(Trong số những Trại Dân Sự Chiến Đấu do Lực lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ thiết lập tại Việt Nam trong những năm 60-70, có những Trại đă trở thành rất nổi tiếng với các trận đánh khốc liệt như Pleime, Tống Lê Chơn, Đức Huệ ... Căn cứ Thiện Ngôn, tuy ít được biết đến, nhưng cũng cũng là một vị trí khá quan trọng .. Bài này xin được viết về Căn cứ này cùng Tiểu đoàn 87 BĐQ Biên Pḥng là đơn vị đă được thành lập từ các dân sự chiến đấu tại Thiện Ngôn chuyển sang )
Căn cứ Thiện Ngôn hay tên ban đầu là Trại Dân Sự Chiến Đấu Thiện Ngôn là một trại DSCD được xây dựng từ Trại Bi , Trại đầu tiên mà LLĐB Hoa Kỳ (SF), toán A-323, thiết lập trong khu vực Chiến khu C của CQ (25 tháng 6 năm 1966). Trại Bi nằm sâu khoảng 6 cây số bên trong CK C ,, phía Tây núi Bà Đen, và từng là nơi xẩy ra các cuộc đụng độ giữa CQ và TĐ 35 BĐQ, mỗi khi TĐ tăng viện cho Trại. Trại Bi nằm trên QL 22 cách Tây Ninh khoảng 23 km về phía Bắc Tây-Bắc và 20 km phía Tây-Bắc núi Bà Đen , chặn
đường chuyển vận của CQ trong khu vực.. Trại liên tục bị pháo kích và tấn công phá rối trong suốt năm 1967. SF đă quyết định xây dựng một Căn cứ mới vững chắc và rộng răi hơn tại Thiện Ngôn. Trại mới này do TĐ 588 Công Binh HK xây cất và CQ đă tấn công khu vực này nhiều lần ngay khi trại chưa hoàn thành ! Trại Thiện Ngôn hoàn tất và chính thức hoạt động ngày 22 tháng 2 năm 1968 với nhân sự từ Trại Bi chuyển sang Thiện Ngôn trở thành một khu vực chiến lược bao gồm một trại SF, một trại DSCĐ có sân bay trực thăng bên trong trại, một sân bay bay nhỏ ngoài trại và một căn cứ hỏa lực riêng biệt.
Trại DSCĐ cách trại SF khoảng 1 km và cả hai cách Tây Ninh chừng 34-35 km về phía Bắc Tây-Bắc , cách Katum 25 km về phía Tây Tây-Nam , cách biên giới Việt-Miên 7 km về phía Nam. Phi trường có phi đạo đắp đất cách Trại chửng 5 km và dài chừng 900 m đủ để phi cơ Caribou C-7 và C-123 có thể lên-xuống..
Về phương diện hành chánh , Thiện Ngôn nằm trong Quận Phước Ninh, Tỉnh Tây Ninh Trại được xây dựng khá kiên cố, h́nh ngôi sao 5 cánh do Toán A-323 SF và một toán A LLĐB VN điều hành. Trại có một lực lượng DSCĐ khoảng 350 người chia thành 5 đại đội ( 3 Thượng và 2 Miên) trú đóng, trang bị thêm 2 khẩu cối 81 và 2 khẩu 4 inch 2 (do SF sử dụng). Các trận đụng độ giữa CIDG và CQ tại Thiện Ngôn. Căn cứ Thiện Ngôn gây trở ngại khá nhiều cho việc di chuyển của CQ nên họ thường tấn công và pháo kích vào Căn cứ....
Sau đây là vài trận đánh tiêu biểu (dựa theo quân sử của 5th SF và tập sách Green Beret at War của Shelby Stanton ):
- 1 tháng 9 năm 1968 : CQ pháo kích Trại bằng 20 quả 122 và 60 quả 82 . Trại phản pháo bằng súng nặng cơ hữu và có Spooky không yểm. 6 CIDG tử trận.
- 27 tháng 9 năm 1968 : Hai TĐ của SĐ9 BV đă mở cuộc tấn công vào Căn cứ . Trại bị pháo kích bằng hỏa tiễn và súng cối, mức độ gia tăng cho đến 10 giờ đêm. Sau đó CQ mở 3 đợt tấn kích , từ nửa đêm đến sáng, sau mỗi đợt pháo kích là đặc công tiến đánh dùng bộc lôi phá rào, nhưng đều bị đẩy lui do sự chống cự của lực lượng trú pḥng được pháo binh và không quân yểm trợ. Trong trận này 5 DSCĐ tử trận, 4 LLĐB và 8 DSCĐ bị thương. CQ để lại 140 xác và 3 bị bắt.
- 9 tháng 11 năm 1968 : Hai đại đội DSCĐ đă mở cuộc hành quân vào một khu vực cách Căn cứ khoảng 10 km về hướng Tây-Bắc, có 4 LLĐB VN và 4 SF cùng tham dự. Toán quân đi đầu bị phục kích, các toán sau rút chạy bỏ lại 10 quân gốc Miên..Các SF cố quay lại và nhờ sự có mặt của Trung tá Harry Hillings, chỉ huy trưởng B-32 (Toán chỉ huy của A-323) và Sĩ quan LLĐB VN đối tác là Thiếu tá Lê văn Hạnh , trên trực thăng chỉ huy bay trên khu vực nên đă giúp thay đổi t́nh thế : một đơn vị tăng viện đă được đưa ngay vào vùng để giúp giải cứu được 6 quân c̣n sống và đem 4 xác tử trận về căn cứ. Sau đó trong các tháng 1 và 6 năm 1969, tuy Trại có tổ chức thêm vài cuộc hành quân nhưng hầu như không đạt hiệu quả , phần lớn do tinh thần chiến đấu rất thụ động và khả năng yếu kém của CIDG. Các cuộc hành quân chỉ dự trù kéo dài tối đa 3 ngày và CQ qua nội tuyến biết khá rơ về kế hoạch nên thường tránh đụng độ.
Căn cứ Thiện Ngôn đóng vai tṛ quan trọng trong cuộc Hành quân Vượt biên của Liên quân Việt-Mỹ sang Miên tháng 4-1970. Thiện Ngôn đă là điểm tập trung quân để tiền theo QL 22 vả tiến đến Kà Tum và từ đây tấn công vào đất Miên. Trong kế hoạch rút quân của Mỹ, Căn cứ Thiện Ngôn được chuyển giao cho VNCH vào ngày 1 tháng 7 năm 1970 (theo tài liệu của BĐQ VN, nhưng tài liệu tổ chức của Mỹ lại ghi 30 tháng 9 , 1970) . Quân số lúc bàn giao được ghi là 333 người và được chuyển thành TĐ 73 BĐQ Biên Pḥng.
Trên nguyên tắc TĐ 73 BĐQ BP sẽ là đơn vị trú đóng tại Thiện Ngôn như TĐ 92 tại Tống Lê Chơn, 62 tại Lệ Khánh, 90 tại Dak Seang ... nhưng theo nhu cầu chiến trường Thiện Ngôn đă được giao cho Trung đoàn 49 SĐ 25 BB VNCH trấn giữ. Pḥng tuyến Tân Biên-Thiện Ngôn-Xa mát đă bị CQ tấn công nghi binh cầm chân SĐ 25 trong trận An Lộc..
Khu vực Thiện Ngôn-Xa mát có vai tṛ rất quan trọng với CQ nên họ đă biến đổi khu vực thành một căn cứ địa chính trị và kinh tế lâu dài; Trung Ương Cục Miền Nam của CQ đang đặt tại vùng đất Miên đối diện. Qua năm thứ nh́ của Hiệp định Paris , khu vực Ḷ G̣- Thiện Ngôn -Xa mát và Katum đă trở thành một vùng chiến lược nơi CQ tập trung các bộ chỉ huy quân sự và tiếp vận Trong thời gian này CQ vẫn tiếp tục vây hăm Căn cứ Tống Lê Chơn , phản ứng của VNCH chỉ là những cuộc không kích của KQVN, tập trung vào Xa mát :
Báo cáo của DAO ghi lại :
Hoạt động của KQVNCH trong thời gian các tháng 10-12 năm 1973 :
- Cuối tháng 10 : Oanh kích Xa mát; phá hủy 60 cơ sở, kho hàng gây tử thương cho 60 người (các con số do nguồn t́nh báo cung cấp)
- 8-10 tháng 11 : Oanh kích Ḷ G̣ : phá hủy nhiều cơ sở hậu cần, kho gạo, kho xăng dầu .. gây tử thương cho nhiều cán binh và chuyên viên tiếp vận.. KQVNCH đă dùng 34 phi cơ trong các cuộc không kích.
- 12 tháng 11 : Oanh kích Thiện Ngôn. KQVN dùng 53 phi cơ tấn công các cấu trúc quân sự, ổ pḥng không, pháo binh.. kết quả phối kiểm bằng không ảnh.
-23 tháng 11 : KQVN dùng 68 Skyraiders và 44 F-5 tấn công tập trung phá hủy 69 cấu trúc, 5 tụ điểm nhiên liệu, xe cộ, 6 vị trí pḥng không, 17 pháo đài nổi..
* TĐ 73 BĐQ Biên Pḥng :
Sau khi được chuyển thành BĐQ BP , các quân nhân DSCĐ được tự quyết định, nếu chọn ở lại BĐQ sẽ được gửi đi huấn luyện tại các Trung tâm huấn luyện của BĐQ, các nhân viên đại đội trưởng sẻ có cấp bực chuẩn úy nếu đủ điểm khi măn khóa huấn luyện. BĐQ Nguyễn Phát (sĩ quan TĐ 73) ghi lại : " vào thời điểm 1972 BĐQ Quân đoàn 3 gồm 2 Liên đoàn tiếp ứng 3 và 5 cùng 9 TĐ Biên pḥng trong đó có 73.. Tây Ninh là nơi có nhiều TĐ BP nhất 65, 73, 84 và 91 nhưng lúc đó 3 TĐ 65, 73 và 84 đă tập trung thành Chiến đoàn Sông Bé tham chiến tại An Lộc. Các TĐ 65 và 84 quân số hao hụt nhiều phải đưa ra Dục Mỹ tái bổ xung và trở thành lưu động đi tăng phái cho các quân khu như 73 . Tây Ninh không c̣n 87 nữa..'
TĐ 73 sau khi huấn luyện đă về căn cứ Trảng Sụp v́ Thiện Ngôn đă bị lấn chiềm, TĐ trở thành lưu động..TĐ lúc này do Th tá Nguyễn Công Triệu chỉ huy (Th tá Triệu sau đó thăng Tr tá và chỉ huy Biệt đoàn 222 Cảnh sát Dă chiến). Năm 1974 , khi LĐ 8 BĐQ được thành lập , gồm 3 TĐ 84, 86 và 87. LĐ Trưởng lúc thành lập là Đ Tá Vũ Phi Hùng và TĐ trưởng 87 là Th tá Nguyễn Hữu Mạnh. Sau đó Đ/tá Hùng về lảm TMT SĐ 106 BĐQ (tân lập), LĐ 8 được giao cho Tr tá Nguyễn Thanh Ṭng.. Trong những ngày cuối của cuộc chiến TĐ 87 được giao nhiệm vụ trấn giữ khu vườn thơm Lư văn Mạnh và Kinh Xáng. 9 giờ sáng 30 tháng 4 TĐ vẫn chiến đấu và trước áp lực của CQ đă phải lùi dần về Sài G̣n và cuối cùng tan hàng sau lệnh buông súng của DVM..
Trần Lư (2019)
Tài liệu sử dụng :
- Green Berets at War (Shelby Stanton)
- VietNam : From Cease fire to Capitulation (William LeGro)
- Các bài về An Lộc của nhiều tác giả Việt-Mỹ
- Các tài liệu về BĐQ của Mũ nâu Vũ Đ́nh Hiếu
- Các tài liệu về TĐ 87 BĐQ của các Mũ nâu Đỗ Như Quyên, Thiên Nga..
đặc biệt là các email của BĐQ Nguyễn Hữu Phát (Belgique)
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Phan Rang thất thủ ngày 16.4.1975. Lúc bấy giờ chiến hạm tôi đang hoạt động trong khu vực chiến đấu cùng với nhiều tàu chiến khác ở vùng biển thuộc vịnh Cà Ná Mũi Dinh, Phan Rang trong nhiều tuần lễ qua để cứu vớt quân cán chính và đồng bào đang đổ xô ra biển bằng ghe chạy tị nạn cộng sản. Chiến hạm tôi cùng với những chiến hạm khác trong vùng c̣n có nhiệm vụ chận đứng hoặc giảm thiểu tối đa áp lực tấn công của cộng quân hướng vào Phan Thiết.
Trước ngày 18.4.1975, khi những chiến hạm HQ02, HQ05 và HQ17 chưa đến tăng viện chiến trường Phan Rang th́ Hạm trưởng HQ503 có cấp bậc thâm niên nhất tại vùng nhận quyền chỉ huy. Vào đêm 17.4.1975 chúng tôi nh́n thấy trên quốc lộ 1 nằm sát bờ biển có rất nhiều ánh sáng di động cách nhau từ khoảng 50m đến 70m từ Phan Rang hướng về Phan Thiết. Tức thời Hạm trưởng HQ503, HQ Trung tá Nguyễn Văn Lộc chỉ thị cho những Giang Pháo Hạm, Hộ Tống Hạm cũng như nhiều loại chiến đỉnh khác dùng hoả lực chận đứng sự di chuyển của cọng quân bằng các loại xe chở bộ đội hướng về Phan Thiết vào ban đêm trên quốc lộ 1 sát biển. Sáng sớm hôm sau, lúc tôi đang đi phiên và hiện diện trên đài chỉ huy th́ HT của tôi chỉ thị Hộ Tống Hạm HQ 11 vào gần bờ để quan sát t́nh h́nh và báo cáo cho biết kết quả chận đứng sự di chuyển của địch quân trong đêm qua. Qua vô tuyến tôi nghe Hạm trưởng HQ11 nói với Hạm trưởng HQ 503 rằng: “Commander ơi, tội nghiệp quá, đêm hôm qua chúng ta bắn vào xe đồng bào ta di chuyển về hướng Phan Thiết! Sáng hôm nay chiến hạm vào gần bờ thấy hầu hết là những xe dân sự bịt bùng di chuyển về hướng Phan Thiết mà thôi…”.
Ngày xưa, và bây giờ: Nguyễn Văn Phảy 2012
Trên đài chỉ huy HQ503 tôi cũng thấy Hộ Tống Hạm HQ 11 cùng một vài chiến hạm khác đang tiến vào gần bờ. Khi HQ11 gần tới bờ th́ chiến hạm quay mũi về hướng bắc, chạy dọc theo quốc lộ 1 để quan sát t́nh h́nh. Sau khi báo cáo của Hạm trưởng HQ11 vừa dứt th́ chúng tôi nghe rất nhiều loạt đạn súng nhỏ, không phải đại pháo, từ bờ bắn ra hướng về chiến hạm HQ11. Sau đó được Hạm trưởng HQ11 cho biết rằng địch quân trên bờ bắn ra chiến hạm. Chiến hạm HQ11 đă bị trúng đạn làm cho 1 hạ sĩ tử thương và 1 thưọng sĩ bị thương. Thế là HT HQ503 cho lệnh tất cả chiến hạm phải rút ra xa khỏi quốc lộ, không được đến gần bờ. Chiến hạm HQ503 cũng vậy. Chiến hạm tôi chạy hướng lên gần Mũi Dinh để tiếp tục cứu vớt quân cán chính muốn ra chiến hạm.
Thế mới càng rơ hơn, cọng quân dùng cả xe dân sự lẫn quân sự để chuyển quân vào Phan Thiết sau khi Phan Rang lọt vào tay cộng quân.
Kể từ ngày 18.4.1975 chiến hạm HQ02 / HQ05 (?) đến tăng viện và nhận quyền chỉ huy.
Song vào đó chiến hạm tôi có lệnh phải cứu Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đang lẩn tránh trong núi và t́m cách lên tàu. Lúc bấy giờ ông dùng biệt hiệu là Vương Hồng và liên lạc qua hệ thống truyền tin (vô tuyến) với chiến hạm của tôi sau khi Phan Rang thất thủ.
Trong suốt thời gian liên lạc với biệt danh Vương Hồng th́ thấy trên bờ núi ở mũi Dinh có tín hiệu bằng gương phản chiếu ánh sáng mặt trời chiếu ra. Chiến hạm di chuyển đến gần bờ hơn để nhờ các ghe nhỏ chạy ngang qua vào cứu ruớc và trả tiền hoặc đưa dầu Diesel cho họ như mấy ngày hôm trước đă làm. Khi chiến hạm vào gần bờ giữa Mũi Cà Ná và Mũi Dinh th́ đă cứu vớt thêm một số quân Biệt Kích từ trong bờ đi ghe nhỏ ra chiến hạm. Số Biệt Kích cho biết trong bờ c̣n có bạn bè đồng đội nữa. V́ vậy mà chiến hạm tôi di chuyển chậm chạp gần bờ để chờ ghe chở quân nhân ra chiến hạm.
Bản đồ Vùng Cà Ná, Mũi Dinh
Khoảng 16:50 giờ chúng tôi, tất cả sĩ quan trên chiến hạm gồm có Hạm trưởng, Hạm phó, sĩ quan đệ nhất cho tới sĩ quan kém thâm niên nhất trên chiến hạm ngoại trừ các sĩ quan đương phiên đều hiện diện trong Carre sĩ quan để dùng cơm chiều. Thông thường như mọi ngày, sau khi ăn cơm xong, sĩ quan nào có nhiệm vụ đi ca (đi phiên) th́ rời khỏi pḥng để chuẩn bị lên thay thế ca đương nhiệm trên đài chỉ huy. Số sĩ quan c̣n lại th́ ngồi tṛ chuyện trong pḥng ăn sĩ quan hoặc tự do.
Trong lúc vừa ăn vừa tṛ chuyện th́ cơ khí trưởng HQ Đại Uư Hà (SQ HHTT) cho biết hệ thống nước ngọt của chiến hạm bị hư đang được sửa chữa. Cơ khí trưởng Hà xin phép Hạm trưởng và đề nghị HQ Trung Uư Trần Ngọc Điệp (K1 SQOCS) đang trưởng phiên cho tắt máy trong chốc lác để sửa chữa tiếp tục. Đuợc Hạm trưởng chấp thuận, Đại Uư Hà rời pḥng ăn sĩ quan đi xuống hầm máy. Sau đó HQ Đại Uư Hà liên lạc với Trưởng phiên đương nhiệm là HQ Trung Uư Điệp và cho ngưng cả 2 máy tả và hữu của chiến hạm. Riêng tôi và vài sĩ quan khác cũng sắp sửa rời pḥng ăn để chuẩn bị lên đài chỉ huy đổi phiên lúc 17:30 giờ.
Trong lúc chiến hạm đang tắt máy và xuôi theo gịng nước khoảng 17:15 giờ, mũi chiến hạm hướng về phía nam, trong vùng Cà Ná gần bờ biển Mũi Dinh, cách bờ khoảng 5-7 cây số th́ pháo của địch từ bờ bắn ra. Thế là nhiệm sở tác chiến được ban ra từ đài chỉ huy khi quả đạn đầu tiên của địch quân rơi gần tàu. Hạm trưởng rời pḥng ăn tức tốc chạy lên đài chỉ huy. Tất cả thuỷ thủ và sĩ quan trên tàu đều nhanh chóng đến vị trí nhiệm sở tác chiến của ḿnh.
Tôi vội chạy vào pḥng ngủ để lấy nón sắt chạy đến nhiệm sở. Pḥng ngủ của tôi ở dưới sân thượng và bên phải của chiến hạm. Lúc đó pḥng ngủ của tôi nằm hướng bên bờ. Khi tôi vừa rời pḥng trong giây lác th́ một quả đạn rơi trúng ngay pḥng tôi nổ tung. Một mảnh đạn bắn xiên lên pḥng truyền tin nằm ở chính giữa gần đó làm chết HQ Trung uư Nguyễn Anh Kỳ (K21 SQHQNT), trưởng ban Truyền Tin. Phước lớn cho tôi.
