Một cô kư giả Mỹ chuyên viết về ẩm thực so sánh nước mắm Thái Lan và nước mắm Việt Nam thế này: Cả hai đều làm từ cá cơm (anchovy), nhưng nước mắm Thái mặn hơn và có mùi “nặng” hơn.
Cô Mỹ này nhận xét trật. Trật không phải do lưỡi của cô, mà trật v́ cô so sánh con gà với con vịt.
Nước chấm làm từ cá th́ nhiều nước làm: Thái Lan, Mă Lai Á, Lào, Cam Bốt, Trung Cộng, Phi Luật Tân, Nam Dương, Nam Hàn…
Người Nhật c̣n lấy cả mực làm nước chấm.
Cá nào cũng đem làm nước mắm được hết. Về mặt khoa học, đó chỉ là “chặt” nhỏ protein của cá thành acid amin do tác dụng của enzyme trong ruột cá, từ đó mới tạo ra hương và vị đặc trưng của nước mắm.
Nước mắm mỗi nơi mỗi vẻ
Hầu hết nước chấm làm từ cá của nước Châu Á có độ đạm khoảng 10, và họ quen với hương vị nước mắm như thế.
Một vài loại nước mắm Thái có độ đạm khoảng 20, nhưng Việt Nam chuộng nước mắm đạm cao, có khi lên tới 30 – 40 độ.
Thái Lan và Việt Nam thường dùng cá cơm, một loại cá biển, nhỏ cỡ ngón tay trỏ để làm nước mắm. Nhưng có cả hơn trăm loại cá cơm, phân bổ mỗi vùng mỗi khác. Mỗi loại khi làm sẽ cho ra nước mắm có vị có hương khác nhau.
Ở Việt Nam có khoảng 6-7 loại cá cơm: Cơm than, cơm đỏ,sọc tiêu, sọc ch́, sọc phấn,… nhưng chỉ có 3 loại đầu được dùng nhiều v́ cho phẩm chất nước mắm ngon hơn.
Cũng một loại cá cơm, nhưng cá mỗi vùng lại ăn rong rêu khác nhau. Rồi cá mùa này gầy, cá mùa khác béo, năng suất ra đạm (phân ră cá) cũng khác.
Tùy theo cách làm và cũng tùy thuộc loại cá, mà thời gian lên men kéo dài 4-6 tháng, có khi kéo dài cả năm hoặc hơn.
Hơn nữa thời tiết khí hậu mỗi nơi mỗi khác, ảnh hưởng rất nhiều đến việc h́nh thành hương vị nước mắm. Chính cái “nắng gió” trời cho quanh năm này mà nước mắm Phan Thiết, Nha Trang trở nên lẫy lừng.
Với Phú Quốc, ông Trời c̣n biệt đăi hơn nữa, v́ ngoài thời tiết, cá cơm vào mùa to béo tươi ngon, chượp ra đạm nhiều. Chỉ có điều phải chượp lâu, có khi hơn cả năm, mà chượp lâu hương mắm càng đậm đà.
Những vùng khác yếu thế hơn, nhưng họ cũng biết đối phó với thời tiết, để có được những kỹ thuật làm nước mắm khác nhau, và cứ thế cha truyền con nối.
Có thể ép đạm, nhưng không thể ép hương
Nước mắm đạm cao th́ thời gian ủ chượp phải lâu hơn, nhưng “chân lư” này không phải lúc nào cũng đúng.
Người ta có thể dùng thêm enzyme để thúc đẩy sự phân giải protein cá thành đạm amin nhanh hơn, từ một năm c̣n 6 tháng, có khi nhanh hơn.
Mà cũng tùy nguyên liệu nữa: Cá nhỏ, cá dập nát phân giải nhanh hơn, cá tươi cá c̣n nguyên phân giải chậm hơn…
Nhưng hương th́ khác, hương cần thời gian ủ chượp khá lâu, một năm hoặc hơn, để vi khuẩn kỵ khí phân giải chất béo và protein thành các chất dễ bay hơi để tạo ra mùi hương đặc trưng của nước mắm, và vị nước mắm cũng “đầm” lại, cái mà người ta gọi là hậu vị (after-taste) của nước mắm.
Nước mắm Thái hầu hết đều sử dụng thêm enzyme để tăng tốc lên men, ra nước mắm nhanh.
Họ cần năng suất, nhưng hương chưa kịp ngấu sẽ có mùi hơi ngai ngái.
Cách làm nước mắm của người ḿnh thường có tỷ lệ muối cao (3 cá 1 muối), c̣n các nước khác tỷ lệ muối ít hơn.
Muối ít, lên men nhanh hơn, ra nước mắm lẹ hơn, và dĩ nhiên hương cũng kém hơn… C̣n muối cao th́ thời gian ủ chượp lâu hơn, có khi cả năm hoặc hơn, nhưng hương nước mắm ra đậm đà hơn.
Nước mắm truyền thống “thứ thiệt” của Việt Nam thường hơi mặn hơn là v́ thế.
Công nghiệp ép truyền thống
Làm nước mắm truyền thống th́ quanh năm vất vả, nắng mưa dăi dầu, chăm mấy cái thùng c̣n hơn chăm heo đẻ, nhưng làm nước mắm công nghiệp th́ nhanh cái rẹt, mỗi ngày ra cả vài chục ngàn lít là thường. Chỉ cần mua nước mắm thấp đạm về pha loăng, rồi thêm phụ gia hóa chất, đóng chai dán nhăn là xong.
Vị nước mắm là do acid amin do phân giải từ cá mà ra. Nước mắm công nghiệp chỉ cần cho thêm các chất tạo vị như bột ngọt, siêu bột ngọt (I+G)…
Hậu vị của nước mắm là do đủ loại acid amin từ cá tạo thành. Nước mắm công nghiệp làm ǵ có hậu vị.
Màu nước mắm là do chuyển hóa các chất đường, lipid và protein trong cá mà thành.
Nước mắm công nghiệp chỉ cần thêm màu nhân tạo caramel, carmine, Brown HT…
Hương nước mắm là do nhiều chất dễ bay hơi hợp thành do phân giải cá mà ra. Nước mắm công nghiệp chỉ cần thêm hương nhân tạo. Hương cốm, hương nhài, hương nếp… Hương cà cuống c̣n nhái được, th́ nhái hương nước mắm là chuyện… nhỏ.
Độ sánh của nước mắm là do protein tan trong nước tạo gel. Nước mắm công nghiệp chỉ cần thêm chất tạo sệt (thickening agents) như CMC, xathan gum…
Độ mặn của nước mắm phải cao để ức chế vi khuẩn gây hư (spoilage bacteria).
Nước mắm công nghiệp không cần mặn cao, v́ đưa thêm chất bảo quản benzoate, sorbate vào.
C̣n muốn mặn dịu hơn nữa th́ thêm đường hóa học như aspartame và acesulfam K.
Độ đạm (tổng) nước mắm là protein cá phân giải. Nước mắm công nghiệp là nước mắm đạm thấp pha loăng.
Muốn tăng độ đạm muôn vàn thủ thuật, tử tế th́ bổ sung đạm từ lúa ḿ (protein được thủy giải để dễ ḥa tan), bá đạo th́ thêm nước phụ phẩm bột ngọt…
Nước mắm công nghiệp ngọt đầm hương dịu, sóng sánh màu hổ phách, nói chung, thích ǵ chiều nấy.
V́ thêm các phụ gia hóa chất được phép dùng trong thực phẩm, nên nước mắm công nghiệp về mặt an toàn thực phẩm, không có ǵ đáng than phiền. C̣n bá đạo đến cỡ nào cũng tùy nhà sản xuất.
Nước mắm hải ngoại
Tôi có thể nói, nước mắm “Made in Thái Lan” ở bên Mỹ hay bên Châu Âu đa số là nước mắm công nghiệp.
Thực ra nước mắm Thái cũng có loại zin, nhưng cũng chỉ cỡ 20 độ đạm là cao do khẩu vị của dân họ đă quen như thế. C̣n nước mắm truyền thống Việt Nam loại ngon khoảng 30-40 độ đạm.
Ở nước ngoài, khai báo về độ đạm thường “nấp” vào trong cái bảng nhỏ xíu gọi là “thành phần dinh dưỡng” (nutrition facts) dưới dạng protein.
Con số này phải chia cho 6,25 mới ra độ đạm. Người tiêu dùng hầu như không để ư chuyện này.
Có hăng quảng cáo, chỉ có anchovy extract (nước cốt cá cơm) và muối, nhưng lại có thêm đường ăn (sugar). Mấy nhà thùng nước mắm truyền thống Việt Nam mà biết chuyện “nước mắm có đường” chắc phải bở vía.
Có đường, chỉ vài ba tháng nước mắm sẽ xuống màu, mất hương.
Thế th́ nước mắm đó là ǵ? Hoặc là dùng đường hóa học, hoặc là xài phẩm màu và hương nhân tạo.
Đến chơi nhà bạn bè ở nước ngoài, tôi thấy nhiều bà xài nước mắm Thái. Sao vậy, chê nước mắm Việt à? Không phải, tôi xài nước mắm Thái cho an toàn.
An toàn thiệt không?
Cục Khoa Học Y Tế (DMS-Thái Lan) năm 2013, đă khảo sát phẩm chất mắm với 471 mẫu của 118 nhà sản xuất nước mắm trên thị trường Thái.
Kết quả ghi nhận 45,4% mẫu không đáp ứng tiêu chuẩn. Đa số có độ đạm thấp hơn so với ghi nhăn, hàm lượng acid glutamic (bột ngọt) cao, và đáng ghi nhận là 4,5% chứa chất bảo quản benzoate trên mức cho phép.
Loại nước mắm pha (mixed fish sauce), hay gọi theo kiểu Việt Nam là nước mắm công nghiệp, vi phạm nhiều hơn.
An toàn thực phẩm là chuyện vô vàn, rủi ro có thể xảy ra bất cứ chỗ nào, chỉ có thể hạn chế mà thôi. Xuất được chai nước mắm vào Mỹ, vào Châu Âu cũng chẳng dễ ǵ qua được đôi mắt sấm sét của cơ quan thẩm quyền bản xứ.
Trở lại câu chuyện cô kư giả Mỹ so sánh nước mắm Thái và nước mắm Việt. Dựa trên h́nh ảnh mà bài báo minh họa, cô kư giả đă không nhận ra rằng, cả 2 chai nước mắm đều sản xuất tại Thái Lan.
Nước mắm Thái mà cô nếm là nước mắm zin, khoảng 20 độ đạm, nên có vị hơi mặn và hơi nồng.
C̣n chai nước mắm Việt (Made in Thailand) là nước mắm công nghiệp, nên ít mặn và dịu là đúng rồi.
Nh́n về đường cố lư…
Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, một người Việt tại Mỹ đă đăng kư nhăn hiệu nước mắm Phú Quốc tại đây, và cho đến nay vẫn dùng thương hiệu Phú Quốc thoải mái.
Công ty này mua nước mắm sản xuất tại Thái Lan, vận chuyển qua Thẩm Quyến hay Hồng Kông ǵ đó và đóng chai tại đấy, rồi xuất đi tứ phương.
Nước mắm Phú Quốc thứ thiệt là thế này hay sao?
Hiện công ty này cũng có một xưởng làm nước mắm với quy mô nhỏ tại Phú Quốc.
Nước mắm sau đó được xuất đi đâu đó để pha chế và đóng chai. Theo quy định về Chỉ Dẫn Địa Lư, nước mắm Phú Quốc phải được sản xuất và đóng chai dán nhăn ngay tại Phú Quốc.
Không riêng ǵ Phú Quốc, Phan Thiết cũng đă có Chỉ Dẫn Địa Lư cho nước mắm. Không đơn giản chỉ là đóng chai tại nguồn, mà nguyên liệu làm nước mắm phải là cá loại ǵ, đánh bắt ở đâu, phẩm chất muối thế nào, ủ chượp ra sao, thùng chượp bằng gỗ loại ǵ,….
Và phải chịu sự kiểm soát lẫn nhau về tuân thủ quy định này mới được phép dán nhăn Chỉ Dẫn Địa Lư, chứ không phải cứ nước mắm sản xuất tại Phú Quốc hay Phan Thiết là được dán nhăn ấy.
Ai muốn mua nước mắm truyền thống th́ căn cứ vào logo Chỉ Dẫn Địa Lư mà mua.
C̣n độ đạm, theo tôi cỡ 25 – 30 độ là tuyệt rồi. C̣n chai nào ghi “nước mắm nhĩ” hay “nước mắm cốt” th́ quên đi. Quảng cáo xạo đó!
Nước mắm nhĩ giống như thóc giống. Có ai mang thóc giống đi rao bán bao giờ. Thực ra, độ đạm của nước mắm nhĩ cũng chẳng cao.
Được trời đăi, cá cơm mập ú như ở Phú Quốc, mà “nhĩ” ở đây cũng chỉ cỡ 30 độ.
Muốn nâng độ đạm, phải đem phơi và đổ lại vào thùng chượp để rút thêm đạm trong cá.
Không phải chỉ có nước mắm Phú Quốc hay Phan Thiết mới là ngon. Nước mắm mỗi vùng mỗi miền đều có hương vị riêng của nó.
Anh bạn tôi, quê Quảng Trị, lưu lạc xứ người, mỗi lần ăn thịt heo luộc, bánh bột lọc, bánh ướt, …lại nhớ nước mắm Mỹ Thủy.
Cái tên nước mắm vùng miền nghe lạ hoắc, vậy mà anh ta lại nhớ da diết.
Nước mắm không chỉ là hương và vị, nó c̣n mang theo cả kư ức của tuổi thơ, của một thời b́nh yên chỉ biết ăn và học.
Hương vị nước mắm thấp thoáng trong lời của bản nhạc “… Nh́n về đường cố lư, cố lư xa xôi…” (Thuyền Viễn Xứ, Thơ: Huyền Chi, Nhạc: Phạm Duy).
Xa quê hương mà dùng nước mắm công nghiệp th́ buồn lắm, phải không?
Vũ Thế Thành.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
C̣n chai nào ghi “nước mắm nhĩ” hay “nước mắm cốt” th́ quên đi. Quảng cáo xạo đó!
Nước mắm không chỉ là hương và vị, nó c̣n mang theo cả kư ức của tuổi thơ, của một thời b́nh yên chỉ biết ăn và học.
Hương vị nước mắm thấp thoáng trong lời của bản nhạc “… Nh́n về đường cố lư, cố lư xa xôi…” (Thuyền Viễn Xứ, Thơ: Huyền Chi, Nhạc: Phạm Duy).
Xa quê hương mà dùng nước mắm công nghiệp th́ buồn lắm, phải không?[/COLOR]
Vũ Thế Thành.
:handshake :
Tôi từng ghé Phú hài Phan Thiết ở 2 tuần phép v́...nước mắm.
Ở làng Phú Hài là chành nước mắm...vô đó mới biết nước mắm nhỉ là ǵ...
Ghiền tư nữa làm rễ Phú Hài....hahahhaha:han dshake:
:handshake :
The Following User Says Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Thái độ của những anh chồng loại này, được tóm tắt vào mấy chữ “Đ” như sau:
- Độc đoán, đày đọa và đánh đập…vợ ḿnh.
Thái độ trên xuất phát từ những tư tưởng chỉ đạo của Nho giáo. Bởi v́ Khổng Mạnh vốn chủ trương trọng nam khinh nữ: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, một mụn con trai được kể là đă có, c̣n mười cô con gái cũng vẫn bị coi là không.
V́ thế, một khi đă mang thân phận đờn bà con gái th́ bắt buộc phải sống cái đạo “tam ṭng”:
- Tại gia ṭng phụ, xuất giá ṭng phu, phu tử ṭng tử. Có nghĩa là ở nhà th́ phục tùng bố. Khi lập gia đ́nh th́ phục tùng chồng. C̣n khi chồng ngỏm th́ phục tùng con.
Từ đó mà luôn luôn phải:
- Phu xướng phụ tùy. Có nghĩa là chồng mà đă phán, th́ vợ phải cúi đầu răm rắp vâng theo.
Ôm mớ lư thuyết này mà đi vào thực hành, các ông chồng luôn nắm giữ vai tṛ “gia trưởng”, đứng đầu gia đ́nh, coi vợ như một đầy tớ, như một con ở, có bổn phận phải phục dịch cho bản thân ḿnh, đúng với tiêu chuẩn: Chồng chúa vợ tôi.
Quan niệm này ngày nay đă bị đảy lui trước những phong trào nổi lên như vũ băo: nào là phụ nữ đ̣i quyền sống, nào là nam nữ b́nh quyền… Dầu vậy, đôi lúc nó vẫn c̣n tái xuất giang hồ ở chỗ này hay chỗ khác, dưới h́nh thức nọ hay h́nh thức kia.
Trước hết, về phương diện tư tưởng, các ông chồng này luôn tỏ ra độc đoán, cho ư nghĩ của ḿnh là đúng và bắt mọi người phải tuân theo. Tác phong của họ là “ cả vú lấp miệng em”. Dù bộ ngực của nhiều người trong bọn họ lép kẹp v́ là dân “hít tô phe” nghĩa là nghiện thuốc phiện, hay x́ ke ma túy.
Tiếp đến, về phương diện lời nói, các ông chồng này luôn tỏ ra gắt gỏng, cộc cằn và thô lỗ, theo kiểu “dùi đục chấm mắm tôm”. Mở mồm ra là:
- Cái con mẹ mày…cái con mụ kia.
Trong khi đó, môi miệng của họ lại dẻo quẹo đối với bồ nhí hay đối với người dưng nước lă, thôi th́:
- Anh anh, em em…ḿnh ơi, ḿnh à…
Cứ ngọt xớt như đường cát và mát như đường phèn!
C̣n về phương diện hành động, họ luôn đày đọa và đánh đập ở mọi nơi và trong mọi lúc.
Đày đọa bằng cách bắt chị vợ phải làm hết mọi công việc nặng nhọc, từ buôn bán ngoài đường đến bếp núc trong nhà. C̣n họ th́ lúc nào cũng phải thuốc lào ngon, trà tàu đặc…để mà bàn chuyện chính chị chính em, chuyện trên trời dưới đất với mấy ông bạn già, rồi ngước mặt nh́n đời bằng nửa con mắt. Tác phong của họ đă được diễn tả như sau:
- Bố tôi hay tửu hay tăm,
Hay nghiện chè tàu, hay nằm ngủ trưa.
Ngày th́ ước những ngày mưa,
Đêm th́ ước những đêm thừa trống canh.
Tới bữa th́ phải cơm bưng nước rót. Lắm khi nhà nghèo không đủ tiền mua gạo, thế mà vẫn phải có tí thịt…cho ông chồng nhắm rượu. Có gia đ́nh c̣n phải dành riêng cho anh chồng một mâm riêng, khi anh ta xơi xong th́ mới tới lượt vợ con và những người trong nhà. Thiếu điều chị vợ c̣n phải đứng mà quạt theo kiểu:
- Em hầu quạt…mo.
Đày đọa như thế chưa đủ, đến khi tẩu hỏa nhập ma, cơn giận nổi lên đùng đùng, th́ liền ném nồi niêu. xoong chảo, bát đũa…ra ngoài sân. Nếu chưa hả cơn nóng, th́ bèn thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đánh đập chị vợ một cách không thương tiếc.
Nghĩ về thái độ “vũ phu chi cục mịch này”, gă thấy làm như vậy quả là vô cùng dại dột. Bởi v́ khi tỉnh cơn mê, nếu nồi niêu bát đũa bị bể vỡ, lại phải bỏ tiền ra mà mua sắm. Nếu chị vợ đánh bị phun máu đầu, lại phải bỏ tiền bạc và thời giờ ra mà chạy chữa. C̣n nếu chẳng may chị vợ…bị đi tàu suốt sang thế giới bên kai, th́ chắc chắn ông chồng này sẽ được luật pháp sờ vào gáy, cho ngồi nhà đá mà đếm lịch. Rồi tương lai gia đ́nh và con cái sẽ như thế nào?
Một anh chồng đă thề quyết với bè bạn như sau :
- Tớ hứa từ nay sẽ không bao giờ đánh vợ nữa. Tốn kém lắm.
Mọi người đều ngạc nhiên:
- Sao lại tốn kém?
Anh chồng buồn sầu trả lời :
- Vợ tớ thích làm đẹp, tớ hoàn toàn đồng ư. Nhưng càng ngày cô ấy càng quá đáng. Hôm trước cô ấy hỏi ư kiến để đi xâm môi, tớ không đồng ư v́ từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ môi vợ tớ đă thật dễ thương rồi. Mua son ǵ tớ cũng chịu, chứ đi xăm nó hâm hâm tái tái, như miếng thịt trâu ôi, nh́n thấy mà ghê. Tớ cương quyết:
- Em mà xâm môi, anh nhất quyết sẽ không bao giờ hôn em nữa. Đồ thật c̣n chẳng ăn, ai lại ăn đồ giả.
Yên lặng được một thời gian, lần này cô ấy chẳng thèm hỏi han ǵ, qua mặt tớ luôn. Các cậu thấy đấy, cái mũi vợ tớ trước giờ vốn hênh hếch nh́n có duyên đáo để. Thế mà hôm nay cô ấy đem về tŕnh diện tớ một cái mũi dọc dừa thẳng tưng, chóp mũi c̣n cao hơn cả cái trán. Tớ mở tủ xem ngân quĩ th́ thấy thiếu mất một triệu rưỡi. Khổ quá! Đang dành tiền tính đổi cái xe đạp cà tàng cổ lỗ sắp thành sắt phế thải rồi. Cũng phải lên đời, chuyển hệ thành xe máy chứ. Tức quá, tớ gọi cô ấy lại, xáng cho nguyên một bạt tai. Của đáng tội, tớ đánh nhẹ thôi chứ đâu có mạnh tay. Lần đầu tiên kể từ khi cưới nhau, tớ đánh vợ tớ. Các cậu biết chuyện ǵ xảy ra không ? Cái mũi “mỹ viện” của cô ấy lệch sang một bên, nh́n giống như cục thịt thừa. Cô ấy soi vào gương mà cứ khóc thút thít khiến tớ ân hận quá. Nắn măi cũng không làm sao cho mũi ngay ngắn lại được. Đành phải chở vợ tớ tới mỹ viện, tốn thêm một triệu rưỡi nữa để họ chỉnh cái mũi lại như cũ. Tớ chỉ đánh vợ một lần duy nhất mà thôi, tởm tới già. Giận quá mất khôn. Tốn một lần chưa đủ hay sao mà lại muốn tốn thêm một lần nữa.
Kinh nghiệm sống sượng trên đây đáng cho mọi anh chồng vũ phu suy gẫm trong cung cách cư xử với chị vợ của ḿnh.
