Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 64% thị phần trong 7 tháng đầu năm, đa dạng chủng loại, trong đó có mặt hàng tăng trưởng đến 351 lần.
Số liệu do Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố cho thấy trong 7 tháng đầu năm, Trung Quốc đă chi 2,49 tỉ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu rau quả các loại của Việt Nam.
Trong đó, sầu riêng tươi vẫn dẫn đầu với giá trị hơn 1,47 tỉ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái; sầu riêng chế biến (ví dụ như sấy thăng hoa, sấy dẻo,…) 787.000 USD, tăng hơn 351 lần – là mặt hàng có giá trị tăng trưởng cao nhất ở thị trường Trung Quốc 7 tháng đầu năm.
Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường Trung Quốc với các sản phẩm sầu riêng là rất lớn, khả năng tăng trưởng cao khi Việt Nam – Trung Quốc vừa kư được nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và sẽ sớm có lô hàng đầu tiên xuất khẩu.
Sầu riêng chế biến được nhiều mặt hàng khác nhau
Theo các chuyên gia về sầu riêng, cơn băo Yagi vừa qua đă gây thiệt hại nặng nề cho đảo Hải Nam (Trung Quốc). Đây là vùng trồng sầu riêng nội địa của Trung Quốc nên không tránh khỏi thiệt hại.
Do đó, việc gia tăng nguồn cung sầu riêng tại chỗ của đất nước tỉ dân này vẫn c̣n gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc nguồn nhập khẩu từ các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trong 7 tháng đầu năm, những mặt hàng rau quả Trung Quốc tăng nhập khẩu c̣n có: mít 173,5 triệu USD, tăng 29%; dưa hấu gần 69 triệu USD, tăng 57%; bưởi 23,2 triệu USD, tăng hơn 6 lần; nhăn hơn 9 triệu USD, tăng hơn 43 lần; chanh 899.000 USD, tăng gần 3 lần; dừa chế biến 31 triệu, tăng 1,5 lần,…
Những mặt hàng rau quả xuất khẩu giảm mạnh sang Trung Quốc như: thanh long 223 triệu USD, giảm 32%; xoài 71 triệu USD, giảm 15,5%; vải 14,3 triệu USD, giảm 68%; ớt chế biến 9 triệu USD, giảm 22%,…
Một số mặt hàng "lạ" như lá tre được Trung Quốc nhập 350.000 USD, giảm 36%; lá cọ 61.000 USD, giảm 19%.
VietBF@sưu tập