Tàu Hải Quân HQ 503
Một quả đạn rơi gần khẩu đại bác 40 ly đôi ở phía sau lái của chiến hạm. HQ Trung Uư PN Vụ bị thương. May mắn cho HQ Trung uư Phạm Nghĩa Vụ (K20 SQHQNT), trưởng khẩu, thoát khỏi lưởi hái của tử thần.
Loạt đạn pháo kế tiếp của cọng quân được bắn, chiến hạm tôi tiếp tục bị trúng đạn. Một quả pháo 105 ly rơi vào đài chỉ huy, gặp phải ghế ngồi của hạm trưởng, nỗ tung làm cho 3 sĩ quan là HQ Trung uư Trần Ngọc Điệp (K1 SQOCS), HQ Trung uư Độ (tương đương K21 SQHQNT) và HQ Thiếu uư Trần Thanh Nghị (K23 SQHQNT) cùng 2 nhân viên giám lộ đương phiên bị tử trận. (Mời xem thêm phần giải thích ).
Hạm trưởng HQ Trung tá Nguyễn văn Lộc (K11 SQHQNT) đang đứng ngay ở ống liên lạc trước đài chỉ huy xuống pḥng lái điện ở tầng dưới đài chỉ huy để ra lệnh, th́ bị những mảnh kiếng của đài chỉ huy vở bể cũng như mảnh đạn nổ văng trúng vào cổ, vào vai, vào đầu người của Hạm trưởng. Hạm trưởng bị thương, máu chảy ra rất nhiều. May mắn cho Hạm trưởng, đă thoát chết.
HQ Trung tá Nguyễn Văn Lộc vừa được thuyên chuyển lên HQ503 thay thế HQ Trung tá Dương Bá Thế (K10 SQHQNT), nhận quyền chỉ huy và là tân Hạm trưởng HQ503 đi chuyến công tác đầu tiên.
Đài chỉ huy của chiến hạm bị hư hại nặng. Hệ thống điện bị trở ngại. Tay lái điện bất khiển dụng. Hạm phó là HQ Đại uư Hùng (K16 SQHQNT), chạy lên pḥng lái thay thế Hạm trưởng để hướng dẫn tàu di chuyển ra khỏi tầm đạn pháo. Lúc bấy giờ chiến hạm phải sử dụng lái tay rất khó khăn khi điều chỉnh mủi chiến hạm hướng ra khơi để xa bờ. Mặc dù Hạm trưởng bị thương nặng nhưng vẫn cố gắng cùng Hạm phó để chỉ huy thuỷ thủ đoàn đưa chiến hạm thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Đồng thời, những quả đại bác 127 ly của chiếc WHEC HQ17 và từ các chiếc WHEC khác (?) đang ở ngoài khơi, cùng những quả đại bác 76,2 ly của Hộ Tống Hạm trong vùng tiếp cứu cũng được nả trả đủa vào vị trí đại pháo của cộng quân.
Những tiếng nỗ chát chúa khắp nơi xung quanh chiến hạm HQ 503 dường như liên tục. Chiến hạm vừa to lớn, cồng kềnh mà hệ thống điện bị hư hại nên di chuyển rất khó khăn. Tưởng rằng chiến hạm khó có thể ra khỏi vùng bị pháo. Mỗi khi chiến hạm bị trúng đại pháo của cọng quân th́ khắp nơi trên chiến hạm rung chuyển. Những mảnh đạn trúng vào thành tàu, khung tàu, phát ra những âm thanh vang dội và tưởng rằng chiến hạm có thể bị ch́m.
Trong lúc chiến hạm chúng tôi mủi đang hướng vào bờ v́ lái tay dưới hầm máy rất khó khăn khi khiển dụng th́ bị loạt đạn kế tiếp của cọng quân pháo tới. Nhưng có lẽ xạ thủ của cộng quân tính sai nên nguyên loạt đạn quá tầm. Tất cả rơi ra khơi, rớt xa chiến hạm. Rồi sau đó ngừng hẳn. Có lẽ đại pháo của địch bị trúng đạn của ta nên không c̣n khiển dụng được.
Sau khoảng 2 giờ giao tranh th́ cộng quân không c̣n bắn đại pháo vào chiến hạm tôi nữa, mặc dù chiến hạm tôi vẫn c̣n nằm trong tầm pháo của cọng quân. Chiến hạm đă bị trúng tổng cọng trên 10 quả pháo. Số lượng đạn cộng quân bắn ra chiến hạm HQ503 khoảng 40 quả hoặc nhiều hơn. Hầu hết đạn pháo của cộng quân rơi xung quanh chiến hạm. Một số trúng phía sau lái của chiến hạm, từ đài chỉ huy trở về sau. Chỉ có một vài quả đạn trúng bên hông giữa chiến hạm. Nhưng rất may là không quả đạn nào trúng lườn chiến hạm ở dưới mặt nước cả. Chiến hạm không bị vô nước. Trên chiến hạm chở khoảng 350 đồng bào chạy tị nạn gồm các quân dân cán chính đă được cứu vớt trước đó mấy ngày nhưng không ai bị thương v́ họ tạm trú ở phía trước của boong chiến hạm.
Sau khi kiểm soát th́ thấy những mảnh đạn 105 và 155 ly. Có thể đó là những khẩu đại pháo 105 và 155 ly của quân lực VNCH bị Cộng sản tịch thâu được và chúng di chuyển đến bờ biển mũi Dinh, đặt và nguỵ trang tại đó để bắn thẳng vào chiến hạm chúng tôi – Dương Vận Hạm Vũng Tàu HQ503.
Tất cả thuỷ thủ đoàn và quân dân cán chính trên chiến hạm rất đau buồn và thương tiếc 4 sĩ quan và 2 nhân viên của chiến hạm đă hy sinh. Thêm vào đó có 18 thuỷ thủ của chiến hạm bị thương. Máu me lai loáng ở pḥng ăn sĩ quan – dùng làm nơi để băng bó vết thương cho thương binh, pḥng truyền tin và nhiều nơi khác trên chiến hạm.
Mặc dù t́nh h́nh chiến hạm như vậy, sau khi ngưng tiếng sung, đến vùng an toàn, Hạm trưởng Nguyễn Văn Lộc đă chỉ thị cho nhà bếp nấu cháo cho các em bé và người già có ăn. Thật là một vị hạm trưởng nhân hậu.
Chiến hạm dần dần ra khỏi vùng chiến đấu và được lệnh trở về Sài g̣n. Vào ngày 25.4.1975, khi chiến hạm về đến Bộ Tự Lệnh Hạm Đội Sài G̣n th́ được lệnh sửa chữa khẩn cấp. Trên chiến hạm thiếu sĩ quan. Tôi được điều động thay thế và trực nhiều ngày ở dưới chiến hạm để chuẩn bị cho chuyến hải hành viễn dương vô thời hạn. Chỉ trong ṿng 3 ngày, ban ẩm thực trên chiến hạm đă mua sắm đầy đủ thực phẩm dùng cho 3 tháng. Thuỷ thủ đoàn được thông báo chuẩn bị đi công tác dài hạn.
Trong 2 ngày phép về thăm gia đ́nh vào ngày 28 và 29 tháng 4 năm 1975, tôi đă cùng với vợ chuẩn bị hành trang để sẵn sàng theo chiến hạm ra đi. Sáng ngày 30.4.1975, hết phép, tôi xuống lại chiến hạm đang đậu tại Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hải Quân Sài G̣n th́ mới biết hầu hết những chiến hạm khác đă ra khơi. V́ chiến hạm tôi bất khiển dụng nên không rời hải cảng được. Thế là thuỷ thủ đoàn của chiến hạm hầu hết bị kẹt ở lại. Những sĩ quan bị bắt đi tù với mỹ từ „học tập cải tạo“…
Ngày sau đó sẽ ra sao? Mời xem “Tị Nạn và Cuộc Đời – Lần Vượt Biên sau cùng”.
Nguyễn Văn Phảy
(Đệ Nhị Song Ngư)
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 3 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Cát trưa hè thật nóng, khói hăy c̣n lung linh, băi tranh nơi ấy đầy ḿn. Anh dẫn lính đi vào. Anh và lính giao linh hồn cho thần tử.
Nhiệm vụ vượt băi tranh bám vào sườn đồi chiếm lại cứ điểm 83. Nắng miền Trung nắng gắt, mưa miền Trung mưa dai dẳng không nguôi, rét miền Trung rét cào da xé thịt. Bom đạn miền Trung, bom đạn rất vô t́nh. Những viên đạn vang rền bất kể ngày năm tháng. Tháng đó cũng tháng năm bắt đầu vào tháng sáu, những tháng mà mặt trận tiếng AK nở rộ mở đường cho những chuổi xâm lăng cuồng ngạo tấn xuống miền Nam của loài ma quỷ. Những tham lam ngập đầy.
Anh đi vào cơi chết để miền Nam c̣n hấp hối. Anh bước những bước nhẹ vào băi tranh tử thần để vợ và năm con nơi hậu cứ c̣n hơi thở từng ngày.
Anh quê người Mỹ Tho. Vợ anh, chị Diệu quê người Mỹ Tho. Con anh năm đứa, tuổi c̣n tạt lon sữa ḅ, c̣n ḥ nhau chơi đánh đũa, tóc c̣n cột dây thun. Vợ con theo anh ra ngoài đơn vị xa quê ngàn cây số. Lon anh lon Trung Sĩ, chức anh, anh chỉ huy mười sáu người. Nhiệm vụ anh, nhiệm vụ chận đứng loài ma quỷ.
Anh bước vào trảng tranh, anh bước vào vùng đất chết, như những vùng đất chết anh đă bước qua và bước ra lành lặn. Nay anh lại bước vào, có thể mai anh lại bước ra. Vùng đất oan nghiệt nằm ngay trên bước tiến bản đồ. Lệnh trên phải lấy lại cứ điểm 83. Đạn vẫn rền vang. Trên là đạn rít, dưới là ma, giữa là người chịu đựng. Anh chịu đựng hơn 13 năm ṛng ră. Anh bước vô và ra khỏi quyển sổ tử thần 13 năm nay từng phút giây một. Tấm thẻ bài của anh vẫn c̣n dính vào thân thể, đâu đă tháo rời đưa lại bàn tay run run đón nhận trong tiếng khóc xé ḷng.
Anh và lính tách rời nhau đi xa xa từng người một. Ông tử thần cầm bút gọi từng số quân. Chiến thuật băng băi ḿn là gọi pháo binh bắn dọn đường tạo khoảng an toàn. Nhưng cấp số đạn pháo binh bị hạn chế v́ người đồng minh bỏ cuộc, bán cuộc chiến lại cho những thân thể hao ṃn dù tinh thần vẫn c̣n oanh liệt. Trong khi phe quỷ vẫn c̣n hầm hừ hung hăng, có vũ khí của Nga Sô mọi rợ, có bộ binh tăng cường lính Trung Quốc giả dạng bộ đội bác Hồ. Tầu phù đă âm mưu thôn tính Việt Nam bằng dân số khổng lồ, bằng chiến thuật biển người đạp lên xác đồng đội mà xâm lăng. Những số tử miền Bắc, dân Tàu hơn phân nữa. Xác chết rồi đâu c̣n lật miệng hỏi mầy từ đâu, Bắc Kạn hay Quảng Đông hoặc Tiều?
Chỉ biết quê Sài G̣n chết cũng nhiều, Long Khánh, Kiên Giang An Cựu Cần Thơ ...những xác mang về gịng giống Lạc Việt tử trận giữ đất Nam, mảnh c̣n lại phân nữa của chữ S. Tụi Bắc Việt cơng con rắn dữ về giết gà trong một nhà.
Đạn vẫn vang rền nơi đất núi. Lầm lủi anh đi, khẩu M16 đeo trên vai mủi chỉa xuống, mắt trợn trừng nh́n từng kẽ hở giữa đám tranh. Tiếng ầm lớn lắm, anh đạp ngay quả ḿn, ḿn cắt đôi chân anh ngay nơi bụng. Tôi băng đồng chạy qua, ngày đầu ra đơn vị tôi theo anh học kinh nghiệm hành quân. Tôi phải chạy qua nh́n anh lần cuối v́ anh chính là người lần đầu tôi gặp gỡ, v́ anh chính là người lần đầu rủ tôi về nhà ăn cơm chị Diệu vợ anh nấu món Nam, canh chua cá Ngừ nơi Quảng Ngăi. Tôi biết con anh, những đứa trẻ, tôi có cho tụi nó kẹo mè. Tôi có ăn ở nơi đó những ngày dưỡng quân.
Băng rừng tranh chạy qua, tôi bất kể ḿn ma ǵ quái nữa, tôi không cần nh́n tử thần có ngó tấm thẻ bài tôi. Tôi thấy anh đừng nên chết khi con c̣n nhỏ.
Nhưng người anh nám đen, đôi chân anh không c̣n đó, máu đậm đỏ nám theo mùi thuốc nổ. Tôi gối đầu anh lên đùi, mồi anh điếu thuốc, tôi rít một hơi thật dài, nuốt thật sâu vào tận phổi, giữ thật chặt những tủi hờn đang tiết ra. Tôi bần thần đưa điếu thuốc vào môi anh, anh bập bập vài hơi, anh nh́n tôi nhưng tôi biết anh nh́n về vợ con anh, về quê hương có gịng sông chảy, có đồng ruộng reo, có một thuở thanh b́nh. Anh nấc lên, anh về lại đó bằng linh hồn của người tử sĩ. Anh để lại đây một thân xác kiêu hùng. Anh Trung Sĩ Lang.
Thương mến vô cùng. Ngày Chiến Sĩ Trận Vong, anh Lang ơi!
Kiến Hôi
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
(Bài nầy riêng cho những ai tham dự, đặc biệt Lữ Đoàn-1 Đặc nhiệm và Thiên Thần Mủ đỏ, ai không tham dự sẽ cho là chuyện không-tưởng)
Đêm 26, February 1971 … qua chưa mà trời sao lại sáng – trong đôi mắt nhắm nghiền v́ quá mệt mỏi suy-tư cho số phận của 2 đoàn viên H-34 đang bị kẹt trong Đồi-31 không biết sống chết như thế nào, Tôi bổng giựt ḿnh choàng mỡ to đôi mắt v́ một tràng đại bác bắn quấy rối (neutralization) ǵ đó cho quân bạn của Mỹ, tiếng cũa đạn đại bác175ly Long Tom không chác chúa bằng 8 inch đang mỗi lúc càng thêm ác liệt. Giữa tờ mờ sáng trong sương mù, 42 khẩu đại bác nầy ở đây, Mỹ yểm trợ cho ai!? Đồi-31 đă bị quân BV tràn ngập vào chiều hôm qua, làm sao họ hiểu nổi cái nhóm “phản chiến và phản t́nh báo đả cho Tướng Giáp biết mọi chi tiết của cuộc hành quân, v́ Tướng Giáp là một thành viên OSS kết nạp 1945 tại mật khu Pat-Pó, [h́nh giải mật của Allan Squiers, trong khi Cụ Hồ mặc quần xà-lỏn dơ 2 cái ống quyển xương xỏ teo ngắt, lúc nầy Vỏ nguyên Giáp đang ở trong rừng là Trung đội trưởng Vỏ trang tuyên truyền, nhưng cũng phải mặc áo trắng thắt cà vạt đoàn hoàn để mừng lễ được gia nhập OSS 1945 qua sự kết nạp của Điệp-viên số 19 Lucius và Hạ-sĩ quan Huấn Luyện viên OSS]
Trung đoàn trưởng 24B/Sư-đoàn 304BV đă áp lực Đại tá Thọ thông báo về Khe Sanh là Đồi-31 đă rơi vào tay quân đội BV, lúc 16 giờ 05 phút, ngày 25 February theo như đồng hồ của tôi: Mấy ngày qua, 2 chiếc H.34 của Phi-đoàn 219, đă bị hạ trên Đồi 31, họ là những Phi hành đoàn tài ba và gan dạ nhất của Không-quân VN, khi phải nói đến Phi-hành-đoàn Queen-Bee th́ người Mỹ phải nghiêng ḿnh khâm phục, Trung-úy Khôi, rước Toán Delta bị 88 lỗ đạn, nhưng vẫn đem cả Toán SOG về được, phải tranh giành Toán từ trong tay địch, Trung-úy Hùng “râu-kẽm”cũng 66 lỗ, nhưng cũng tha mồi về được…Những Toán viên Biệt-kích Mỹ SOG được cứu sống không bao giờ quên được Phi-hành-đoàn Queen-Bee đă cứu họ. Lời Thiếu-Tá Ban-3/SOG, Scotty Crerar: “Neither impossible ground fire nor unflyable-weather stopped Cowboy and Mutachio; dozen of SOG men survived purely because “can’t” was not in these Queenbee-pilots .vocabularies they were absolutely fearless!
Trưa ngày 23 February, tôi sắp đến tọa độ hành quân cách Đồi-31 chừng vài cây số ở hướng Đông Nam và cũng đang nóng ḷng hướng dẫn cho hai đại đội Trinh-sát thuộc Tiểu-đoàn-8 Dù di chuyển tiếp cứu Đồi-31, được bắt tay với một Lực-lượng của Tiểu đoàn-3 Dù đang trấn đóng trên đỉnh Đồi-31 từ phía Nam. Hai đại đội Dù đang dung rủi cặp theo gịng suối giữa đường thông thủy, tôi và Trung úy Lưu phải bay trên đầu Dù bằng những ṿng lượn tṛn quẹo gắt, thỉnh thoảng phải bắn chụp vào những bụi Tre khă nghi trước mặt để cho Dù tiến lên. Trên cao xa về hai đầu cánh quạt hai bên tôi đă khám phá ra những bụi cát đỏ tung toé từ những hầm miệng ếch trên sườn đồi giả xuống, nhưng chúng tôi cương quyết vẩn giữ ở trên đầu Dù, và chịu chấp nhận cùng chung với Dù những cột khói dựng đứng của đạn pháo BV bắn xuống để yễm trợ cho trung đoàn 24B thuộc Sư đoàn 308 và bên kia là một trung đoàn 27 cơ động.
Chúng âm mưu lấy thịt đè người, c̣n như chiến xa T-54 có PT-76 yễm trợ th́ chàng ràng lên xuống bọc hai bên sườn đồi trọc. Chúng không thể nào bịt mắt chúng tôi bằng để lại phía sau hai hàng song song với đất đỏ c̣n tươi rói; Nếu như tôi không có lệnh yểm trợ cho Dù th́ cũng phải cùng chúng tranh tài cao thấp xem những xạ thủ trên PT-76 có dám chường mặt chạm tráng với Minigun hay không, chúng đang núp phục kích trên đường 92, vây bọc hai bên vệ đường nơi khúc cong đáng sợ, nằm im-ĺm trong bụi Tre che khuất. Th́nh ĺnh FAC/OV-10 Bronco có tiếng người Việt hối giục chúng tôi phải rời vùng tức khắc để cho 42 khẩu đại pháo của Mỹ bắn yểm trợ cho Tiểu đoàn 8 Dù, Chúng tôi về lại trên đầu Tiểu đoàn-1 Dù trên vùng A-Luối, nh́n lại phía sau từng tràng các đám khói dựng đứng lên như nấm rơm đang trở nụ.
Tôi lại nghe tiếng người Việt cho biết chúng tôi không được rời A-Luối v́ 5 phút nữa B-52 Arc-Light sẽ trải thăm để tiêu diệt 2 trung đoàn BV đang toan tấn công hai đại đội Trinh Sát TĐ/8Dù. Nữa giờ sau, tôi trở lại yễm trợ cho 2 Đại đội Trinh Sát Dù, th́ mới phát hiện được B-52 trăi thăm quá chính xác hai bên sườn núi cách quân Dù vào khoảng 300 thước; Chúng chết lềnh khênh chụm lại từng đống tóp người, thân thể bầm nát, thật đáng tội nghiệp cho số kiếp sanh Bắc tử Nam.
Sương lam chiều không đủ sức che đậy không gian, đó đây khói Bom đạn vẫn c̣n luyến tiếc núi rừng, đâu đâu cũng toàn là màu khói ám chướng mờ ảo. Tôi không dạy ǵ bay trong những cụm bông g̣n của pḥng không 37 và 57 ly nổ lưng trời đang rượt theo những phi cơ chiến thuật, mà cũng không phải thế ‘độn-thổ’ mà nên gọi là ‘độn-rừng’ chăng? không phải vậy mà là “ngụy âm thanh” làm cho địch thủ không biết chúng tôi từ đâu đến bằng xa xa âm thanh lớn dần của cánh quạt điên cuồng chém gió, rồi trận mưa đạn gầm thét khiếp đảm đương nhiên tự động địch phải kiếm chỗ núp khi chúng tôi bay áp đảo trên đầu chúng, dựa vào ưu điểm cường tập của các hung thần xạ-thủ có tẩm trực xạ áp-đảo trải rộng từ trước ra sau khác hẳn phi cơ t́m-kích kể cả trực thăng Cobra.