Làm thân đờn ông đă khó, c̣n làm anh “chồng giỏi chồng ngoan” lại càng khó hơn.
Và để kết luận, gă xin kể lại một mẩu chuyện như sau:
Hôm đó, một nhóm các cô gái đi tới câu lạc bộ “t́m bạn”, nơi mà người ta quảng cáo có rất nhiều chàng trai để các cô làm quen. Khi họ đến, người hướng dẫn nói:
- Chúng tôi có năm tầng. Các cô cứ đi theo thứ tự từ tầng một và có thể dừng lại bất cứ chỗ nào các cô thấy thích hợp.
Họ đi vào tầng một, thấy tấm biển với hàng chữ:
- Ở đây có những chàng trai thấp và chất phác.
Họ liền cười ồ và tiếp tục lên tầng hai. Tại tầng hai, họ thấy tấm biển với hàng chữ:
- Ở đây có những chàng trai thấp và đẹp.
Các cô thấy chưa đủ tiêu chuẩn, nên tiếp tục lên tầng ba. Tại tầng ba, họ thấy tấm biển với hàng chữ
- Ở đây có những chàng trai cao và chất phác.
Các cô muốn các chàng trai tốt hơn nên đi tiếp. Tại tầng bốn, họ thấy tấm biển với hàng chữ:
- Ở đây có những chàng trai cao và đẹp.
Các cô rất hào hứng v́ thấy càng lên cao, tiêu chuẩn càng tăng và chất lượng càng bảo đảm. Các cô thầm nghĩ:
- C̣n một tầng nữa, tội ǵ mà không lên.
V́ thế, các cô tiếp tục leo lên tầng năm. Tại tầng năm, họ thấy tấm biển với hàng chữ:
- Ở đây chẳng có chàng trai nào cả. Tầng này được xây chỉ để chứng minh rằng: Ở trên cơi đời này, không có cách nào làm cho phe đờn bà con gái được vừa ư cả.
Tất cả các cô đều chưng hửng, trố mắt nh́n nhau, vừa mệt lại vừa tức. Câu lạc bộ này quả thực là…đồ đểu, đồ tồi, đă chơi khăm các cô nàng một vố đau điếng
Đọc xong mẩu chuyện trên, gă đă phải mất trọn một đêm không ngủ, nằm vắt chân lên trán mà suy gẫm. Rồi sau đó, lồm cồm ḅ dậy, bắn một phát thuốc lào, tớp một ngụm trà nóng, rồi vỗ bụng cười…hề hề.
ST. Cao Siêu
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
22 tuổi, bạn tốt nghiệp đại học, v́ chuyên ngành của bạn không dễ t́m việc, mấy năm đầu bạn phải chạy xe ôm, giao hàng nhanh.
24 tuổi, bạn t́m được việc làm, công việc tiền lương cũng không cao, c̣n thường xuyên phải tăng ca đến tận đêm khuya.
30 tuổi, bạn kết hôn, đối tượng do bà mối giới thiệu, cha mẹ hỏi bạn có thích cô gái ấy không, bạn gật đại: "thích ạ."
73-nam-cuoc-doi-toi-da-chet-tu-nam-30-tuoi
33 tuổi, sức khỏe bạn càng ngày càng kém đi, tăng ca càng ngày càng ít, tốc độ thăng tiến cũng càng ngày càng chậm. Cô vợ được thiên hạ ban cho kia nói với bạn: "con gái ḿnh sắp lên mẫu giáo, song ngữ một tháng 6 triệu." Bạn nhíu mày, cô ấy không chịu được nữa, "con anh Lộc, một tháng 12 triệu ḱa!" "anh đă như vậy, anh muốn con anh cũng thất bại sao?!" bạn im lặng, trở về pḥng đưa vợ 12 triệu, tiền ấy bạn tính sinh nhật tự thưởng cho ḿnh bộ máy tính mới.
36 tuổi, con vào lớp 1. Thầy nói năm lớp một rất quan trọng, bạn cười nói, vâng vâng vâng, xin thầy quan tâm cháu dùm em, thầy thấy bạn chưa hiểu, chỉ cho bạn đường sáng: "phụ đạo một tháng khoảng.v..v." năm lớp sáu, cô nói cấp hai rất quan trọng, bạn cười nói:"vâng vâng vâng, em đang tính lên đóng tiền học thêm cho cháu."
Có một ngày về đến nhà, con bé nói với bạn: "ba, con muốn học piano".
Dù bạn không c̣n phân vân nữa, câu "ba hiện tại mua không nổi" những tháng năm này bạn đă nói nhiều, nhưng lần này vẫn không thể nói nên lời.
cũng may con gái tương đối hiểu chuyện, bé nói: "không sao đâu ba, không được th́ con học guitar cũng tốt." Bạn nh́n con gái ngoan, thấy vui vui trong ḷng.
46 tuổi, con gái học phổ thông ở một trường không tồi lắm.
một ngày nọ, bạn đang họp, nhận được điện thoại của giáo viên, trong điện thoại nói con bạn đánh nhau ở trường, mời phụ huynh lên trường giải quyết.
Bạn rụt rè xin cấp trên kém hơn bạn 5 tuổi cho nghỉ, tới trường lại bị thầy dạy dỗ một trận, "anh làm phụ huynh mà không biết dạy con", bạn cười cười, vâng vâng vâng.
49 tuổi, con gái lên đại học.
Chuyên môn con học, bạn nh́n vào chẳng hiểu ǵ. Bạn chỉ biết là công việc chắc chắn không dễ t́m, mà học phí lại cực cao.
một đêm nọ, bạn say khướt, về nói chuyện với con. Bạn nói những lời mà bạn từng rất ghét, "phải v́ công việc sau này mà nghĩ, chọn nghề nào hot, đừng làm theo ư con nữa."
Bạn và con từ nói chuyện thành căi lộn. Bạn phát hiện bạn già rồi, không căi lại con gái nữa. Bạn nói không lại con bé, chỉ có thể hét: "tao là ba của mày đó!"
con bé nh́n bạn, biết có tranh luận thế nào cũng vô ích, bạn không muốn nghe nữa. Khi con bé về pḥng, bạn nghe vọng lại một câu: "con không muốn sống giống như ba."
Bạn không biết sao lại ngồi khóc, 50 tuổi đầu ngồi khóc.
chắc là do rượu cay quá, có phải không?
chắc là do rượu cay quá rồi.
55 tuổi, con gái đi làm, dường như đă cảm thông với bạn một chút. 56 tuổi, con gái kết hôn.
bạn hỏi con có thích cậu trai kia không. Con bé quả quyết: "thích ạ." Bạn rất vui mừng.
60 tuổi, vất vả cả một đời, bạn muốn đi du lịch một chút.
Nửa kia đă bên bạn 30 năm qua, nhưng bạn vẫn thế thích cô ấy hay không cũng không rơ.
Bạn và cô ấy bắt đầu tính đường đi du lịch. Đă nhiều năm như vậy, cả hai vẫn bất đồng, vẫn căi nhau. Rồi đâu cũng vào đấy, tất cả đă chuẩn bị xong, th́ con gái nói: "ba má, chúng con bận rộn quá, giúp chúng con trông con nha?". Bạn rút vé máy bay, lại về như 30 năm trước.
70 tuổi, con của con gái cũng đă khá lớn, không cần mỗi ngày trông nom nữa. Bạn quyết định nói:"nhất định phải đi chơi một chuyến." Thế nhưng cây gậy trong tay chỉ có thể giúp bạn đi xuống vườn hoa dưới lầu mà thôi.
73 tuổi, bạn nằm trên giường bệnh viện, tỉnh lại sau hôn mê, xung quanh đầy người, bạn mơ mơ màng màng trông thấy bác sĩ lắc đầu, người chung quanh thần sắc trang nghiêm.
Bạn nhận ra, bạn sắp chết rồi.
bạn không có chút sợ hăi.
bạn đột nhiên tự hỏi,
ta thực ra đă chết từ lúc nào?
bạn nhớ đến hôn lễ năm 30 tuổi,
hóa ra, lúc đó, bạn đă chết rồi.
Trước lúc lâm chung 3 giây, 73 năm cuộc đời bạn tua ngược lại về trước, 1 giây, 2 giây trôi qua, mặt bạn không chút cảm xúc.
Giây thứ 3, bạn đột nhiên cười.
Đó là năm 15 tuổi, bạn trông thấy một cậu bé đang ngậm một ổ bánh ḿ, đeo cặp đi theo một đám học sinh khác. Cậu bé ấy đi qua ban công cô bé nhà bên, hướng mắt nh́n về phía cửa sổ.
Đó là cô bé mà bạn thầm thương năm 15 tuổi,
Bạn nghĩ không ra nàng trông như thế nào, bạn cố gắng nhớ lại.
3 giây trôi qua, người bên cạnh đột nhiên gào khóc, bạn rơi vào màn đêm không hay.
Trần Hồng Hạnh.
The Following 5 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Có những điều, người khác kể, bạn có thể hiểu, nhưng chỉ đến khi chính bạn là người trải nghiệm, bạn mới thật sự cảm nhận trọn vẹn cảm xúc nhất.
Có gia đ́nh kia, người cha làm lính cứu hỏa. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ, đă hi sinh thân ḿnh v́ nạn nhân. Vụ việc đau buồn chưa dừng lại ở đó. Khi truyền thông vào cuộc, họ đă đưa tin rằng v́ người đội trưởng lính cứu hỏa – cũng chính là người cha trong gia đ́nh ấy – v́ quyết định sai lầm của ḿnh mới khiến bản thân và cả những người cấp dưới khi ấy cũng bỏ mạng theo. Mọi người lúc đó đều rất phẫn nộ, gia đ́nh của những người cấp dưới đó đă trực tiếp đến gia đ́nh của ông và luôn miệng nói với hai đứa con trai của người trưởng nhóm lính cứu hỏa rằng họ là con của kẻ sát nhân. Người mẹ v́ không chịu nổi áp lực dư luận, đă tự tử. Hai đứa con trai sau đó cũng mất tích.
Vài năm sau, một trong hai đứa con đă minh oan lại được vụ án của cha ḿnh. Người đưa tin truyền thông năm đó, đă bị phạt theo quy định. Nhưng điều đáng buồn là dư luận, không ai lên tiếng xin lỗi cho những lỗi lầm năm xưa. Họ chỉ quan tâm xem người đưa tin sai lúc ấy, bị phạt như thế nào.
Nếu ai đă từng xem phim "Pinochino" của Hàn Quốc, hẳn sẽ biết câu chuyện kể trên chính là nội dung của bộ phim này.
Thừa Hoan t́nh cờ biết đến bộ phim này qua cô bạn ở cùng pḥng trọ với ḿnh. Khi xem tới khúc đứa con trai gào khóc luôn miệng nói rằng cha ḿnh vô tội, cô đă bật khóc nức nở. Nhưng khi xem đến lúc vụ án người cha được minh oan, mặt cô lại không thể hiện một chút cảm xúc ǵ. Người bạn cùng pḥng xem cùng cô khi ấy đă rất ngạc nhiên, v́ sao cô đến một chút vui mừng cũng không có?
Cô ấy đâu biết rằng, Thừa Hoan đă xem đến lặng người. Dường như cô không c̣n nhớ kết thúc phim như thế nào nữa. Cô chỉ c̣n đắm ch́m trong hồi ức của chính ḿnh.
Năm ấy, cô đă từng đứng ra bảo vệ một người bạn của ḿnh bị bắt nạt. Người bắt nạt bạn của cô, ngoại trừ bạn ấy ra c̣n nhiều người khác nữa, trong đó có một người là bị bắt nạt thảm nhất. Bạn của Thừa Hoan, sau khi thoát khỏi ṿng vây bị bắt nạt, liền muốn giúp đỡ người bạn kia cũng thoát khỏi ṿng vây giống như ḿnh. Tiếc là cậu ta lại không có đủ dũng khí để tự ḿnh làm việc đó. Câu chuyện sau đó lại lan đến tai mẹ người bạn bị bắt nạt thảm nhất kia. Và rồi người chuyên bắt nạt kẻ khác cũng biết việc này.
Ngày ấy, trong giới học sinh của Thừa Hoan, điều cấm kỵ nhất là ân oán giữa học sinh với nhau mà lại lôi phụ huynh vào cuộc. Ai làm việc đó, không chỉ bị xem là kẻ mách lẻo, mà c̣n bị khinh v́ hèn nhát.
Quá sợ hăi trước khi vụ việc mách lẻo bị bại lộ, người bạn ấy của Thừa Hoan đă chủ động đến gặp kẻ chuyên bắt nạt kia, và bảo rằng chính Thừa Hoan đă làm việc này. Vụ việc sau đó được phát tán rộng khắp cả lớp qua lời truyền miệng của đám học sinh. Khi Thừa Hoan biết chuyện, th́ ḿnh đă trở thành nữ phản diện hot nhất lớp.
Không ai tin lời Thừa Hoan nói, và rồi Thừa Hoan cũng dần hiểu ai là người đă đổ vấy tội cho ḿnh. Một người bị chính người bạn thân nhất của ḿnh, lại là người đă từng là nạn nhân của vụ việc bắt nạt chỉ chứng, không tin người bạn thân ấy của Thừa Hoan th́ c̣n ai? Có ai lại đi làm chứng giúp một người đă bắt nạt ḿnh? Nghĩ tới đă thấy vô lư.
Cái cảm giác bỗng dưng trở thành "quái vật" trong mắt người khác, thật sự rất khó chịu. Thừa Hoan có thể cảm nhận được mọi sự ghê tởm của mọi người dành cho ḿnh khi đi đến đâu người ta né như né tà đến đó. Mọi hành động của Thừa Hoan, đều bị soi mói. Thừa Hoan làm tốt, mọi người sẽ ào ào bảo rằng giả tạo. C̣n làm không tốt, sẽ bị nói đây là bản chất.
Tính Thừa Hoan trước giờ vẫn luôn trầm nay lại càng trầm hơn. Dường như là người câm, không nói chuyện với ai và cũng không muốn nói với ai hết. Chỉ c̣n lại số ít vài người bạn thân thật sự của Thừa Hoan, luôn cố gắng tṛ chuyện cùng cô. Họ sợ cô trầm cảm.
Nhưng rồi, mọi chuyện dần phai nhạt theo thời gian. Mọi người đều không đủ kiên nhẫn để bàn tán mỗi một vấn đề khi mà nó chỉ măi dừng lại ở điều mà ai cũng biết. Dần dần, họ bắt đầu quên lăng, và những thứ mới mẻ hơn, hấp dẫn hơn lại trở thành chủ đề mới để mọi người buôn dưa lê về nó.
C̣n với Thừa Hoan, thời gian lại là liều thuốc giúp cô h́nh thành nên kháng thể. Nỗi đau vẫn c̣n đó, mỗi khi nhớ về vẫn vẹn nguyên cảm xúc như ngày nào. Nhưng chỉ cần không cố nhớ, th́ vẫn có thể cảm nhận được dư vị xung quanh. Không như lúc đầu, uất ức quá lại trở nên vô cảm.
Sau đó, mọi người cũng dần biết được sự thật. Người đưa ra lời đính chính, chính là người bị bắt nạt thảm nhất năm đó. Chỉ là khác với tưởng tượng của Thừa Hoan, rằng ḿnh sẽ nhận được lời xin lỗi cùng sự chào đón của mọi người. Nhưng không. Khung cảnh ấy không bao giờ xuất hiện. Đơn giản là v́ không ai muốn thừa nhận lỗi lầm của ḿnh, nhất là những chuyện "chạy" theo đám đông như thế.
Nhưng Thừa Hoan của ngày hôm nay, giờ c̣n có thể như ngày trước, ngồi ôm hi vọng chờ thời khắc minh oan của ḿnh đến hay sao?
Sau ngần ấy chuyện, Thừa Hoan đă không c̣n là Thừa Hoan của năm xưa. Ân oán cũ, cô không tính toán, cũng không muốn tính nữa. Chỉ biết trách ḿnh tin lầm người, kết lầm bạn, nên dẫn đến kết cục như hôm nay.
Sau này, có người từng hỏi Thừa Hoan rằng, tại sao lúc đó cô lại không minh oan cho chính ḿnh, mà lại chờ người khác làm việc đó? Nếu thế, việc cô chịu oan ức là đúng rồi.
Đối với câu hỏi trên, cô chỉ lặng im mỉm cười từ chối đưa ra ư kiến.
Bản thân mỗi người đều tự có cho ḿnh một đáp án. Cá nhân cô đă từng nghĩ rằng đó chỉ là nỗi sợ nhất thời của bạn thân ḿnh, sẽ đến lúc bạn cô không c̣n sợ nữa, và sẽ minh oan cho ḿnh. Cô đă chờ, chờ rất lâu, nhưng cuối cùng lại không chờ được ngày người bạn thân đó làm sáng tỏ vụ việc. Cô cũng đă từng có suy nghĩ muốn vạch mặt người bạn thân đó, làm rơ chân tướng. Nhưng cô lại nhận ra rằng, sự việc để càng lâu, trái tim càng nguội lạnh. Làm được điều đó th́ sao? Oan khuất được giải, nhưng những tổn thương đó, có cách nào để nó biến mất? Nếu đă vậy, chi bằng để mọi chuyện thuận theo tự nhiên.
Sau này, khi lớn hơn, Thừa Hoan mới hiểu rằng, ḷng tốt với một người không bao giờ là đủ. Cho đi nhưng đừng mong sẽ nhận lại được những ǵ ḿnh muốn. Nếu muốn cho đi một điều ǵ đó, hăy cứ đơn giản là cho đi thôi. Quá trông mong sẽ chỉ khiến bản thân thêm thất vọng, và nhận lấy tổn thương về ḿnh.
Có vẻ đây là một cái kết buồn cho một cô gái đă từng sống quá tốt và thiện lương, giờ đây lại không muốn tiếp tục làm điều ấy nữa v́ sợ sẽ lập lại vết xe đổ của ḿnh năm xưa. Nhưng không, câu chuyện năm ấy cô từng trải đă dạy cô nhiều bài học sâu sắc, trong đó đáng nói nhất chính là cách nh́n sự việc trực quan nhất có thể về ư kiến đám đông trước một vấn đề nào đó.
Và cô đă dùng chính bài học ấy để cứu sống cuộc đời một người bạn thân khác mà cô kết bạn sau này. Cô đă dùng chính sự thấu hiểu của ḿnh khi bị người khác xa lánh trong khi ḿnh chẳng làm ǵ nên tội để truyền đạt sự thông cảm, gần như là chút hơi ấm khi nói chuyện điện thoại cùng người bạn đang muốn tự tử v́ bị mọi người kỳ thị giới tính thứ ba – vốn được xem là một căn bệnh trong tư tưởng của nhiều người cách đây nhiều năm về trước.
Giờ đây, cô ấy đang trong quá tŕnh làm nghiên cứu sinh về mảng tâm lư trị liệu. Ước mơ của cô ấy, chính là muốn giúp mọi người có thể chữa được những căn bệnh về tinh thần – điều mà không loại thuốc nào có thể chữa được.
Chương cũ về cuộc đời cô đă khép lại. Và chương mới đang được mở ra...
Huỳnh Nhật Khánh
The Following 5 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Nợ đồng lần được hiểu nôm na là món nợ cùng lần lượt như nhau, trước sau rồi ai cũng có, cũng phải làm, phải chịu hoặc phải trải qua. Cha mẹ phải vất vả v́ con, đến đời con lại vất vả v́ cháu ...và cứ thế hết đời này sang đời khác ...Có khi vất vả quá người ta than : "Không biết kiếp trước tao nợ ǵ mày mà bây giờ đời tao khổ thế ...".
Người đời thường nói: chồng - con là nợ đồng lần. Chỉ có đàn bà mới mang trong ḿnh món nợ đồng lần ấy. Nhưng không, đàn ông cũng mang món nợ đồng lần nặng nề không kém.
***
V́ mang nợ đồng lần, nên đàn ông họ phải gánh vác trách nhiệm, đôi khi một cách âm thầm, lặng lẽ, đó là trách nhiệm về gia đ́nh, về bố mẹ, về con cái, có khi xa hơn nữa là về xă hội... Họ biết trách nhiệm ấy là cái "nợ đồng lần" của cuộc đời, chẳng cần than văn, có khi cũng chẳng cần sẻ chia, cứ ngày này qua ngày không ngừng nổ lực, phấn đấu để mang đến sự an yên, hạnh phúc cho những người ḿnh yêu thương.
V́ mang nợ đồng lần, nên đàn ông họ hiểu thế nào là t́nh yêu, là t́nh thân, là gia đ́nh... Họ không c̣n ngây ngô để chạy theo những cuộc t́nh trai gái cuồng si, họ cũng không bị hấp dẫn bởi những nhục dục thể xác luôn lởn vởn xung quanh, làm cho bản năng đàn ông mất kiểm soát. Bởi họ phân biệt được, tiệc tùng rồi cũng tàn, t́nh yêu trai gái thoáng chốc rồi cũng nhạt phai. T́nh yêu là quan trọng đấy nhưng nó chỉ là một phần của cuộc sống chứ không phải là tất cả, có hay không có đi chăng nữa th́ cuộc sống vẫn phải duy tŕ, tồn tại để gánh vác món nợ đồng lần.
V́ mang nợ đồng lần, nên đàn ông họ phải gắn kết trách nhiệm nuôi dưỡng con cái và hướng dẫn chúng cách trải nghiệm cuộc sống, niềm vui của sự trưởng thành. Bởi đa số đàn ông thời nay đều hiểu rằng, trách nhiệm nuôi dạy con cái không phải là của riêng người mẹ, họ không thể chăm chú vào việc làm ăn, lo cho vấn đề kinh tế mà quên mất trách nhiệm của ḿnh với gia đ́nh con cái. Con hư không phải tại mẹ nữa, mà con hư c̣n phải tại ba.
V́ mang nợ đồng lần, nên đàn ông họ không c̣n mơ mộng xa xôi, viễn vông, sáo rỗng...mà họ nh́n đời rất thực tế, đơn giản và bao dung. Bởi cuộc đời này vốn dĩ đă quá phức tạp rồi, người với người ganh ghét, thù oán...rồi cũng chẳng được ǵ. Ra ngoài đường, bè th́ không thiếu, mà bạn t́m măi chẳng ra, huống hồ mong ước có một người bạn chân t́nh. Chỉ có một nơi để đi - về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đ́nh, có được cả hai, đó là hạnh phúc, nên đàn ông luôn mang món nợ đồng lần nặng nề trên vai là thế.
Có rất nhiều món nợ đồng lần mà mỗi người đàn ông đều phải gánh vác như: món nợ ân t́nh giữa người với người, hay những món nợ lớn lao vô h́nh khác mà cả đời chẳng bao giờ trả được và kể cả những món nợ nhỏ nhoi, tủn mủn mà có khi tặc lưỡi cho qua...
