tin từ hăng phân tích quảng cáo MediaRadar CMAG ước tính sẽ có khoảng 1,2 tỉ USD chi cho đường đua vào Nhà Trắng năm nay.
Con số trên chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng cộng 12 tỉ USD tiền quảng cáo đổ vào các cuộc bầu cử lưỡng viện quốc hội Mỹ và các cuộc đua khác sẽ được quyết định vào ngày 5.11.
Số tiền 12 tỉ USD cũng cao gấp 3 lần so với bầu cử năm 2016. Tuy nhiên, không phải đợi đến năm nay mà xu hướng tăng chi cho quảng cáo chính trị cũng đă bắt đầu từ lâu.
"Sự thay đổi lớn nhất diễn ra khi ông Barack Obama tranh cử tổng thống năm 2008", AFP dẫn lời ông Mike Franz, đồng Giám đốc Dự án Truyền thông Wesleyan chuyên nghiên cứu về quảng cáo chính trị.
Có Taylor Swift ủng hộ, bà Kamala Harris được lợi ǵ?
Trước năm 2008, các ứng viên tổng thống thường sử dụng quỹ do chính phủ cung cấp để vận hành các chiến dịch tranh cử tuân theo những giới hạn chặt chẽ liên quan đến chi tiêu.
Thế nhưng, ông Obama nhận ra ḿnh có thể gây quỹ với số tiền cao hơn thế thông qua những cơ hội do mạng internet mang đến.
"Internet tạo điều kiện vô cùng dễ dàng cho việc góp tiền ủng hộ các ứng viên chính trị", so với 20 hoặc 30 năm trước, theo giáo sư Zachary Peskowitz của Đại học Emory (Mỹ).
Kế đến, năm 2010, Tối cao Pháp viện dỡ bỏ những giới hạn chi tiêu của các tổ chức phi đảng phái. Điều này tạo điều kiện cho sự ra đời của "siêu PAC", những tổ chức có thể gây quỹ hàng trăm triệu USD cho các ứng viên, từ đó đẩy mạnh hoạt động quảng cáo chính trị.
Dù vậy, ông Franz lưu ư rằng các nhà khoa học chính trị luôn ṭ ṃ về mức độ ảnh hưởng của hoạt động chi quảng cáo trên.
"Do các chiến dịch tranh cử ở những bang chiến địa then chốt diễn ra sít sao, việc đổ tiền (vào quảng cáo) có lẽ ít nhiều mang đến ảnh hưởng, nhưng không ai thực sự biết được tầm ảnh hưởng đến mức nào (đối với lá phiếu cử tri)", theo ông Franz.
"Tôi cho rằng cách đánh cược tốt nhất là cứ chi tiền hết mức có thể", ông Franz cho hay, và kết quả là xảy ra cuộc chạy đua quảng cáo chính trị giữa lưỡng đảng.
Một điều đáng lưu ư là dù ông Obama làm nên cuộc cách mạng về gây quỹ qua internet, các đài truyền h́nh vẫn thu hút phần lớn nguồn tiền quảng cáo, chiếm hơn phân nửa trong tổng số ngân sách chi cho hoạt động này.
VietBF@sưu tập