Dù rằng nơi đây mùi cháy khét của cây rừng không át nổi mùi śnh thối của xác chết; “đây quả thật là một bầu trời đầy kinh hoàng” Nh́n về hướng Đồi-31, nơi mà trước đó vài ngày, 2 chiếc H.34 đang uốn ḿnh sà xuống như con Đại-bàng đớp mồi: Chiếc đầu tiên của Trung-úy Giang tuông xuống như chiếc lá trong cơn gió lóc và chiếc của Trung-úy Bửu xuất hiện bất thần, sau khi rà xát rạt trên các ngọn cây giữa trận địa pháo của BV đă điều chỉnh rất chính xác, đáng sợ nhứt là súng cối 120ly; CSBV chỉ giă vào ngay khi nghe tiếng máy nổ của trực thăng vào Căn-cừ Hỏa-lực; Dù rằng phi công Queenbee có tài ba trong mọi chiêu thức để đáp nhưng khi chui vào lưới tạc đạn dầy dặt như thế nầy th́ chỉ như là những con thiêu thân mà thôi.
Thử hỏi đoàn viên Kingstar-4 của TPC Thiếu Phúc có dám nhảy phóc lên chiếc thứ 2 của Trung úy Đạt đang đáp chờ đoàn viên bị nạn. Bụi mănh đạn như thế nào chắc đoàn viên 4 người nầy đều am hiểu và chỉ trong nháy mắt anh xạ thủ chiếc 2 trúng mảnh đạn ngay. Dỉ nhiên ngướ không dự trận th́ thật khó mà tin!? Là chứng nhân trong cơn bảo lữa, đích thân Trung úy Bửu, chiếc Lead ra lệnh chiếc thứ 2 của Trung-úy Yên … “đừng xuống!”: Queenbee dù thần thánh đến đâu nhưng khi phi cơ gần đến mặt đất sẽ bị các mảnh tạc đạn chạm-nổ vun-rải vào cơ phận cánh quạt đuôi làm cho phi cơ mất phương hướng điều khiển và sẽ bị vùi dập xuống mặt đất khi chưa toan đáp xuống băi đáp (undershoot) Trường hợp Tr/úy Giang, phi cơ gảy đuôi v́ trúng mảnh đạn phát hỏa nơi phần xăng ít ỏi c̣n lại cũa 2 b́nh xăng giữa và sau đă hết trống từ lâu và chiếc của Trung úy Bửu th́ bị các mănh đạn chạm nổ xoấy rải vào làm tê liệt bộ phận điều khiển cũa cánh quạt đuôi buộc rơi xuống tại chỗ, trong vị thế counter-clockwise, với cường độ trận địa pháo cùng cả ngàn tạc-đạn như mưa rải xuống các căn cứ hỏa lực nầy th́ chẳng bao lâu các chiếc trực thăng nầy đều lại trúng đạn thêm một lần nữa và phát hơa hủy diệt, để lại bằng các cột khói đen x́ lên cao ngất trời như chiếc của Tr/úy Đạt và Thiếu Phúc ở Căn Cứ Hồng Hà-2 và ở Đồi-31 của Trung úy Giang, và Đồi-30 là của Thiếu úy Lộc. Bạn có thể tưởng tượng con kiếng nơi đây cũng phải chết, c̣n Ḿn Claymore cho L/Đ/1Dù trực thăng vừa thả xuống là trúng đạn nỗ tan tành như xác pháo ngay. Điều nầy các chiến sĩ văn pḥng chắc khó tin!?
Lúc nầy, cả Căn-cứ 31 đang quằn ḿnh chịu những loạt trận địa pháo; dù rằng Tiểu đoàn-6 Dù đă được trực thăng vận xuống Tây Bắc của Đồi-31, nhưng lại bị đụng trận dữ-dội, rồi bị một trận địa pháo khiếp đăm, coi như TĐ/6 bị bễ, 28 chết, 49 bi thương, và 23 mất tích; Trung-úy Châu yễm trợ quyết liệt đă chận đứng nhiều đợt xung phong của trung đoàn-9, vẩn luôn giữ cao độ trên đầu quân Dù và chỉ chấp nhận AK-47 qua những đợt xung phong biển người của trung đoàn-9/308. Quả thật Trung úy Châu đă bị các AK-47 chụm lại bắn thẳng xuyên qua Burble vào Chicken-plate mănh dội văng vào cổ, bắp tay máu ra lênh láng, chúng tôi bỏ Đại đội trinh sát qua yễm trợ TĐ-6. Tôi ra lệnh chiếc Wing hướng dẩn Medivac Trung úy Châu về Khe Sanh liền: “Trời ơi cuộc chiến mới có hơn 2 tuần mà sự thiệt hại quá sức tưởng tượng của tôi.
Hai đoàn viên UH1-H bị bắn tan xác trên không, dưới Đồi-31 cũng 2 đoàn viên đang kẹt ở dưới không biết sống chết như thế nào …rồi Trung úy Châu một Top Gun lỗi lạc của Phi Đoàn 213, Tôi như con chó điên, thề phải chết trước khi con em ḿnh phải gục ngă thêm để bảo vệ an toàn cho toà Lâu-đài LĐ51TC. Qua lời nguyền nầy, Tôi bắt đầu điên tiết tự đưa tôi vào những chuyến bay oanh kích liều lĩnh, quá đáng, đôi khi có thể nói vượt ra khơi kỷ cương của cấp lảnh đạo. Từ đây trỡ đi những viên đạn 7ly62 của xạ thủ phải xuyên phá vào mục tiêu không quá 75 thước trên đầu địch, có nghĩa là trục-tiến-sát “độn-rừng.” Tôi không cho phép bắn xuống như phi cơ vận tải hay Cobra mà là sát thủ như đă bắn tàn sát trên chiếc tàu cận duyên ở Mỹ Thủy, Hương Điền, Quảng Trị, với tham vọng sẽ không c̣n phi hành đoàn nào lâm nạn [xin chờ xem giấc mơ ở đoạn kết]
. Địa thế nơi đây, phản t́nh báo Mỹ [WIB] đă cho Tướng Giáp biết trước lúc tháng 10, 1970 và cũng là ngày thành lập Quân đoàn 70B, và Trung đoàn 24B nầy là giử an ninh hậu cần cho Đoàn 559 tại đây và cũng là thỗ địa tai mắt dẩn đường cho các sư đoàn 304, 308, và 320 cùng Trung-đoàn chiến xa 202 nữa. Chúng tôi yễm trợ hỏa lực hết ḿnh để mong TĐ/8 ở đông nam từ A-Luối tiến lên và TĐ/6 ở tây bắc mau mau tiếp cứu Đồi-31, nhưng hoàn toàn thất vọng, v́ các trung đoàn BV đang chiếm các cao điểm quen thuộc để không chế hai T/Đoàn Dù tiếp cứu đang c̣n xa lạ với địa h́nh.
C̣n trung đoàn 9 và 66 mới vượt từ bắc DMZ ngày 9 February qua đây, sau khi biết chắc QLVNCH không Bắc-tiến mà thực sự qua Lào. Ngày 23 February đặc công BV đă đột nhập vào pḥng tuyến hướng Tây, nhưng Tiểu đoàn-3 Dù đă tiêu diệt ngay ṿng rào 15 tên chết tại chỗ. Từ lúc chiếc H-34 của Trung úy Giang bị bắn hạ trên đồi nầy đến nay không có chuyến tiếp tế và tải thương nào vào đây cấp cứu cả
Giờ phút nguy-biến đă điễm: từ 11 giờ ngày 25 February, một trận địa pháo rất chính xác, khiếp đăm, kinh hoàng v́ đă tiền điều-chỉnh từ lâu, đại bác 152ly xuyên phá hầm hố, 130ly tàn phá diện địa, súng cối 120ly khắc tinh khống chế trực thăng, và tất cả hoả tiển 122, 107ly, riêng 100ly trực xạ của T-54, không leo lên được th́ bắn hù doạ từ dưới chân đồi cho PT-76 leo lên với bộ binh tùng thiết theo sau.
Đúng 13 giờ Đại đội/1/3 Dù báo cáo tiếng chiến xa đang gầm thét [đoàn chiến xa nầy bị chúng tôi bắn đứt xích chiếc đi đầu, cách phía nam 4 cây số trên đường 92, nhưng chúng lại xem thường chúng tôi không phải đối thủ nên không thèm bắn trả mà lại hấp tấp né một bên, rồi tiếp tục bôn tập về Đồi-31] Lúc đầu, tôi c̣n thấy Căn-cứ lờ mờ dưới lớp khói pháo kích, lần lần Tôi không c̣n thấy ǵ nữa cả, mà chỉ c̣n là những lớp khói cứ chồng chất dầy thêm lên “Làm sao tôi hiểu được 2 chiếc H-34 đang bị cả ngàn mănh đạn đại pháo chạm nổ đang vung vải như bảo cát trên mặt đất bao trùm trên băi đáp! Và bộ phận cánh quạt đuôi trúng mănh, hoàn toàn bị tê liệt không điều khiển được”
Tôi cũng không biết số phận của 2 chiếc H.34 đă cất cánh được chưa trong hai ngày qua bao trùm sự tuyệt vọng, hay đă loay hoay v́ quân bạn đang bấn loạn kinh hoàng tràn ngập leo lên đến độ quá nặng không thể nhúc-nhíc được, chớ nói chi cất cánh. Cách đó không xa, về hướng Bắc của Đồi-31, quan sát cơ OV.10 đang hướng dẫn F-4 .Phantom thả xuống sát mặt đất bằng những trái Bom lửa Napal, nhờ ở đầu 2 cánh chém gió, tạo ra 2 vệt trắng, tôi mới phát hiện đang lướt qua ở trước mặt. Tôi mở tần số Guard (khẩn cấp) gọi Queen-Bees cả chục lần mà không thấy trả lời “tôi bắt đầu quặn đau, xót-xa lo-lắng cho số phận của 2 Phi hành đoàn gan dạ nầy”
Trước đó, ngày 23/2/71, Trung-úy Thục, một lead gunship sừng sỏ của Biệt-đội Gunship PĐ-213 được lệnh bảo vệ Trung úy Chung Tử Bửu bay vào cấp cứu phi hành đoàn lâm nạn của Trung-úy Giang; Trên đường vào có chuyên chở những sensor-detector đặc biệt. Họp đoàn Gunship của Trung úy Phạm Vương-Thục đang ôm sát trên đám rừng già chờ đợi yểm trợ cho Trung úy Bửu. Nhưng làm sao tránh khỏi lưới đạn cầu ṿng chụp xuống như đă tiền điều chỉnh sẳn, một lưới lửa vô tận từ căn cứ hậu cần 611 với 67.000 tấn đạn đủ loại. Thế nên cơn hấp hối của ngọn đồi oan-nghiệt đang bắt đầu xảy ra. Bắt đầu vào khoảng 4 giờ chiều ngày 25/2/1971: Khi 3 trung-đoàn CSBV đang cố tràn ngập trên đỉnh đồi 31, nơi đây chỉ đơn độc có duy nhứt một Tiểu đoàn-3 Dù [trừ] 300 chiến binh và Bộ tham mưu trấn giữ.
Đợt xung phong đầu tiên của CSBV bằng 2 PT-76 tùng thiết với vô số bộ đội chính quy ở phía sau, v́ không có súng chống chiến xa như M-72, nên Dù phải dùng đại bác hạ ṇng trực xạ. Kết quả thổi bay hai chiếc PT.76 và một số lớn tùng thiết. Để trả giá cho sự chiến thắng nầy, nhiều thiên thần mủ đỏ TĐ/3 đă nằm xuống vắt ngang trên những khẩu pháo của ḿnh; Có phải Pháo-đội-trưởng Nguyễn Văn Đương, người hy sinh đă là niềm hứng khởi cho một nhạc phẫm nổi tiếng sau đó! CSBV chuẩn bị đợt xung phong lần thứ hai cũng lập lại bằng hai chiếc PT-76 khác tùng thiết với bộ đội; Nhưng lần nầy, quan sát cơ OV-10 Bronco do quan sát viên người Việt hướng dẩn hai F-4 Phantom phá hủy chúng trước khi ḅ lên tới lần ranh pḥng thủ cũa Bộ Chỉ Huy Dù.
Cho đến 14 giờ, thật khốn nạn không có chiếc FAC cũa Mỹ nào trên Đồi-31, Quân BV bắt đầu xung phong từ bốn hướng. 2 PT-76 đến được bải đáp phía nam pḥng tuyến dưới, bất ngờ chiếc FAC/OV-10 Bronco đến, yên trí có người Việt ngồi phía sau. Sau 2 pass 2 chiếc PT-76 bay lên rớt xuống nằm lật ngữa bao trùm khói đen. BV quyết tâm tràn ngập Đồi-31 với khoảng 20 PT-76 xung phong 2 hướng đồi thoi-thỏi hướng Đông và Tây Bắc. Th́nh ĺnh một chiếc Phantom F-4 trúng đạn pḥng không 37ly xịt khói phi công nhảy dù ra khỏi phi cơ. Lúc nầy chẳng anh Mỹ nào chịu ngó ngàn đến Đồi-31, mà họ dồn hết nổ lực để câp cứu người của họ người Việt ngồi sau FAC đành phải bó tay ngậm ngùi cho định mệnh của ngọn Đồi oan nghiệt nầy.
15 giờ 20 trên ngọn đồi nầy chĩ c̣n trơ-trọi chiếc UH1-H của tôi là C&C với Sĩ-quan Tham mưu Tiền-phương Dù đang vần-vũ trên Đồi-31; Dù rằng 2 khẩu M-60 và vài cây M-18 nhưng chúng tôi cứ bắn xuống yễm trợ trong tuyệt vọng, Trung-úy Tiến Top-Gun đang vần vũ trên đầu TĐ-8 Dù chờ lệnh tôi bay vào cứu bạn, trong lúc Pháo đội từ Đồi-30 và Aluối vẫn dồn dập tác xạ yểm trợ.
45 phút sau, Căn cứ bị tràn ngập quân BV, khốn nạn nhứt là từ nảy đến giờ không có FAC có nghĩa là không có không yểm. Hậu qua Đại tá Thọ bị quân BV bắt cầm tù đúng vào lúc 16giờ ngày 25/February/1971, Tôi đang se thắc v́ đoán ṃ rằng, tiếng đại liên M-60 trên trực thăng là nguyên do chính khiến 2 đoàn viên H-34 dưới đó quyết đóng trụ tại đây để chờ chúng tôi sẽ xuống cứu bạn. Có một đại đội đang toan thoát ṿng vây chạy về Đồi-30, trong đó có Không-quân Đại úy Nghĩa, Sĩ quan Điều không Tiền tuyến đang chạy thoát cùng với quân Dù; Ngày mai tôi sẽ liên lạc t́m cách đón họ, may ra có đoàn viên H-34? [Sau vài ngày tôi biết được 2 chết, 4 bị bắt đem ra Bắc trong sự đau xót có lẽ v́ tiếng M-60 trên C&C?]
Dù rằng tiếng trực thăng nóng ḷng cứu bạn từ đôi mắt và khối óc thần sầu quỷ khóc của người Phi-đội-trưởng Queenbee đầu tiên do Lực-lượng Seal-Delta-Force dày công trắc-nghiệm để tuyển chọn, vẩn c̣n đang vần-vủ trên nền trời chờ đợi cơ may nào đến…bên cạnh cùng phụ họa tiếng động cơ H-34 … nhưng trong tuyệt vọng v́ làm sao có thể chui vào lưới đạn cầu ṿng chụp xuống răi thăm như không bao giờ ngừng nghỉ … trong nửa khối cây số không gian bao chụp trên căn cứ Đồi-31 như đang ch́m đấm trong bảo lửa, dù có một vật nhỏ tư hon nào chui vào được bên trong, nhưng khi vật ấy hạ thấp c̣n chục thước th́ làm sao thoát khỏi hàng trăm ngàn mảnh sắt vung-vải xoáy cuồn như trận bảo cát trong sa-mạc…và dĩ nhiên vật nhỏ nầy sẽ bị gục ngả không lay động ngay trên mảnh đất nầy…thôi đành ngậm-ngùi nhỏ lệ bỏ lại vỉnh-viển nơi ngọn đồi vô danh nầy, 2 chiến hửu Queebees [Giang cùng Em] và các thiên thần Tiểu đoàn/3 Dù cùng 4 Queenbees khác [Bửu, Khánh, Sơn, On] đang bị bọn CSBV cột chung với nhau bắng giây điện thoại bôn tẩu về Bắc qua con lộ 92B v́ sợ B-52 sẽ bay đến cường tập liền sau đó.
Địa h́nh hiểm trở nơi Hạ Lào với đồi núi chập chùng và rừng cây rậm rạp đúng ra không thích hợp với chiến thuật càn lướt căn bản trong việc xử dụng chiến xa, nhưng đối với Trực thăng vỏ trang có xạ trường tự do cho người xạ thủ trổ tài cao thấp. Đối với Phi-Đội 213 đây là khung trời lư tưởng dễ tung-hoành ẩn hiện trên các chướng ngại vật thiên nhiên - Ngược lại, tại các trường Kỵ Binh nổi tiếng trên thế giới như Saumur (Pháp), Saint Cyr (Pháp), Sandhurst (Anh), Fort Knox (Hoa Kỳ) v.v… các chiến lược gia thường giảng dạy phương pháp xử dụng chiến xa trên sa mạc, vùng đất rộng lớn hay trên địa h́nh bằng phẳng.
Những trận xa chiến lớn và nổi tiếng trong quân sử thế giới cũng thường diễn ra trong sa mạc hay vùng b́nh nguyên, chẳng hạn như những trận đánh của con "cáo Sa mạc" Rommel thuộc đoàn Panzer của Đức tại Phi Châu, hoặc tướng Patton Hoa Kỳ xử dụng chiến xa thần tốc trong trận "Battle of the Bulge" tại vùng đồng bằng sông Rhin trong lănh thổ Đức vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến. Gần đây hơn, những trận xa chiến lớn giữa Do Thái và khối Ả Rập cũng xảy ra tại vùng sa mạc Sinai trong trận chiến 1967 và trận đánh 7 ngày. Trong chiến dịch Desert Storm năm 1991, và trận chiến tại Iraq mới đây, quân đội Hoa Kỳ cũng dùng chiến xa tại sa mạc để càn lướt tốc chiến tiêu diệt lực lượng Iraq, tiến chiến thủ đô Bagdagh trong một thời gian kỷ lục;
Những trận đụng độ chiến xa nổi tiếng này đều có đáp số, đó là địa h́nh bằng phẳng, tiếp vận dư thừa và hỏa lực yểm trợ đầy đủ. Để đi vào kết luận cụ thể như chứng minh trong quá khứ, đặc biệt nơi trận mạc rừng rú 719, Trực thăng vỏ trang Phi Đoàn 213 phải chắc chắn là khắc-tinh đối với các chiến xa như T-54 trở nên kịch kợm mà là những con cua sẳn sàng để lên ḷ nướng của các Top Gun 213. [làm sao ai hiểu được cuộc đụng độ chiến xa với chiến xa mà phía VNCH toàn thắng không bị thiệt hại …th́ có lẽ nhân chứng chính phải là các chiến hữu Thiết đoàn 11 và Chi đoàn 17, c̣n báo chí Mỹ ca ngợi, đến nỗi xạ thủ trên PT-76 phải bỏ chạy để cho quân Dù tới chiếm đoạt c̣n nguyên vẹn … đó là công của ai? cũng như chiếc tàu cận duyên bị TQLC chiếm đoạt tại bờ biển Mỹ Thủy, Phong Điền 1972 … Quân-sử sẽ phải nói sự thật]
Khi chuẩn bị kế hoạch hành quân Lam Sơn 719 nhằm đánh vào Hạ Lào để cắt đứt đường tiếp vận của Cộng quân, tin t́nh báo [nhóm phản chiến WIB Bones cố t́nh lừa gạc] cho biết Cộng quân không có chiến xa tại vùng hành quân. Do đó, những chiến xa thuộc LĐ1/TK vào Hạ Lào coi như không có đối thủ, nhưng khi nhập vùng hành quân, ngoài địa thế xa lạ, khó khăn, chỉ sau vài cuộc đụng độ, thực tế đă cho thấy trái ngược hẳn với dự đoán. Cộng quân chẳng những có cả một Trung Đoàn Thiết Giáp mang bí số 202, mà c̣n có cả chiến xa hạng trung loại T-54 với thiết giáp dầy hơn và đại bác 100 ly có hỏa lực trội hơn chiến xa hạng nhẹ M-41 chỉ được trang bị đại bác 76 ly của QLVNCH. Theo tài liệu Cộng quân, bí số 202 bắt nguồn từ khi mới thành lập Trung Đoàn thiết giáp đầu tiên này của Cộng quân gồm có 202 người được huấn luyện tại Nga Sô và Trung Cộng.