Đấy, c̣n ai bảo chỉ có đàn bà mới mang món nợ đồng lần nhỉ!.
Lê Quư Hoàng
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Cách đây cũng gần 10 năm trước tôi đang làm công ty vận tải cho bà cô ở Ḥn Đất - Kiên Giang
Vào một buổi tối nọ tôi cùng với mấy anh tài xế trong công ty ăn lẩu ḅ .
Khi ăn gần hết bữa lẩu th́ có anh tài xế nảy sinh sáng kiến là mua thêm 10 trứng vịt lộn đập bỏ vào nồi lẩu , uống rượu lai rai , vừa rẻ , vừa ngon , vừa bổ dưỡng , ai cũng tán thành ư kiến đó , tôi cũng vậy .
Nhưng khi anh ấy mang hột vịt lộn về và thao tác đập bỏ vào nồi lẩu , tôi không c̣n dám ăn nữa .
Trước tiên anh ta lắc đều trứng vịt . Rồi sau đó đập 1 phát tách đôi quả trứng ra làm cho phần trứng bên trong rơi xuống nồi nước lẩu đang sôi ùn ụt . Máu đỏ tươi , con vịt con nhúng nhích , nhúc nhích , bị nước sôi đun nấu làm cho nó càng vùn vẩy mạnh hơn nữa trong vài giây rồi chết hẳn . Tôi như chết lặng tự lúc đó , tự hứa với ḷng rằng sẽ măi măi không bao giờ ăn món ăn thiếu sự từ bi như thế nữa .
Đêm đó sau khi nhậu say tôi ch́m sâu vào giấc ngũ , tôi mơ thấy ḿnh bị trúng gió và chết đi ở tuổi 21 .... Nhưng rất may mắn là sau khi chết tôi lại được tái sinh ( đầu thai ) liền . Những tháng ngày c̣n nằm trong bào thai tôi vô cùng mong mỏi được có lại sự sống , có thể sớm thấy được ánh mặt trời , thế nhưng vào cái ngày định mệnh mà tôi sắp được chui ra .
Tôi không biết lúc đó ḿnh ( đầu thai ) thành con người hay con vật nữa ?
Bỗng tự nhiên đất trời rung chuyển , cái thứ bao bọc thân tôi bị xé toạt ra , tôi bị rơi vào cái nồi nước sôi ùn ụt để làm thức ăn ngon cho những người đam mê ăn uống , tôi nóng lắm , tôi cố vùng vẫy , nhưng tôi đành bất lực và chịu nước sôi luộc chính cơ thể non nớt của ḿnh , tôi bắt đầu chết đi trong sự đau đớn tột cùng .
Tôi lại tiếp tục được tái sanh ( đầu thai ) thêm lần nữa và lần này cũng y như lần trước nhưng có điều bị luộc chính từ bên trong , không bị đập ra , mà nằm bên trong để cảm nhận cái nóng từ từ , đến khi tôi không c̣n chịu được nữa th́ tôi bổng giật ḿnh tỉnh giấc , người tôi ước lả mồ hôi , cơ thể tôi nóng bừng , h́nh như là tôi đang bị sốt , sốt rất cao nên bị mơ sảng th́ phải .
Cổ họng tôi khô rát v́ lúc trong mơ tôi cũng có gào thét rất dữ dội v́ đau đớn
Ngồi một ḿnh trong đêm thanh vắng , tôi chợt suy tư về nhiều thứ
Tại sao chỉ v́ miếng ăn mà con người chúng ta lại tàn ác với các loài động vật như vậy ?
Có rất nhiều thứ để chúng ta ăn mà
Đâu phải chỉ có món hột vịt lộn mới nuôi sống được mạng chúng ta đâu ?
Suy nghĩ miên mang hồi tôi thiếp đi hồi nào không biết .
Tôi lại tiếp tục nằm mơ nữa lần này tôi gặp một bà già ngồi cầm nón lá bên đường , bà ta vẫy tay xin tôi quá giang 1 đoạn , tới nhà ......bà cám ơn tôi và bảo tôi chờ bà chút ....!!!
Rồi bà bước vào trong sách ra 1 bọc hột vịt đưa cho tôi và nói : bà không có ǵ cho cháu , chỉ có ổ vịt nhà bà đang ấp hơn 10 ngày , con nhỏ cũng vừa ăn , cháu hăy mang về luộc ăn đi .
Tôi liền từ chối và kêu bà hăy để cho vịt mẹ ấp tiếp đi , con không bao giờ ăn hột vịt lộn nữa đâu , tội lắm bà ơi .
Bà ta cười và bước vào nhà .....bên trong nhà bà nói vang ra 1 câu :
Nếu con có ḷng từ bi với các loài súc sanh như vậy
Th́ kiếp sau con sẽ không bị đoạ vào súc sanh đâu .
Tôi nghe cũng thấy là lạ bà ta đang nói ǵ vậy ? ( v́ lúc đó tôi chưa hiểu Phật pháp ) tôi liền bước vào nhà để hỏi bà cho rơ , nhưng khi bước vào th́ trong nhà chẳng có ai ?
Bọc trứng vịt lộn lúc năy cũng chỉ là cái bọc đựng 8 trái mận sữa trắng tinh.
Ngôi nhà trống lóc chẳng có nuôi con vịt nào ?
Tôi ngồi xuống đó và suy ngẫm hồi lâu nhưng vẫn không hiểu ǵ ?
Đến khi điện thoại báo thức reo lên tôi mới biết ḿnh vừa tiếp tục nằm mơ nữa .
Sáng thức giấc tôi cũng suy nghĩ hồi lâu cũng không hiểu ǵ ? Cho đến ngày hôm nay tôi có duyên gặp được Phật pháp , hiểu được Phật pháp , nên mới hiểu thế nào là : nhân quả , nghiệp báo , tái sinh , luân hồi .
Thanh Tâm.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Chiều Thứ Sáu mới vừa lănh lương, tôi tắm rửa sạch sẽ mặc đồ đẹp xách xe đi… t́m vui.
Cuộc đời ở xứ này vui nhứt là cuối tuần. Tôi ghé quán kiếm ǵ ăn dằn bụng, trước khi lao vào cuộc vui (có khi kéo dài tới sáng).
Gặp chị Bạch Lê đang ngồi ăn một ḿnh, tôi xáp lại ngồi chung tán láo cho vui.
Tôi quen chị Bạch Lê lâu rồi, chắc cũng hơn mười năm về trước, lúc đó chị mới vừa ly dị chồng, chị buồn đi chơi lang thang gặp tôi. Tôi với chị hạp t́nh hạp tánh hạp đủ thứ. Chị giống tôi ở chỗ sống hôm nào biết hôm đó, c̣n ngày mai… tính sau.
Kiểu người mà dân ở đây nói là sống “from paycheck to paycheck”.
Tôi độc thân không nói làm chi, bà này có hai con vậy mà cũng “kệ”, ly dị xong thằng con trai theo cha về ở với bà nội, đứa con gái theo mẹ về nhà ông bà ngoại, má chị nuôi giùm con chị, bà nói mày lông bông cái thân lo chưa xong, con nhỏ theo mày lớn lên có nước đi “móc bọc”.
Chị Bạch Lê làm nail, nhà chị mấy anh em đều làm nail, má chị nói không có cái nghề nào dễ như làm nail, chỉ nội tiền tip ăn không hết.
Mấy anh mấy chị của chị ai cũng có tiệm, chỉ ḿnh chị là đi làm công. Chị làm đủ tiền xài là được rồi chớ không mong làm giàu làm có ǵ với ai.
Chị của chị là chủ tiệm nên chị ỷ y, muốn làm th́ làm muốn nghỉ th́ nghỉ, vui làm, buồn… nghỉ đi chơi. Má chị nói, mày làm cho người ta chắc bị đuổi lâu rồi.
Ăn xong tôi rủ chị Bạch Lê lên ṣng bài chơi, mấy tuần nay tôi không có đi lên đó nên giờ thấy nhớ… ông tây bà đầm.
Lúc trước tôi hay chơi xập xám bảy lá, giờ th́ mê baccarat mau ăn mau thua. Chị Bạch Lê th́ đánh poker 3 lá, chị mê bonus có khi hên đặt mười đồng trúng năm trăm.
Đánh tới nửa đêm th́ tôi với chị thua sạch túi, xui quá, lâu lắm mới tới ṣng bài mà cũng c̣n… xui.
Tôi rủ chị tới nhà anh T́nh ngủ sáng về. Tôi gọi điện thoại cho anh T́nh, anh okay, cửa nhà anh lúc nào cũng rộng mở.
Anh sống với đứa con gái chừng mười sáu tuổi. Hai cha con ở trong căn nhà nhỏ hai pḥng ngủ, vợ anh bỗng dưng mê người t́nh tóc vàng mắt xanh dẫn nhau đi về nơi xa lắm.
Anh kể tôi nghe, anh nói anh năn nỉ chị hết lời mà chị vẫn bỏ đi… theo tiếng gọi của cái ǵ không biết.
Tôi mê cờ bạc, giờ thua hết tiền thấy đói bụng, anh luộc ḿ gói cho tôi và chị Bạch Lê ăn. Ḿ gói anh làm ngon hơn ḿ ngoài tiệm, anh để thêm chút giá, cho thêm hành, ḅ viên, thịt bằm, ngon hết biết.
Tôi nói tôi và chị Bạch Lê ngủ trên ghế sofa, phiền anh cho mượn cái mền mỏng là được rồi. Anh hỏi hai người nằm ngủ như vậy có được không. Tôi nói được, ngủ tới sáng không hề có ǵ xảy ra. Chị Bạch Lê gơ đầu tôi, ai mà không biết mày là thái giám.
Thỉnh thoảng tôi cũng nằm ngủ trên ghế sofa, nhưng thường ngủ một ḿnh, tối nay ngủ “hai ḿnh”.
Hai người nằm xoay ngược đầu nhau, nghĩa là bàn chân của người này sẽ đưa vô ngay mặt của người kia.
Mặc dù tôi không bị hôi chân, hôi mùi vớ nhưng cũng lịch sự đi rửa chân cho thơm trước khi ngủ. Tôi nhắc khéo chị Bạch Lê, chị nói chân tao thơm như vầy mà mày cũng bắt tao đi rửa.
Nằm chút xíu là chị Bạch Lê ngáy kḥ kḥ, lần đầu mới thấy đàn bà ngủ cũng ngáy. Tôi trằn trọc ngủ không được, không phải v́ lạ nhà hay v́ có người đàn bà nằm cạnh bên, chắc tại v́ thua hết tiền, suy nghĩ không biết lấy ǵ xài hai tuần sắp tới đây.
Anh T́nh cũng khó ngủ rọ rạy suốt đêm, chút xíu là nghe anh đi vô nhà tắm, chút xíu là anh đi ra tủ lạnh rót sữa uống. Cha này già mà c̣n uống sữa.
Đi ngang anh ṭ ṃ đưa mắt nh́n, chắc là hồi nào tới giờ anh chưa từng thấy trai gái nằm ngủ chung trên ghế sofa như thế này.
Buổi sáng thức dậy rủ nhau đi ăn. Anh T́nh ghé vô quán “Phở 75”, tôi không chịu nói thôi ḿnh vô quán “Phở 54” đi.
Anh T́nh ngạc nhiên:
– Ủa sao vậy? Lúc trước mày ca tụng quán này dữ lắm mà, mày từng làm ở đây phải không?
– Bữa trước tui đi ăn, ổng bả miệng lưỡi khen tui lúc rày thấy có vẻ bảnh bao hơn hồi đó. Tưởng sao, ḿnh móc tiền trả ổng cũng lấy, chưa từng thấy ông chủ quán nào như cha này, ai đời, người làm cũ của ḿnh tới ăn mà cũng tḥ tay lấy tiền.
Anh T́nh cười gịn không nói ǵ, chắc là anh nghĩ không có ǵ sai trái khi ông chủ cũ tính tiền ăn của người làm cũ.
Chị Bạch Lê nói theo cho tôi vui. “Ừa, cha này hơi kẹo”. (Tôi thích chị Bạch Lê ở chỗ đó, biết cách nói vuốt đuôi cho người ta vui). Tôi sẵn dịp kể cho anh T́nh nghe chuyện trước đây có thời tôi đi làm quán phở.
Hồi đó mới qua, tui kiếm việc ǵ làm tạm kiếm tiền mua xe. Thấy quán phở của “ông 75” đang cần người làm, tui vô xin đại dù chưa có kinh nghiệm bưng bê. Lúc đó cũng có một thằng mới qua cỡ tuổi tui vô xin việc làm. Ông chủ mướn cả hai. Ổng nói tui mặt mày sáng sủa đẹp trai hơn thằng kia, cho tui đứng phía trước lấy order, thằng kia làm dưới bếp rửa chén.
Anh T́nh tṛn mắt, mày đẹp trai?
Th́ đẹp hơn thằng đó. (Có thể nói cách khác là tui xấu ít hơn nó).
Mà anh có biết tại sao là “Phở 75” không.
Khách nào vô cũng nghe ổng khoe cái sự tích ngày xưa ổng tới Mỹ chỉ với chiếc quần xà lỏn.
Ổng nói hôm 30 tháng Tư tôi đi ra bến tàu, thấy người ta chen lấn xuống tàu t́m đường di tản, tôi chẳng biết ất giáp ǵ thấy người ta đi, ḿnh đi theo.
Tới Mỹ không tiền bạc, không chữ nghĩa, có nghề phụ bếp quán phở nên xin vô quán phở làm.
Được một thời gian học được nghề, có chút vốn hai vợ chồng nhảy ra mở quán.
Người ta th́ “Phở Tàu Bay”, “Phở 54”, “Phở 79”, ḿnh qua đây năm 75, thôi lấy tên quán là “Phở 75” làm kỷ niệm cho con cháu nhớ đời.
Người ta nói “có gan làm giàu” thiệt đúng. Vợ chồng tôi mà không liều mạng làm gan mở quán th́ tôi làm sao có tiền mua xe “mẹc xơ đéc”. (ở đây người ta nói mơ xí đ́, cha này qua đây đă lâu mà cũng cứ c̣n mẹc xơ đéc.
Biết mà, nh́n quán khách đông nườm nượp, ai không biết vợ chồng ông tối nào cũng chong đèn đếm tiền mệt nghỉ.
Chồng th́ mê xe, vợ th́ mê hột xoàn. Ngồi tính tiền quán phở mà bà đeo vàng đỏ tay, lâu lâu đưa bàn tay lên ngắm hạt xoàn.
Bà nói trong đời chị mê nhất là hạt xoàn, ngồi ngắm nó lấp lánh sắc màu hàng giờ không biết chán).
Rồi sao mày nghỉ làm?
Làm đâu được chừng ba tháng, có thằng cha con mẹ nào khó chịu, “complain” với ông chủ là tui lấy order mà cái mặt sao mà buồn quá, không khi nào thấy nó cười.
Anh T́nh với chị Bạch Lê cười ha hả. Ai có đi làm waiter nhà hàng th́ biết, có nhiều quư ông quư bà khách hàng thượng đế thật là dễ ghét.
Quán đông ồn ào, ḿnh đứng chờ cả buổi cũng chưa lựa được món ăn, ḿnh bỏ đi kêu lại mắng vô mặt sao không đứng chờ.
Hôm nào xui xẻo, gặp ngài thượng đế như vậy mà biểu tui cười.
Rồi mày bị ổng đuổi?
Không, chưa đuổi, cho thằng dưới bếp lên lấy order, tui đổi chỗ của nó xuống bếp rửa chén. Làm được chừng ba tháng th́ bị đuổi v́ tui rửa chén sạch quá.
Anh T́nh cười gịn, chị Bạch Lê th́ hiểu tôi bị đuổi v́ rửa chén lâu quá. Tôi rất ghét ai rửa chén không sạch.
Tôi đă từng thấy cô người làm rửa ly trong quán cà phê, cô nàng nhúng cái ly dơ vô bồn chứa nước xà bông, cô lấy ra nhúng vô bồn nước sạch, xong, cô rửa cái ly chớp nhoáng chưa đầy một phút.
Nh́n cô rửa ly mà tôi thấy ớn chè đậu. Nhưng ở nhà hàng quán ăn th́ người ta cần người làm cho nhanh cho lẹ, chén bát nh́n có vẻ hơi sạch là được rồi cần chi phải sạch bóng.
Hôm cho tôi nghỉ ông chủ kêu tôi lên nói văn hoa, anh nghĩ là chú mày nên t́m việc ǵ khác mà làm, chứ cái việc rửa chén anh thấy chú mày không thích hợp. (Đâu cần phải ăn nói lịch sự quá vậy cha).
Kỳ lănh lương sau tôi rủ chị Bạch Lê tới nhà anh T́nh “nhậu”. Tôi lănh phần đứng bếp lo mồi. Tôi làm món lẩu ḅ, món này dễ nhất trên đời, hầm xương lấy nước ngọt bỏ vô nồi lẩu.
Chuẩn bị thịt ḅ, tôm lột vỏ, cá phi lê, mực, con chem chép, rau sống xà lách, bánh tráng, luộc chút bún, xong, dễ ẹc.
Trong khi chờ tôi chuẩn bị bữa nhậu, chị Bạch Lê và anh T́nh ngồi hát karaoke. Chị Bạch Lê rất mê hát, hồi nhỏ chị từng mơ lớn lên làm ca sĩ. Chị nói nếu ở Việt Nam, chị sẽ đi thi hát “Solo cùng Bolero”.
Có lần má chị hỏi tôi có biết Bạch Lê hát cải lương Hồ Quảng không. Ca sĩ th́ họa may tôi biết chớ nghệ sĩ hát cải lương th́ tôi chịu. Má chị nói lúc bà mang bầu coi cải lương tuồng “Bao Công xử án Quách Hoè”, cô đào Bạch Lê đóng vai “Quách Hải Thọ” thiệt là hay xuất sắc.
Cho nên đẻ chị ra bà đặt tên chị là Bạch Lê, mong chị sau này sẽ nổi tiếng như cô đào hát cải lương.
Nhưng chị Bạch Lê không thích hát cải lương, chị thích hát tân nhạc, mà thích nhất là nhạc Bolero.
Ăn xong hai người kéo nhau ra hát tiếp, bỏ tôi một ḿnh dọn dẹp. Chị Bạch Lê hát anh T́nh ngồi kế bên, lâu lâu giả bộ say rượu đặt bàn tay lên đùi của chị Bạch Lê.
Chị Bạch Lê miệng th́ hát mắt ngó màn h́nh nhưng cũng biết có người đặt bàn tay lộn chỗ lên đùi của ḿnh, chị nhẹ nhàng đẩy bàn tay lông lá ra chỗ khác. Tôi vừa rửa chén vừa liếc nh́n trộm hai người, thấy tức cười không nhịn được hỏi anh T́nh đang mơ ǵ đó.
Chị Bạch Lê hỏi tôi nghe chị hát có hay không, chị muốn làm một cái “cờ líp” bỏ lên YouTube cho thiên hạ lé mắt chơi.
Ḿnh tự quay “cờ líp”, tự hát, rồi tự bỏ lên YouTube kiểu như ca sĩ “Lệ Rơi” năm xưa, ḿnh sẽ nổi tiếng mà không tốn tiền.
Tôi thấy nhan sắc của chị Bạch Lê chỉ trên trung b́nh một chút xíu, c̣n giọng hát th́ cũng na ná như trăm ngàn giọng hát đang tràn ngập trên YouTube, tôi thành thật góp ư cùng chị.
Nếu giọng hát của ḿnh không có ǵ đặc biệt nổi trội, th́ phần “h́nh” ḿnh làm sao cho gây được sự chú ư của thiên hạ. Chị định hát bài ǵ?
Chị đang thích bài “Người t́nh không đến”
Bài hát này th́ tôi biết, đang “hot”, từ ca sĩ hải ngoại cho đến ca sĩ trong nước, từ ca sĩ ngôi sao cho đến ca sĩ hát đường phố bán kẹo kéo xúm nhau hát bài này.
Chị có áo dài không?
Có một cái nhưng không có quần
Anh T́nh ôm bụng cười khùng khục, chắc anh cũng biết cái vụ cô ca sĩ Mỹ mặc áo dài Việt Nam mà không mặc quần.
Bữa nay mập, cái quần mặc hổng vừa.
Vậy thôi mặc váy cũng được, ḿnh sẽ quay cảnh chị ra sân ga đón người t́nh mà người t́nh không đến. Chị buồn bă quay trở về, gió lộng thổi tung tà áo, tui muốn bắt chước cảnh cô đào hát bóng có tấm h́nh nổi tiếng gió thổi bay tung váy.
Thẩm Thuư Hằng phải không?
Không phải, cô đào này người Mỹ tui quên tên mất rồi, anh T́nh có nhớ là ai không?
Anh T́nh làm thinh, cha này không đọc báo, tấm h́nh nổi tiếng cả thế giới vậy mà cũng không biết.
Để tăng phần “gợi cảm” chị sẽ mặc áo hơi mỏng đi trong mưa gió. Gió thổi tung tà áo và mưa sẽ làm chị… ướt.
Ướt ít ít thôi nhe, chị sợ ướt nhiều quá bỏ lên YouTube con chị thấy nó la.
Cũng khổ, đời xưa con cái sợ cha mẹ la, đời bây giờ cha mẹ sợ con la.
Tuần sau tôi và chị Bạch Lê đến nhà anh T́nh để ghi h́nh cho cái “cờ líp” bài hát “Người t́nh không đến” của chị Bạch Lê.
Dẫn nhau ra sân ga chờ xe lửa tới làm hậu cảnh sao thấy phiền phức quá, thôi lấy cảnh ṿng ṿng khu nhà anh T́nh cũng được.
Đây là lần đầu làm thử coi xem sao, ghi h́nh bằng cái iPhone đời mới của anh T́nh. Nếu thành công, lần sau sẽ tính tiếp.
Để làm cảnh mưa tôi lấy ṿi nước tưới cỏ của anh T́nh tạo cảnh mưa rơi lất phất, cũng tạm ổn.
Tạo cảnh gió th́ dùng quạt máy để gần cho gió thổi tung tà áo.
Anh T́nh lom khom cầm cây quạt, tôi cầm cái phone quay qua trở lại cố gắng ghi h́nh sao cho thật hấp dẫn cảnh chị Bạch Lê bị gió thổi “tốc váy”.
Nhưng tiếc quá! gió của cây quạt không đủ mạnh thành ra gió thổi mà không thổi tung được cái ǵ, thôi kệ, tạm thời chấp nhận như vậy đi.
Lồng tiếng hát và đưa lên YouTube cả anh T́nh và tôi không biết cách làm, cái vụ này để hỏi thăm người nào biết nhờ họ làm giùm.
