Viễn cảnh về cuộc khủng hoảng tên lửa như dưới thời Chiến tranh lạnh có thể tái diễn khi Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa lên tiếng cảnh báo, nếu Mỹ triển khai tên lửa tầm xa ở Đức, Nga cũng sẽ từ bỏ việc ngừng triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung theo Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Tuyên bố trên được Tổng thống Nga đưa ra khi phát biểu tại lễ duyệt binh diễn ra ở St. Petersburg nhân Ngày Hải quân Nga hôm qua (28/7). Ông Putin nhấn mạnh, t́nh h́nh hiện nay gợi nhớ đến các sự kiện dưới thời Chiến tranh lạnh, liên quan đến việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung Pershing tại châu Âu.
Tổng thống Nga Putin nói: “Nếu Mỹ thực hiện các kế hoạch như vậy, Nga sẽ coi ḿnh không bị ràng buộc bởi quy định không triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung theo Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung, bao gồm cả việc tăng cường năng lực lực lượng ven biển của Hải quân Nga. Hiện nay, quá tŕnh phát triển một số hệ thống như vậy của Nga đang trong giai đoạn cuối. Nga sẽ thực hiện các biện pháp tương xứng với việc triển khai của họ, có tính đến các hành động của Mỹ và các đồng minh ở châu Âu cũng như ở các nơi khác trên thế giới”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Trước đó, ngày 10/7, Mỹ và Đức ra thông báo chung về việc Mỹ sẽ bắt đầu triển khai hỏa lực tầm xa ở Đức vào năm 2026, “có tầm bắn xa hơn đáng kể so với các hỏa lực mặt đất hiện có ở châu Âu”, để thể hiện cam kết với NATO và pḥng thủ của Liên minh châu Âu (EU). Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho rằng, việc Mỹ triển khai tên lửa tới Đức là hành động tăng cường năng lực pḥng thủ, giống như Mỹ đă làm với nhiều đồng minh trong nhiều thập kỷ qua.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đánh giá, quyết định này đă được đưa ra từ lâu và sẽ “không gây ngạc nhiên” cho bất kỳ ai, đồng thời nó cũng phù hợp với các chính sách an ninh chung của NATO cũng như của Đức:
“Việc Mỹ triển khai các tên lửa có độ chính xác cao ở Đức, theo tôi là một quyết định đúng đắn và hoàn toàn phù hợp với các chính sách của chúng tôi”.
Các hệ thống vũ khí dự kiến được triển khai tới Đức sẽ bao gồm tên lửa pḥng không SM-6, có tầm bắn lên tới 460 km và tên lửa hành tŕnh Tomahawk, được cho là có thể tấn công các mục tiêu ở cách xa hơn 2.500 km. Việc triển khai những loại vũ khí như vậy trước đây bị cấm theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) thời Chiến tranh Lạnh, nhưng Mỹ đă rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2019.
Các chuyên gia quân sự lo ngại, Nga có thể sẽ có những phản ứng cứng rắn trước quyết định của Mỹ và Đức, gia tăng cuộc chạy đua tên lửa hai bên và có thể dẫn đến leo thang không kiểm soát tại châu Âu.