Quân BV có cả một Trung Đoàn 202 chiến xa tại Hạ Lào là một sự thật hiển nhiên ai cũng công nhận, nhất là sau các trận đánh tại CCHL 31 và CCHL 30 do quân LĐ3 Dù trấn giữ. Nhưng việc Cộng quân có chiến xa hạng trung loại T-54 hay không lại có nhiều người đặt thành nghi vấn. Nhưng đối với Top-gun 213 th́ hiểu rỏ chúng chỉ là nhửng tên khổng lồ có đôi chân đất sét, sự thật chúng chỉ quanh quẩn di chuyển trên những mặt đường tương đối bằng phẳng như dọc theo đường-9, thường vào các ngả băng qua đường 9, đường 92, 92B, 914, 913, 922… và lại dựa dẫm vào các PT-76 dể càn bướng trên mọi thế đất.
Nhưng chúng cũng chỉ tung-hoành bên triền Tây của các dảy núi v́ sợ bắt chợt 42 khẩu đại pháo của Mỹ bắn qua hên xui như chim mỗ lở trúng th́ nguy, cũng kẹt, và "Thật ra, trong Trận Hạ Lào, Cộng Sản Bắc Việt chỉ sử dụng loại chiến tăng PT-76, ngang bằng với chiến xa M-41 của ta là cũng phiền cho ta lắm rồi". Trực thăng vỏ trang 213 buộc vào thử thách thế trận mới trên đường rút lui: Vào khoảng 8 giờ sáng khi mới rời A Lưới được chừng 4 cây số, toán thiết giáp bị sa vào một ổ phục kích khi băng qua môt con suối nhỏ. Cộng quân từ triền núi cao bắn xuống dữ dội khiến chiến xa đi đầu bị bắn cháy, trong lúc 4 chiếc khác và 18 GMC chở đồ tiếp liệu c̣n chưa qua được gịng suối.
V́ đây là con đường độc đạo nên các xe khác theo sau không thể lách qua những chiếc xe bị hư hại để đi qua được, lợi dụng thế đất nầy làm nơi phục kích. Một số quân Dù tùng thiết nhảy xuống khỏi chiến xa để nghênh địch, trận phục kích kéo dài chừng 3 tiếng đồng hồ; Khi địch quân bị đẩy lui, tổng kết cho biết có 4 chiến xa M-41, 3 M-113 và toàn thể 18 GMC chở đồ tiếp liệu bị hư hại nặng bắt buộc phải bỏ lại. LĐ1/TK sau đó tiếp tục di chuyển về biên giới, nhưng v́ địa thế quá hiểm trở rất khó di chuyển, gần 20 xe thiết giáp trước đây được kéo theo từ A Lưới đều bị bỏ lại để các chiến xa khiển dụng có thể di chuyển nhanh và chiến đấu hữu hiệu hơn; Sau đó, OV-10 không thám cho biết một số chiến xa PT-76 và bộ binh địch tràn vào địa điểm phục kích quân BV leo lên các chiến xa bị hư hại của QLVNCH ở phía trước, dùng súng trên xe bắn lên máy bay; cuối cùng, phi cơ được gọi đến để dội bom phá hủy hết các chiến xa bị hư hại này.
Trực thăng vơ trang tiếp tục hộ tống đoàn xe trong tầm súng đại pháo 130, 152ly của BV thỉnh thoảng chụp xuống. Tuy vượt qua được tuyến phục kích đầu tiên, nhưng toán Thiết Giáp vẫn c̣n gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt những “lủng củng nội bộ” giữa toán quân Dù tùng thiết và Thiết Giáp đă có trước đây nơi Đồi-31, giờ nầy càng thêm trầm trọng. Có dư luận cho biềt bên Thiết Giáp than phiền quân Dù không chịu đi sâu vào hai bên lộ tŕnh để mở đường và phát hiện những ổ phục kích phía trước; Sự lũng cũng nầy theo sư nhận xét của tôi là Đại-tá Lưởng giao banh cho Đại tá Luật bằng câu “Tôi luôn luôn muốn được thi hành những nhiệm vụ được giao phó” Nhưng rất tiếc Đại Tá Luật đă không ra lệnh, không có những quyết định và xử dụng quyền hạn như một vị Tư Lệnh khi chỉ huy một lực lượng quan trọng gồm những đơn vị Thiết Giáp và Nhảy Dù dưới quyền” Thiết tưởng, nếu những nhận xét này là chính xác, đă ít nhiều nói lên được một số những khó khăn của Đại Tá Luật trong lúc chỉ huy. Kết quả, Đại tá Luật được TT Thiệu đem về giao chức hành chánh …xem như Đại-tá Luật là một chén kiểu quư giá không nên xài măi có ngày sẽ bị bể mà chỉ nên để chưn-diện trong tủ kín cho mọi người chiêm ngưởng
[Trích một đoạn nhỏ trong sách THE NEW LEGION của VINH TRUONG: During a visit to Vietnam, General Haig had strewn a certain amount of Chaos in his Wake: At forward XXIV Corps on 18 March General Haig told General Sutherland that “Washington would like to see ARVN stay in Laos through April,” The following day he visited II Field Force and told General Commander there “his tentative conclusion is that the time has come for an orderly close-out of the ground operations in Laos.” Both field commanders dutifully reported these Haig observation to Abrams, who must have been somewhat bemused. I thought all U.S generals were totally bemused by all the activity around them due to operation’s objective that was blow-out and kill all two crucial-opponents for Hanoi regime taking over Saigon be not a real blood-bath and Saigon not a “Pebble-Capital”]
TTVT/213 v́ những khó khăn về địa thế, yểm trợ cũng như chỉ huy: Con chim đầu đàn bị PT-76 bắn hạ, PHĐ bị xây xác v́ flexiglass, Tư lệnh SĐ1KQ cho Đại úy Trần Duy Kỳ thế nhưng ông bướng bỉnh không chịu về R&R … để rồi phải mất tới 2 ngày, những chiến xa và các TĐ/7 và 8 Dù tùng thiết mới từ A Lưới về được đến CCHL Alpha, một đoạn đường dài chừng 12 cây số vào ngày 20 tháng 3. Trong lúc đoàn thiết giáp lui về biên giới, các pháo đội đại bác cơ giới của Hoa Kỳ cũng triệt thoái khỏi Lao Bảo và Khe Sanh về Đông Hà v́ TT Thiệu phá bỉnh kế hoặch đă quyết định 18/1/1971 của Tướng Haig, NSC, Pentagon. Đó là lư do Tướng Haig bất măn nên phần lớn hỏa lực của không quân Hoa Kỳ được dùng để bảo vệ cho riêng lực lượng của họ mà thôi, do đó LĐ1/TK lại gặp thêm trở ngại v́ thiếu pháo và không yểm khi về gần tới biên giới.
Hành động can đăm nầy của TT Thiệu khiến nhiều báo chí Mỹ ca ngợi TT Thiệu c̣n có quyền định đoạt chuyện nội bộ của nước ḿnh, trong khi TT Johnson đáng ghét, không làm được chức trách Tổng tư lệnh tối cao quân đội như là sự đề nghị hửu lư theo hệ thống quân giai: Tư lệnh chiến trường Westmoreland đề nghị lên Tổng tham mưu trưởng Liên quân chỉ cho quân lực VNCH được phép hợp lư đánh đuổi quân thù ra khỏi biên giới Lào/Việt mà có được với người Số-3 trong vị thế ở Bộ Ngoại giao là William Averell Harriman, v́ Harriman là thủ lảnh của War Industries Board. TT Johnson v́ liêm sĩ và không dẹp nổi bọn WIB nầy, nên đành tuyên bố trên TV quyết định sẽ không tái ứng cử kỳ 2, một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sữ Hoa Kỳ; Cũng vào lúc Bộ Trưởng Tư Pháp Robert Kennedy bị ám sát y chang người anh TT Kennedy; Đệ nhứt phu nhân Johnson quá sợ hải bèn chêm thêm một câu “dù ai đó có tha thiết đề nghị!” Sự thật 1964 TT Johnson đă kư OK nhưng Harriman không khán kư [xem trong sách The New Legion để rỏ thêm] th́ làm ǵ có cuộc Hành Quân Lam Son 719 nầy! Tại sao người anh em phía bên kia có cơ hội hoà hợp ḥa giải dân tộc mà đổi lại trả thù đày-ải chúng tôi, không chịu hiểu được chúng ta đều là tay sai của ngoại nhân?
Với một nhúm Trực thăng vỏ trang của Phi đoàn 213 chỉ có yểm trợ cho Dù, bây giờ phải cán-đán công việc yểm trợ cuộc hành quân lui binh bay dưới sự đe doạ thường xuyên của Pháo binh BV bắn chụp xuống. Chúng tôi đặt trọng tâm cover về Khe Sanh càng nhanh càng tốt, để BV không kịp đuổi theo … chúng tôi bắn xuyên phá trước mặt đoàn convoy từ 50 đến 100 thước vào những bụi Tre gai đáng nghi và bất chấp pháo binh BV rà đuổi theo.
Tuy rằng, đoạn đường ngắn từ CCHL Alpha đến CCHL Bravo không xảy ra biến cố quan trọng nào; Nhưng khoảng 5 cây số c̣n lại là một quăng đường dài như vô tận đối với các chiến xa của LĐ1/TK, khi về gần đến biên giới, đoàn thiết giáp lại bị phục kích lần nữa. Lúc nầy chúng tôi cùng TTVT Cobra phối hợp yểm trợ cuộc lui binh; Mỗi buổi sáng hợp hành quân tôi luôn gặp Đại tá Cockerham Tư lệnh Lữ-đoàn 1 Không Kỵ. Chúng tôi thường ăn sáng tại Mess-Tentshelter và thường gặp phi công thuộc Đại đội C/7/7/1 Air-Cacalry/Cobra để bàn [briefing] chuyện yễm trợ trong ngày - Trên đường về, chúng tôi 3 chiếc Gun đang đổ xăng và tái trang bị hỏa lực để tiếp tục công tác ngay. V́ bay cả ngày, đêm không ngủ được, tiếng đại bác yểm trợ cứ luân hồi tác xạ, nên tôi chĩ bay copilot ngồi bên trái vào vị trí chiếc wing-2 hoặc-3. Trên đường thay thế air cover cho LĐ1ĐN - Lúc nầy, Đại úy phi công Farrell thuộc Đại-đội C/7/17 Không Kỵ Hoa Kỳ đang hùng dũng oanh kích quân BV,.chiếc trực thăng vơ trang Cobra cùng với một viên phi công Warrant Officer gan dạ khác. Chiếc Cobra thứ nh́ do hai viên phi công Lancaster và Jim Manthel điều khiển. Hai chiếc trực thăng vơ trang Cobra đang lao vào vùng rừng núi Hạ Lào.
Vừa qua khỏi biên giới không xa, họ đă nh́n thấy đoàn thiết giáp đang bị chận đứng tại một khúc đường cong về hướng Nam nh́n trên không giống h́nh chiếc móng ngựa; Bên trong khúc quanh là một khu rừng rậm rạp âm u trông giống miệng rắn đang hả to ma quái. Đoạn đầu của đoàn thiết giáp đang bị chận đánh dữ dội ở khúc cong phía đông, để lại phía sau gồm các chiến xa chỉ huy c̣n đang ở khúc cong phía tây bị rừng cây che khuất; Trong khi các chiến xa đi đầu c̣n đang lúng túng chưa khai hỏa được v́ sợ bắn trúng chiến xa bạn ở khúc quanh bên kia, may mắn Chiến-đoàn trưởng Dù, Trung tá Ngọc dùng Anh ngữ hướng dẫn các trực thăng vơ trang Cobra vào trận. Từ trên không, Đại Úy Farrell nh́n thấy rơ một toán quân BV ẩn nấp tại sườn đồi phía bắc đang dùng súng B-40 và B-41 nă đạn xối xả vào đoàn xe. Chúng tôi vừa tới nh́n thấy những làn khói trắng từ đuôi đạn tuôn ra trúng vào một chiến xa và một thiết vận xa khác, xăng và đạn trong hai chiếc thiết giáp này bốc cháy dữ dội, pháo tháp của chiến xa M-41 không c̣n kiểm soát được quay qua quay lại như đầu Lân trong đám lửa khói và đạn nổ.
Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên thầm nhủ: “Trời! Với tằm mắt điên-tiết hiếu chiến của tôi, cảnh tượng hệt như trong phim chiến tranh thời thế chiến-2” Chiếc Cobra của phi công Lancaster nhào xuống trước; Đại Úy Farrell bay sát phía sau để yểm trợ theo đúng chiến thuật, bắn đại liên, phóng lựu và hỏa tiễn vào khu đồi dọc theo hướng từ nam lên bắc. Đột nhiên, ba vị trí pḥng không 12 ly 7 của Cộng quân đồng loạt khai hỏa từ khu rừng cây phía dưới. Đây là thế bắn mà Tam trùng Phạm Xuân Ẩn đă nói và thách thức sự hiểu biết của tôi trên [khi quá giang] chiếc C-119; Trong thế liên hoàn ba gốc hỏa lực của tam giác cân mà lúc phi cơ xạ kích đang kéo đầu lên sau khi nhủi xuống xạ kích.
Những lằn đạn chỉ đỏ rực theo đường bay sát hai chiếc Cobra, gần đến nỗi tôi tưởng chừng chỉ với tay ra là có thể nắm được! Farry vội liên lạc vô tuyến báo cho phi công Lancaster về ba họng súng pḥng không nguy hiểm đang khạc lửa từ khu rừng cây phía dưới. Hai chiếc Cobra vội bay tạt ra xa rồi dùng tất cả hỏa lực salvo vào các ổ pḥng không. Sau ba ṿng oanh kích, chỉ c̣n một ổ pḥng không hoạt động, Trực thăng của Đại Úy Farrell cũng đă bắn hết các hỏa tiễn mang theo nên thông báo cho chiếc Cobra dẫn đầu biết cần về Khe Sanh để tái vũ trang. Phi công Lancaster cho biết ḿnh cũng chỉ c̣n vài trái hỏa tiễn và sẽ nhào xuống lần nữa để tiêu diệt nốt ổ pḥng không cuối cùng; Đại Úy Farrell cố thuyết phục Lancaster đừng làm như vậy v́ oanh kích không có đồng đội bắn yểm trợ sẽ rất nguy hiểm, nhưng chiếc trực thăng kia vẫn ngoan cố lao xuống mục tiêu.
Gần như cùng một lúc với những trái hỏa tiễn nổ tung tại vị trí địch, một loạt đạn pḥng không bắn trúng vào chiếc Cobra, Lancaster thông báo bị trúng đạn vào cánh quạt sau đuôi rồi yêu cầu Lead Farrell yểm trợ cho anh đáp khẩn cấp. Farrell vội hướng dẫn chiếc trực thăng bạn bay xa hơn về hướng Nam, nơi có một băi cỏ tranh khá rậm. Phi công Lancaster vừa ráng bay theo vừa cố giữ cho phi cơ thăng bằng. Nhưng chiếc trực thăng v́ cánh quạt đuôi đă bị hư hại nên mât thăng bằng, rung chuyển tăng dần high frequency dữ dội, bắt đầu đảo lộn rồi rơi xuống đất; Khi phi cơ tản thương Dusk stuff tới được nơi chiếc Cobra lâm nạn, họ t́m thấy xác hai viên phi công đă chết v́ bị gẫy cổ khi trực thăng rơi counter clockwise xuống đất.
Nhờ vào kinh nghiệm chứng kiến và địa h́nh trước mặt, nảy giờ chúng tôi làm ṿng chờ khuất tằm quan sát của địch, ở sau đồi trọc và có đám rừng cây, trên đầu quân bạn, Chúng tôi chưa chắc đả ngán họ, nhưng mục tiêu chính là làm cách nào cho đoàn quân xa được an toàn rút lẹ về Khe Sanh để khỏi bị các “Chốt-chận” cấp Tiểu đoàn hay tệ hại hơn là cấp trung đoàn, v́ theo tin tù binh chúng có hai trung đoàn toan làm chốt chận và quyết tử với quân bạn có chiến xa yễm trợ; T-54 đối với chúng tôi như là những người khổng lồ với đôi chân đất sét chậm chạp đáng thương hại, nhưng đối với quân bạn là một trở ngại chính. Như các T-54 đă cố làm nút chận không cho chiến xa ta tiến đến tiếp viện cho Đồi-31; Bây giờ đội h́nh tác chiến của phi đội 213 có nhiều thay đổi về mặt chiến thuật; Hoàn toàn không c̣n ngụy hóa âm thanh như lần yểm trợ cho Đại đội trinh sát Dù.
Chúng tôi dùng chiến thuật 90 độ ngược lại đoàn xe. Đội h́nh tác chiến luân phiên yểm trợ che kín, 3 chiếc h́nh than bên trái [Left-Echelon] Trung úy Tiến Lead, Tôi wing-1 và Trung úy Lưu wing-2; Chúng tôi dùng chiến thuật “Độn rừng” núp sau sườn đồi móng ngựa. Khi vừa ló dạng khỏi sườn đồi, Lead Tiến ra lệnh đồng loạt tác xạ; Các xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 ṇng quay tích, một bầu lữa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên phút xuống rừng Tre gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi là các hầm hố quân BV đang phục kích theo như con mắt cú-vọ kinh nghiệm chiến trường của các xạ thủ mà tôi nhớ lại lời nói của Nả Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sỉ quan nầy là kẻ quyết định chiến trường] 6 anh không những gan dạ đứng xỏng lưng chiến đấu mà c̣n kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh; Khi chúng tôi trên đầu quân BV 50 thước; Thật điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn.
Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! V́ tiếng mưa bảo của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính sau; Quân BV nầy có kinh nghiệm, v́ họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi th́ đă bị gục ngă vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nh́n thấy sát-thủ vừa bay qua.. Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của Tiến quẹo gắt qua Phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội h́nh xạ kích, Tôi quẹo gắt qua Trái lead 4 minigun bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa bạn v́ quân BV vẩn c̣n ở trong đó. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước ṿng tṛn chúng tôi vẩn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên.