Mấy ngày sau anh T́nh gọi phone cho tôi “thành thật khai báo”, tối tối anh lấy cái phone mở cái “cờ líp” coi cảnh chị Bạch Lê đi trong mưa gió.
Coi tới coi lui cảnh chị bị mưa làm ướt áo, gió thổi tung váy, anh tưởng tượng hơi nhiều anh bị “dựng cột buồm”.
Nghe qua tôi không nhịn được bật cười khùng khục. Cha nội ơi! Tui coi phim người ta cởi tuốt tuồn tuột c̣n chưa thấy ǵ, anh chỉ mới tưởng tượng thôi mà cũng dựng đứng được cột buồm, tài thiệt.
Anh T́nh bỗng mê chị Bạch Lê, anh mê chị lộ hẳn ra ngoài, người quen ai cũng biết.
Chị Bạch Lê cũng biết, có lần tôi ỡm ờ thử coi chị trả lời ra sao. Chị nói hai con chị đă lớn, giờ mà ngồi ôm con mọn chắc chị làm không được.
Đó có phải là câu trả lời cho lời tỏ t́nh của anh T́nh?
Tôi không chắc lắm, đôi lúc tôi cũng không hiểu rơ lắm con người của chị. Nh́n thoáng qua có thể đánh giá chị sai, ai cũng nghĩ chị là một người sống hời hợt, vui đâu trút đó, không chuyện ǵ ra chuyện ǵ. Nhưng gần gũi chị lâu ngày, sẽ thấy chị coi vậy chớ không phải vậy.
Chồng cũ của chị đă có vợ khác, cô vợ trẻ đẹp có tài làm business, hai vợ chồng có một tiệm liquor thấy cũng lớn.
Hôm ông bà ăn tân gia mừng nhà mới, chị rủ tôi đi theo chơi cho vui, sẵn dịp coi mắt ổng.
Lúc về tôi thấy chị có vẻ buồn buồn, tôi giả bộ chọc quê nói chồng cũ của chị mời chị tới để chị thấy tiếc rẻ là đă bỏ ổng.
Chị Bạch Lê nh́n tôi cười mỉm.
“Chị không bao giờ hối tiếc là ḿnh đă buông tay một người nào đó”
Chị Bạch Lê bắt chước người ta nói một câu kiểu cọ, nhưng tôi hiểu thấm thía hai chữ “buông tay”.
Tôi thấy anh T́nh ngày càng “Tương tư nàng ca sĩ” càng lậm. Tôi nghĩ kiểu người như chị Bạch Lê đâu có hợp với anh.
Tôi nói gần nói xa, lấy chị anh sẽ nhức đầu dài dài. Anh T́nh trầm ngâm nói anh chấp nhận nhức đầu. Nghe anh nói cũng tội.
Bả chê anh xấu. Xấu banh nhà.
(Nhan sắc của anh T́nh như vậy mà chị chê xấu… xấu banh nhà, cái nhan sắc của tôi, không biết nó xấu… banh cái ǵ đây).
Anh T́nh bước đến kính soi gương.
Anh như vầy cũng đâu đến nỗi xấu lắm. Bả chê tao xấu th́ mày nói tao tuy xấu nhưng là người lương thiện, chăm chỉ làm ăn thương vợ thương con và nhứt là không mang tiếng tứ đổ tường.
Mấy cái đó th́ chỉ biết
Th́ mày lựa lời nói tốt cho tao
Tui nói anh tuy xấu dây nhưng tốt củ.
Anh T́nh khoái chí bật cười khùng khục.
Chị Bạch Lê nghe tôi nói anh T́nh tuy bề ngoài xấu xí nhưng bên trong cũng có cái tốt… tốt không ngờ. Chị cười khùng khục. Không biết có phải v́ vậy hay không mà chị không c̣n ngó lơ lời tỏ t́nh của anh T́nh nữa.
Một hôm anh T́nh khoái chí điện thoại cho tôi biết là chị Bạch Lê không c̣n hất tay anh ra khi anh vô t́nh để lên đùi chị.
Tôi có việc đi xa khoảng một tháng, chừng trở về nghe tin chị Bạch Lê dọn về ở chung với anh T́nh. Tôi gọi điện thoại chúc mừng hai ông bà. Chị nói ở chung chớ không làm đám cưới. Vậy cho dễ tính.
Tiệc ra mắt đăi trong nhà hàng buffet, chị Bạch Lê và anh T́nh mặc đẹp không thua ǵ cô dâu chú rể.
Nhà trai nhà gái đông đủ xúm nhau chụp h́nh đủ kiểu.
Anh T́nh kéo tôi lại chụp một tấm h́nh làm kỷ niệm. Tôi nói thôi anh ơi, tui xấu xí không thích chụp h́nh. Anh nói mày đâu xấu bằng tao, xấu banh nhà.
Tôi chợt nhớ lời nói chơi hôm trước, anh tuy xấu nhưng xấu dây mà tốt củ.
Tôi ôm bụng cười một ḿnh.
Nguyễn Thạch Giang
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Nếu bạn thức dậy sáng nay vẫn có nhiều sức khỏe hơn bệnh tật, được sống tự do, không phải nằm trong pḥng cấp cứu bệnh viện …th́ bạn đang may mắn hơn hằng triệu người sắp chết tuần này.
Người ta hay coi thường những ǵ ḿnh đang có!
Chỉ khi nào mất đi, mới hiểu và… ân hận… muộn màng!
Nếu bạn chưa từng cảm nhận sự nguy hiểm trong chiến trường, sự cô đơn trong ngục thất, sự đau đớn khi bị hành h́nh, cảnh nhục nhă, trốn tránh, sự đói ăn khát uống, cảnh sống lang thang vô gia cư, sống không biết ngày mai sẽ ra sao…
Th́ bạn đă hạnh phúc hơn mấy trăm triệu người trên thế giới.
Nếu bạn được đi du lịch mà không sợ bị làm khó dễ
Bạn may mắn hơn đa số trong khoảng gần 3 tỉ người trên thế giới
Nếu bạn có thức ăn trong tủ lạnh, có áo che thân, có nơi cư ngụ và có nơi để gối đầu khi ngủ, không phải lo lắng quá nhiều về ngày mai…
Bạn đă giàu có hơn 75% người trên thế giới này
Nếu bạn có tiền trong nhà ngân hàng, trong ví, và có bạc lẻ đâu đó th́ bạn là một trong số 8% người giàu có hơn rất nhiều người trên cả thế giới này.
Nếu bạn có thể ngẩng cao đầu, có thể mỉm cười và cảm thấy biết ơn cuộc đời,…
Bạn đă là người có hạnh phúc v́ đa số chúng ta có thể cảm nhận điều đó, nhưng lại không chịu làm điều này.
Quá nhiều người tham lam, tự làm khổ ḿnh.
Nếu bạn có thể nắm tay người nào đó, ôm choàng họ, hoặc vỗ về an ủi, động viên họ bằng h́nh thức nào đó, từ tinh thần tới vật chất …
Bạn đă là người có hạnh phúc v́ bạn có thể hàn gắn vết thuơng ḷng, làm vơi đi nỗi buồn của nhân loại!
Hàng ngày, ngay lúc này đây, đang có biết bao người đau khổ v́ đủ mọi bất hạnh, từ bệnh tật đến chiến tranh, tù đầy, ác hoàn cảnh cơ cực, hàng ngh́n trẻ em chết đói ở Phi Châu mỗi ngày.
Nếu bạn có thể đọc được bài viết này
Bạn là người có phúc hơn 2 tỉ người trên thế giới – v́ họ không thể đọc được bất cứ chữ ǵ và sống như các động vật.
Bạn là người đang có nhiều hạnh phúc, đang sung sướng, chỉ có điều Bạn chưa biết đó thôi!
Đừng than phiền, đừng đ̣i hỏi quá nhiều
Mai đây, chưa biết những ǵ sẽ tới!
Trước khi được trải lớp bê tông mấy năm trước, con hẻm này khá nhếch nhác, mùa mưa ngập từng vũng rất khó đi. Nó là một con hẻm cụt, tám căn nhà san sát nhau. Không tính ngôi biệt thự bên phải của vợ chồng ông cán bộ về hưu và một cửa hàng khá lớn bên trái, sinh hoạt chung trong hẻm chỉ có sáu gia đ́nh.
Có điều khá lạ là sáu gia đ́nh này đều là những người góa vợ hoặc chồng, bọn nhỏ nay đă trưởng thành nên cuộc sống trong hẻm không có nhiều đảo lộn bởi cái nghịch ngợm trẻ con. Sống ôn ḥa, thân thiện, có người sống một ḿnh như anh Ba xe ôm và chị Ḥa bán chè ở chợ, c̣n có một bà cụ già sống cùng với một con chó lông nâu, chó và chủ hiền từ như nhau. Bà cụ có hai con gái đi lấy chồng xa, thỉnh thoảng ghé thăm, chu cấp cho bà, chuyện nấu nướng bà tự lo được.
Ông Tâm làm bảo vệ cho một cửa hàng ngoài phố, sống chung với con trai kỹ sư xây dựng, làm việc cho một công ty cầu đường, nay đây, mai đó nên chưa có ư định lập gia đ́nh.
Ông Hân thợ nề, tuổi khá cao nhưng vẫn thích cái nghề của ḿnh, ai gọi sửa chữa nhà cửa lặt vặt là ông mang đồ nghề đi làm. Vợ chồng cô con gái sống chung khuyên ông nghỉ ngơi hưởng tuổi già, ông nhăn nhó nói tụi bây muốn ba chết sớm hả
C̣n một gia đ́nh nữa, căn nhà phía cuối xoay mặt ra đường. Trước đây là một khoảng đất trống dành cho bọn trẻ con đùa nghịch, chủ đất bán lại cho gia đ́nh hai mẹ con người phụ nữ có khuôn mặt khá buồn hơn mười năm trước. Chị Như, bán giải khát đầu hẻm, bên cạnh ngôi biệt thự của ông cán bộ hưu trí. Cậu con trai thỉnh thoảng ra phụ mẹ những khi rảnh rỗi. Khá điển trai, ba mươi tuổi nhưng cậu chưa có gia đ́nh, kiến trúc sư, quản lư thiết kế cho một tập đoàn xây dựng
Chị Như từng là một nhà giáo dạy toán cấp hai, không hiểu v́ sao lại bỏ nghề, lưu lạc về sống cuối con hẻm này hơn hai chục năm nay. Không ai biết rằng lúc c̣n trẻ, chị là một tiểu thư xinh đẹp nhiều chàng trai theo đuổi, con gái của một người có quyền lực trong xă hội, một gia đ́nh chỉ có hai cô con gái.
Tám ngôi nhà, chỉ có ông Hân thợ nề là người cũ, biệt thự của ông cán bộ về hưu đầu ngơ mới được xây dựng năm, sáu năm trước ông mua lại ba căn nhà liền kề
Xóm nghèo, tất cả sáu gia đ́nh với mười nhân khẩu trong con hẻm khá rộng nhưng chỉ có một lối ra duy nhất. Con hẻm khá đẹp với những giàn hoa giấy đỏ, hoa chuông màu vàng, những chậu cây cảnh dọc hai bên được chăm sóc bởi tất cả những người sống ở đây, họ như một gia đ́nh, mọi người ư thức làm cho con hẻm sinh động, sạch sẽ hơn
Chi phí trải lớp bê tông do ông chủ ngôi biệt thự phía trước bỏ ra, mặc dù gia đ́nh ông không đi lại trong con hẻm này. Thỉnh thoảng người ta nh́n thấy ông vào hẻm thăm hỏi người này, người nọ nhưng vợ ông th́ không bao giờ. Sự giàu nghèo khá tách bạch trong quan hệ hàng xóm giữa sáu ngôi nhà và phía ngoài kia, ngôi biệt thự cùng với chủ cửa hàng thời trang
Người ta cũng thấy lạ không hiểu sao ông cán bộ về hưu có thể rộng lượng tài trợ kinh phí để trải bê tông con hẻm. Có người bảo là cho sạch sẽ và giá trị ngôi biệt thự sang trọng hơn
Chuyện anh Ba xe ôm và chị Ḥa bán chè qua lại với nhau th́ ai cũng biết, hai người như trai gái mới lớn nhưng không cần phải hẹn ḥ nhau đầu đường góc phố, chỉ cần vài bước chân, anh Ba có thể băng qua con hẻm vào nhà chi Ḥa không cần phải nh́n trước, ngó sau. Họ đang có ư định về ở chung một nhà nhưng lại không muốn sinh hoạt trong hẻm bị đảo lộn. Vậy là nhà ai nấy ở
C̣n chuyện éo le khác nữa là ông Tâm cũng thích chị Ḥa nhưng lại chơi thân với anh Ba xe ôm. Chị Ḥa biết hai gă đàn ông độc thân mê ḿnh nhưng chị chọn anh Ba v́ không phải vướng bận chuyện con cháu, xa gần nhắn nhủ ông Tâm siêng ra uống cà phê quán chị Như, ông trả lời có mà khùng ngày nào cũng ra ám quán người ta
Mùa đông năm nay khá lạ, không lạnh lắm nhưng mưa liên miên, mấy ông trong hẻm không đi làm được đành phải ngồi nhà, lại ra quán giải khát chuyện tṛ. Ông Hân thợ nề rít thuốc, nh́n chị Như mĩm cười, nói nhỏ " Chị may mắn thiệt, sắp có con dâu ngon rồi ". " Anh này, tôi có biết ǵ đâu ". " Về hỏi con ḿnh th́ rơ.." Ông Hân nh́n qua ngôi biệt thự, lấp lửng. Chị Như bận pha cà phê cho khách, không để ư cái liếc mắt của ông hàng xóm. Cậu con trai cũng vừa đi làm về ghé vào quán phụ chị dọn dẹp, mưa gió thế này cậu chẳng muốn cho mẹ phải vất vả nhiều
Bên ngoài, trước cổng ngôi biệt thự, cô con gái của ông cán bộ về hưu cũng vừa đi làm về, kín đáo nh́n qua quán cà phê
Mấy ông bà trong hẻm bàn tán chuyện cậu đang cặp kè với một cô gái, ai đó đă nh́n thấy và kể lại cho bà mẹ cậu nghe, họ chúc mừng v́ chị sắp có con dâu tương lai xinh đẹp, chị cười. Điều chị mong ước là con trai ḿnh có một gia đ́nh, một người phụ nữ thay chị bên cạnh con trai ḿnh. Cái tuổi trên năm mươi chị lo lắng rất nhiều về tương lai của con, đứa con chưa bao giờ nh́n thấy mặt cha ḿnh, sự bất hạnh của chị cũng là của con. Thỉnh thoảng chị cũng thúc giục con trai lấy vợ, nhưng chị hiểu sự cô đơn khi người đàn ông duy nhất trong nhà có mái ấm riêng. Như ba mươi năm trước người đàn ông bỏ rơi chị để có mái ấm riêng, chị lại phải sống một ḿnh
Ba mươi năm một ḿnh chị nuôi con khôn lớn, học hành rồi thành đạt rất khó khăn. Có điều không ai thắc mắc chị làm sao có đủ tiền để lo cho con học cái ngành kiến trúc khá tốn kém
Gần cuối tháng chạp, hơn mười ngày nữa là Tết nguyên đán, chị Như đóng kín cửa sau khi cậu con trai đi làm, không dọn hàng ra bán. Mấy hôm nay bà con trong hẻm thấy nhà chị đỏ đèn rất khuya, họ nghe tiếng nhỏ to giữa hai mẹ con. Người phụ nữ nhu ḿ, luôn nhỏ nhẹ lại có giọng nói đanh thép với con trai, h́nh như có cả tiếng thỗn thức của chị
Hàng xóm bàng hoàng khi hay tin chị Như bị tai nạn chấn thương năo đang cấp cứu tại bệnh viên hôm hai lăm Tết, cậu con trai nói rằng mẹ cậu khó qua khỏi v́ quá nặng, mọi người dường như bỏ cả công việc vào thăm chị, có cả ông chủ biệt thự về hưu. Mọi người không ngạc nhiên lắm khi ông trao b́ thư khá dày cho cậu con trai để lo cho mẹ, ai cũng biết ông là người tốt, hay quan tâm, giúp đỡ bà con láng giềng khi gặp khó khan. Họ thay nhau túc trực tại bệnh viện để cậu con trai về nhà nghỉ ngơi, [s1] [s2] nhưng cậu nhất định không rời hành lang pḥng hồi sức cấp cứu, cho đến ngày thứ ba bác sỹ nói rằng mọi chuyện đă an bài
Người đến an ủi cậu là ông cán bộ hưu trí cùng anh Ba xe ôm và chị Ḥa bán chè, mọi người buồn bă đưa chị Như ra xe về nhà
Đám tang không lặng lẽ như mọi người nghĩ, con hẻm cụt không cần phải chặn lối đi, khách đến viếng, thắp nhang cho chị khá đông. Bạn bè, đồng nghiệp của cậu con trai. Khá nhiều người là dân lao động, khách hàng của chị, nhiều người là bạn học cũ, những người trước đây khi c̣n sống chẳng thấy ghé thăm. Trong số bạn của chị, một vài người nhận ra ông cán bộ về hưu là người quen
Những gia đ́nh trong hẻm cụt và hai nhà phía trước cũng tham gia giúp đỡ trong tang lễ, họ thay nhau tiếp khách và cám ơn. Không bà con thân thuộc, vành khăn tang duy nhất quấn vụng về trên đầu cậu con trai
Một ngày sau lễ cúng bốn chín ngày cho chị Như, ông cán bộ về hưu qua thắp nhang, khi cắm nhang vào bát hương trước di ảnh của chị, cậu con trai nh́n thấy ông th́ thầm cầu nguyện điều ǵ đó rồi xoay qua cậu nói nhỏ " Bác biết con với con gái bác thích nhau. Lúc nào thuận tiện, bác sẽ kể cho con nghe một câu chuyện. T́nh cảm của hai con nên dừng lại, hăy coi như anh em ruột thịt để linh hồn mẹ con được siêu thoát "
Hai ngọn đèn sáp lắc lư như nhảy múa trên bàn thờ. Hai người đàn ông, một già, một trẻ nh́n nhau, người già không muốn dấu câu chuyện nhưng chờ cơ hội, người trẻ laị nôn nóng muốn biết
Hai đôi mắt nh́n nhau, hai đôi mắt giống nhau kỳ lạ, hai đôi mắt đồng huyết.
Bùi Thanh Xuân
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Có bao nhiêu người Việt hải ngoại chúng ta biết chuyện này?
Người Da Đen kêu gọi chính quyền nhận người tị nạn cộng sản vào Mỹ – DCVOnline
Ian Bui dịch
Sau đây là bản dịch lá thư cậy đăng trên báo New York Times ngày 19/3/1978, do một nhóm người Mỹ da đen đồng kư tên. Họ là những nhân vật thành danh trong nhiều lănh vực, từ giáo dục đến kinh tế cũng như chính trị.
Từ các quốc gia cộng sản vùng Đông Nam Á, hàng ngàn người tị nạn bất hạnh của Việt Nam, Lào và Cam Bốt đang trốn chạy và hiện sống lây lất trong các trại tị nạn. Đa số phải đối mặt một tương lai đáng sợ: bị hất hủi nơi họ đang tạm trú, không t́m được công ăn việc làm, và — tệ hại hơn nữa — bị đuổi trở về nguyên quán và có thể mất mạng.
Chúng tôi, những công dân trong cộng đồng da đen — một cộng đồng mà bản thân vẫn c̣n đang phải chịu đựng nhiều sự bất công kinh tế — rất quan tâm và đồng cảm với người anh em Á Châu trong trại tị nạn. Nhưng mối quan tâm này cần vượt qua biên giới của sự đồng cảm. Chúng ta cần phải đi đến hành động.
Nhiều người Mỹ, tuy có ḷng tốt, lư luận rằng hành động trong trường hợp này không khả dĩ về mặt kinh tế và có thể nổ ra xung đột. Chúng tôi nhận thức rất rơ t́nh h́nh kinh tế không mấy sáng sủa hiện nay ở Mỹ — nhất là trong cộng đồng da đen của ḿnh — và chúng tôi cũng hiểu là bất cứ chương tŕnh giúp đỡ người tị nạn nào cũng sẽ có cái giá phải trả dù khiêm tốn. Nhưng chúng tôi cực lực phản đối tâm lư treo bảng giá lên đầu những người tị nạn Đông Dương.
Trong quá khứ, Hoa Kỳ đă từng chứng tỏ chúng ta có khả năng thích nghi và đối phó với những hoàn cảnh bất thường tưởng chừng bất khả. Chúng tôi tin rằng người dân Mỹ đủ sức một lần nữa dang tay cứu vớt một cộng đồng thiểu số — những người tị nạn — để giúp họ an cư và tạo cho họ niềm hy vọng.
V́ thế, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu Tổng thống Jimmy Carter và Quốc Hội hăy t́m cách mở cửa cho những người tị nạn này vào nước Mỹ, trong tinh thần tương trợ mà trước đây chúng tôi đă kêu gọi quư vị chấp nhận nạn nhân của chế độ phân chủng ở Nam Phi.
Qua bao cuộc đấu tranh gian khổ cho quyền b́nh đẳng dân sự, chính trị cũng như kinh tế trên đất nước này, chúng tôi rút ra được một bài học cơ bản: Cuộc đấu tranh cho quyền tự do kinh tế và chính trị của ḿnh dính liền với việc đi t́m tự do của người tị nạn Đông Dương. Nếu chính phủ Hoa Kỳ không thể hiện được ḷng trắc ẩn đối với những con người bất hạnh ấy th́ vô cùng khó để tin rằng chính quyền này có thể quan tâm đến người thiểu số da đen hay người nghèo tại Mỹ.
Quư vị có thể đóng góp cho chương tŕnh cứu trợ người tị nạn Đông Dương, và giúp trả chi phí cho lá thư này, bằng cách gởi tiền (được trừ thuế) đến tổ chức International Rescue Committee tại địa chỉ …
Cộng đồng người Mỹ da đen đă đăng thư ngỏ (phải trả tiền) trên tờ New York Times tháng 3/1978 kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ nhận người tỵ nạn Đông Dương.
Giới lănh đạo người Mỹ da đen đă kư và trả tiền cho trang quảng cáo này trên tờ NY Times khi c̣n rất nhiều người Việt Nam chạy trốn cộng sản ở trong những trại tị nạn.
Nguồn: TNYT.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Vị bác sĩ người Nga tự phẫu thuật ruột thừa cho chính ḿnh
Leonid Rogozov bế con trai Vladislav trên tay, lúc ấy mới là năm 1969.
