Go Back   VietBF > Funny Boxes > Crimes News | Tin H́nh Sự

 
 
Thread Tools
Old 07-15-2014   #1
Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Romano's Avatar
 
Join Date: May 2007
Posts: 122,400
Thanks: 9
Thanked 6,303 Times in 5,275 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 34 Post(s)
Rep Power: 142
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Supseries Resize Rơi vào "bẫy", không phải doanh nghiệp nào cũng khôn ngoan

Bất cứ doanh nghiệp, thương hiệu hay cá nhân nào cũng có thể phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông bởi điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

LTS: Trong thời gian gần đây, các khủng hoảng trong kinh doanh ngày càng xuất hiệu nhiều trên các phương tiện truyền thông. Các khủng hoảng có thể đến từ sản phẩm, dịch vụ như trong trường hợp Tân Hiệp Phát dùng hàng tấn hương liệu quá đát để sản xuất sản phẩm Trà Xanh không độ, tới từ con người như vụ nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines dính nghi án vận chuyển hàng lậu, tới từ chiến lược kinh doanh như quảng cáo mỳ gấu đỏ bị “tố” núp bóng t́nh thương hay từ những lư do “trên trời rơi xuống” ngoài ư muốn như trong vụ lật xe bia ở Đồng Nai. Tất cả các sự kiện đó đều khác nhau nhưng chung bản chất đó là khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao một doanh nghiệp lại dễ bị rơi vào khủng hoảng truyền thông ? Cần làm ǵ khi rơi vào khủng hoảng? Để độc giả có cái nh́n toàn diện và sâu sắc về vấn đề này, báo điện tử Trí Thức Trẻ đă thực hiện loạt bài về khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp. Tuyến bài phân tích những cuộc khủng hoảng truyền thông lớn của các doanh nghiệp trong thời gian gần đây, đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm về cách xử lư khủng hoảng qua lăng kính của các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân.

Khủng hoảng truyền thông luôn đi liền với các doanh nghiệp và ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp đó. Theo nh́n nhận của blogger truyền thông xă hội Nguyễn Ngọc Long th́ khủng hoảng truyền thông có hai mặt tiêu cực, tích cực và doanh nghiệp hăy coi đó là cơ hội để thu hút sự chú ư của công chúng, quảng bá thương hiệu.
Theo blogger Nguyễn Ngọc Long - người đă từng làm truyền thông cho nhiều công ty, tập đoàn lớn cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra khủng hoảng là rất cao. Bất cứ doanh nghiệp, thương hiệu hay cá nhân nào cũng có thể phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông bởi điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong doanh nghiệp hay chủ thể bên ngoài tác động tới.
Môi trường truyền thông phát triển mạnh, ngày một đa dạng (báo đài, phát thanh, truyền h́nh, mạng xă hội, di động…) th́ đó là điều kiện lư tưởng để “câu chuyện nhỏ” lây lan nhanh chóng và dễ dàng dẫn đến t́nh trạng mất kiểm soát của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của ông Long, đa phần các doanh nghiệp ở Việt Nam không chú trọng nhiều đến vấn đề truyền thông, giải quyết khủng hoảng truyền thông. “Các doanh nghiệp hoàn toàn không có kinh nghiệm và tỏ ra lúng túng khi xử lư khủng hoảng truyền thông” – chuyên gia này khẳng định.
Thực tế cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng xử lư “khôn ngoan” khi họ rơi vào “bẫy” khủng hoảng truyền thông. Nếu không có cách giải quyết tốt, ổn thỏa th́ chắc chắn doanh nghiệp đó đă phải trả một cái giá rất đắt.
Rất nhiều doanh nghiệp đă "lĩnh" hậu quả nghiêm trọng đến mức "không ngóc đầu lên được" như Công ty Vedan. Sau vụ việc "bức tử" sông Thị Vải năm 2008, thương hiệu này gần như biến mất khỏi thị trường Việt Nam. Hay như trường hợp của VNG cũng tương tự như vậy. VNG đă mua game Chinh Đồ từ Trung Quốc mà không kiểm soát kỹ, để xuất hiện đường lưỡi ḅ trong tấm bản đồ ở Biển Đông và hậu quả là game "hot", được nhiều gamer thích thú này phải tuyên bố đóng cửa khi báo chí và cộng đồng lên án.
Tập đoàn FPT cũng gặp khủng hoảng truyền thông với game Đặc nhiệm anh hùng do cách quảng bá gây phản cảm. Họ phải đóng cửa game này gây thiệt hại vài tỷ đồng…
Có thể thấy, đa phần phương án xử lư khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp hiện nay là “im lặng” hoặc đùn đẩy, lảng tránh báo chí hay phát ngôn không thống nhất, lúng túng dẫn đến mất kiểm soát thông tin.
Lư giải điều này, blogger Nguyễn Ngọc Long cho rằng: “Nếu doanh nghiệp không có kiến thức vững về truyền thông và khủng hoảng th́ đương nhiên họ sẽ trở nên bối rối và mất b́nh tĩnh khi xảy ra vấn đề. Hệ quả là họ sẽ đối phó bằng cách lấp liếm (chúng tôi không làm thế…) hoặc quanh co (chúng tôi cần thời gian xem xét lại…). Ngoài ra, t́nh trạng không có người phát ngôn chính thức hoặc phát ngôn bất nhất thậm chí “gây sự” ngược lại với truyền thông, báo chí là điều rất dễ xảy ra trong những cơn bối rối của doanh nghiệp”.
Có thể kể đến trường hợp Tân Hiệp Phát khi “phủ nhận” việc nhập hàng tấn nguyên liệu “quá đát” do nước ngoài sản xuất để chế biến nước giải khát. Hay trường hợp của ḿ Gấu đỏ bị “ném đá” và gần như khách hàng “tẩy chay” v́ sử dụng h́nh ảnh nạn nhân bị ung thư giả để quảng cáo. TH True Milk im lặng trước sự việc một bảo vệ chết trong téc nước của nhà máy; ông chủ đầu tư Bitexco im lặng trước vụ lùm xùm chung cư kiểu mẫu The Manor xuống cấp... cũng là những trường hợp điển h́nh của việc khủng hoảng truyền thông.
Nh́n ở khía cạnh khác, một doanh nghiệp cũng có thể tạo “scandal” hoặc sẵn sàng chấp nhận, tận dụng khủng hoảng truyền thông để nâng cao thương hiệu của ḿnh. Về góc nh́n này, theo đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Long th́: “Với doanh nghiệp “non tay” người ta sợ khủng hoảng c̣n hơn sợ cọp. C̣n với những người “chắc tay” họ mong có khủng hoảng truyền thông”.
Và để đối mặt với khủng hoảng truyền thông th́ người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người phụ trách truyền thông cần phải có kiến thức sâu rộng về truyền thông; có kinh nghiệm xử lư khủng hoảng trong quá khứ hoặc nghiên cứu các trường hợp của doanh nghiệp khác. Họ cần có kiến thức xă hội sâu rộng, kỹ năng giao tiếp quan hệ; cần có trải nghiệm và tầm nh́n trong làm việc với các đối tác, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan quản lư nhà nước và trong chính nội bộ doanh nghiệp.
tm
Romano_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	52d044be5911f0965537d13018ee39a0-1400485041877-crop1400485062121p.jpg
Views:	0
Size:	64.9 KB
ID:	637346  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.