Tôi cho lệnh tất cả chiến xa kể cả bạn và địch nằm phía trước đoàn quân xa đều phải tiêu diệt, Tiều đoàn 8/Dù cho lệnh như vậy; Chiếc Lead bắn hết rockets xuống làm trail cho chiếc 3; Tôi lấy cao độ và tiếp tục phá hủy các chiến xa c̣n lại, trong khi luôn luôn 4 khẩu minigun vẩn tiếp tục cover 2000 viên phút; Nhưng có lẽ v́ quá mệt mỏi, nên những chiếc rockets của tôi bắn ra đều gởi thiên gỡi địa hết. Tôi bảo đăm đoàn convoy nên mau tiếp tục di chuyển với phần hoả lực c̣n lại của chúng tôi; Trong khi đó, đoàn thiết giáp của LĐI/TK đă củng cố được đội h́nh và đang bắn trả dữ dội; Phi cơ phản lực được gọi tới để dội bom vào các vị trí phục kích của Cộng quân, nhưng không may một trái bom Napalm lại đánh lầm vào quân bạn khiến 12 người chết và gần 100 người khác bị thương! Tôi điên tiết, liền vặn qua UHF 233.7 “Stop held it Charlie …Mother fucker you pissed Goddamn wrong place…”
Chiếc A-6 Intruder vẩn c̣n rán chơi một pass nữa mới chịu ngừng rồi bay ra biễn. Làm sao tôi không điên tiết cho được, cũng trục lộ nầy, cũng Tiểu đoàn-8 Dù nầy trong những ngày đầu Skyspot đă “cố t́nh thúc đít” quân bạn bằng Bôm Bi CBU-24, bây giờ lại “Vô t́nh thả lạc” làm chết và bị thương một số cũng Dù và Thiết Giáp trong đó có Tiểu đoàn Phó TĐ-8, con người lổi lạc nầy chưa kịp nhập trận th́ đă bị thương. Hai đại đội Trinh Sát TĐ-8 Dù xuất sắc nầy đă chiến đấu cùng chúng tôi như môi với răng. Tiểu đội mũi nhọn tiên phuông phải choàng panel Vàng-Cam nơi lưng kẹp vào nón sắt để chúng tôi cover từ 50 đến 100 thước, trước các buị Tre gai thường có hầm trú ẩn trên đường tiến sát, thỉnh thoảng nơi bụi Tre lại có một tiếng nổ phụ làm kinh hoang tiểu đội xung kích. Lỗi thả bom lầm nầy do FAC Mỹ Việt thiếu phối hợp. Cuối cùng, địch quân cũng bị đẩy lui, nhưng có thêm 6 xe thiết giáp bị cháy.
Đại Tá Luật phải tập trung các xe c̣n lại để củng cố đội h́nh di chuyển. Cung từ của tù binh bị bắt trong trận phục kích cho biết c̣n có khoảng 2 Trung Đoàn địch đang phục kích sẵn ở phía trước chờ tiêu diệt đoàn xe, Đại Tá Luật vội thông báo tin này về BCH/SĐ Dù và yêu cầu cho quân mở đường. Tướng Đống lập tức đáp ứng bằng cách điều động một đơn vị quân Dù khai thông đoạn đường c̣n lại để giữ an ninh lộ tŕnh cho đoàn thiết giáp. Nhưng theo tôi, không rơ v́ sơ sót hay v́ lư do nào khác giữa sự lũng cũng của Dù và Thiết giáp. SĐ/Dù không thông báo cho biết lộ tŕnh đă được giữ an ninh. V́ vậy, Đại Tá Luật đă ra lệnh cho toán thiết giáp rời đường số 9, băng rừng về hướng Tây Nam tương đối bằng phẳng để tránh các ổ phục kích.
Thật sự, nếu Đại Tá Luật cứ xử dụng đường số 9 như dự trù, có lẽ các chiến xa c̣n lại sẽ về tới phần đất Việt Nam an toàn hơn. Quyết định “băng rừng” quan trọng này của Đại Tá Luật không biết đúng hay sai, hoặc lỗi phải vế ai, nhưng đă gây nhiều khó khăn và tổn thất cho đoàn thiết giáp. Di chuyển trên đường số 9 đă khó, khi xử dụng đường rừng lại càng gian-nan hơn, cây cối rậm rạp, đất-đai ẩm thấp lại nhiều khe suối nên dễ bị lún; Hơn nữa, v́ phải tự mở đường đi trong rừng xe cộ chẳng c̣n giữ được đội h́nh nên di chuyển rất hỗn loạn, nhiếu khi bị địch quân bắn cũng không phản pháo tiếp cứu được nhau. Trong khi đó, các đơn vị Dù tùng thiết vẫn tiếp tục rút theo trục lộ đường số 9 có sự yễm trợ đáng tin cậy của P/Đ213 như Tướng Đống đặt hết niềm tin nơi tôi trước khi xung trận tại cứ điễm Fuller, Đông Hà.. Cảnh hỗn độn như vậy, việc phối hợp yểm trợ với không quân và pháo binh hầu như không thể nào thực hiện được
Kết quả thiệt hại của Sư-đoàn 101 Không Kỵ và Liên Đoàn 51 Tác chiến: S/Đ 101: 215 chết, 38 mất tích. Phi cơ: 618 trúng đạn; 82 rớt bên Lào, 26 nội địa VN. LĐ51TC: 10 chết, 4 mất tích, 11 bị thương (phần nhiều đoàn viên gunship) Hầu hết phi cơ đều trúng đạn ít nhứt một lần. Bên Lào, 4 chiếc bắn rơi trên không; Tại các Đồi-31: 2 H-34 + 2 UH1-H; -Đồi-30: 3 UH1-H, -A-Luối 1 UH1-H, -Hồng-Hà-2 UH1H, và 1 Gunship nội địa
LĐT51TC: TRƯƠNG VĂN VINH
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
Cuối năm 1973, khi đó tôi c̣n rất trẻ và đang học lớp tám ở Saigon. Chiến tranh th́ như đang ở xa xôi đâu đó trên vùng rừng núi, cách biệt với ngôi trường Trung - Tiểu học xinh xắn của chúng tôi ở vùng ngọai ô yên tĩnh. Thỉnh thoảng, cuộc chiến khốc liệt nhắc nhở đến sự có mặt của nó bằng những chiếc xe nhà binh xanh xám chạy vụt qua con đường trước cổng trường. Hay khi chúng tôi băng qua cầu Thị nghè lên quận một đi ngang trại lính với những bức tường có các lô cốt to, kiên cố quấn những ṿng dây kẽm gai sắc chạy dài từ bờ rạch lên ngă tư Nguyễn B́nh Khiêm. Với tôi cuộc sống thật yên b́nh trong tâm băo. Những buổi đến trường và chơi đùa với các bạn dưới bóng ngôi giáo đường uy nghi bên bóng cây cây phượng vĩ to cao, thường nở rất nhiều hoa rực rở khi mùa hè đến.
Thứ năm là ngày đặc biệt được chúng tôi yêu thích v́ buổi sáng hôm đó chỉ học có hai tiếng đầu, sau đó được nghỉ để vui chơi tùy ư. Chúng tôi thường chơi đá cầu, ném banh … trong sân trường rộng tênh.
Nhưng những buổi hào hứng nhất là tôi và những đứa bạn thân trong lớp rủ nhau cuốc bộ ra trung tâm Saigon. Năm sáu đứa chúng tôi đi ngang qua sở thú, dạo quanh hồ Con Rùa, đến Nhà thờ Đức Bà nghểnh cổ nh́n lên nóc giáo đường cao tít. Rồi mọi người hăng hái vào Bưu điện Saigon ṭ ṃ xem người lớn viết và gửi thư giữa quang cảnh lao xao tấp nập, đôi mắt ngạc nhiên với không gian rộng lớn bên trong ṭa nhà. Xuôi ra đường Tự do, đến đại lộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi đi tha thẩn bên các kiosque, hàng quán, rồi loanh quanh bên chợ Bến Thành ḥa vào ḍng người mua bán tấp nập.
Saigon thời đó mang một bộ mặt rất đẹp và văn minh, người dân và lính tráng ăn mặc rất lịch lăm phong cách.
Thời điểm này, người Mỹ đang âm thầm rút ra khỏi cuộc chiến. Miền Nam Việt Nam bị đồng minh bỏ rơi nên phải chiến đấu lẻ loi trong giai đoạn đầy cam go, thiếu thốn … Nhiều chàng trai trẻ Saigon phải xếp sách vỡ, bút nghiêng để trở thành những người lính cầm súng ra trận. Đa số chúng tôi c̣n quá trẻ nên chưa phải phải gia nhập quân đội để bảo vệ đất nước. Dù thời cuộc đang thay đổi nhưng cuộc sống hằng ngày vẫn là những buổi cắp sách đến trường, vui đùa với bạn bè. Trên bầu trời Saigon bắt đầu xuất hiện những bóng mây u ám bay lởn vởn. Người lớn th́ tỏ ra lo lắng, c̣n với tâm hồn non nớt đang tuổi học sinh, chúng tôi vẩn vô tư, ngây ngô như mọi ngày.
Gần cuối năm học đó, bóng dáng của cuộc chiến rồi cũng len lỏi vào sân trường.
Anh là bạn học cùng lớp với tôi, nhưng lớn hơn tôi phải vài ba tuổi. So với vóc dáng của chúng tôi lúc đó c̣n là những chú thiếu niên mảnh khảnh, thấp người, anh có một h́nh hài quá khổ, cao hơn bạn bè cùng lớp cả “một cái đầu”. Thêm vào đó trên khuôn mặt của anh râu ria mọc lởm chởm, trong lúc đa số chúng tôi trông vẩn c̣n “nhí”, với hàng ria mép lờ mờ. Tiếng nói của anh ồ ề như một đại hán trong chuyện chưởng Tầu, động tác đôi lúc lóng ngóng v́ tay chân dài và to quá cở. Tuy tướng tá trông dử dội như vậy nhưng tính t́nh anh hiền lành chậm chạp. Anh cũng vui chơi với tất cả bạn bè, nhưng do h́nh dáng khác lạ của ḿnh, nhiều đứa bạn học rắn mắt hay chọc phá, trêu ghẹo … c̣n anh vẫn im lặng không tỏ ư giận hờn. Chỉ khi có đứa nào giỡn quá tay mới thấy anh nổi giận. Việc học hành của anh cũng chậm như vậy, nhiều năm phải ở lại lớp, nên khi lên đến cuối lớp tám, anh đă gần đến tuổi đi lính.
Vào một ngày gần cuối niên học, thầy hướng dẩn im lặng nh́n xuống cả lớp với nét mặt thoáng buồn. Thầy thông báo lớp chúng tôi có một bạn sắp phải nghỉ học để nhập ngũ. Tất cả chúng tôi lúc đầu hơi bở ngở, nhưng mọi người chóng hiểu ra và quay đầu về chổ anh ngồi ở góc gần cuối lớp. Khuôn mặt anh lúc ấy buồn so, đôi mắt như long lanh những giọt lệ. Không khí cả lớp như trầm hẳn xuống trong buổi học cuối cùng đó với anh.
Ngày nhập ngũ anh lặng lẽ lên đường một ḿnh, chúng tôi c̣n nhỏ nên không ai tiển chân anh.
Rồi cuối năm học, mùa hè lại đến. Đó là những giây phút thần tiên đối với tôi và những bạn thân cùng lớp. Có quá nhiều niềm vui ở vùng ngoại ô Thị nghè, Gia định. Những buổi lên Thanh đa tắm sông, câu cá, hái trộm cây trái trong vườn , đi xúc cá lia thia, bẩy màu … Sôi nổi hơn cả là lúc chúng tôi ra trung tâm Saigon đi quanh khắp các con đường lớn nhỏ. Tôi và những người bạn bị những thú vui mùa hè lôi cuốn, hầu như quên lăng người bạn học cùng lớp đó. Khi đó có lẽ anh đă trở thành người lính đang cầm súng chiến đấu ở đâu đó trên chiến trường để bảo vệ quê hương miền nam tự do.
Năm học kế tiếp, chúng tôi vào lớp 9, niềm vui lớn khi gặp lại bạn bè cũ và mới. Thời gian làm cho chúng tôi lớn lên thêm một chút, nhưng vẩn là những cậu thiếu niên vô tư bên sách vở và lớp học, vẩn thích chơi đùa dưới bóng ngôi giáo đường và cây phượng già cổi. Nhưng thỉnh thoảng chúng tôi dừng lại lắng nghe tiếng bom đạn ́ ầm vọng về từ đâu đó rất xa. Những âm thanh vang dội trong không khí làm chúng tôi đôi lúc ngập ngừng nh́n nhau như tự hỏi, nó từ đâu đến …
Vào một ngày đột nhiên, tôi và các bạn nhận được tin anh bị thương trên chiến trường. Những cái đầu nhỏ và những trái tim vô tư lự ngưng đập trong giây lát để nghe ngóng. Những nét sợ hải và suy tư v́ chiến tranh ghi dấu ấn đầu tiên vào tuổi học tṛ ngây ngô. Những ngày sau chúng tôi loáng thoáng nghe vài bạn nữ sinh và cô giáo đến quân y viện để thăm anh. Và rồi sự hồn nhiên, vô tư lại lôi kéo tôi và các bạn quay về với những tṛ đùa vui hàng ngày. Tôi đâu biết đó là những giây phút rong chơi dưới bầu trời không c̣n yên b́nh của Saigon.
Rồi ngày 30-4 tang tóc đó xảy đến cho cuộc sống Miền Nam tự do. Mọi thứ thay đổi hoàn toàn khi cộng sản miền bắc tiến vào thủ đô. Saigon mất đi dáng vẻ yêu kiều ngày nào và phố xá th́ buồn hiu hắt.
Năm học lại mới đến, tất cả đều lên lớp 10, tôi và một số bạn cũ vẫn cắp sách đến trường. Vẫn c̣n đó bóng ngôi giáo đường uy nghi và cây phượng già trổ hoa đỏ rực, nhưng ngôi trường cũ th́ đă bị đổi tên. Một thoáng buồn khi tôi nhớ lại những ngày tháng tràn đầy kỷ niệm cũ.
Như có sự sắp xếp của định mệnh, một ngày tôi và các bạn của ḿnh t́nh cờ gặp lại người bạn học cũ đă từng là lính VNCH. Anh bây giờ đă là một thương binh c̣n rất trẻ. Chúng tôi im lặng nghe anh nói về đời lính chiến của ḿnh, về trận chiến đă lấy đi một con mắt và làm bị thương một cánh tay của anh. Lời anh kể đượm nổi buồn chiến tranh của một người trai trẻ bị thương tật, và của một người lính bị mất mát một cái ǵ đó rất quí giá. Có lẻ đó là mất Miền Nam tự do, và tôi cũng mang nổi buồn đó như anh. Nhưng anh không hề than trách số phận hay cuộc đời ḿnh.
Cuộc sống đi qua trong khó khăn và lo âu sau ngày cộng sản xâm chiếm Miền Nam và Saigon. Tôi và các bạn lớn lên, phải lao ḿnh vào cuộc sống đầy sóng gió, mịt mù dưới chính sách của chính quyền cộng sản. Tôi cũng không có dịp gặp lại anh. Một người lính trẻ bị tàn tật như anh không biết sẽ sống ra sao trong xă hội cùng khổ, khi mà những thanh niên khỏe mạnh, được học hành nhiều hơn anh c̣n thấy vất vă, khó khăn. Đôi lúc tôi nghe vài người bạn nói gặp anh bán vé số dạo trên đường để kiếm sống …
Sau nhiều rất nhiều năm vắng tin, đột nhiên năm 1998, tôi lại gặp anh ở trung tâm Saigon. Hôm đó tôi chạy xe đến cửa hàng Tax ở góc Lê Lợi – Nguyễn Huệ, quận 1 để gặp người nhà. Phóng chiếc xe gắn máy lên phía lề đường nơi có khoảng 6 – 7 chiếc xe đang đậu, tôi gửi vào đó rồi vào cửa hàng cho nhanh, v́ gửi ở băi th́ lội bộ đến đây khá xa. Bất ngờ người đàn ông đang trông giử xe ở đó là anh. Tôi ngạc nhiên, vui mừng và thân mật gọi tên anh. Sau một lúc săm soi nh́n tôi, nghe tôi nói tên, anh cũng nhận ra và mừng rở, chào tôi cũng bằng giọng ồ ề, nhưng dáng đi đă chậm chạp hơn ngày xưa. Tôi hỏi thăm anh đôi chút về nơi ở và công việc rồi nói vào cửa hàng chút xíu sẽ ra. Khi xong công việc, tôi quay lại chổ cũ để lấy xe, suy nghĩ không biết làm được ǵ hơn cho anh, móc bóp đưa cho anh tờ mười ngàn đồng, anh cầm nó và nói để lấy tiền lẻ thối lại v́ giử xe lúc đó khoảng 500đ – 1000đ/ lần, tôi lắc đầu nói thôi anh hăy giử hết. Tay cầm tờ giấy bạc, anh nh́n tôi khá lâu và nói nhỏ cám ơn, nét mặt đượm buồn và trong đôi mắt chỉ c̣n một bên nguyên vẹn, tôi thấy long lanh ḍng nước mắt …
Những lần sau có công việc tôi chạy xe đến đó để gửi, nhưng không bao giờ c̣n gặp lại anh. Mổi khi có dịp gặp những người bạn khác ngoài đường, tôi hỏi thăm tin về anh, nhưng không ai biết bây giờ anh ra sao.
Cho đến bây giờ tôi thấy ḿnh vẩn nợ anh và đồng đội của anh một lời cám ơn, v́ những ngày đó anh đă chiến đấu và hy sinh một phần thân thể để bảo vệ Miền Nam tự do, cho tôi và các bạn của anh có những ngày yên vui đến trường.
Trong tim tôi, anh là một người lính trẻ anh hùng, và tôi muốn viết những ḍng này để cám ơn anh.
Vũ Gia Phan
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
- Bác chết hôm nay. Con gái của Bác Minh vừa gọi cho cháu biết.
- Cảm ơn cháu, để chú gọi báo tin cho bạn bè biết.
Tôi gọi cho bạn bè ở xa cũng như ở gần báo tin anh Minh đã qua đời. Có đứa nói biết rồi, có đứa nói chưa biết. Tôi gục đầu xuống bàn suy nghĩ mông lung. Cách đây ba tuần tôi có nhận được hồi báo của anh Minh, anh sẽ đi dự đám cưới của con gái tôi. Hôm đám cưới con gái không thấy anh đi dự, tôi hỏi Nguyễn Anh Tuấn mới biết anh Minh đã vào bệnh viện. Tôi nghĩ, tuổi già thường hay đau ốm vào nằm bệnh viện chắc cũng không có gì trầm trọng. Không ngờ, bây giờ anh lại vĩnh viễn “ra đi” không về.
Tôi buồn thở dài. Tháng 10 trời đã vào thu. Những chiếc lá vàng từ từ rơi rụng trước hiên nhà. Nhìn lá vàng rơi, tôi liên tưởng con người tuổi về già rồi cũng thế. Sinh lão bệnh tử là lẽ thường tình không ai tránh khỏi. Tôi cũng đã thường nói với anh em bạn bè, là lớp tuổi già như anh em chúng mình, tuổi đời đã leo lên tới đỉnh, đi xuống dốc bên kia như chiếc lá úa vàng dính trên cành cây. Một cơn gió nhè nhẹ đi qua, những chiếc lá úa vàng sẽ từ từ rơi rụng. Sự ra đi của anh Nguyễn Tấn Minh cũng không ai ngờ. Mới ngày nào đây, anh còn đi dự Họp mặt Hè của Đồng hương và Thân hữu Quảng Ngãi tại nhà hàng Majesty ở đường Edinger, anh vui vẻ, mạnh khỏe đùa dỡn cùng anh em bạn bè. Tôi cứ tưởng anh Minh sẽ còn sinh hoạt với anh em bạn bè chúng tôi dài dài. Và cũng mới ngày nào, anh hứa là anh sẽ đi uống rượu mừng khi con gái tôi đi lấy chồng. Nhưng rồi, mọi việc nó xảy ra thật bất ngờ không như mình tưởng.
Anh Nguyễn Tấn Minh sinh năm 1931, mất năm 2017, hưởng thượng thọ 86 tuổi. Quảng đường thật dài mà anh đã đi qua không phải bằng phẳng dễ đi mà phải vượt qua nhiều chông gai khó khăn gian khổ. Anh sinh ra tại quận Sơn Tịnh Quảng Ngãi và lớn lên trong thời kỳ đất nước chìm trong cảnh chiến tranh chống Pháp 1945-1954. Quảng Ngãi hồi này nghèo khổ lắm vì nằm trong vùng kháng chiến chống Pháp Liên khu 5 của Việt Minh gọi là Nam Ngãi Bình Phú (tức Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên) bị máy bay của Pháp đánh phá liên tục. Ngày 20 Tháng 7 năm 1954 Hiệp định Genève ký kết giữa Việt Minh (tức cộng sản ngày nay) và thực dân Pháp. Đất nước Việt Nam bị chia đôi lấy vĩ tuyến 17 chia cắt đôi bờ Bắc Nam. Nước Việt Nam cộng hòa ra đời ở miền Nam và có tên trên bản đồ thế giới sau ngày Hiệp định Genève ký kết.