Bắc Cực ch́m trong tuyết lạnh cũng là lúc ông Leonid Rogozov, lúc ấy 27 tuổi cảm thấy mệt mỏi, đuối sức và buồn nôn. Chẳng lâu sau, một cơn đau trỗi dậy bên bụng phải của ông. Kinh nghiệm của một bác sĩ nói cho ông biết rằng đó là một cơn đau ruột thừa.
“Đó là một ca bệnh ông đă làm rất nhiều lần rồi, và tại thế giới văn minh th́ đó là ca mổ thường ngày. Nhưng không may là ông đang chẳng ở thế giới văn minh – ông đang nằm giữa một vùng đất hoang lạnh lẽo”, Vladislav Rogozov, con trai ông nói.
Ông Rogozov thuộc đoàn thám hiểm Bắc Cực thứ sáu của Liên Bang Xô-viết, đội ngũ bao gồm 12 người đóng quân tại một tiền đồn tại Ốc đảo Schirmacher. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đội ngũ sẽ ở lại tại đây, đợi mùa đông qua đi.
Đến cuối tháng Tư, th́ điều không may đă xảy đến – tính mạng của ông Rogozov bị đe dọa, trong hoàn cảnh chẳng c̣n ai có thể giúp được cả. Con tàu chở những con người dũng cảm này đă đi hết 36 ngày để tới được đây, và nó sẽ không quay trở lại trong ṿng 1 năm nữa. Điều kiện thời tiết lúc ấy cũng khiến việc bay là bất khả thi.
Ông là người được đào tạo y duy nhất trong số 12 người đóng tại đây, v́ thể chẳng ai c̣n có thể giúp được Rogozov ngoài chính bản thân ông. Rogozov sẽ phải tự tiến hành phẫu thuật cho chính ḿnh.
“Đêm đó tôi không thể ngủ được. Đau như quỷ ấy! Một cơn băo tuyết lạnh giá quét thấu tâm hồn tôn, hú lên như 100 con chó hoang”, Rogozov viết trong nhật kư của ḿnh.
Ông cảm thấy tử thần đang dần tiến tới. “Tôi phải tính tới cách duy nhất cho phép tôi sống sót – tôi phải tự ḿnh phẫu thuật ... Gần như bất khả thi ... nhưng tôi không thể khoanh tay chờ chết được”.
Ông vẽ ra một bản kế hoạch chi tiết với những đồng nghiệp về cách tiến hành ca phẫu thuật, giao nhiệm vụ cho từng người một. Sẽ có hai trợ lư chính đưa dụng cụ mổ cho ông, đặt đèn sao cho sáng và một người sẽ giữ gương để Rogozov thực hiện phẫu thuật. Người chỉ huy tiền trạm Bắc Cực này cũng có mặt tại giường phẫu thuật, đề pḥng một trong hai phụ tá kia ngất.
Ông chỉ rơ cho họ cách tiếp tục phẫu thuật khi chính bản thân Rogozov ngất lịm, cách tiêm adrenaline và hô hấp nhân tạo để hồi phục ông. Sau khi kế hoạch chi tiết được thảo ra, ông bắt đầu tiến hành mổ.
Lượng thuốc mê được đưa vào cơ thể không được quá nhiều để ông có thể tỉnh táo suốt quá tŕnh diễn ra phẫu thuật, điều đó cũng đi kèm với việc ông không thể sử dụng bất ḱ loại thuốc giảm đau nào trong quá tŕnh phẫu thuật.
Bức ảnh huyền thoại về người đàn ông dũng cảm tự cắt ruột thừa cho ḿnh
“Những người trợ lư đáng thương! Trong năm phút cuối tôi, tôi đưa mắt nh́n họ. Họ đứng đó trong bộ đồ phẫu thuật trắng, và mặt họ th́ c̣n trắng hơn cả bộ đồ”, Rogozov viết. “Tôi cũng sợ chứ. Nhưng khi tôi cầm cây kim thuốc mê lên và tiêm một liều, bằng một cách nào đó tôi chuyển sang chế độ phẫu thuật, và chẳng c̣n để ư tới thứ ǵ khác”.
Tấm gương được một trong hai người trợ lư cầm cũng chẳng giúp ích được mấy, v́ mọi thứ hiển thị đều bị ngược. Vậy là ông phải tự cảm nhận ruột ḿnh bằng đôi tay trần, nhằm có được cảm giác phẫu thuật tốt nhất. Máu chảy nhiều, ông bắt đầu choáng váng và lịm đi, mỗi năm phút Rogozov lại phải nghỉ khoảng 20 giây để giữ tỉnh táo.
“Và cuối cùng, nó đây rồi, mẩu ruột thừa đáng nguyền rủa! Tôi kinh hăi nh́n thấy một miếng ruột màu đen. Vậy là nếu để thêm một ngày nữa, ruột thừa của tôi sẽ vỡ”. Sau khi gỡ được phần ruột thừa và khâu lại thành công, ông yêu cầu phụ tá dọn dẹp sạch sẽ pḥng phẫu thuật và dụng cụ y tế, trước khi uống kháng sinh và thuốc ngủ. Ca phẫu thuật kéo dài tổng cộng gần 2 tiếng, từ lúc ông bắt đầu đường dao đầu tiên cho tới khi khâu đường chỉ cuối cùng.
Hai tuần sau khi phẫu thuật, ông Rogozov đă hoàn toàn b́nh phục và trở lại công tác b́nh thường.
Câu chuyện về ḷng dũng cảm, về ư chí sống c̣n phi thường này vẫn chưa hết bi kịch. Thời tiết quá xấu khiến cho con tàu không thể giải cứu họ khỏi cái lạnh phương Bắc, không thể đón họ theo lịch tŕnh. Đội ngũ tưởng rằng họ sẽ ngồi lại trạm hơn một năm nữa. Với ông Rogozov, th́ đây quả là quăng thời gian gian gian khổ nhất mà một bác sĩ phải chịu đựng.
Nhưng cũng may mắn là một đội máy bay một động cơ đă được cử tới để giải cứu họ. “Mà kịch tính thay, một trong số những chiếc máy bay đưa họ về c̣n suưt bị rơi xuống biển”, con trai ông Rogozov, anh Vladislav nhớ lại lời kể của cha ḿnh.
Vị bác sĩ thử thách tử thần này trở về nhà như một người hùng dân tộc. Câu chuyện sống sót đầy dũng cảm của ông trở thành cảm hứng cho mọi thế hệ người. Mà mới chỉ 18 ngày trước khi buổi phẫu thuật này diễn ra, một người Nga khác, Yuri Gagarin đă trở thành người đầu tiên ra ngoài Vũ trụ. Điều hiển nhiên đă xảy đến, người ta đưa cả hai lên thành những h́nh tượng của đất nước.
Leonid Rogozov trở về nhà như một người anh hùng dân tộc.
“Cả hai người đều cùng ở tuổi 27, cả hai đều xuất thân từ tầng lớp lao động, và họ đều làm được những điều ḱ diệu nhân loại chưa từng chứng kiến. Họ đều là h́nh mẫu lư tưởng cho người hùng dân tộc”, Vladislav nói.
Ông được Liên bang Xô-viết trao tặng Huân chương Cờ đỏ Lao động, nhờ những đóng góp của ḿnh với đất nước và nhờ sự dũng cảm của ông khi đối mặt với cái chết. Sự dũng cảm ấy cũng trở thành biểu tượng cho toàn bộ thế hệ ấy và măi về sau này.
Giữa vùng băng tuyết lạnh lẽo, ư chí sống c̣n của con người bị thử thách tới mức tận cùng.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Anh tên Hiền mà người th́ cũng thật là hiền, nhưng hiền quá đôi lúc thành ra… khờ.
Không biết ai đặt cho anh cái tên Khờ, dân lối xóm kêu riết thành quen chết danh cái tên Khờ.
Mẹ anh th́ nói con tui đâu phải khờ, nó chỉ không được khôn lanh như người ta mà thôi.
Mẹ anh Khờ là bà Thảo giáo viên trường tiểu học. Bà Thảo hồi nào tới giờ không có chồng nên anh Khờ không biết cha ḿnh là ai.
Gia đ́nh đơn chiếc, hai mẹ con sống trong căn nhà ông bà để lại vùng ngoại ô đèn vàng này, cái nhà mà bà Thảo đă sống từ thời bà mới vừa biết đi lẫm chẫm.
Bà có một người anh trai từ lâu sống trên thành phố, nay được con cháu bảo lănh sang sống ở nước ngoài. Căn nhà và miếng đất cho hết bà Thảo, không ai tranh giành.
Anh Khờ cũng học xong trung học, thi đại học đôi ba lần không đậu, về nhà nói mẹ ơi con muốn đăng kư đi xuất khẩu lao động nước ngoài.
Bà Thảo có hơi ngần ngừ, nửa muốn cho con ra ngoài học khôn, học ăn học nói học gói học mở với người ta, nhưng nửa ngại con ḿnh khờ quá biết có thích nghi nổi hoàn cảnh nơi xứ người không đây.
Nhưng rồi anh Khờ lại rớt phỏng vấn, thôi th́ theo bạn bè xin việc tại các khu công nghiệp.
Thời đó hăng xưởng gia công mọc lên như nấm sau mưa, đi đâu cũng thấy tuyển người làm. Mặc sức cho anh Khờ bay nhảy, anh làm chỗ này đôi ba tháng lại đổi chỗ khác, nhưng anh vốn hay bị khờ lại đứng núi này trông núi nọ, nếu anh không tự ư xin th́ chủ cũng cho anh nghỉ.
Năm anh hai mươi lăm tuổi mẹ kêu về quê cưới vợ. Có chỗ muốn gả con.
Ông bà Thân cũng là giáo viên dạy chung trường với bà Thảo, lại là người lối xóm. Cô con gái của ông bà cũng trạc tuổi anh Khờ, cũng theo nghiệp cha mẹ, cũng là cô giáo trường làng. Cô tên Lan, năm nay đă hai nhăm nhưng chưa từng có bạn trai.
Sợ để lâu con ḿnh ế, ông bà Thân sang nhà bà Thảo không cần khách sáo nói huỵch tẹt là muốn cưới anh Khờ cho con gái ḿnh. Bà Thảo thấy gia đ́nh ông giáo Thân tự hồi nào đến giờ không mang điều tiếng chi.
Cô Lan cũng được gái, nếu đem chấm điểm cũng được bảy trên mười, người như cô đi đâu mà t́m.
Bà Thảo th́ ưng bụng lắm nhưng cũng nói để tôi hỏi ư thằng con.
Ông giáo Thân sợ anh Khờ chê con ḿnh, trước khi ra về c̣n nói, “Vợ chồng tôi bảo đảm với chị, con gái tôi c̣n nguyên xi, con gái tôi chưa từng, chưa từng … yêu.”
Bà Thảo cười thầm trong bụng bởi bà là người có tư tưởng rất thoáng, đời bây giờ đâu ai đ̣i hỏi gái về nhà chồng phải c̣n nguyên xi. Mà c̣n hay mất … chỉ có trời mới biết.
Anh Khờ nghe tin cưới vợ th́ mừng hí hửng. Thân con mười hai bến nước, mẹ muốn gả cho ai th́ gả.
Con đi làm trên thành phố mấy năm nay nhưng chẳng có dư được đồng nào. Đám cưới ai muốn tính sao th́ tính. Hai nhà cách nhau chưa tới trăm mét, lễ rước dâu đi bộ cũng được nhưng nhà gái muốn có xe hoa.
Cô dâu phải bước lên xe hoa về nhà chồng cho đúng bài bản.
Đám cưới của anh Khờ thật là vui. Chú rể trai tân sánh duyên cùng cô dâu chưa từng … yêu.
Nhưng ngày vui qua mau. Mau không ngờ. Cô dâu về nhà chồng được ba ngày th́ ôm gói bỏ đi đâu không ai biết.
Chờ hoài không thấy về, bà Thảo cùng anh Khờ sang nhà thông gia t́m hiểu sự t́nh. Hai ông bà Thân chưng hửng, nó không có về đây, không biết nó đi đâu, để tôi đi t́m nó về chịu tội. Thiệt t́nh là con với cái. Nhưng tôi biết nó không quen ai, không hề.
Mười ngày sau ông bà Thân sang nhà bà Thảo chịu tội thế cho con. Con dại th́ cái mang. Không phải ông không t́m ra con ḿnh bỏ trốn ở đâu, nhưng ông biết rằng cuộc hôn nhân này hết phương cứu văn.
Ông không nói lư do con bỏ trốn, chỉ nói xin lỗi. Chúng tôi thành thật xin lỗi. Nhưng hai ông bà chỉ nói những lời xin lỗi suông mà không hề đả động ǵ tới tiền bạc hay đồ sính lễ.
Bà Thảo nh́n thằng con, anh Khờ ngồi làm thinh mặt mày ngẩn ṭ te. Bà thấy vừa tội vừa thương. Bởi v́ anh sinh ra đă mang tên Hiền, trong t́nh cảnh này mà anh cũng hiền được th́ anh quả thật là người đáng … thương.
Sau đó anh Khờ lẳng lặng lên thành phố tiếp tục cuộc đời công nhân. Cuộc sống ngày qua ngày, ngày nào cũng giống ngày nấy chẳng thấy chi điều mới lạ. Tiền lương vừa đủ chi tiêu tháng nào hết tháng đó, suốt cả năm chẳng có dư lấy một đồng.
Hôm mất việc, anh lại khăn gói về quê sống với mẹ. Thôi, không đi đâu nữa, ở đây kiếm việc làm sống qua ngày. Anh làm linh tinh đủ việc, không việc nào ổn định, lúc có lúc không, làm năm ba bữa nghỉ năm ba bữa.
Nhưng anh không lo, chỉ mong kiếm chút đỉnh tiền sáng sáng cà phê cà pháo là được rồi. C̣n nhà lầu xe hơi tiền tỷ th́ anh chẳng bao giờ mơ tới, bởi biết có mơ th́ cũng chỉ thấy mờ mờ.
Ngay cả đến việc vợ con anh cũng không lo. Kệ, chừng nào có th́ có, tới đâu hay tới đó.
Một buổi sáng mùa Xuân đẹp trời, một cô gái đến gơ cửa nhà xin được làm vợ anh Khờ. Cô c̣n trẻ và khá là đẹp, chỉ mới hai lăm.
Cô nàng là người xóm trên, cha mẹ đều là nhân viên nhà nước, gia đ́nh nhà cửa đàng hoàng ai cũng biết. Cô chỉ có cái tội là yêu sớm và ham vui sớm, bỏ nhà theo bạn trai sống thử. Chừng đẻ được đứa con th́ bạn trai vô tù v́ có dính líu tới băng đảng bán x́-ke.
Là gái hồi nào tới giờ chỉ biết ăn ở không, nay lại ôm con mọn cô cảm thấy không có cái khổ nào bằng. Về nhà cha mẹ sống cũng không yên, bà con cḥm xóm lời ong tiếng ve, chịu hết nổi, đường cùng, cô đến nhà bà Thảo gơ cửa, t́nh nguyện làm vợ anh Khờ.
Cô hứa nếu anh Khờ chịu lấy cô làm vợ, cô sẽ một ḷng một dạ lo cho chồng và mẹ chồng. Cô sẽ đi làm nuôi anh Khờ suốt đời.
Bà Thảo nh́n thằng con, anh Khờ nay đă ba lăm rồi mà cũng chưa nên thân. Nghề cũng không mà tiền cũng không. Thôi th́ cái thằng này, nó không lo kiếm vợ th́ vợ cũng đi t́m nó. Chắc cái số của nó trời định như vậy rồi.
Đám cưới anh Khờ lần này cũng đông vui. Chú rể trai một đời vợ sánh duyên cùng cô dâu gái một con.
Mọi sự đều do cô dâu bày vẽ, anh Khờ chỉ lo việc trả tiền. Cô dâu trẻ tuổi điệu đàng, thay áo cưới đôi ba lần. Áo đầm hở cổ, áo dài truyền thống, áo dài cách tân.
Lúc đi chào bàn quan khách mời rượu, cô dâu chú rể mặc áo cung đ́nh. Cô dâu mặc áo hoàng hậu c̣n chú rể mặc áo hoàng đế. Bộ đồ mướn rộng thùng th́nh, không biết y phục cung đ́nh thời vua nào, rồng phụng màu mè giống phim bộ Hồng Kông.
Lúc cô dâu chú rể cắt bánh cưới, đứa con gái nhỏ của cô dâu chạy đến ôm chân mẹ. Má ơi con muốn ăn bánh. Cả khán pḥng cười ồ. Đây là một t́nh huống bất ngờ, ban tổ chức không lường trước được.
Đám cưới đâu chừng ba tháng th́ xảy ra chuyện không ngờ. Một buổi sáng con dâu bà Thảo đi đâu về cùng một cậu thanh niên. Vừa bước vô nhà thấy bà Thảo là hai người quỳ xuống vừa khóc vừa kể:
– Mẹ ơi, xin tha lỗi cho con, con biết là con có lỗi nhiều lắm khi bỏ anh Khờ. Chồng cũ của con mới vừa được thả, đâu ai ngờ mau dữ vậy. Con thiệt là khổ tâm, mẹ với anh Khờ có thương con th́ thương cho trót, thả con về với chồng cũ của con, hai vợ chồng con đội ơn mẹ với anh Khờ.
Năy giờ bà Thảo ngồi sững sờ, bà bị một cú sốc mạnh không nói nên lời. Đứa con dâu tháo chiếc nhẫn cưới bước lại đưa anh Khờ:
– Anh làm ơn nhận lại chiếc nhẫn cưới này giùm em, coi như anh xoá bỏ một lời nguyền. Em muôn vàn nhớ ơn anh. C̣n đôi bông tai và sợi dây chuyền em xin giữ lại như đồ kỷ niệm.
Anh Khờ và bà Thảo ngồi làm thinh, hết ư kiến.
Cái tin vợ anh Khờ trở về với chồng cũ cả xóm đều biết. Có người nói tội cho anh Khờ, có người nói bỏ tiền ra mua được vợ ba tháng… coi như huề
Bà Thảo đến tuổi nghỉ hưu, ngày nào c̣n đi dạy bận bịu sách vở trường lớp, giờ ở nhà đi ra đi vô sao mà nó trống vắng buồn tênh.
Anh Khờ nay đă bốn mươi, bà nghĩ đến việc t́m vợ cho anh, ḿnh đâu có sống đời mà lo cho nó hoài. Nhưng bà chưa kịp t́m th́ vợ anh Khờ tới nhà gơ cửa, chắc cái số của anh như vậy.
Một buổi chiều mưa giông, có một người đàn bà cùng hai đứa con nhỏ chạy xăm xăm vào hiên nhà bà ngồi tránh mưa. Anh Khờ đói bụng bưng tô cơm nguội ra đứng ngoài hiên vừa ăn vừa ngó lén người ta. Anh trở vô nói với mẹ:
– Con ăn cơm thằng nhỏ ngó miệng hoài, chắc nó đói.
Bà Thảo biết ư thằng con, thấy người ta đói tội nghiệp muốn cho ăn mà c̣n ngại mẹ, sợ nói này nói kia.
Bà bước đến lấy tô cơm nguội chan cá kho đem ra ngoài cho thằng bé, bà nói trống không:
– C̣n chút cơm nguội ăn đỡ.
Thằng nhỏ lấm lét nh́n mẹ nó. Người đàn bà trẻ lên tiếng:
– Nói cám ơn bà đi con.
Hai đứa nhỏ nói cám ơn bà rồi bưng tô cơm lên ăn. Nó ăn một muỗng rồi đút cho mẹ nó một muỗng.
Bà Thảo bước vào nhà trong ḷng chợt thấy xúc động.
Mưa càng lúc càng to, giông gió sấm chớp tứ bề, anh Khờ đi tới đi lui ra chừng áy náy.
Bà bước ra ngoài kêu ba mẹ con vô nhà tránh mưa, ướt hết rồi thay quần áo kẻo cảm lạnh.
Bà bước đến bếp nấu nước sôi luộc ḿ gói cho ba mẹ con ăn thêm, chắc họ c̣n đói.
Người đàn bà lấy trong túi xách mấy bộ đồ khô thay cho con rồi ba mẹ con ngồi ăn ḿ.
– Con cám ơn bác nhiều lắm. Trước đây con ở ngoài Trung, làm ruộng quanh năm mà không đủ ăn. Chồng con theo người ta đi tàu đánh cá ngoài biển xa, không may tàu ch́m chết đuối.
Con ở quê không có việc ǵ làm, càng lúc càng túng quẫn. Có người bạn cùng thôn lấy chồng ở thị trấn này mấy năm trước, năm ngoái chị về quê, thấy hoàn cảnh con khổ quá nói có ǵ vô đây chị giúp đỡ kiếm việc làm nuôi con.
Đâu ngờ tới đây mới biết chị cùng chồng dọn đi nơi khác rồi. Bác làm ơn cho con tá túc vài bữa, rồi thủng thẳng con t́m việc t́m chỗ ở dọn đi.
Bà Thảo không nói ǵ. Từ chối th́ không nỡ mà nhận lời th́ ách giữa đàng cứ mang vào cổ.
Bà nh́n cái đi-văng chất đầy đồ đạc trên đó, bà không muốn dọn dẹp chỗ ngủ cho họ, tự nghĩ ḷng tốt cũng có giới hạn, để họ ngủ dưới sàn gạch là quư rồi.
Bà bước vào trong lấy chiếc chiếu và mùng mền. Anh Khờ giúp giăng mùng, mấy mẹ con chui vào ngủ.
Buổi sáng bà Thảo bước ra khỏi pḥng đă thấy mấy mẹ con thức dậy từ lâu, mùng mền xếp gọn gàng. Bà bước đến bếp nấu nước pha cà phê, mang cho người đàn bà trẻ một ly, bà cầm một ly bước ra phía trước nhà.
Bà không thấy nhưng cũng nghe biết ba mẹ con đang chia nhau uống. Sân vườn buổi sáng sau cơn mưa đêm thêm tươi mát. Bà Tư hàng xóm đi ngang, thấy bà trước sân bước vào nói chuyện.
Bà Tư thấy có bóng người lạ con nít trong nhà ṭ ṃ đưa mắt nh́n. Bà Thảo kể rơ đầu đuôi câu chuyện ngày hôm qua.
Hai bà bước vào trong. Bà Tư lên tiếng hỏi:
– Cô tên ǵ ?
– Dạ cháu tên Lành.
– Ông Hoà nhà ở đầu đường có bà mẹ chín mươi tuổi, muốn t́m người mỗi ngày tới phụ giúp cho ăn tắm rửa chừng bốn tiếng đồng hồ trả năm chục ngàn, cô có muốn làm không?
– Dạ muốn, cháu làm được, chuyện ǵ cháu cũng làm.
Bà Tư nói, “Vậy cô đi theo tui tới đó thử việc.”