Buổi giao thời của nước Việt Nam cộng hòa mới được thành lập, anh Nguyễn Tấn Minh, người thanh niên 24 tuổi ý thức được bổn phận của người trai đối với đất nước, anh tình nguyện gia nhập Quân đội Quốc gia Việt Nam năm 1955, ra đi bảo vệ Quê hương Tổ quốc. Vào Quân trường phải vượt qua bao nhiêu khổ cực thử thách. Tập bắn súng, tập chiến thuật, tập bò hỏa lực, tập vượt qua các đoạn đường chiến binh, di hành dã trại...Ôi! Ở quân trường biết bao nhiêu là thứ phải tập. Người tân binh phải cố gắng rèn luyện vì “Thao trường đổ mồ hôi, Chiến trường bớt đổ máu”. Sống khắc khe theo kỷ luật của Quân đội, người chiến binh luôn giải nắng dầm mưa, học tập và rèn luyện bản thn. Ngày nào cũng thế. Lần đầu tiên xa gia đình bước chân vào đời quân ngũ, anh thấy nhớ nhà, nhớ cha nhớ mẹ, nhớ người yêu. Nhưng rồi anh phấn đấu với bản thân để làm tròn bổn phận người lính, chờ ngày ra trường sẽ có phép về thăm. Tình “Huynh đệ chi binh” sống trong quân trường, anh cảm thấy như anh em trong một đại gia đình. Anh quyết tâm rèn luyện bản thân, vui vẻ sống đời lính xa nhà.
Mãn khóa học ra trường anh là người lính Binh nhì. Lần theo thời gian anh cố gắng rèn luyện bản thân, học hỏi để tiến thân trên đường binh nghiệp. Anh xin đi học khóa Hạ Sĩ Quan Đồng Đế. Mấy năm sau anh lại làm đơn xin đi học khóa Sĩ Quan đặc biệt. Anh trở thành người Sĩ Quan trong Quân lực Việt Nam cộng hòa.
Hai mươi năm trên đường binh nghiệp, từ Binh nhì anh lên Hạ Sĩ, Trung Sĩ rồi Chuẩn uý, Thiếu úy và cấp bậc cuối cùng là Trung Tá. Anh nắm giữ những chức vụ quan trọng trong Quân đội. Làm Trưởng ban An ninh Tỉnh đoàn Địa Phương Quân Quảng Ngãi, Chỉ huy Lực lượng Thám Sát Tỉnh Quảng Nam, Tỉnh đoàn trưởng Xây dựng Nông thôn Quảng Nam và cuối cùng là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 121 ĐPQ Tiểu Khu Quảng Trị. Anh phục vụ trên phắp vùng I chiến thuật thuộc Quân khu I từ Quảng Ngãi ra đến Quảng Trị.
Anh là người Sĩ Quan tận tụy làm việc, luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ khi làm việc ở văn phòng. Khi ra đơn vị tác chiến, anh luôn luôn gần gũi với lính, thương yêu lính và đối xử với thuộc hạ như anh em một nhà. Khi ra chiến trường anh là người chỉ huy giỏi, lính trong đơn vị đều nể phục, nhất là khi anh làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 121 đóng ở vùng địa đầu giới tuyến Quảng Trị. Tiểu đoàn anh ngày đêm luôn đối diện với giặc thù xua quân xâm lược miền Nam trong những năm chiến trường dầu sôi lửa bỏng cho đến ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975.
Là người Sĩ Quan luôn luôn đặt “Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm” lên trên hết. Dù ở cương vị nào anh cũng hoàn thành nhiệm vụ, vì thế anh được Quân đội ban thưởng nhiều huy chương, trong đó có Bảo Quốc Huân chương, là huân chương cao quý của Quân đội dành ban thưởng cho những người đóng góp nhiều công sức lớn lao, hoàn thành nhiệm vụ trong công cuộc bảo vệ, phục vụ đất nước.
Vận nước không may, “Đồng minh tháo chạy” bỏ ta một mình, Quân đội Việt Nam cộng hòa bị “Gãy sũng” nửa đường, nước mất nhà tan. Sau ngày oan nghiệt 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam bị công sản cưỡng chiếm, anh Nguyễn Tấn Minh bị cộng sản bắt và đưa đi tù. Vợ anh, chị Minh một mình lặn lội tảo tần nuôi đàn con nhỏ ở quê nhà, chờ chồng đi ở tù trở về. Chị Minh cũng như bao chị em phụ nữ khác có chồng là lính bị cộng sản bắt đi tù, phải gánh chịu bao cảnh đời đắng cay, bất hạnh nghiệt ngã. Các chị đã trở thành những người vợ oan nghiệt nhất của thời đại ngày nay mà cộng sản luôn luôn ức chế và kỳ thị gọi là vợ của “ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn”.
Sau bao nhiêu lần dời trại, đi từ trại tù này sang trại tù khác, cuối cùng tôi và anh Minh cũng ở tù chung một trại, đó là trại tù ác nghiệt Tiên Lãnh thuộc Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Cùng là anh em trong một đại gia đình Quân đội VNCH, gặp cảnh quốc biến gia vong đi vào chốn lao tù, nên anh em thương nhau nhiều lắm. Ở trại tù ác nghiệt Tiên Lãnh, tôi với anh Minh, tuy cùng chung một trại tù nhưng không cùng ở chung một nhà. Anh em chỉ gặp nhau lúc đi lao động ở ngoài đồng ruộng hay đi phát rẫy để trồng mì trồng lang, tỉa bắp, tỉa lúa trên núi hay đi lên núi vác củi về trại cho nhà bếp nấu ăn phục vụ cho anh em tù.
Gặp nhau anh em mừng lắm. Anh tâm sự với tôi: “Cố gắng giữ gìn sức khỏe để về với gia đình nghe em. Thấy tụi em còn trẻ anh thương lắm “. Trong trại tù, anh Minh rất thương anh em. Dù đói rách thiếu ăn thiếu mặc, anh vẫn giữ tư cách của một vị Sĩ Quan cao cấp của Quân đội Việt Nam cộng hòa, không bon chen, không hạ mình khi đứng trước bọn cai tù. Lao động khổ sai, lần theo năm tháng, anh em tù càng ngày càng ốm, xanh xao, anh thường nhường cơm xẻ áo, giúp đỡ anh em khi ốm khi đau.
Đã mấy ngày qua không thấy anh Minh đi lao động và cũng không thấy bóng anh lảng vảng quanh quẩn trong sân trại tù. Một hôm đi lao động gặp người tù cùng nhà với anh Minh, tôi hỏi: “ Mấy ngày nay sao không thấy anh Nguyễn Tấn Minh đi lao động? “ Người đó trả lời thật nhanh rồi bỏ đi: “ Anh Minh đi trại Đồng Mộ rồi.” Trại Đồng Mộ là nơi biệt giam những người tù mà bọn cai tù cho là nguy hiểm. Ở trong trại tù cấm những người tù ở khác nhà quan hệ với nhau. Nếu bắt gặp thì bị kỷ luật. Vì thế nghe người bạn tù trả lời, tôi chỉ biết vậy thôi, rồi mỗi người đi mỗi ngả. Tôi không hỏi gì thêm.
Ở trại tù Tiên Lãnh dù có đói rách nhưng đi lao động cũng bắt được con rắn, bắt được con cua, con nhái, hái được cộng rau ăn cho đỡ đói, cũng thấy được anh em tù, cũng nhìn được bầu trời, cũng nhìn thấy được ánh sáng, cũng hít được cái không khí trong lành hơn là bị nhốt trong nhà tù biệt giam tối tăm ngột ngạc. Nghĩ thương anh Minh vào nhà biệt giam, khổ gấp trăm ngàn lần ở ngoài đi lao động. Đói khát bệnh tật. Khi mãn hạn biệt giam được ra ngoài, anh em tù xanh như tàu lá vì thiếu ánh sáng, thiếu dinh dưỡng, đi đứng không được vì đôi chân bị cùm, đôi chân bị tê bại. Phải mất thời gian dài lâu với thuốc men chửa trị, bồi dưỡng cơ thể mới mong đi đứng bình thường. Anh em tù ở trong hoàn cảnh này thật đắng cay, thật tội nghiệp.
Năm 1983 tôi được ra trại về đoàn tụ với gia đình. Kể từ năm ấy tôi không biết anh Minh như thế nào. Tôi về Quê hương bị quản chế 5 năm và không có cơ hội đi đây đi đó, nên không biết tin tức gì về anh Minh, cũng như những anh em cùng ở chung trại tù Tiên Lãnh. Hơn 10 năm sau, năm 1994 tôi và gia đình đi định cư tại Hoa Kỳ, ở Nam California mới gặp anh Minh nhân ngày Họp mặt Đồng hương và Thân hữu Quảng Ngãi vào dịp Xuân về. Hai anh em ôm nhau thật lâu, mừng vui mà nước mắt rưng rưng. Anh ra tù năm 1988. Như thế là anh ở trong lao tù cộng sản 13 năm. 13 năm với bao xương máu mồ hôi và nước mắt đổ ra, ăn không đủ no, bệnh không có thuốc chửa, lấy thân xác người tù thay thế cho con trâu con bò trong lao động sản xuất khổ sai mới cầm được miếng giấy về đoàn tụ với gia đình, với vợ với con.
Giờ đây anh và tôi cùng bạn bè trong chốn lao tù năm xưa như đàn chim sổ lồng tung cánh bay xa trên bầu trời Tự do nơi đất khách quê người. Từ đó anh em chúng tôi thường gặp nhau vào những lúc sinh hoạt của Hội Đồng hương và Thân hữu Quảng Ngãi, những lúc Họp mặt Xuân, Họp mặt Hè và Hội Cựu tù nhân Chính trị Quảng Nam Đà Nẵng trong những lần sinh hoạt và Hội ngộ của Cựu Tù nhân Chính trị Quảng Nam Đà Nẵng tại miền Nam California.
Anh là cố vấn của Hội Đồng hương và Thân hữu Quảng Ngãi và Hội Cựu tù nhân Chính trị Quảng Nam Đà Nẵng. Anh đã hăng hái đóng góp nhiều công sức và tiền bạc xây dựng Hội Đồng hương và Thân hữu Quảng Ngãi cũng như Hội Cựu tù nhân Chính trị Quảng Nam Đà Nẵng trong thời gian lâu dài. Hồi tôi còn làm Trưởng ban giúp đỡ Thương Phế Binh VNCH của HĐH & TH Quảng Ngãi, anh Minh là người rất tích cực, cùng với tôi vận động anh em cùng bà con Đồng hương đóng góp tiền bạc, góp bàn tay giúp đỡ cho anh em Thương phế binh VNCH đang sống cuộc đời khốn khổ bất hạnh ở Quê nhà
Anh Minh thật xứng đáng là người anh cả trong gia đình Đồng hương và Thân hữu Quảng Ngãi và trong gia đình Cựu tù nhân Chính trị Quảng Nam Đà Nẵng. Anh là người anh gương mẫu của anh em chúng tôi trên bước đường lưu vong tị nạn. Anh Minh đã được Hội Đồng hương và Thân hữu Quang Ngãi vinh danh, là người đã đóng góp nhiều công sức và tiền bạc xây dựng Hội và giúp đỡ TPB/VNCH trong ngày Họp mặt Xuân Đinh Dậu 2017.
Vợ anh Minh đã ra đi về cõi Vĩnh hằng mấy năm rồi, giờ tới lược anh Minh cũng đã ra đi. Ngày 30 tháng 9 năm 2017 được tin sét đánh, anh Nguyễn Tấn Minh qua đời. Tin không vui đến thật bất ngờ, tôi bàng hoàng xúc động. Ôi! Thế là một người anh kính mến, một người bạn tù, một chiến hữu hết lòng phục vụ Tổ Quốc nữa đã vĩnh viễn ra đi.
Sự ra đi của anh Nguyễn Tấn Minh không những là sự mất mát to lớn của các con, các cháu của anh, của tang quyến và của bà con thân thuộc mà còn là sự mất mát lớn lao của Hội Đồng hương và Thân hữu Quảng Ngãi và của Hội Cựu tù nhân chính trị Quảng Nam Đà Nẵng cũng như của những anh em chiến hữu trong Hội Đồng Đế, Hội cựu tù nhân Chính trị Los Angeles.
Với quá trình 20 năm trong đời quân ngũ, sự đóng góp to lớn của anh Minh cho đất nước trong công cuộc chống cộng sản xâm lược bảo vệ đất nước, để rồi anh phải lãnh án 13 năm tù khổ sai trong lao tù ác nghiệt có một không hai Tiên Lãnh và Đồng Mộ sau ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975. Ở Hải ngoại, ngoài sự đóng góp công sức và tiền bạc xây dựng cho các Hội đoàn, giúp đỡ anh em Thương Phế binh khốn khổ bất hạnh nơi quê nhà, anh còn góp bàn tay cùng người Việt tị nạn cộng sản tranh đấu cho Tự do Dân chủ Nhân quyền Việt Nam. Vì vậy một số anh em chiến hữu các Hội đoàn họp lại với nhau, đã đồng ý phủ cờ VNCH cho anh. Hai giờ chiều ngày 20 tháng 10 năm 2017 làm lễ phủ cờ cho cố Trung Tá Nguyễn Tấn Minh do anh em trong Hội Đồng Đế phụ trách.
Rất tiếc là anh Nguyễn Tấn Minh không còn có cơ hội về thăm lại cố hương, dù chỉ một lần để nhìn thấy lại đất nước Việt Nam mình được Tự do không còn cộng sản. Vận nước không may, bao nhiêu khổ đau nghiệt ngã đè nặng lên đất nước và dân tộc Việt Nam sau ngày đau thương oan nghiệt 30 Tháng Tư năm 1975, anh Minh ngậm ngùi, uất hận mang theo nỗi buồn mất nước ra đi...
Buổi phủ cờ rất trang nghiêm và cảm động. Ngoài gia đình tang quyến, bà con thân thuộc, có rất nhiều anh em trong Hội ĐH &TH/ QN và Hội CTNCT/QNĐN. Đặc biệt có sự tham dự của Cựu Đại tá Lê Bá Khiếu, nguyên là Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Ngãi và Cựu Đại tá Nguyễn Văn Quý. Sau phần phủ cờ, anh Nguyễn Tấn Đồng đọc tiểu sử của cố Trung Tá Nguyễn Tấn Minh. Tiếp theo là phát biểu cảm tưởng của các vị quan khách, trong đó có cựu Đại tá Lê Bá Khiếu. Là người đã quen biết cố Trung Tá Nguyễn Tấn Minh hồi còn ở trong Quân đội VNCH trước năm 1975, Đại Tá Lê Bá Khiếu trình bày rất chi tiết về cố Trung Tá Nguyễn Tấn Minh trong cuộc đời quân ngũ phục vụ đất nước, hoàn thành trách nhiệm của người Sĩ quan VNCH. Đồng thời ông cũng chia xẻ nỗi đau thương mất mát lớn lao và chia buồn cùng gia đình tang quyến.
Buổi sáng hôm sau 21 tháng 10 năm 2017, gia đình và hàng trăm chiến hữu cùng bạn bè đến để tiễn anh Minh đi về cõi Vĩnh hằng. Mùa thu trời se lạnh, hàng cây hai bên đường lá úa vàng âm thầm rơi, từng chiếc từng chiếc. Quang cảnh thật buồn. Đoàn người im lặng, cúi đầu lặng lẽ đưa tiễn anh Minh đi đến nhà hỏa táng. Những vành khăn tang trắng của các con, các cháu theo sau quan tài với dòng nước mắt lăn dài trên đôi má, khóc thương Cha, khóc thương ông Nội, ông Ngoại, cùng với những giòng nước mắt của bạn bè, của người thân tiễn anh Minh ra đi không trở về. Lát nữa đây, anh Nguyễn Tấn Minh sẽ vào lò hỏa thiêu. Anh từ biệt dương thế để đi về thế giới bên kia. Thế là hết một đời người.
Cố Trung Tá Nguyễn Tấn Minh với 86 tuổi đời, 20 năm ra đi phục vụ Tổ quốc chống cộng sản xâm lược bảo vệ đất nước VNCH, bảo vệ Tự do. 13 năm ở trong chốn lao tù khổ sai ác nghiệt cộng sản. 26 năm bỏ Quê hương Tổ quốc ra đi tỵ nạn cộng sản. Giờ đây, anh gởi lại thân xác trên đất nước Hoa Kỳ, Quê hương thứ hai của anh bằng một nắm tro tàn. “Ta nay ở trọ trần gian, Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời”. Xin vĩnh biệt anh. Vĩnh biệt cố Trung Tá Nguyễn Tấn Minh, người anh muôn đời kính mến. Vĩnh biệt.
Những ngày cuối của mùa lễ Tạ Ơn trời lành lạnh, sương khuya rơi nhiều. Hồi tưởng lại một thời đã đi qua, biết bao nhiêu chuyện xảy ra trong cuộc đời. Anh em chúng ta là những người, một thời chinh chiến, một thời lao tù, tưởng chừng như chết đi rồi sống lại, để rồi ngày hôm nay lại trở thành người lưu vong tỵ nạn, nhận đất nước Hoa Kỳ làm Quê hương thứ hai của mình. Xin Tạ ơn Trời Phật, Tạ ơn Đời, Tạ ơn Người. Tạ ơn đất nước VNCH, Tạ ơn người lính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến để cho chúng ta được sống, để cho miền Nam được Tự do mãi mãi, nhưng rồi ý nguyện không thành. Tạ ơn người TPB/VNCH đã hy sinh một phần thân thể cho đất nước VNCH đang sống cuộc đời bất hạnh nơi Quê nhà. Hãy làm một việc gì đó dù nhỏ để giúp đỡ, để nhớ ơn người TPB/VNCH. Và chúng ta cũng nên góp một bàn tay dù là bàn tay nhỏ, làm một việc hữu ích cho đất nước, cùng với đồng bào tị nạn tranh đấu cho Việt Nam được tự do nhân quyền chờ ngày quang phục Quê hương. Và cũng xin Tạ ơn nước Mỹ đã cưu mang, đã mở rộng vòng tay, giúp đỡ chúng ta xây dựng lại cuộc đời.
Tôi ngồi viết những dòng này giữa đêm khuya để nhớ về anh Minh, nhớ về cố Trung Tá Nguyễn Tấn Minh. Ngày lễ Tạ Ơn lại càng đến gần. Nhìn qua cửa sổ, ngoài trời sương khuya trĩu nặng lá vàng. Ánh đèn vàng nhòa sương, lặng lẽ cúi đầu, đứng im lìm trong không gian tĩnh lặng, im vắng. Mảnh trăng thượng tuần bị che khuất trong màn sương trắng đục. Tiếng còi xe hú trong đêm khuya nghe rợn người, thì ra người hàng xóm bị bệnh gọi xe cấp cứu bấm số 911. Lại có người vào bệnh viện. Gió se lạnh nhè nhẹ thổi qua rung rinh cành lá làm sương rơi lốp đốp trên khung cửa sổ trước hiên nhà như tiếng ai gõ cửa. Anh đi rồi, buồn quá anh Minh ơi!
Những chuyện xảy ra trong cuộc đời, sinh lão bệnh tử, anh em bạn bè lần lược ra đi, chắc chắn rồi cũng sẽ đến phiên mình. Đời là vô thường, ai biết trước việc gì sẽ xảy ra. Anh em bạn bè chúng tôi giờ cũng đã trên dưới tám mươi. Tuổi già sức yếu, thoáng chốc rồi cũng sẽ ra đi. Nói thế có người cho là quá đáng và bi quan, nhưng sự thật là như thế. Anh Minh ra đi, một tháng sau, anh Nguyễn Văn Sang ở San José cũng đã ra đi. Và mới đây, anh Trần Văn Chi cũng lại ra đi. Chỉ hơn hai tháng thôi, đã có ba người bạn già ra đi về miền miên viễn. Tôi biết còn nhiều bạn nữa đang nằm trong bệnh viện, có lẽ rồi cũng sắp ra đi. Buồn ơi là buồn.
Cụ Nguyễn Công Trứ đã nói: “Thoạt sinh ra miệng đà khóc chóe, Trần có vui sao chẳng cười khì.” Quả thật đời là không vui. Ta sinh ra với hai bàn tay trắng, khi ta chết cũng hai bàn trắng tay, ta cũng chẳng đem theo được thứ gì. Sống ở trên đời này, dù ai giàu sang phú quý, quây đi ngoảnh lại, rồi cũng thấy một trời phù vân. Vì thế sống trên đời này ta phải biết yêu thương mình và yêu thương mọi người, phải có tấm lòng bao dung và vị tha, sống cho mình và cũng sống cho mọi người. Không nên tranh dành hơn thua. Hơn thua để làm gì, để rồi phải mất đi người thân, phải mất đi người bạn, phải mất đi tình yêu thương. Người ta thường nói: “Đời là một cánh hoa rơi, Hơn thua nhau rồi cũng về với đất “và” Đừng nên cứ mãi tranh dành, Trở về cát bụi cũng thành khói mây”. Hãy yêu thương và đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
Sống trên đời này, giàu sang phú quý, công danh sự nghiệp có đó rồi lại không. Như ta đã biết “Mấy ai giàu bằng Vương Khải Thạch Sùng, Cũng có lúc tường xiêu ngói đổ “và“ Phú quý vinh hoa như mộng ảo, Sắc tài danh lợi tựa phù du”. Suy cho cùng, chỉ có đạo đức và tình thương yêu mới tồn tại và mới ở lại với chúng ta. “Điều quan trọng không phải là những gì ta nhận được mà là những gì ta đã cho đi”. Sống được như vậy, cuộc sống của mình mới có ý nghĩa, ta sẽ đem lại niềm vui và tình yêu thương đến cho mình, cho mọi người và cho đời, lòng ta sẽ thấy an vui thanh thản và hạnh phúc. “Yêu thương xin nở nụ cười, Vị tha là để lòng người thanh cao”
Hôm nay mới được đọc bài của anh . Không biết anh c̣n nhớ đến người bạn Hoàng này không ? khi cùng ở bên đất phi vùng 5 . sau này được biết tin anh về TX , houston . th́ ḿnh về ở TX nhưng khác thành phố , rồi lại trở về Houston nhưng v́ cuộc sống khó khăn như chạy loạn nên đi nhiều chỗ và quên đi rất nhiều tên bạn bè nay đọc bài này bên một web là một sự t́nh cờ .Mong nhận được tin anh . Ḿnh cũng đă nhắn tin bên đó rồi
Chúc anh và gia đ́nh vẫn mạnh khỏe
Hoanglan22
Trước nay tôi rất ít khi viết về đời lính. Thứ nhất, v́ không tránh được cái tôi (đáng ghét). Thứ hai, v́ tôi chỉ là lính con so (10 tháng quân trường, 8 tháng chiến trường), là cấp chỉ huy thấp nhất (Chuẩn úy) ở binh chủng "mạt" nhất (Địa Phương Quân), công trận chưa có ǵ để hănh diện. Tôi vẫn nghĩ rằng, muốn viết về lính, tác giả nên là một Quân nhân có binh nghiệp lớn (cao cấp, thâm niên), xuất thân từ những Binh chủng oai hùng (Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân), vào sinh ra tử (Biệt Kích), bay bướm (Không Quân) hay pha chút lăng mạn (Hải Quân). Tác phẩm nên đề cập những mặt trận lớn (Hạ Lào, B́nh long, Xuân lộc, Dakto), những địa điểm danh tiếng (Khe Sanh, Charlie).
Trong gần hai mươi năm ở hải ngoại, tôi đọc nhiều sách viết về người lính Việt Nam, biết thêm những chiến tích hào hùng, sự làm việc cần mẫn tận tụy và sự hi sinh anh dũng của nhiều chiến hữu lớp trước, với ḷng ngưỡng phục và biết ơn tác giả. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tôi vẫn thấy thiếu thiếu một cái ǵ nhỏ bé nhưng gần gũi và thân thuộc. Gần đây, đọc bài của Nguyễn Văn Thông trên Làng Văn số 166, tôi nh́n ra sự thiếu vắng ấỵ Đó là chưa có, hay hiếm có, sách vở viết về đời sống nhọc nhằn và sự hi sinh âm thầm của người lính Nghĩa Quân, Địa Phương Quân (mà họ chua chát gọi tắt là Nghĩa Địa).
Riêng tôi, trong mấy tháng ngắn ngủi ngoài chiến địa, tôi có đầy ắp kỷ niệm với họ, đă chứng kiến họ sống và chiến đấu, đă nh́n thấy họ dũng cảm hi sinh như những anh hùng. Nhân ngày 19 tháng 6, tôi xin ghi nhận sơ khởi một vài nét về sắc lính Địa Phương Quân mà tôi đă trực tiếp dự phần, như một cách bù đắp cho họ trong muôn một. Mong rằng bài viết này sẽ là một gợi ư nhỏ bé để có thêm nhiều người khác cùng viết, giúp điểm xuyết cho bức tranh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) được đầy đủ hơn.
Như trên đă nói, kiến thức quân sự của tôi chỉ là những ǵ thu thập được ở quân trường, và qua thực tế hạn hẹp của một đơn vị nhỏ ở một tỉnh. Tôi ước mong đón nhận những ư kiến xây dựng, những chỉ bảo cần thiết để bổ túc, sửa chữa đoạn bài viết về sắc lính này...
Lần đầu tiên ra nhận đơn vị, đứng trước hàng quân, tôi hơi ngỡ ngàng. Trước mặt tôi là Trung Đội 1, Đại Đội 1, Tiểu Đoàn Bạch Hổ 401, chủ lực Địa Phương Quân thuộc Tiểu khu Kiến ḥa, tập hợp ở một góc sân cờ ở trại gia binh, hậu cứ Tiểu đoàn. Trừ những người nghỉ bệnh, bị thương, đi phép, trễ phép, nằm quân lao, c̣n lại tất cả 16 người lính tuổi từ mười tám tới ngoài năm mươi và hai Hạ sĩ quan. Ai nấy mắt hơi lạc thần v́ mệt mỏi, thân thể hầu hết gầy g̣, quần áo rách rưới, tóc tai bờm xờm, có người râu dài lưa thưa, có người mặt mày dớn dác như sợ hăi, có người lầm ĺ dữ tợn.
Tôi đứng trước họ, có cảm tưởng đứng trước những "anh hùng" Lương Sơn Bạc, vừa hơi e dè, vừa hơi ngại ngùng và vừa hơi thất vọng. Họ cũng hơi thất vọng và phân vân. Sự phân vân trước một cấp chỉ huy trực tiếp mới ra trường, không một chút kinh nghiệm lănh đạo chỉ huy và tác chiến. May mà năm đó tôi đă 22 tuổi tây, "già" hơn vài tuổi so với phần lớn các chuẩn úy mới ra trường. Trừ đầu tóc hớt ngắn và bộ quân phục c̣n khá mới với dấu alpha ở bâu và dấu hiệu "Cư An Tư Nguy" của Trường Bộ Binh Thủ Đức bên vaị. Mặt mày tôi cũng có vẻ phong sương chút chút nhờ nắng gió quân trường.
Một cách vắn tắt, tôi giới thiệu vài điều về tôi: gốc thầy giáo, t́nh nguyện nhập ngũ, tuổi tác, vợ con. Tôi yêu cầu họ lần lượt xưng tên, và tôi bắt tay từng ngườị. Tay họ phần lớn chai sạn và khô như củị. Có người nắm chặt tay tôi như sắp sửa đấu vật, có người đưa tay cho tôi nắm. Mắt họ nh́n vào khoảng không hay nh́n xuống đất. Có người cười cười, nụ cười lợt lạt, có người mím chặt môi như bị tra tấn.
Tôi nói với họ vài điều sơ sài về t́nh h́nh đất nước, Hiệp Định Đ́nh Chiến Paris đă kư, về ngưng bắn tại chỗ, ngưng bắn da beo, về việc Cộng sản Bắc Việt (CSBV) và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) vi phạm lệnh ngưng bắn hàng ngày, luôn luôn giành dân lấn đất để mong chiếm ưu thế nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị...
Gió chiều hiu hắt thổi, tôi thấy những chiến hữu của tôi lim dim chống lại cơn buồn ngủ. Tôi biết họ không quan tâm những điều tôi nóị. Là quân nhân, họ chờ lệnh, tuân lệnh và thi hành lệnh. Đối tượng của họ là Việt Cộng (VC). Đời họ là sự tiếp nối của những cuộc hành quân càn quét, truy kích, đột kích, giải vây, tiếp tế đồn bót, giữ cầu, giữ đường. Họ không cần biết những chuyện cao xa hơn lệnh lạc trực tiếp: tập hợp, tan hàng, cấm trại hay xả trại, nếu xả trại th́ được đi bao lâu, một ngày hai ngày, nếu cấm trại th́ có thể chui rào trốn ra trong mấy giờ?
Tôi không phải là sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị, tôi là sĩ quan tác chiến, tôi không nên bắt họ nghe chuyện chính trị, mà nên cho họ tan hàng, nghỉ ngơi hay vui chơi trong khi chờ lệnh hành quân. Tôi hiểụ Tôi vắn tắt hơn, yêu cầu họ thực ḷng hợp tác với tôi trong những ngày sắp tới, hăy coi tôi như anh em, giúp đỡ lẫn nhaụ. Tôi nhắc họ giữ đúng quân kỷ, thi hành lệnh một cách đầy đủ và nghiêm chỉnh. Tôi tiết lộ cho họ biết tôi từng là Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) Kỷ Luật Đại Đội ở quân trường, tôi từng... hét ra lửa và họ có thể kiểm chứng điều này với mấy ông chuẩn úy học cùng đại đội với tôi ở quân trường và nay cùng về đơn vị với tôị. Vài phút sau khi tan hàng, một ông lính tới bá vai tôi, cười cười:
Tôi thấy ông hiền quá, đúng là thầy giáo, chắc ông không chỉ huy được đâu!
Đó là những giây phút đầu của tôi ở một đơn vị Địa Phương Quân.
Sự thất vọng của tôi qua mau khi tôi sống với họ qua một vài ngày ngoài chiến trường. Sự già dặn của họ về kinh nghiệm chiến đấu, sự gan dạ của họ khi đối diện với địch quân và nhất là sự chịu đựng của họ trước nghịch cảnh khiến tôi cảm thấy nhỏ bé và non dại trước họ hơn bao giờ hết. Mặc cảm này cũng phôi pha nhanh trong tôi, một phần nhờ sự độ lượng và tinh thần đồng đội của họ.
Họ sung sướng chỉ cho tôi cách chạy qua một cái cầu khỉ cong queo, không tay vịn, gập ghềnh có khi dài mười mấy thước và ghê gớm hơn hết là nhớp nháp bùn śnh, trơn như thoa mỡ. Họ nhắc cho tôi khi nào phải bắt đầu nấu nước sôi ngâm bọc gạo sấy để nó kịp nở trước khi ăn.
Thấy tôi lóng cóng nhóm lửa theo kiểu hướng đạo sinh, họ mỉm cười sẻ cho tôi một ít nước sôị Thấy tôi ăn cơm với muối vừng, họ mời tôi những thức tươi nóng mà họ t́m được đâu đó trong lúc di chuyển. Họ chỉ cho tôi những dấu vết t́nh nghi của ḿn bẫy, trái nổ Việt Cộng (VC) cài khắp nơi trong vườn tược, chỗ lên mương xuống mương, bếp núc, cầu đường. Tôi đă học kỹ điều này trong quân trường, nhưng thực tế ngoài chiến trường c̣n phong phú và phức tạp gấp trăm lần.
Họ bày cho tôi cách căng vơng sao cho khỏi sương mưa, tránh bớt đường đạn bắn sẻ, tránh tầm lựu đạn. Họ dạy cho tôi khi ngủ súng ống, dây mang đạn để đâu; khi ngủ lúc nào th́ phải bỏ vơng nhảy xuống hố cá nhân sũng nước, khi nào th́ cứ tỉnh bơ dù nghe tiếng "đề pa" của súng cối Việt Cộng. Họ bày cho tôi cách giữ súng cho khỏi hóc, khỏi ướt khi qua sông, qua suốị. Họ truyền kinh nghiệm tháo súng chùi súng cấp thời ngoài chiến trường, để khi cần, có thể ráp lại được trong ṿng 15 giây.
Họ hướng dẫn cho tôi cả cách... đi đại tiện sao cho an toàn, tránh gây hôi thối chỗ đóng quân mà không phải đi xa ra ngoài vọng gác, vừa nguy hiểm vừa làm lộ vị trí đóng quân. Họ biết đủ thứ, hơn tôi đủ thứ và sung sướng dạy bảo tôi về mọi thứ! Tôi chỉ hơn họ có mỗi cái bằng trung đội trưởng, cái bản đồ kèm phóng đồ hành quân và cái máy truyền tin để nhận lệnh từ thượng cấp.
Họ thường ngập ngừng hỏi tôi với sự nể nang:
- C̣n bao xa nữa Chuẩn úy?
- Liệu tối nay ḿnh ngủ đâu Chuẩn úy?
- Chừng bao lâu th́ ḿnh bắt tay được cánh quân bạn?
- Liệu đụng lớn không?
Tất nhiên đó là những câu hỏi thuộc bí mật quân sự, tôi chỉ có thể trả lời lơ mơ rằng: "gần tới rồi," "c̣n xa," "chưa biết," "có thể lắm!" v.v. Các chiến hữu của tôi chỉ chấp nhận tôi hoàn toàn sau hai tháng hành quân, khi thấy tôi định điểm đứng chính xác, điều chỉnh tác xạ cho pháo binh một cách hữu hiệu, không sợ sệt khi nghe Việt Cộng hô xung phong cả ba mặt, và c̣n cười đùa được khi dàn hàng ngang trên tuyến xung phong. Họ chấp nhận vị trí đóng quân do tôi định, đào hầm hố đúng chỗ tôi bảo và khi trung đội đi tiền đồn, cách xa đơn vị lớn có khi hàng cây số, họ tỏ ra yên tâm.
Tôi đă thực sự vào đời lính, hănh diện trở thành một Địa Phương Quân khi các chiến hữu của tôi không c̣n gọi tôi là "chim uyên" (ngụy thoại của Chuẩn úy), mà đổi thành "thẩm quyền", một danh từ riêng có tính cách nể nang hơn...
Địa Phương Quân, Lực Lượng Chủ Lực Tỉnh.
Tôi không ở một đơn vị tham mưu nên không biết ǵ về cách tổ chức Địa Phương Quân trên toàn quốc. Theo cách sắp xếp tiểu khu Kiến Ḥa, nơi tôi phục vụ, mà suy đoán, th́ mỗi tiểu khu có một số tiểu đoàn Địa Phương Quân (một số lưu động, một số đóng đồn). Ngoài ra có một Đại đội Trinh sát, tất cả do pḥng 3 (Hành quân) của Tiểu Khu điều động. Đơn vị của tôi là Tiểu Đoàn Bạch Hổ 401, lực lượng chủ lực trong số 11 tiểu đoàn Địa Phương Quân thuộc tỉnh Kiến ḥa, dưới quyền chỉ huy của Đại tá Kim, Tiểu Khu Trưởng, gốc Sư Đoàn 7.
Tất cả những ǵ tôi viết trong bài này, căn cứ vào cơ cấu tổ chức của đơn vị nơi tùng sự từ ngày ra trường đến ngày Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng. V́ Địa Phương Quân trực thuộc các tiểu khu (tỉnh), nên tùy t́nh h́nh, phương tiện và nhân sự địa phương, cách tổ chức có thể được các tiểu khu linh động thay đổi nên khác nhau ít nhiềụ. Tiểu đoàn trưởng đầu tiên tôi làm việc với là Trung tá Sáng (sau khi tôi về đơn vị được vài tuần th́ ông tử trận, được vinh thăng đại tá). Các tiểu đoàn trưởng kế tiếp cao nhất ở cấp thiếu tá, c̣n là đại úỵ. Chỉ trong tám tháng, đơn vị tôi thay tiểu đoàn trưởng tới bốn lần, một chết, một bị thương.
Mỗi tiểu đoàn có năm đại đội gồm bốn đại đội tác chiến và một đại đội chỉ huỵ. Mỗi đại đội có bốn trung đội, gồm một trung đội đại liên và ba trung đội vũ khí nhẹ. Quân số mỗi đại đội, trên cấp số là 108 người, nhưng trên thực tế có mặt ngoài chiến trường chỉ vào khoảng 50 ngườị. Số c̣n lại lớp nghỉ bệnh, lớp đi phép, lớp bị thương, lớp tử trận chưa kịp bổ sung (tôi không thấy có dấu hiệu lính ma, lính kiểng ở đơn vị tôi). Quân số hành quân của tiểu đoàn tôi trung b́nh khoảng 300, lúc thấp nhất dưới 200; nhưng so với một tiểu đoàn Việt Cộng th́ đông gấp đôi.
Tôi không biết các tiểu đoàn Việt Cộng ở vùng I, vùng II đông cỡ nào, khi họ tới Vĩnh B́nh, Kiến Ḥa, thực lực của họ chỉ c̣n bấy nhiêu, v́ rất khó bổ sung quân số hao hụt. Cho nên khi muốn bao vây tấn công tiểu đoàn tôi, như trận phục kích xe ở Trúc Giang, Trung Tá Sáng tử trận, Việt Cộng phải tập trung ít nhất hai trung đoàn.
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, ngoài tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó c̣n có các sĩ quan Ban 1 (Quân Số), Ban 2 (An Ninh), Ban 3 (Hành Quân), Ban 4 (Tiếp Liệu), Ban 5 (Chiến Tranh Chính Trị), Pháo Binh và Quân Ỵ. Trừ Ban 1, Ban 4 và Ban 5, các Ban khác đều đi theo đơn vị khi hành quân. Đó là cách tổ chức của đơn vị tôi, các tiểu đoàn khác có thể không được hùng hậu như vậy.
Tôi không thấy đơn vị tôi có ban Truyền Tin riêng, nhưng máy PRC-25 được trang bị đầy đủ, do chính các binh sĩ trong tiểu đoàn đảm trách. Tiểu đoàn trưởng có hai hiệu thính viên đi theo, một máy liên lạc với Tiểu Khu, Chi Khu và đơn vị bạn. Một máy liên lạc 5 đại đội và tiểu đoàn phó (đi theo đại đội trực nhật). Mỗi đại đội trưởng cũng có hai hiệu thính viên, một liên lạc với tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó cùng các đại đội bạn, và một liên lạc với các trung độị. Mỗi trung đội trưởng chỉ có một hiệu thính viên để liên lạc với đại độị. Đại đội phó không có máy riêng, mà dùng máy của trung đội trực nhật.
Trong Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn có sĩ quan Trợ Y, thuộc cấp số đơn vị, có đơn vị gia cư trong hậu cứ. Mỗi đại đội có một hạ sĩ quan làm y tá đại đội. Sĩ quan Pháo Binh không thuộc cấp số đơn vị, chỉ khi nào tiểu đoàn đi hành quân, sĩ quan Pháo Binh mới có mặt. Hành quân xong, ông ta trở về căn cứ Pháo Binh. Sĩ quan Pháo Binh có hiệu thính viên riêng để liên lạc trực tiếp với Pháo Binh yểm trợ. Trong trường hợp cần Không yểm, tiểu đoàn phải liên lạc qua tiểu khu, và tiểu khu liên lạc với căn cứ Không Quân Cần Thơ.
Mỗi tiểu khu có một số tiểu đoàn lưu động, một số có hậu cứ, số c̣n lại sau những ngày hành quân, kéo ra đóng dài theo các trục lộ, vừa dưỡng quân vừa giữ an ninh khu vực. Các tiểu đoàn cố định khác chịu trách nhiệm hẳn một vùng, coi đồn, giữ cầu đường hay đóng chốt trên các trục chuyển quân của Việt Cộng. Tôi sẽ đề cập nhiệm vụ đóng chốt ở phần sau, phần này tŕnh bày về các đơn vị lưu động.
Gọi là "lưu động" v́ các tiểu đoàn này không chịu trách nhiệm một quận hạt nào, mà cần đâu đánh đó, bao tất cả các quận trong tỉnh, kể cả Trúc Giang, B́nh Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Hàm Long, Thạnh Phú, Hương Mỹ... Mỗi cuộc hành quân của đơn vị ngắn là ba ngày, lâu nhất có khi hàng sáu tuần. Giữa hai cuộc hành quân, đơn vị được về hậu cứ nghỉ ngơi vài ngàỵ. Ở hậu cứ có trại gia binh, quân nhân có vợ con mỗi người được một đơn vị gia cư tường gạch, nền đất, lợp tôn. Quân nhân độc thân sống chung với nhau trong một khu. Trong hậu cứ có quán bi da, quán nhậu, tiệm tạp hóa.