Buổi trưa chị Lành đi về đưa bà Thảo tiền làm được. Con làm được, họ thích lắm, dặn là mỗi ngày cứ đến làm đủ bốn tiếng th́ về.
Chị đến bếp làm cơm, bà Thảo lấy trong tủ lạnh con gà đưa chị làm cơm gà luộc.
Bà bước đến ghế ngồi cầm quạt phe phẩy, ra điều bà chủ, bà mẹ chồng. Chị Lành làm bếp gọn gàng lanh lẹ, cả nhà xúm lại ngồi ăn, ai cũng khen ngon.
Chị Lành đi làm về là đưa tiền cho bà Thảo. Bà không nói ǵ lẳng lặng bỏ túi. Bà muốn thử xem sức chịu đựng của chị Lành đến đâu.
Bà c̣n t́m cách thử ḷng người mẹ trẻ này, bà giả bộ để quên tiền chỗ này chỗ nọ, bà đánh rơi tiền khi th́ trong bếp lúc ngoài sân.
Mấy đứa nhỏ lượm được trả lại cho bà. Không, bà muốn thử ḷng mẹ nó ḱa. Một hôm bà nhét hai tờ giấy năm trăm trên đầu tủ, một tờ tiền thật một tờ tiền âm phủ.
Buổi trưa bà đến xem chừng, hai tờ bạc không cánh mà bay. Bà suy nghĩ, lúc bà giấu đâu có chị Lành ở nhà, chị đă đi làm rồi, chỉ có thằng con trai bà đi ra đi vô mặt mày như mèo ăn vụng.
Buổi trưa anh Khờ về ngủ, bà lục túi quần anh treo trên vách, trong mớ tiền lẻ có tờ năm trăm tiền giả. Bà xé làm đôi vứt thùng rác. Thằng này xớn xác đem xài có ngày công an c̣ng đầu. Con ơi là con.
Xéo nhà bà Thảo phía bên kia đường là nhà ông Quư làm ở ngân hàng. Ông đang cho thợ đập nhà cũ xây nhà mới lên thêm từng lầu.
Một hôm mấy người thợ xách con gà nhờ chị Lành làm cơm họ trả công. Chị Lành có tài nấu cơm gà luộc pha nước mắm gừng rất ngon. Ai ăn cũng khen.
Thế là hết nhóm thợ này tới nhóm thợ khác nhờ chị giúp, buổi trưa họ ngồi ăn uống ồn ào như cái quán.
Chị Lành thấy ham xin phép bà Thảo đặt hai cái bàn nhỏ trước sân buổi trưa bán cơm gà kiếm thêm tiền chợ. Bà Thảo bảo anh Khờ phụ chị cắt cổ gà nhổ lông gà, phụ dọn dẹp.
Tiền lời bao nhiêu chị đưa bà Thảo. Bà chỉ lấy một ít, bảo chị giữ để dành lo cho hai đứa nhỏ. Bà thử thách chị bao nhiêu đủ rồi.
Lối xóm thấy anh Khờ đưa đón hai đứa nhỏ đi học, thấy anh buổi trưa phụ chị Lành bán cơm gà, ai cũng nghĩ chắc hai người này đă nhập cục ngủ chung mùng.
Ông Tám nhà kế bên hỏi vậy chớ chị không tính làm đám cưới cho tụi nó sao. Bà Thảo nghe tới đám cưới th́ sợ hết hồn. Tởn tới già. Mà cũng ngộ thiệt, hai đứa tụi nó có ǵ đâu. Sao ai cũng nghĩ hễ trai gái chung nhà th́ không trước th́ sau cũng giở mùng chun vô.
Bà Tư ông Năm gặp bà Thảo hỏi đon ren. Sao, chị tính chừng nào cho hai đứa tŕnh làng ra mắt quan viên hai họ.
Người này người kia nói ra nói vô khiến bà Thảo nghĩ ngợi. Hay là ḿnh hỏi con Lành cho thằng Khờ cho rồi. Bà nói với chị Lành:
– Con ở đây mấy tháng cũng biết t́nh cảnh của mẹ con bác ra sao rồi. Thằng Khờ tuy không khôn lanh như người ta, nhưng nó hiền lành tử tế, không chơi bời nhậu nhẹt hút xách. Bác nay đă lớn tuổi mong nó sớm yên bề gia thất. Nếu con thấy được th́ hai đứa sống với nhau xây dựng gia đ́nh.
Chị Lành cảm động ứa nước mắt:
– Nếu bác với anh Khờ mà không chê con, con thật là có phước mới bước vô được nhà này.
Bà Thảo không muốn tổ chức đám cưới ŕnh rang, bà chỉ muốn làm một bữa tiệc nho nhỏ tại nhà, gọi là buổi ra mắt. Bà bàn với ông Tám và bà Tư lối xóm, bà nói:
– Tôi tính đặt một con heo quay, nấu một nồi cà ri gà ăn với bánh ḿ, cá hấp ăn với cơm chiên là đủ. Mua một thùng bia, mời bà con lối xóm chừng hai bàn là được rồi.
Ông Tám có ư kiến:
– Ḿnh đăi kiểu đó giống như đám giỗ. Mặc dù không nói đám cưới nhưng cũng là đám cưới. Đăi ăn phải dọn từ món chớ không bưng ra một lần.
Dạo đầu phải có đồ nguội để thực khách lai rai uống rượu hay bia, bỏ món cà ri thế bằng món vịt quay hay là chim cút rô ti, thêm món đồ biển cua tôm. Có hơi tốn kém chút… nhưng phải làm coi cho được.
Bà Năm góp ư:
– Để tôi kêu mấy đứa nhỏ cùng bạn bè tụi nó sang phụ giúp, chị đừng lo, mấy thằng con tui giỏi mấy cái vụ này lắm.
Mặc dù không phát tờ rơi không làm quảng cáo, nhưng đám “ra mắt” của anh Khờ cả xóm ai cũng biết.
Đàn bà con nít đi ngang nhà đứng lại ḍm ngó trầm trồ, “Bữa nay đám cưới anh Khờ, bữa nay đám cưới anh Khờ!”
Mấy cậu thanh niên lăng xăng làm cổng chào với bảng “Tân Hôn”, mấy cô gái í a í ới vừa làm vừa cười giỡn dưới bếp. Bà Thảo đi tới đi lui miệng cười măn nguyện.
Thằng con của bà lối xóm ai cũng thương. Mấy cậu thanh niên lại c̣n bày đặt đem gắn dàn máy hát ḥ. Đám thanh niên thanh nữ đông quá ham vui, xin bác đặt thêm hai bàn, bác đừng lo, tụi con tự đem mồi với lại bia, vui với anh Khờ là chính.
Anh Khờ uống rượu vui quá kéo cô dâu lại hôn, cô dâu mắc cỡ bỏ đi chỗ khác, thiên hạ vỗ tay tán thưởng.
Anh Khờ xỉn xỉn lên hát một bài tân cổ giao duyên quên đầu quên đuôi ai cũng cười.
Buổi tối vợ chồng con cái xúm lại mở bao thơ đếm tiền. Anh Khờ mặt mày hí hửng lại nói với mẹ: lời, lời, hổng lỗ. Bà Thảo không nhịn được cười, hết ư kiến thằng con của tui, lần này đám cưới của nó … có lời.
Bà Thảo bắt đầu để ư con dâu, mỗi khi chị Lành đi đứng bà nh́n soi mói t́m điều khác lạ. Bà mong chị hôi cơm tanh cá, bà mong có một đứa cháu nội của riêng bà. Anh Khờ có thể mất vợ, nhưng cháu bà, cháu nội của bà sẽ măi măi là cháu bà.
Ngày tháng trôi qua bà không thể chờ. Một hôm bà kêu con dâu bà lại gặng hỏi:
– Mẹ nói thật với con, mà con cũng phải trả lời cho thật, con có thể nào đẻ cho mẹ một đứa cháu nội nữa không.
Chị Lành trầm ngâm giây lâu ngập ngừng điều khó nói:
– Con cũng biết mẹ với anh Khờ mong đợi điều đó, con thật ḷng thương anh Khờ, muốn đẻ cho ảnh một đứa con, nhưng ảnh không thể… Hai đứa con cố gắng nhiều lần nhiều cách mà ảnh vẫn… không thể nào.
Một lần nữa bà Thảo bị một cú sốc, chuyện bây giờ mới biết. Bà nhớ lại lúc anh Khờ c̣n trẻ, bà nhiều lần tắm rửa cho anh, thấy anh cũng b́nh thường như bao đứa trẻ khác. Lúc nó lớn nhiều lần giặt quần xà lỏn cho nó, đôi lúc vấy bẩn mùi tanh tưởi. Sao bây giờ… sao bây giờ… như thế này?
Một buổi sáng sớm bà Thảo nói cho con dâu và thằng con biết là bà có việc phải đi lên thành phố chiều về. Mỗi lần đi là bà thấy thành phố thay đổi khác lạ, xe cộ người ta đi lại đông đúc ồn ào.
Nhưng bà không khó lắm để t́m ra nhà ông thầy “Đông y sĩ bán thuốc gia truyền chuyên trị đàn ông yếu sinh lư”. Bà bước vào pḥng đợi, ḷng thấp thỏm lo âu. Bà nói ngập ngừng:
– Thưa thầy, tôi muốn thỉnh thuốc cho một người đàn ông… yếu… yếu… không thể… không thể…
Ông thầy thuốc Đông y gia truyền nh́n bà khách bề ngoài không có vẻ ǵ là một người đàn bà đang trong thời kỳ … cần đến mấy chuyện đó.
– Bà nói ông nhà không thể … mà không thể như thế nào?
– Tôi nghe con dâu tôi nói chồng nó như vậy th́ tôi biết như vậy. Có cần phải dẫn nó lên đây cho thầy khám?
Ông thầy bật cười hô hố, “Té ra bà đi thỉnh thuốc cho con trai bà, năy giờ tôi cứ tưởng bà nói ông nhà. Tôi có thuốc viên hải cẩu bổ thận hoàn, bà mua cho cậu một lọ uống thử. Tôi hốt ba mươi thang thuốc cho con trai bà uống trong một tháng. Thuốc cường dương gia truyền, nổi danh ba đời.”
Buổi chiều về nhà, việc đầu tiên là bà Thảo đi vô bếp t́m siêu sắc thuốc cho thằng con trai. Buổi tối bà c̣n bắt anh Khờ bưng chén thuốc uống hết trước mặt bà.
Bà chờ đợi. Ngày nào cũng ḍm ngó con dâu coi tướng tá có mập thêm chút nào. Buổi tối bà đi ra đi vô nghe ngóng, đi ngang pḥng thằng con trai lắng nghe coi có tiếng cười giỡn giường chiếu nhúc nhích động đậy ǵ không.
Lúc thuốc gần hết, bà kêu con dâu lại hỏi nhỏ, con thấy có tiến bộ hơn chút nào không con. Cô con dâu lắc đầu, mọi sự vẫn u như kỹ… y như cũ.
Ngày tháng trôi qua…bà Thảo tức ḿnh không chịu đầu hàng số phận, hễ c̣n nước là c̣n tát, hễ có bịnh là vái tứ phương. Đi đâu cũng nghe tụi thanh niên khẳng định “người ta làm được, ḿnh làm được.”
Bà thu xếp chuyện gia đ́nh, dẫn con trai con dâu lên thành phố, đến bệnh viện trung ương khám nam, khoa chữa trị hiếm muộn. Sau nhiều lần thử nghiệm, bác sĩ tuyên bố bó tay, hết cách. Rất tiếc, ông không thể nào… không thể nào…
Từ đó bà Thảo không c̣n buồn, Không c̣n lo kiếm đứa cháu nội. Bà tự an ủi…”Ư trời”
Một hôm chị Lành đến gần bà Thảo thưa chuyện:
– Mẹ à, đêm qua con nằm mơ thấy chồng cũ con hiện về, anh vui cười hỏi thăm con đủ thứ.
Tỉnh dậy con nhớ quê quay quắt suốt cả ngày. Con đi cũng đă ba năm, con muốn xin phép mẹ cho con dẫn hai đứa nhỏ về quê, cúng mồ mả ông bà, mồ Ba tụi nó.
Bà Thảo miệng nói ờ phải con cứ đi, mà trong ḷng bà thấy buồn buồn. Bà nghĩ rồi có ngày đứa con dâu này cũng sẽ bỏ con trai bà mà đi.
Buổi sáng anh Khờ hí hửng đưa vợ con ra bến xe về quê một tuần. Nghĩa là anh khỏi cắt cổ gà nhổ lông gà một tuần. Anh có nhiều th́ giờ bù khú với bạn bè, trong khi mẹ anh lại buồn rười rượi v́ nghĩ đứa con dâu này sẽ một đi không trở lại.
Lúc họ bước ra cửa bà móc tiền đưa con dâu và cho hai cháu. Dẫu thế nào th́ bà cũng phải đối xử cho phải đạo mẹ chồng.
Mấy ngày con dâu đi vắng, bà cảm thấy trống trải buồn bă lạ thường. Bà thấy nhớ tiếng hai đứa nhỏ chạy giỡn nô đùa. Bà nhớ tiếng con dâu chặt thịt gà lộp bộp. Bà thương con dâu thương cháu nội thương cái mái ấm gia đ́nh này hồi nào không biết.
Nhớ ngày nào tụi nó mới tới, co ro trong chiều mưa giá lạnh. Giờ đă ba năm. Ba năm con dâu bà trả ơn cưu mang coi như đă đủ. Ṣng phẳng. Cuộc đời lúc nào cũng đối xử với bà ṣng phẳng. Quá là ṣng phẳng.
Buổi sáng anh Khờ đi quán cà phê, ngang tấm lịch giả bộ ngó ngó, “Bữa nay mẹ con tụi nó về, ngày mai lại tiếp tục… cắt cổ gà…nhổ lông gà.” Bà muốn nói, con ơi mày được nhổ lông gà hằng ngày là phước ba đời đó con.
Anh Khờ nhắc tới một việc bà không dám chắc nhưng vẫn mong chờ. Ở tuổi này phải gánh vác một điều mất mát là một việc hết sức khó khăn.
Buổi trưa nằm thiêm thiếp trên giường bà nghe tiếng trẻ con cười nói, một âm thanh quen thuộc thân thương trong ngôi nhà này trong nhiều tháng qua.
Bà bước đến cửa sổ nh́n ra vườn sau, thằng cháu nội về tới là chạy u ra thăm con gà mái tre của nó nằm ấp trứng trong ổ, đứa cháu gái th́ leo tuốt trên cây mận.
Bà bước ra phía trước, con dâu bà về tới lăng xăng xếp đồ sắp lên bàn thờ cúng ông bà. Nhiều dữ hôn, trái cây đồ ăn lũ khũ.
– Mẹ không ngủ trưa sao? Con có đem về mấy con tôm hùm với lại mực một nắng. Để con làm cơm trưa.
Chị Lành không thay quần áo nhào vô bếp làm món tôm hùm mới vừa học được. Anh Khờ đi chơi về bước vô nhà nói thơm quá xá là thơm.
Cả nhà xúm lại quây quần ăn cơm trưa. Bà nói mẹ tính là ngày mai ḿnh mua gà người ta làm sẵn cho tiện, cũng ngon chớ làm gà sống cực quá.
Cả anh Khờ và chị Lành đồng thanh, “Dạ phải, dạ phải. Con cũng tính nói với mẹ như vậy.” Ăn xong vợ chồng con cái nằm ngủ ngon lành.
Bà Thảo đi ṿng quanh nhà ngắm nghía, phải sửa lại nhà bếp và nhà tắm theo kiểu mới hiện đại vừa sạch vừa thơm.
Rồi c̣n phải xây thêm pḥng cho hai đứa cháu, tụi nó ngày một lớn. Hồi nào tới giờ cứ nghĩ thằng con của ḿnh trước sau ǵ cũng bị vợ bỏ nên bà không tính đến chuyện sửa nhà. Nhưng mà ḿnh đă tính sai.
Người tính sao bằng trời tính.
Nguyễn Thạch Giang.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Có 1 chàng trai trẻ đến gặp quản đốc của một nhóm thợ đốn gỗ để xin việc. Người quản đốc chỉ vào một cái cây to và bảo anh ta hăy đốn thử xem mất bao lâu. Chàng thanh niên đă không mất nhiều thời gian đốn đổ cái cây đó một cách thiện nghệ.
***
Rất ấn tượng trước tay nghề khéo léo của anh, người quản đốc quyết định nhận anh vào làm "Tốt lắm, hăy bắt đầu đi làm từ Thứ Hai tới".
Thứ Hai. Thứ Ba. Rồi Thứ Tư trôi qua, ngày ngày chàng trai đều chăm chỉ làm việc. Đến chiều ngày Thứ Năm, bổng quản đốc tới và cho chàng trai trẻ xem bảng xếp hạng:
"Chàng trai, năng suất làm việc của cậu đă tụt lùi so với những người khác. Tổng kết từ đầu tuần cho thấy cậu đă rơi từ vị trí đứng đầu hôm Thứ Hai xuống vị trí bét bảng cho đến hết ngày hôm nay."
Chàng trai trẻ bất b́nh lên tiếng:
"Nhưng tôi đă rất chăm chỉ làm việc. Tôi luôn là người đến đâu tiên và là người ra về cuối cùng, thậm chí tôi c̣n không cả có thời gian uống nước!"
Người quản đốc gật đầu nói:
"Phải công nhận cậu là công nhân cần cù nhất ở đây, nhưng đă bao lâu rồi cậu chưa mài chiếc ŕu của ḿnh?"
Chàng trai thật thà thừa nhận:
"Từ đầu tuần tới giờ th́ chưa lần nào. Tôi mải làm việc quá nên không có thời gian để mài ŕu."
***
Cuộc sống của chúng ta cũng như vậy. Chăm chỉ không có ǵ là xấu, nhưng đôi khi cần có một khoảng ngừng để "mài sắc chiếc ŕu", làm mới bản thân thông qua việc tự học tập và rèn luyện. Bỏ qua việc này, chúng ta sẽ nhanh chóng b́ "cùn" đi, và mất dần đi khả năng làm việc hiệu quả của ḿnh.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Truyện ngắn hay và ư nghĩa...M̀ và TRỨNG. Một buổi sáng, người cha làm hai bát ḿ. Một bát có trứng ở trên, một bát không có. Ông hỏi con trai muốn ăn bát nào?
Cậu con trai chỉ vào bát có trứng nói:
- Con muốn ăn bát này ạ.
- Nhường cho bố đi.
- Không, bát ḿ này là của con
- Không nhường thật à? Ông bố ḍ hỏi.
- Con không nhường! - Cậu bé kiên quyết trả lời rồi đắc ư với quyết định của ḿnh.
Ông bố lặng lẽ nh́n con ăn xong bát ḿ th́ mới bắt đầu ăn bát của ḿnh. Đến những sợi ḿ cuối cùng, người con nh́n thấy rơ ràng trong bát của cha có hai quả trứng.
Lúc này, ông bố chỉ hai quả trứng trong bát ḿ, dạy con rằng:
- Con phải ghi nhớ điều này, những ǵ mắt con nh́n thấy có thể chưa đủ, thậm chí không đúng. Nếu con muốn chiếm phần lợi về ḿnh, con sẽ không nhận được những cái lợi lớn hơn.
---
Và ngày hôm sau, người cha lại làm hai bát ḿ trứng, một bát trên có trứng và bát không có trứng. Người cha hỏi:
- Con ăn bát nào?
Rút kinh nghiệm từ lần trước, cậu con trai ngay lập tức chọn bát ḿ không có trứng. Thật ngạc nhiên, khi cậu bé ăn hết bát ḿ vẫn không có quả trứng nào. Trong khi đó, bát ḿ của người cha không những có quả trứng ở trên mà c̣n một quả nữa ở dưới đáy.
Ông chỉ vào bát ḿ của ḿnh và nói:
- Không phải lúc nào cũng dựa vào kinh nghiệm được đâu con trai à. Đôi khi cuộc sống sẽ lừa dối con, tạt gáo nước lạnh vào con khiến con phải chịu thiệt tḥi. Con không được quá khó chịu hay buồn bă. Hăy xem đó là một bài học.
---
Một thời gian sau, người cha lại nấu hai bát ḿ như những lần trước và hỏi con trai chọn bát nào. Lần này, cậu con trai muốn cha chọn trước.
Ông bố chọn bát ḿ có trứng và ăn ngon lành. Cậu con đón lấy bát ḿ không trứng mà ăn, thần thái lần này b́nh tĩnh.
Ăn một lúc cậu chợt phát hiện trong bát của ḿnh có 2 quả trứng. Người cha mỉm cười nói với cậu con trai:
Con thấy không, khi con nghĩ tốt cho người khác, những điều tốt đẹp sẽ đến với con. Khi con không màng đến lợi ích riêng của bản thân, cuộc đời sẽ không để con phải chịu thiệt. Hồ Hoàng.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Một hôm, Đức Phật đang ngồi cùng các môn đồ th́ bỗng có 1 người hỏi Ngài rằng, "Nghiệp là ǵ?".
Đức Phật trả lời: "Để ta kể cho các ngươi một câu chuyện.
Một vị vua đang cưỡi voi đi thăm thú vương quốc của ḿnh. Đột nhiên ông ta dừng lại trước một cửa hàng ở trong chợ và nói với cận thần của ḿnh: "Không biết tại sao, nhưng ta muốn treo cổ chủ cửa hàng này".
Người cận thần bị sốc. Nhưng trước khi ông ta có thể hỏi rơ lư do tại sao th́ nhà vua đă đi tiếp.
Hôm sau, người cận thần này tới cửa hàng hôm trước, ăn mặc như một người dân địa phương để t́m gặp chủ cửa hàng.
Ông ta gợi chuyện rồi hỏi xem t́nh h́nh buôn bán của cửa hàng ra sao. Chủ cửa hàng là một thương nhân buôn bán gỗ đàn hương, trả lời một cách buồn bă rằng anh ta hầu như chẳng có khách hàng nào.
Người ta cứ đến cửa hàng, ngửi mùi gỗ đàn hương rồi lại bỏ đi. Thậm chí họ c̣n khen ngợi chất lượng của gỗ đàn hương, nhưng hiếm khi mua thứ ǵ. Hy vọng duy nhất của anh ta là việc nhà vua sớm qua đời.
Có như thế th́ người ta mới có nhu cầu mua thật nhiều gỗ đàn hương để phục vụ cho các công đoạn tang lễ. Và v́ là người bán gỗ đàn hương duy nhất ở đây nên hẳn cái chết của nhà vua sẽ mang lại cơ hội làm giàu rất lớn cho anh ta.
Đến lúc này, vị quan cận thần mới hiểu lư do tại sao nhà vua dừng lại trước cửa hàng của ông ta và bày tỏ ư muốn giết người chủ cửa hàng. Có lẽ, ư nghĩ tiêu cực của người chủ cửa hàng, bằng 1 cách siêu nhiên nào đó, đă tác động tới nhà vua, và rồi, khiến nhà vua cũng lại có ư nghĩ tiêu cực với anh ta như vậy.
Vị quan cận thần vốn là một người có trí tuệ thâm sâu, đă ngẫm nghĩ một hồi rồi mới đưa ra quyết định. Ông không nói cho người chủ cửa hàng biết ḿnh là ai, cũng không tiết lộ ư muốn của nhà vua. Ngược lại, ông chỉ nói rằng ḿnh muốn mua một ít gỗ đàn hương.
Nghe thấy vậy, người chủ cửa hàng vô cùng vui mừng. Anh ta gói ghém món hàng rồi giao cho vị quan cận thần.
Khi trở về cung điện, vị quan cận thần đi thẳng đến chỗ của nhà vua và nói rằng người thương nhân có một món quà cho bệ hạ. Nhà vua hết sức ngạc nhiên. Khi mở gói quà, nhà vua đă thấy vô cùng thích thú và ấn tượng trước màu vàng tinh tế của miếng gỗ và hương thơm kỳ diệu tuyệt vời của nó.
Đang trong tâm trạng vui vẻ, nhà vua ra lệnh thưởng cho người thương nhân vài đồng tiền vàng. Trong thâm tâm, ông thầm tự trách ḿnh rằng đă có ư nghĩ xấu khi muốn giết anh ta.
C̣n khi người bán hàng nhận được những đồng tiền vàng do nhà vua thưởng cho, anh ta cũng hết sức sửng sốt. Anh ta bắt đầu nhận ra nhà vua là một đấng quân vương hào phóng, tốt bụng và đă cứu anh ta thoát khỏi cảnh phá sản.
Anh ta cũng rất hối hận khi đă trót có ư nghĩ độc ác là mong cho nhà vua băng hà sớm chỉ để có thể bán được nhiều gỗ đàn hương."
"Vậy Nghiệp là ǵ?", Đức Phật hỏi lại các môn đồ sau khi kết thúc câu chuyện.
Nhiều người đă đưa ra các câu trả lời khác nhau, rằng đó là lời nói, là hành động, là cảm xúc của chúng ta.
Nhưng Đức Phật đă lắc đầu và nói rằng, "Suy nghĩ của các ngươi chính là Nghiệp đó". Hồ Hoàng ST
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Rất lâu rồi, có một nhà vua muốn hiểu biết thật nhiều nhưng lại lười. Một ngày nọ nhà vua triệu tập tất cả những nhà thông thái của vương quốc lại và ra lệnh cho họ phải thu thập tất cả những hiểu biết và sự thông thái trên thế gian đặt vào một chỗ để ông ta có thể học chúng.
Theo lệnh nhà vua, các nhà thông thái đều làm việc cật lực. Sau hơn một năm, họ dâng lên ngài một trăm cuốn sách chứa đựng mọi sự hiểu biết ở đời. Nhưng khi nh́n qua các chồng sách, nhà vua ngán ngẩm nói:
– Không! Ta cần một cách dễ dàng hơn. Biết bao giờ ta mới đọc xong và nhớ được ngần này cuốn sách.
Rồi nhà vua lệnh cho họ phải tóm lược hàng trăm cuốn sách đó vào một cuốn mà thôi. Một năm sau, các nhà thông thái quay lại với một cuốn sách duy nhất. Cuốn sách to và dày cả ngàn trang. Nhà vua nh́n thấy liền la lên:
– Không! Cuốn sách này dày quá! Ta sẽ mất rất nhiều thời gian mới đọc hết được.
Một lần nữa, các nhà thông thái bị buộc phải tóm lược thật súc tích cuốn sách ấy vào chỉ một trang giấy để nhà vua dễ dàng mang theo và nhớ được.
Mọi người xôn xao và than trời: “Sao có thể làm được như vậy?”. Nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác cả. Họ biết hoặc là mệnh lệnh phải được thi hành, hoặc là đầu họ sẽ rơi. Nhà thông thái lớn tuổi nhất họp tất cả mọi người lại để t́m ra cách giải quyết. Cuộc hội ư diễn ra trong nhiều đêm liền. Cuối cùng, họ đă hoàn thành trang giấy chứa đựng mọi sự hiểu biết trên đời.
Được tin, nhà vua rất đỗi vui mừng. “Cuối cùng th́ ta cũng sắp biết được tất cả mọi sự khôn ngoan nhất trên đời mà chỉ cần một trang giấy mà thôi!” – Nhà vua đắc chí nhủ thầm và ra lệnh dâng trang giấy lên trong thời gian sớm nhất.
Và ngày đó đă tới. Nhà vua khấp khởi mừng thầm. Cả vương quốc đều tụ tập về quanh triều đ́nh để được biết về điều đặc biệt đó. Nhà vua háo hức mở trang giấy chứa đựng toàn bộ sự thông thái của thế gian. Trong đó chỉ duy nhất một câu: “Không có sự thông thái nào mà không phải trả giá”.
ST Vủ Thông Minh.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
“Không có sự thông thái nào mà không phải trả giá”.
ST Vủ Thông Minh.
“Không có sự thông thái nào mà không phải trả giá”.
:handshake :
Tŕnh độ kém th́ không có sự thông thái nhưng thời đại ngày nay bọn "trẻ trâu" vẫn được tung hô
The Following 3 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Tủ sách Tuổi hoa "C̣n dấu chân người" Cam Ly - Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Tủ sách Tuổi Hoa - Hoa Tím
Chú thích của Tủ sách Tuổi Hoa:
1- Đây là tác phẩm cuối cùng của tác giả Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh viết cho Tủ sách Tuổi Hoa trước năm 75 và sắp sửa được xuất bản vào tháng 4 - 1975 .
2- H́nh b́a do họa sĩ ViVi mới vẽ tặng tác giả Cam Li và Tủ sách Tuổi Hoa ngày 21 tháng 8 năm 2008.
Chương 1-2
Chương 01
Những bóng tṛn hiện ra, màu rực rỡ như những đồng tiền bằng vàng nằm trên một tấm thảm màu xanh lá cây. Bóng nhảy múa trên mặt, chiếu vào mắt. H́nh ảnh nào thế? Ánh sáng của thiên đường hay tṛ chơi của ma quái? Là thực tại hay chỉ là một khúc phim xảy ra trong ký ức? Cảm giác của một con người tưởng đă không c̣n. Nhưng không phải. Bây giờ rơ ràng tai đang nghe một tiếng chim hót. Chim hót ở trên đầu, trên mặt - ở đâu đó trên tấm thảm màu xanh kia.
A! Đúng rồi! Chim hót trên cây! Những bóng tṛn kia là nắng! Ngày đă bắt đầu trước khi ta thức dậy. Đúng hơn là ta tỉnh dậy. Ngày rực rỡ, ngày hiền lành quá! Ta dần dần t́m lại cảm giác. Tai đă nghe rồi! Mắt đă thấy rồi! Nhưng mũi ngửi được mùi máu khô, ở đâu đây, lẫn trong mùi cỏ ướt. Bây giờ thân thể không c̣n tê dại nữa, mà đang cảm nhận được sự nhức nhối, ở dưới chân, truyền lên đến vai, và thấu tận óc. Dù không ngóc đầu lên được để nh́n xuống thân thể, nhưng ta đă nhớ ra được rằng nơi bắp chân, máu đă chảy rất nhiều và cảm giác đau nhức cũng từ đó mà có. Nhắm mắt lại, bây giờ quên mất tiếng chim, mà nghe âm vang tiếng chong chóng quay lạch cạch trên đầu, tiếng động cơ làm át lời nói chuyện. Mơ màng, ta thấy cả mây trắng, thấy cả cánh đồng, thấy nhánh sông, thấy rừng cây bên dưới. Chính nơi đó, chiếc trực thăng bị trúng nhiều loạt đạn. Một viên đạn đă xuyên qua bắp chân ta. Rồi nhiều loạt đạn nữa… những bạn bè gục xuống. Cái h́nh ảnh một người đang huyên thuyên cười nói bỗng trở thành một tấm thân bất động, chợt hiện ra rơ ràng và nghiến nát tâm hồn. Từ con chim sắt oan nghiệt đó, các bạn đă về với đất. Thân chim lảo đảo đâm xuống tấm thảm xanh lá cây. Tiếng động nào vang dội cả khu rừng. Tiếng của thần chết? Tiếng của quỷ dữ? Hay tiếng của cha mẹ, anh em, bạn bè, người yêu khóc vùi bên mộ héo?...
Chỉ một ḿnh ta lết ra khỏi chiếc phi cơ đang rừng rực cháy. Không biết ta c̣n lết được bao xa, chỉ biết là rất xa, rồi ta ngất đi. Trong rừng cây này có phép lạ hay sao? Phép lạ chỉ ban cho một người. Khi thức dậy người trở thành một cái bóng cô đơn. Chiếc phi cơ đă bị cháy rụi. Bạn bè, anh em, c̣n đâu! Ta lạnh lẽo hơn một bóng ma. Trước mặt là cây, sau lưng là cây. Xung quanh đều là rừng. Tiếng cười nói từ ban trưa vang vọng từ đỉnh trời, vướng trên lá, tỏa đầy trong nắng xế. Ta nh́n xuống chân. Máu bê bết loang lổ hết một ống quần. Cả gương mặt của ta nữa, chắc khủng khiếp lắm? Không c̣n biết một nhân danh nào để cầu nguyện.
Chiều đổ xuống. Nắng lui dần sau cây lá. Mới tối hôm qua c̣n đang sửa soạn để lên đường. Giă từ quận nhỏ, nơi có nhiều tấm ḷng quý mến. Sáng sớm c̣n nhận được những củ khoai mới luộc c̣n bốc khói. Ban trưa c̣n xoa mấy cái đầu trọc lóc của lũ trẻ nhỏ ngây ngô, c̣n chở hộ mấy bạn hàng ra chợ quận trước khi leo lên trực thăng bắt đầu cho một chuyến đi khác. Đời sống đă như vậy, là di chuyển, là sửa soạn, là không ngừng nghỉ. Có những thân mến, những luyến lưu - ở mỗi nơi đă đi qua, nhưng không nghĩ ǵ hết. Khi bay qua đồng ruộng, qua ḍng sông, cũng không nghĩ ǵ hết. Thế mà bây giờ tất cả đă phải dừng lại. Ta trở thành một con thú lạ lạc trong rừng. Tiếng gọi của ta loăng trong gió chiều, vọng lại thành tiếng cười của bạn bè. Có phải lúc ta cô đơn nhất, là lúc ký ức sống trong ta thật mănh liệt không? Rồi ta đâm ra sợ hăi chính ḿnh nữa. Tiếng gọi, gọi măi, đến lúc không c̣n âm thanh để vang vọng. Khi ấy đêm đă tràn đặc khu rừng. Trước mặt, sau lưng đều là bóng tối. Ở đây, mọi cảm xúc đều ngưng lại, chỉ c̣n một nỗi tuyệt vọng. Trong bóng tối, ta không c̣n vẽ được một gương mặt nào của người thân. Nhắm mắt lại th́ thấy đầy mây trắng. Và tấm thảm màu xanh hiện ra. Và rừng cây đổ xuống, khép lại…
**
Chim hót nhiều hơn. Tiếng ríu rít làm người mở mắt. Ô, ngày lại bắt đầu rồi. Ngày bắt đầu cho một niềm hy vọng. Khu rừng này không phải là rừng rậm, mà giống như một vườn cây. Cây cỏ cũng hiền ḥa quá! Chắc ở đây có người, ít ra cũng có một bác tiều phu.
Đàng kia là hướng đông. Mặt trời cười cợt ở đó. Người lính muốn đứng dậy để đi tới hướng đông, nhưng cái chân nhức quá! H́nh ảnh què quặt làm người sợ hăi. Gắng gượng nhấc đầu lên, nh́n xuống chân, người ngạc nhiên thấy ở vết thương, một mảnh vải màu nâu đă buộc chặt nơi đó. Ai đă đi qua đây? Bác tiều phu? Những hướng đạo sinh gan dạ? Một người ở đơn vị bạn? Hay là…? Người hoảng hốt… Có tiếng nói lao xao ở phía thật xa trả lời cho người. Người nén ḷng hồi hộp, nằm xuống, nhắm mắt lại, chờ đợi…
- Đây rồi! Ông ấy c̣n nằm đây.
- Ông ta chưa tỉnh lại.
- Đâu? Đâu?
Tiếng trẻ nhỏ! Tiếng ríu rít như chim. Ai vậy? Những thiên thần trú ngụ trong rừng? Hay những chú nai tơ bị đọa đầy? Người lính vẫn nhắm mắt, và nghe tiếng chân bước lại gần.
- Anh Khánh ơi! Không chừng ông ấy đă chết.
Một giọng nói khác chững chạc hơn:
- Để anh coi.
Người lính nghe một bàn tay sờ lên má ḿnh, và một vật ǵ đó nặng nặng áp vào ngực ḿnh. Cái đầu của một cậu bé! Mùi tóc khét nắng làm người lính “ách-x́” một cái.
Có tiếng reo vui mừng:
- A! Ông ấy c̣n sống!
- Suỵt! Dang ra hết. Coi chừng ông ấy có súng.
- Sao biết?
- Ḱa! Ông lính mà!
- Nhưng mà ông ấy bị thương. Coi máu c̣n chảy ri rỉ ḱa!
- Ừ nhỉ! Làm sao đây, anh Khánh?
Giọng nói ban năy lại cất lên:
- Th́… đem ông ấy về.
- Thật không?
- Thật.
Có tiếng vỗ tay và tiếng cười thích thú. Người lính tiêu tan hết những lo sợ. Người muốn kéo dài tṛ chơi này một lát nữa, nên cứ nằm im, nhắm mắt lại như c̣n say ngủ.
- Nè, Lương! Sao ổng lại ở đây nhỉ?
- Ai mà biết! Chắc ông ấy mải mê… hái hoa bắt bướm.
- Hic hic, coi ḱa! Ông ấy là lính. Chắc ông ấy đánh giặc, rồi chạy vào rừng.
- Nè, Hiền, xem cái mắt ông ấy, cái mũi ông ấy, cái cằm ông ấy, cái tay, cái chân ông ấy… to ghê hở!
- Th́… tại ông ấy là người lớn.
- Không! Ông ấy là người khổng lồ chứ!
- Làm sao anh Khánh vác nổi?
- Th́ tụi ḿnh hè nhau khiêng ổng, đứa cái đầu, đứa cái tay, đứa cái chân…
- Không được, chân ông ấy bị thương mà!
Tiếng của Khánh:
- Các em im nào! Để anh nghĩ coi… phải kêu ông ấy dậy đă.
- Chắc ổng kiệt sức rồi…
- Á à! Đă có cách. Các em tới bỏ hết củi xuống, đẩy xe lại đây.
Đám trẻ dường như đă dang xa. Có tiếng cây khô bị ném xuống đất. Rồi có tiếng cót két của một chiếc xe kỳ lạ được đẩy tới gần. Người lính hết kiên nhẫn kéo dài tṛ chơi, nên mở mắt ra. Gương mặt đầu tiên, người lính đoán là gương mặt của Khánh, cậu bé lớn nhất, độ mười bốn, mười lăm tuổi, mái tóc hơi vàng vàng mầu nắng cháy, dáng người mạnh khỏe, có vẻ đầu đàn lắm. Khánh mở to mắt nh́n người lính, thốt lên:
- Ông ấy đă tỉnh!
Một đám, mươi đứa trẻ, nhỏ hơn Khánh, ùa chạy đến, chen nhau nh́n người lạ. Người bây giờ có thể nh́n tận mắt những thiên thần, những chú nai non. Không rực rỡ, không mịn màng, nhưng sự hiện diện của bầy trẻ nhỏ là ḍng suối chảy qua vùng khô hạn. Người lính cười với chúng và gượng ngồi dậy. Nhưng cậu bé Khánh ngăn lại và hỏi:
- Ông! Ông có đau lắm không?
Người lính chớp mắt cảm động:
- Đau. Nhưng anh khát nước lắm.
Nghe được tiếng nói của “người khổng lồ”, đám trẻ nh́n nhau, x́ xầm. Một đứa ch́a ra một b́nh nước nhỏ. Khánh đỡ lấy và cúi xuống:
- Ông uống nước đi!
- Cám ơn các em. Các em ở đâu vậy?
Khánh trả lời:
- Chúng em ở gần đây. Đi hết khoảng rừng này là đến rẫy khoai. Đi hết rẫy khoai là đến nhà chúng em.
Người lính vui mừng:
- Gần đây có nhà cửa hở em? Có đông không?
- Dạ… không.
- Thế các em ở với ai?
- Dạ với cha. Ông, … ông uống nước đi.
Người lính uống cạn b́nh nước. Những đứa bé nh́n nhau, kín đáo cười. Khánh hỏi:
- Ông đói không?
- Đói. Nhưng… anh không ăn hết phần của các em đâu.
Một đứa bé liến thoắng nói:
- Tụi em chỉ có khoai lang với củ ḿ, anh muốn ăn bao nhiêu cũng được. Nhưng tụi em không có thịt cừu với rượu vang đâu.
Người lính mỉm cười:
- Các em tốt lắm! Phải các em đă băng chân anh lại không?
- Dạ, chính bé Hiền đó anh.
Đứa bé trai tên Hiền nói:
- Tụi em sáng nay đi lượm củi, thấy anh nằm dưới đất, máu ở chân chảy ra. Em xé đại vạt áo cột lại cho anh. Em … đâu có biết băng. Xong rồi tụi em mới rủ nhau đi kêu anh Khánh tới.
- À ra thế.
Người lính nh́n quanh đám trẻ, hơi ngạc nhiên và hỏi:
- Các em … là anh em ruột?
Lũ trẻ nh́n nhau, rồi nh́n người lính, lắc đầu.
- Các em ở với cha mẹ?
Khánh không đáp, mà hỏi:
- Anh muốn về với chúng em không?
- Muốn, muốn chứ! Anh lạc trong rừng này từ chiều hôm qua.
- Sao anh lại lạc vào đây?
- Anh bị rớt phi cơ.
- Anh lái tàu bay hở?
- Không, anh là lính nhảy dù.
- À, em biết rồi. Vậy c̣n mấy người kia đâu?
- Họ chắc là đă chết hết. Anh lê lết trong rừng rồi ngất xỉu. Sáng thức dậy anh thấy ḿnh ở đây.
- Chắc chân anh đau lắm? Để tụi em chở anh về. Về nhà sẽ có người băng bó lại chân cho anh. Bây giờ…
Cậu bé ngần ngừ, chỉ cho người lính thấy chiếc xe ngộ nghĩnh ở đàng xa:
- Anh đi không được, tụi em chở anh bằng chiếc xe chở củi đó nhé!
- Sao được? Anh nặng lắm đó!
- Anh đừng lo, xe này chúng em đóng lấy để chở củi, chở khoai. Anh xem, chứ làm sao ôm về cho xuể, từ rẫy về làng cũng khá xa.
Người lính sáng mắt lên, hỏi nhanh:
- Em vừa nói “làng” phải không?
- Dạ.
- Làng tên ǵ?
- Làng “Chim sâu nhỏ”. Anh, anh không chê xe chở củi dơ dáy?
- Đâu có! Được các em cho về nhà, anh vui mừng lắm chứ.
- Vậy anh về với chúng em nhé!
Lũ trẻ đẩy chiếc xe lại. Đó chỉ là một cái thùng gỗ h́nh chữ nhật, dài độ một thước rưởi, bên dưới gắn bốn bánh xe nhỏ cũ kỹ. Người lính mỉm cười , chợt nghĩ đến phép lạ. Sự việc một kẻ lạc lơng được cứu sống nhờ một bầy trẻ nhỏ, đúng là một phép lạ. Nhưng chúng nó là ai? Con của ai? Không là anh em ruột, nhưng đi với nhau một đàn, lượm củi đào khoai chung, vậy chúng là ǵ với nhau? Là con của một người cha nhiệm mầu? Hay là thần dân của một xă hội tí hon đầy t́nh tương ái? Người lính ngỡ như ḿnh đang sống trong một chuyện thần tiên. Người thắc mắc nhưng cảm thấy thú vị lắm. Chỉ một lát nữa thôi, khi vượt khỏi đám rừng rẫy, sẽ biết được lũ trẻ là ai.
Vết thương ở chân và sự ê ẩm khắp người làm người lính không cử động nổi, đành nằm yên để mươi đứa bé khiêng ḿnh lên xe. Bề dài của chiếc xe quá ngắn. Khánh ái ngại nếu người lính phải ngồi. Cậu bé chợt nẩy ra một ý kiến:
- Anh cứ nằm cho khỏe nhé! Hiền, Lương, hai đứa ra phía trước kéo với anh. Hảo và Tú đẩy phía sau. Hai chân của anh ấy dư một chút, tḥ ra, Thiện với Ái đỡ lấy cho cẩn thận. C̣n Lành với Ngoan cũng đỡ phụ vào nghen! Coi chừng cái chân đau của anh ấy đấy!
Một giọng nói trong trẻo cất lên:
- C̣n em nữa, em sẽ làm ǵ?
Khánh ngơ ngác:
- A, c̣n Hậu nữa. Để xem… em phải thay thế chiếc xe, vác hết củi về làng.
Cậu bé độ chín tuổi, lanh lẹ, nhỏ nhắn, tỏ vẻ nũng nịu:
- Không chịu! Em nhỏ nhất mà!
Khánh cười;
- Anh nói đùa đó! Bé Hậu ôm b́nh nước rỗng nè, chạy theo tụi anh nghen!
Người lính nằm ngay ngắn trên chiếc xe bằng gỗ, hai chân được bốn đứa bé giữ lấy. Khánh cười:
- Xong rồi, bây giờ tụi em đưa anh về. Ủa, anh … ǵ nhỉ?
Đến bây giờ người lính sực nhớ ra rằng sự thương mến đă đến trước cả việc biết tên. Người lính đáp:
- Anh là Trúc.
Thằng bé tên Lương che miệng cười:
- Anh tên Trúc, mà anh so với tụi em thật giống người khổng lồ.
Hiền nói:
- Em cứ ngỡ anh là… ông Qui-Li-Ve lạc vào nước tí hon.
Trúc trố mắt nh́n lũ trẻ, vừa ngạc nhiên vừa thú vị. Khánh giục:
- Mau lên! Một, hai, ba!
Chiếc xe được kéo đi chầm chậm. Chín đứa trẻ lấy làm hân hoan lắm. Hôm nay, thay v́ chở củi, chúng đă mang một người gặp nạn giữa rừng về đến làng của chúng. Ở đàng sau, chỉ có thằng bé Hậu lon ton, tay ôm b́nh, chân tung tăng bước. Chiếc xe chạy gập ghềnh trên những đất đá và cành khô, nhưng cũng bỏ xa thằng bé một đỗi. Hậu chợt nh́n xuống chân, và thấy một vật nhỏ lấp lánh dưới nắng vàng. Hậu nhặt lên, nhận ra đó là một cái hộp h́nh quả tim. Của người lính chăng? Nó mở hộp ra, rồi đậy lại, lắc đầu. Chắc không phải của ông ấy đâu! Thằng bé bắt đầu liên tưởng đến những chuyện thần tiên. Quả tim nhỏ bé và dễ thương quá! Hậu khen thầm như vậy, rồi nhét chiếc hộp vào túi áo, rảo bước đi theo những người kia.
Trời đă gần trưa. Nắng vàng tươi rải đầy trên cây lá. Khu rừng này quả là một nơi hiền dịu. Chắc không hề có bóng thú dữ. Người lính chỉ nghe tiếng chim hót đầy khắp những ngọn cây. Và bên cạnh, tiếng hát líu lo của lũ trẻ cất lên lâng lâng với gió:
- “Nào anh em kéo củi về làng
Đừng lo chi đời sống lầm than
Mặt trời lên lung linh ánh vàng
Anh em sẽ thấy đời b́nh an.
Nào anh em… nào anh em….”
Bầy trẻ đă quen đường đi trong khu rừng nhỏ nên chỉ độ mười lăm phút sau, chúng đă đưa Trúc ra khỏi rừng. Trúc muốn nhỏm dậy, muốn reo lên, muốn khóc lên, khi nh́n thấy một đám rẫy quang đăng, và ở bên kia rẫy, có bóng những ngôi nhà!
Chương 02
Trời đă gần trưa, mà vẫn c̣n thấy lành lạnh. Cát Tường khoanh hai tay trước ngực, đứng nh́n ra cửa sổ. Chắc tại v́ ḿnh c̣n ở trong nhà, nên chưa cảm thấy ngoài kia nắng ấm. Trên khoảng đất vuông vắn kia, mấy luống rau đă xanh tươi. H́nh như cây cỏ đang thỏa thuê tắm nắng. Con đường dẫn xuống rẫy khoai sáng nay như có một vẻ ǵ hân hoan là lạ? Hay tại v́ tự trong ḷng ḿnh có một chút đổi khác? Một linh cảm? Một hoài niệm… Ta không sống bằng linh cảm. C̣n hoài niệm, nào có ǵ? Cuộc sống đă an bày nơi đây tự bao lâu rồi. Tại trời đất, chắc vậy. Sắp Tết? Cát Tường nhè nhẹ thở dài. Ở đây không có Tết. Những vui buồn đă lắng xuống cả rồi. Chỉ có tiếng hát vô tư của trẻ nhỏ không làm ta nghĩ ngợi.
- “Nào anh em, nào anh em…”
Lũ trẻ nhỏ đă về thật. Tiếng hát vọng lên từ dưới chân đồi, loang đầy không gian. Tiếng hát từ muôn thuở làm dịu ḷng chi lạ. Hôm nay có củi. Phải ra phụ các em ôm củi vào chất đầy hè. Rồi như bao lần, ta sẽ đứng đó ngắm, và nghĩ đến những bữa cơm ngon.
Cát Tường mở nhẹ cánh cửa gỗ, bước ra ngoài. Đưa một bàn tay lên che nắng, Cát Tường đă thấy mười đứa bé kéo đẩy chiếc xe chở củi quen thuộc. Nhưng không có củi. Vật ǵ ở trên xe vậy? Cát Tường trố mắt ngạc nhiên. Một người! Cát Tường chạy nhanh đến. Lũ trẻ đă lên đến nơi cùng với chiếc xe. Cát Tường đứng sững, nh́n người lạ nằm trên xe, lắp bắp hỏi:
- Cái ǵ vậy? Ai đây?
Khánh gạt mấy giọt mồ hôi trên trán, đáp:
- Chị Cát Tường! Chị rửa vết thương cho anh này gấp gấp.
Cát Tường bàng hoàng:
- Sao? Ông ấy bị thương hở?
- Anh ấy bị rớt máy bay, lạc trong rừng, tụi em gặp được. Có một vết lớn nơi chân, c̣n cả người bị xây xát nhiều lắm.
- Chúa ơi! – Cát Tường kêu lên hoảng hốt – Các em giúp chị đỡ ông ấy vào nhà. Lương, đun một nồi nước . Hiền, chạy lẹ vào sửa cái giường cho ông ấy nằm. C̣n các em kia dẹp xe lại, rồi đi báo cho cha hay.
Giọng nói mềm dịu mà đầy quyền uy thốt ra khiến bọn trẻ làm theo răm rắp. Trúc được d́u vào bên trong căn nhà gỗ, nằm lên một chiếc giường bằng tre, kê đầu trên một chiếc gối độn rơm. Cát Tường mở mảnh vải nâu mà bé Hiền đă cột tạm lên vết thương của người lính, rồi lấy kéo cắt một đường dài từ gấu quần đến đầu gối. Vết thương người lính bày ra. Máu lại ri rỉ chảy. Mùi máu khô lẫn mùi bùn đất bết lên đó xông lên nồng nồng. Cát Tường cúi xuống nh́n kỹ, rồi nh́n Trúc, nói:
- Chắc không sao đâu, ông ạ.
Trúc mở to hai mắt, hỏi:
- Sao cô biết?
- Dạ, cháu đă xem kỹ. Đạn chỉ xớt ngang bắp chân thôi.
Trúc mỉm cười:
- Tôi có đến nỗi ǵ… không cô?
- Ông nói dại! Cháu đă nói thật với ông là không sao đâu.
Trúc cười vui vẻ:
- Chết! Cô xưng “cháu” với tôi à?
Cát Tường cúi đầu:
- Với người lớn, cha cháu dặn là phải xưng hô đàng hoàng lễ phép.
Khánh đang lui cui soạn thuốc, góp tiếng:
- Nhưng anh Trúc đáng là anh của tụi ḿnh chị ơi!
Cát Tường len lén nh́n gương mặt người lính. Đất cát lấm lem trên da thịt, làm sao đoán biết được tuổi tác của người? Nhưng cái giọng nói, giọng nói rất trẻ. Có lẽ Khánh nói đúng, người đáng tuổi anh ta. Cát Tường nói nhỏ:
- Xin anh thứ lỗi cho.
Trúc cười:
- Không sao đâu. Tôi là Trúc.
- Thưa anh Trúc!
- C̣n cô?
- Em tên Cát Tường.
- Cô Cát Tường!…
Một sự giới thiệu và chào hỏi rất đơn giản và tự nhiên, nhưng sao bỗng làm Cát Tường nao nao ḷng. Và nhè nhẹ, Cát Tường quay đi. Cái ǵ rưng rưng trên mắt? Cái ǵ buốt buốt trong tim? Không phải. Chắc là sợi khói bay ngang trời. Chắc là ngọn gió lạc loài len vào vách gỗ…
- Chị ơi! Hộp bông g̣n đâu?
Cát Tường giật ḿnh, trả lời:
- Ơ… bông g̣n đă hết. Nhưng Khánh đừng lo, để đó cho chị.
Rồi Cát Tường mở hộc tủ, lấy ra một chiếc hộp giấy. Trong hộp có mảnh vải mịn trắng tinh mà Cát Tường định may làm khăn “mù-soa”. Tạm dùng thay cho bông g̣n vậy. Cát Tường sắp lọ thuốc đỏ, cuộn băng, xà-pḥng và mảnh vải mịn ấy lên một cái nắp hộp thiếc sạch sẽ, đặt lên bàn.
Lương bưng vào một thau nước nóng. Cát Tường đỡ lấy, đặt lên bàn. Nhưng Cát Tường chưa động đến những vật dụng ấy, quay sang hỏi Trúc:
- Thưa anh, chắc là anh đói lắm?
- Vâng, tôi nhịn đói từ trưa hôm qua.
- Anh ăn khoai đỡ đói nhé!
- Cô có ǵ cho tôi ăn cũng được.
Cát Tường đi lấy cho Trúc một củ khoai lang mới luộc c̣n nóng. Rồi đứng cạnh bên giường, vừa bóc vỏ khoai, vừa nói:
- Chúng em chỉ có khoai lang với củ ḿ, không có thịt cừu và rượu vang đâu!
Trúc ngạc nhiên. Cô bé này lại nói một câu y hệt như câu nói của đứa trẻ ban sáng. Không phải là một câu nói mỉa mai, mà lại là một câu nói rất chân thành. Thật ngộ nghĩnh! Hầu như tất cả những đứa bé mà Trúc đă gặp từ lúc tỉnh dậy, sáng nay, đă có chung một mẩu chuyện nào đó, có thịt cừu, có rượu vang. Trúc nhận lấy củ khoai nóng, cảm động:
- Nhưng cho đến chết tôi sẽ nhớ măi củ khoai này, và b́nh nước lạnh khi năy của các em.
Cát Tường rửa tay, rồi chăm chú rửa vết thương nơi chân của Trúc. Mảnh vải mịn được xé ra, thay cho bông g̣n, nhúng vào nước nóng và rửa sạch vết thương. Trúc nhăn mặt, kêu lên nho nhỏ. Cát Tường dừng tay, hỏi:
- Anh có đau lắm không?
Trúc nhắm mắt lại, đáp:
- Không…, cô cứ làm đi!
Cảm giác nhức nhối chạy lên tận óc. Sự đau đớn chắc đến thế này là cùng. Trúc mím chặt môi, và nghĩ đến “phép lạ”. Ta đang nằm ở đây, diễm phúc quá! C̣n có hy vọng để trở về. Những gương mặt người thân bỗng thấy rất gần gũi. Trúc mở mắt ra, và nh́n thấy gương mặt của Cát Tường đầy vẻ từ bi. Trên vết thương, gương mặt đó cúi xuống. Mái tóc dài cột gọn trên vai, tóc ngắn ḷa x̣a trên trán. Đôi mắt chăm chú, hai bàn tay nhẹ nhàng rửa sạch vết thương. Cuộn băng trắng đang được mở ra, quấn quanh chân Trúc. Cảm giác bây giờ là sự tê tái – nhưng êm đềm. Cảm giác đó truyền khắp người, và cũng ngọt dịu như vị của củ khoai nóng Trúc đang nhai trong miệng. Cô bé đang nghĩ ǵ về ta, về một người lính xa lạ bỗng hiện ra trong rừng rẫy? Cô bé có thắc mắc ǵ không? có e ngại ǵ không? Chắc là không đâu. V́ gương mặt từ bi kia có vẻ như không cần nghĩ đến những đe dọa, những man trá của cuộc đời. Vậy th́ ta cũng không nên thắc mắc ǵ, e ngại ǵ. Hăy nghĩ rằng đây là một xă hội tí hon, mà mỗi cá nhân ở đây, là một đơn vị của t́nh người.
Cát Tường đă băng xong vết thương ở chân, ngẩng lên và hỏi Trúc:
- Bây giờ anh có bớt đau không?
Trúc gật đầu:
- Bớt nhiều lắm, Tôi có ý nghĩ là chân tôi không bị ǵ cả.
- Nhưng anh sẽ không đi được b́nh thường, ít nhất là một tuần.
- Rồi làm sao, cô Cát Tường?
Cát Tường chớp mắt, đáp nhẹ:
- Th́ anh sẽ cứ ở đây vậy.
- Biết cha của cô có bằng ḷng không?
Cát Tường hơi nhíu mày:
- Cha chúng em không bao giờ từ chối giúp đỡ một ai.
Rồi Cát Tường im lặng, nhúng mảnh vải mịn c̣n lại vào nước, vắt khô, nhẹ nhàng lau những bùn đất trên mặt người lính.
Trúc nhắm mắt lại. Trong sự êm ái c̣n có chen vào một chút bàng hoàng, v́ sự săn sóc của Cát Tường giống như sự săn sóc của một cô em ruột, hơn thế nữa, của một người mẹ. Trúc biết gương mặt lấm lem của ḿnh giờ đă được lau sạch. Khi Cát Tường xức thuốc vào những vết xây xát trên tay Trúc, Trúc hỏi:
- Cô Cát Tường, cho tôi được hỏi một điều…
- Dạ??
- Cô là chị ruột của Khánh?
- Dạ…, không…
Trúc trố mắt:
- Phải? mà lại không? Tôi không hiểu.
Cát Tường bưng thau nước đưa cho Khánh đem ra ngoài. Chỉ c̣n lại hai người. Cát Tường nói:
- Em là chị của Khánh, của tất cả các em nhỏ ở đây. Nhưng chúng em không phải là ruột thịt.
- C̣n cha của cô…?
- Cha của chúng em… là cha chung.
Trúc chống tay xuống chiếu, hơi nhỏm người lên. Trúc như vừa nghe một điều lạ lùng. Ở đây có một người cha nuôi một đàn trẻ không phải ruột rà. Trúc lờ mờ hiểu mọi việc. Cát Tường chỉ tay ra ngoài cửa sổ:
- Qua luống rau mới trồng kia là nhà nguyện. Cha của chúng em đang tĩnh tâm trong ấy. Chắc giờ này người cũng sắp qua đây.
Trúc reo lên:
- A! Tôi hiểu rồi!
Cát Tường hỏi:
- Anh nói sao?
- Tôi thật là tối dạ. Vậy mà tôi cứ tưởng….
- Anh tưởng sao ạ?
Trúc nằm thẳng lại, im lặng. Một lát sau, Trúc nói nhỏ:
- Tôi thật có phước khi được các em ở đây cứu giúp. Tôi có cảm tưởng rằng ḿnh đang sống trong một câu chuyện thần tiên.
Cát Tường cười rất nhẹ:
- Không thần tiên đâu anh. Anh đang ở một nơi rất nghèo, rất thiếu thốn. Đây chỉ là một làng cô nhi, không, đúng ra chỉ là một xóm cô nhi… - Nụ cười biến mất trên
Trong một thoáng yên lặng, Trúc nghe rơ tiếng thở dài của Cát Tường. Cô bé đang dọn dẹp bàn thuốc, cất những vật dụng vào một cái bàn thấp. Qua vai Cát Tường, Trúc nh́n thấy một mảng trời trong xanh ở bên ngoài cửa sổ và một mảng màu lá cây thật tươi của một tàn cây nào rất lạ. Trúc chưa thấy nhà nguyện bởi lúc bắt đầu được lũ trẻ đưa lên con dốc thấp, Trúc chỉ chăm chú nh́n ngôi nhà gỗ với mái phủ đầy lá, mà nơi đó, một người con gái mảnh mai xuất hiện một cách rất bất ngờ.
- Cô Cát Tường!
- Dạ?
- Cha sẽ cho tôi ở lại đây?
- Vâng. Anh sẽ ở lại đây cho đến khi lành hẳn.
- Cả cô cũng bằng ḷng chứ?
- Không những em, mà cả làng sẽ rất vui ạ.
Trúc hân hoan:
- Cô làm tôi cảm động quá!
- Chúng em rất vụng về.
- Tôi lại thấy cô rất khéo léo.
Cát Tường xấu hổ:
- Chúng em sống măi ở đây, ít khi về thành phố. Thỉnh thoảng có người của nhà ḍng đến thăm và giúp đỡ tiền bạc. Anh là người khách lạ đầu tiên đến thăm làng.
Trúc cười:
- Khách đến thăm mà bắt chủ nhà phải lăng xăng. Tôi rất mong được đi xem khắp nơi trong làng.
Cát Tường chớp nhanh mắt:
- Vâng, khi nào anh lành bệnh
- Cô sẽ dẫn tôi đi thăm nhé!
- Dạ.
Trúc muốn nói tiếp câu chuyện, bỗng phải lắng tai nghe: Có tiếng xôn xao ở đâu trước sân nhà. Tiếng trẻ nít! Cát Tường cũng nh́n ra phía cửa. Giống như có một sự sắp xếp nào đó, rồi một đứa bé gái xuất hiện, gọi:
- Chị ơi! Đă tới giờ ăn cơm.
Cát Tường nói:
- Đợi cha về. Hay là em đi coi thử cha có bận việc ǵ không.
- Chắc cha đi thăm rẫy.
- Em sang nhà nguyện đi, thưa với cha về việc có anh Trúc ở đây.
Đứa bé gái len lén nh́n người nằm trên giường, hỏi khẽ:
- Ông đó… phải không chị?
- Ừ, em đi nhanh nhé!
Đứa bé quay lưng đi. Đàng trước sân, tiếng ríu rít chưa yên. Cát Tường bảo Trúc:
- Anh nằm nghỉ. Em phải ra sân một chút.
Rồi Cát Tường ra ngoài, đóng cửa lại. Nằm trên giường, Trúc cố lắng nghe những âm thanh là lạ bên ngoài. Tiếng Cát Tường:
- Các bé im lặng nào, nghe chị đây! Sáng nay các em trai khi đi lượm củi gặp một người bị nạn, đem về làng. Vậy các bé hăy nghe lời chị, ngoan ngoăn, giữ trật tự trong khi có khách nhé!
Tiếng trẻ nhỏ:
- Dạ.
- Các bé xếp hàng đôi, đứng ngay ngắn lại. Nào! Bé đàng sau vịn vai bé đàng trước… Giỏi lắm! Bây giờ các bé hát bài “Mừng khách đến đây” mà chị đă dạy nhé!
Tiếng “dạ” lại vang lên, rồi tiếng hát của độ chừng mười mấy đứa trẻ tiếp theo:
- “Mừng người đến đây thăm chúng em
Tỏ t́nh thương
Người nào sá gian nan xa xôi
Vượt dặm đường”
Tiếng Cát Tường xúc động:
- Chưa đủ. Các bé hăy hát thêm, theo lời chị, để mừng người khách đặc biệt của chúng ḿnh.
“Người đă đến như Quy-Li-Ve
Giấc ngủ ngon!
Người nào biết vây quanh vây quanh
Bầy tí hon”
Lũ trẻ hát theo. Tiếng hát như gió lành xuyên qua vách gỗ, chui vào tai, âu yếm. Trúc mở to đôi mắt, môi nở một nụ cười hân hoan. A! Phải chăng ta là Gulliver (*), đă lạc loài và đă gặp một nước tí hon? Ta chưa được yết kiến vị vua cao cả, nhưng đă biết rằng những thần dân của xứ này là những trẻ nhỏ rất hiền lành, nhân ái và có trí tưởng tượng thật diệu kỳ. Trúc nh́n ra mảnh trời xanh. Bây giờ ở đó có một đám mây trắng. Chợt như tiếng hát bay lên, đọng lại trên mây. Mây trôi lững lờ… Trúc mơ màng nghe tiếng hát biến thành tiếng chong chóng quạt trên đầu. Ta đang bay phía trên đồng ruộng, qua ḍng sông, qua vùng rừng xanh. Nếu không là một kẻ gặp nạn, làm sao ta biết được bên dưới tấm thảm xanh đó là một xóm cô nhi hẻo lánh, nhỏ bé? Ở đó, những trẻ nhỏ đă hiện diện – Hiền, Lương, Khánh, Hậu… và Cát Tường. Chúng em không có thịt cừu với rượu vang, mà chỉ có khoai lang, củ ḿ, và có cho anh một b́nh nước lạnh. Thật đáng yêu quá! Trúc muốn ngồi dậy, bước xuống đất, mở cánh cửa kia, ra họp mặt với đàn trẻ nhỏ. Anh là Gulliver đây! Trên băi biển, Gulliver bị trói chặt cả tay chân, và bị “giải” về kinh thành. C̣n anh, anh được các em đón tiếp bằng một chân t́nh hiếm có. Chiếc xe chở củi của các em đưa anh xuyên qua rừng, băng qua rẫy, lên dốc đồi thấp – quý giá hơn một chiếc kiệu vàng. Củ khoai nóng được Cát Tường bóc vỏ mời c̣n ngon lành hơn cả thịt cừu mà Gulliver được ăn. Và b́nh nước lạnh nuốt vào cổ lại c̣n ấm áp hơn cả rượu vang. Thân ái quá! Tuyệt diệu quá! Trưa hôm qua, sau những loạt đạn oan nghiệt, tiếng cười nói biến thành tiếng than khóc. Trưa hôm nay, tiếng hát bé thơ của các em đang biến thành những giọt lệ vui mừng rớt trong tim anh rồi.
Tiếng hát được dẫn ra xa, xa dần… Chừng như đám trẻ nhỏ ngoài ấy đang được Cát Tường dẫn qua một căn nhà khác để ăn cơm. Trúc nhắm mắt lại, cố tưởng tượng ra quang cảnh của làng. Đây là nhà nguyện. Đây là nhà ăn. Đây là nhà bếp. Kia là pḥng ngủ của các em trai. Kia là pḥng ngủ của các bé gái….
Tiếng cửa mở nhẹ làm Trúc nh́n ra. Trên khung cửa, một tấm áo đen xuất hiện. Một người tầm thước, tóc bạc hết phân nửa mái đầu, mang một đôi giày màu đen – chỉ chừng ấy, bộ áo, dáng người, mái tóc, nét mặt – đủ cho Trúc đoán người là vị cha chung của Cát Tường và bầy trẻ nhỏ. Người bước vào và đưa tay ngăn lại khi thấy Trúc định ngồi dậy. Trúc lên tiếng:
- Con xin kính chào cha.
- Cha rất mừng khi đón con tại đây. Con cứ nằm nghỉ.
- Thưa cha…
Đôi mắt tỏa ánh nhân từ, người nói rất êm đềm:
- Con đừng e ngại ǵ hết nhé! Ở đây dưỡng sức một thời gian đi. Cha sẽ giúp con những ǵ con muốn.
- Vâng, con xin cám ơn cha.
- Khi con khỏe, cha và con sẽ nói chuyện nhiều với nhau. Cứ gọi cha là Cha Đạo.
- Dạ vâng.
Cha Đạo xem xét những vết thương trên người Trúc. Đôi mắt nhân từ hơi nhíu lại.
- Con cần phải nghỉ ngơi. Cần ǵ, cứ lên tiếng gọi nhé! Ở pḥng cạnh đây lúc nào cũng có người.
- Dạ.
- Con đói chưa? Để cha bảo Cát Tường nấu cháo cho con – người đổi giọng hóm hỉnh – khi nào khỏe hẳn, con sẽ được ăn cơm độn khoai sắn như dân làng này đó!
____________________ ____________________ ____________________ __________
(*) Gulliver là tên của nhân vật trong bộ truyện “Gulliver’s travels” của nhà văn người Ái Nhĩ Lan Jonathan Swift, vào thế kỷ 17-18. Truyện được dịch ra tiếng Việt, rất quen thuộc với học sinh Việt Nam.
The Following 3 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.