Đơn vị nào có trại gia binh, binh lính được dưỡng quân ở hậu cứ, "vù" về thăm nhà nửa buổi, một ngày; hay chơi với vợ con trong trại, tụ họp nhậu nhẹt, tán dóc, chơi bi da giải trí, tu bổ, sửa chữa vũ khí trong khi chờ lệnh hành quân. Thương cho những tiểu đoàn lưu động không hậu cứ. Sau mỗi cuộc hành quân, họ đóng vất vưởng dọc theo các trục lộ giao thông, vừa dưỡng quân vừa giữ đường sá.
Mỗi lần lính kéo ra là một đạo binh thân nhân từ đâu phục sẵn, kéo tới đông nghịt, phần lớn là các bà vợ trẻ đèo theo con mọn. Họ đi bằng xe đ̣, xe lam, xe lôi và nhất là xe "ôm". Họ mang theo gạo sấy, cá khô và muối ớt, muối sả cho chồng. Đôi khi họ nhận lại và mang về một ít gạo trắng, thuốc men và cả thức ăn tươi, nếu đơn vị của chồng họ vừa hành quân qua vùng hậu cần của Việt Cộng.
Vào những ngày đầu tháng, đạo binh vợ lính càng xuất hiện đông đảo cùng lúc với xe tiếp tế và phát lương. Không biết các bà nhận "tin t́nh báo" từ đâu mà nhiều khi tiểu đoàn vừa kéo ra đường, đă thấy các bà chực sẵn hàng nửa ngày! Các bà phải tới để bảo vệ đồng lương lính c̣m cơi, mang về nuôi con. Nếu không, chỉ trong vài buổi, các ông có thể nướng sạch. Chỉ cần với một bộ bài cũ rách sờn nát, họp ṣng vội vă và lén lút ở một góc sân kín đáo nào đó, tránh sự giám thị của sĩ quan, thế là tiêu tán hết. Dù bám sát như vậy, không một buổi phát lương nào vắng nước mắt của các bà. Hoặc họ tới trễ một chút, hết sạch. Hoặc họ đến sớm, đến trước cả xe phát lương, kết quả vẫn không có ǵ, khi các anh chồng mặt nghệt ra, găi đầu găi tai phân bua: phải trả những đầu nợ ấp lẫm do tiền rượu, nợ cờ bạc...
Thăm nuôi chồng tại các vị trí đóng quân cũng là cách bảo vệ mái ấm gia đ́nh. Nhiều ông lính rất tài về chuyện kiếm bồ lẻ. Đóng yên chỗ chừng nửa ngày là họ đă bắt bồ xong. Và sau vài ba ngày nhổ trại lên đường, đă có người giọt vắn giọt dài quyến luyến tiễn đưạ. Các bà vợ trẻ v́ thế càng phải tới chỗ dừng quân để vừa giữ chồng, vừa nhóm chút hương lửa trong đời sống vợ chồng.
Cấp chỉ huy bao giờ cũng để cho các ông lính có vợ con tới thăm sự thoải mái tối đa: một góc nhà, góc vườn kín đáo; được gác đầu hay gác cuối, có khi miễn gác; không bị rầy rà khi phạm những lỗi nhỏ, v.v. Nh́n các cậu có vợ tới thăm nuôi trông rất buồn cườị. Mặt họ ửng đỏ, miệng cười chúm chím, đi đứng ăn nói lóng cóng như chú rể mớị. Cấp chỉ huy mỗi khi chạm mặt họ, mỉm cười chia sẻ những nụ cười hiếm hoi trong đời lính và họ rất sung sướng.
Trong đạo binh vợ lính ở đơn vị tôi, có hai bà rất lạ kỳ. Một bà c̣n trẻ, hễ chui vào mùng với chồng chừng vài phút là rú lên cười ngằn ngặt không nín nổị. Trong không khí thanh vắng ở đồng quê, tiếng cười của bà ta vọng đi rất xa, khiến cả đại đội phải khúc khích cười theo không tài nào nhịn được.
Khi bà vợ trẻ biểu diễn tiếng cười lần thứ hai lúc nửa đêm, người lính gác phải lên tiếng tằng hắng nhiều lần, anh chồng mới tḥ tay bịt miệng vợ, tiếng cười trở thành tiếng âm ư, bứt rứt. Gần sáng, lại nghe cười! Sáng hôm sau anh chồng thế nào cũng bị trêu chọc cho tới khi anh ta đổ cộc mới thôi, và bà vợ mặt mày đỏ lơ đỏ lưỡng, ngồi chết một góc sân không dám nh́n aị. May mà cả đơn vị chỉ có một bà như vậy và cũng không hại ǵ, chỉ lưu lại kỷ niệm vui vui mỗi khi nhớ tới.
Một bà vợ lính khác lớn tuổi hơn, khi ngủ say th́ ngáy khủng khiếp. Tiếng ngáy của bà vừa to, vừa dài hơi, vừa giống hệt như tiếng chó tru. Ở vùng đóng quân, tiếng ngáy của bà khiến chó trong xóm sợ hăi tru theo và dân làng một phen bở víạ. Ở trại gia binh, tiếng bà ngáy vọng ra xa hàng chục dăy nhà và hàng xóm phải lâu lắm mới làm quen nổi và chịu đựng. Đêm đầu tiên ngủ trong trại gia binh, nghe bà ta ngáy, tôi tưởng là tiếng chó dại tru, suốt đêm trằn trọc không cách nào ngủ được, khó chịu quá phải ḅ dậy xách súng đi lùng. Một người lính tuần pḥng nội doanh trông thấy dáng điệu của tôi, anh ta hiểu ngay, gọi tôi lại chỉ trỏ giải thích. Tôi ôm súng trở lại chỗ ngủ, và lạ lùng thay, vài phút sau tôi đă ngủ ngon lành! Cho tới bây giờ, chúng tôi, những người từng sống trong hậu cứ Tiểu Đoàn Bạch Hổ 401, kể cả Nguyên Hương, chưa ai quên tiếng ngáy độc nhất vô nhị của người đàn bà đó.
Dưỡng quân ở hậu cứ bao giờ cũng yên ổn hơn, dù doanh trại lúc nào cũng ồn ào như họp chợ từ khi đơn vị hành quân về tới cho đến khi chiếc quân xa cuối cùng rời trại, mang họ vào một chuyến đi khác. Sống trong trại chỉ khổ nhất khi đơn vị có người chết trận, và thân nhân người chết sống trong trạị. May mà những tiếng than khóc, vật vả ấy không kéo dài lâụ. Thân nhân người quá cố được xe đón ra Chung sự vụ ở tiểu khu, nơi quàn xác và hoàn tất việc chôn cất các chiến sĩ trận vong.
Tuy nhiên, những phút giây ngắn ngủi ấy đă để lại trong tôi những cảm xúc khó quên, như cái chết của anh Lâm, Trung Sĩ Ị
Lâm gốc Biệt Kích Thám Báo, sau về Tổng Tham Mưu, cuối cùng không hiểu sao lại về Địa Phương Quân, làm trung đội phó cho tôị. Anh Lâm nhỏ người, nhỏ tiếng, ít cười, lúc nào cũng buồn buồn. Lâm có vợ, vợ chồng anh có một con nhỏ và đang chờ đứa thứ hai, đang bầu bảy tám tháng ǵ đó. Anh đánh giặc rất giỏi, nhiều kinh nghiệm hành quân và bố trí pḥng thủ.
Mỗi chiều dừng quân, tôi bàn bạc với anh về cách sắp xếp hầm hố nếu ư anh khác tôi, anh giải thích cặn kẽ, thấy hợp lư, bao giờ tôi cũng nghe anh. Hố của anh bao giờ cũng ở vào chỗ nguy hiểm nhất và gần một vọng gác. Ban đêm anh tự đảm nhiệm phần đốc canh, bảo v́ mắc tật khó ngủ. Lâm chỉ lay tôi dậy khi cảm thấy có chuyện ǵ bất tường, c̣n th́ cứ để tôi ngủ thẳng giấc, anh làm việc với các tiểu đội trưởng, thay phiên nhau kiểm soát lính gác. Khi trung đội tới phiên trực, dẫn đầu một cánh quân tiến về phía địch, anh Lâm bao giờ cũng đi trước. Anh dẫn lính đi rất đúng hướng và nhanh vừa phải, phía sau không bị đứt quăng hay dồn ứ lại.
Mỗi khi chạm địch, tôi vừa lên tới nơi, anh đă bố trí xong đội h́nh tác chiến. Anh Lâm dũng cảm nhất ở những trận chống đột kích ban đêm. Cách bố trí của Lâm và lệnh "hầm chắc hố sâu" của tôi khiến trung đội đủ sức chịu đựng những cuộc quần thảo với Việt Cộng hầu như suốt đêm. Lâm giữ chặt liên lạc với các hố. Giữa hai đợt xung phong của địch, anh ḅ nhanh một ṿng để kiểm soát t́nh h́nh, san sẻ đạn dược và ủy lạo thương binh trong khi tôi bận báo cáo lên thượng cấp và trực tiếp liên lạc với sĩ quan pháo binh qua máy truyền tin. Anh Lâm là một chiến sĩ xuất sắc. Nếu được thưởng huy chương, tôi sẽ rất sung sướng đề cử anh thay đơn vị mà nhận...
Một lần, trước khi đơn vị hành quân, Lâm nói cho tôi biết là anh bị ho ra máu và muốn ở lại để vào Quân Y viện khám bệnh. Theo nội lệ của đơn vị, phép tắc do đại đội trưởng quyết định, tôi không dám tự chuyên. Cấp trên của tôi lúc đó là một ông trung úy rất thô lỗ và không thân với tôị. Lâm cho biết đă hỏi ông ta nhưng không được, anh quyết định trốn lại trại nhưng phải báo cho tôi biết để lo liệu cho anh em.
Tôi tin là anh đang đau ốm, và tôi cũng có thể khỏa lấp, che chở cho anh để đại đội trưởng không biết anh ở lại trạị. Nhưng nh́n vào phóng đồ hành quân, biết đơn vị sẽ đi vào một vùng đất cực kỳ nguy hiểm, tôi phân vân ra mặt, do dự không biết xử trí ra saọ. Anh Lâm kiên nhẫn chờ đợi, cuối cùng tôi cho anh biết t́nh h́nh, khuyên anh "cố gắng" và hứa sẽ cho anh theo xe tiếp tế để trở lại trại sau khi đơn vị hoàn thành công tác và kéo ra tới đường cái.
Anh Lâm chào tay, quay lưng đi và vài phút sau khi ra tới địa điểm tập hợp, tôi đă thấy anh đang có mặt với đầy đủ trang bị và đang kiểm soát đạn dược của từng binh sĩ. Chuyến hành quân đó, tôi đi cùng chiếc GMC cuối cùng.
Trông coi cho binh sĩ lên xe đầy đủ, tôi bấm Lâm:
Anh về nghỉ đi, chờ xe tiếp tế rồi theo vô, mọi chuyện để tôi lo!
Lâm cười nhanh:
Chuẩn úy đừng lo, tôi thấy đỡ rồị. Tôi sẽ theo xe tiếp tế mà về!
Hai ngày sau Lâm tử trận. Giữa cuộc hành quân, lúc đơn vị dừng quân ngồi nghỉ, anh trúng một tràng đạn bắn sẻ, hai viên chui vào cổ và buồng phổị. Lâm nằm ngửa, mắt mở hé chỉ thấy ḷng trắng, miệng ngáp từng chập như cá lóc bị đập đầụ. Tôi thương cảm vuốt mắt anh, mắt tôi ráo hoảnh nhưng ḷng như ứa máụ. Nửa phút sau, anh qua đờị. Hai người lính khiêng xác Lâm, bảo nhau chưa có xác nào nhẹ đến thế! Hôm sau, anh đă "theo xe tiếp tế mà về," đúng như lời đă bảo.
Đợt hành quân đó không thành công, địch kịp thời chuyển quân sang vùng khác, tiểu đoàn được lệnh về trại để bổ sung khí giới rồi lên đường hành quân ở một hướng khác. Xác anh Lâm về chung sự vụ và chúng tôi về hậu cứ. Tôi bắt gặp chị Lâm bụng cao vượt mặt, tay cầm nắm rau thơm, cười hớn hở:
Em mới xin được nắm rau tần dày lá! Canh chua mà thiếu rau tần, anh Lâm không thích!
Ḷng tôi thắt lại, chết điếng. Ông thượng sĩ thường vụ đại đội chưa kịp báo tin cho chị. Trông thấy vẻ mặt bất thường của tôi, chị Lâm tái mặt, lấp bấp:
Anh Lâm... bị thương?
Tôi nhẹ giọng:
Anh Lâm chết rồi! Chị dắt cháu lên Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Tôi lo xe cho chị ra chung sự vụ.
Chị Lâm ngồi phệt xuống đất, không khóc, không nấc được tiếng nàọ. Tôi không nh́n thấy chị nữa. Trời đất như phủ một màn sương. Một người vợ lính nào đó nâng chị dậy, d́u đị. Tôi lửng thửng vào nhà, nh́n Nguyên Hương chua xót. Một ngày nào đó, biết đâu ông Thượng sĩ Thường vụ lại chẳng phải nói với Hương một câu tương tự: "Anh Nghĩa..."
Nguyễn Hữu Nghĩa
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Buổi họp mặt đầy cảm động qua những chuyện kể của các Chiến Sĩ Thám Sát PRU năm xưa
(H́nh: Văn Lan/Người Việt)
Đối với tôi đây là những Người Hùng Thật Sự, ngày xưa âm thầm chiến đấu, súng đạn thiếu thốn... không kèn trống, mũ măo, không ai biết đến tên tuổi, bị tù đày mười mấy năm... Chết không một nấm mồ, không tiệc tùng, đàn hát, báo chí rùm beng...
Lực Lượng Thám Sát Tỉnh gần nửa thế kỷ hội ngộ
Văn Lan/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Đơn vị PRU (Province Reconaissant Units đọc tắt là Province Recon. Unit hay Thám Sát Tỉnh) vừa có buổi hội ngộ thật hào hứng, kể những câu chuyện “bây giờ mới kể” vào sáng Thứ Năm, đúng ngày Lễ Độc Lập Mỹ, 4 Tháng Bảy, tại nhà của một thành viên tại thành phố Westminster.
Buổi hội ngộ sau gần nửa thế kỷ, với tâm t́nh của những người bạn cùng vào sinh ra tử trong chiến trận, cùng đi tù, vượt biên, hôm nay cùng ngồi chia sẻ những h́nh ảnh cũ, kỷ niệm xưa chưa bao giờ phai mờ trong tâm thức, những kỷ niệm của những bà vợ tù “cải tạo” cùng những chuyến đi thăm nuôi chồng.
Buổi gặp gỡ của những người đă từng chạm mặt với thần chết, đầy cảm động và cũng là dịp cùng tưởng niệm các đồng đội đă ra đi măi măi, bắt đầu bằng lời cầu nguyện của Mục Sư Vơ Xuân Sinh, cũng là một chiến sĩ PRU năm xưa.
Ông Đặng Bá Huy, một trong những Chỉ huy Trưởng Liên Đoàn Thám Sát Đặc Biệt, đơn vị Hậu Nghĩa, và là người hoạt động trong cộng đồng đă hơn 20 năm, người đầu tiên trong ban chấp hành của Cộng Đồng Việt Nam Nam California cùng với cố Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt, và cũng là thành viên vận động thành lập ủy ban phát triển Little Saigon, kể: "Tôi đóng ở Hậu Nghĩa, gồm hai quận của Long An, một quận của Tây Ninh, và một quận của B́nh Dương, để giúp đỡ các tỉnh kia ngăn chặn làn sóng Cộng Sản của ba công trường chính là 5, 7, và 9, từ Ba Thu, qua sông Vàm Cỏ Đông đột nhập vào Sài G̣n".
“Chúng tôi không phải là đơn vị thuần túy tác chiến, mà là đơn vị t́nh báo tác chiến, khai thác tin tức. Nhiệm vụ của chúng tôi là ngăn chặn và tiêu diệt hạ tầng cơ sở của Cộng Sản, thâm nhập vào mật khu để làm rối loạn hàng ngũ địch, giúp đỡ địa phương nơi đóng quân, và là lực lượng quân sự duy nhất để yểm trợ chiến dịch Phượng Hoàng,” ông kể tiếp.
"Chính v́ lư do ấy mà chúng tôi là kẻ thù đến tận xương tủy của Cộng Sản. Và sau năm 1975, chúng tôi bị Cộng Sản ‘bằm nát’ trong ngục tù để trả thù. Tới nay chúng tôi chết gần hết rồi, v́ tuổi già, v́ chuyện đi tù và chuyện vượt biên. Hôm nay với sự hết ḷng của các ông Tùng, ông Sinh, nhưng vẫn vắng rất nhiều anh em. Với tuổi này chỉ mong được gặp nhau, nhưng không biết có c̣n đủ sức và thời gian để gặp nhau nữa không!" giọng ông chùng xuống trong nỗi bùi ngùi.
Vài chai bia cùng món ăn do các bà phu nhân đem tới, cùng khề khà không biết bao nhiêu là chuyện kể quanh t́nh chiến hữu, đồng đội, t́nh vợ chồng, và rôm rả những câu chuyện bây giờ mới kể.
Ông An Lâm lần đầu tiên tham gia buổi hội ngộ, ngày xưa hoạt động ở tỉnh Quảng Tín, nhiệm vụ chính là đánh vào hạ tầng cơ sở địch, nơi cung cấp tin tức cho các đơn vị Cộng Sản chính quy. Sau năm 1975, ông chạy vô rừng hơn 30 năm, sống chung với người dân vùng kinh tế mới, trở thành nông dân, trồng đậu trồng bắp sống qua ngày.
"Anh em ở rải rác khắp nơi trên các tiểu bang nước Mỹ, biết nhau đă khó, mà gặp nhau được càng khó hơn nữa. Hôm nay là nhờ thư mời họp đăng trên báo Người Việt mới biết, chỉ mong kỳ tới gặp lại nhiều anh em hơn nữa, tuổi già c̣n đi đứng được, gặp nhau là quư rồi", ông Lâm nói.
Câu chuyện tới hồi gay cấn khi các chiến sĩ thám sát năm xưa, trong vai tṛ của một người dân b́nh thường trong bộ đồ đen hoặc nâu, cùng nón vải, nón lá, dép nhựa, giày bố. Đôi khi là “đồng chí” với trang bị súng ống của khối Cộng Sản, cũng dép râu, nón cối, đường hoàng xâm nhập vào hạ tầng cơ sở địch, gây nhiều tổn thất lớn cho các kế hoạch tấn công của Cộng Sản.
Chuyện kể của ông Trương Quang Tùng c̣n ly kỳ hơn nữa, xuất sắc khi nhóm của ông trong vai tṛ của “đồng chí du kích,” bắt trói được một người cố vấn Mỹ, đem đến giao nộp cho cán bộ để rảnh tay đi công tác. Đây là một kế hoạch hết sức táo bạo, hoàn chỉnh đến mức không ngờ, kết quả đă bắt được “nguyên ổ” hạ tầng cơ sở của Cộng Sản, thu được nhiều vơ khí và tài liệu quan trọng.
"Ở B́nh Thuận, chúng tôi cũng chiêu hồi được trưởng ban đặc công tỉnh, và tiểu đoàn trưởng đặc công, nhờ đó đánh vô trung tâm huấn luyện, tiêu diệt được huyện đội Lê Hồng Phong và bắt sống toàn bộ", ông kể.
"Giống như một đơn vị t́nh báo không được lộ diện, nhưng đôi khi cũng bị chỉ thị chiến đấu như một đơn vị chính quy tác chiến, đó là điều khổ sở cho đơn vị PRU, bị cho là con lai của Mỹ, một lực lượng tuy không có trong quy ước nhưng rất cần trong chiến tranh", ông Tùng nói thêm.
Trong thời chiến tranh Việt Nam, người Mỹ sau khi nghiên cứu th́ biết lực lượng chính quy Cộng Sản để xâm nhập miền Nam phải nhờ hạ tầng cơ sở, được cài đặt hoạt động trong dân chúng nên cung cấp được nhiều thông tin quan trọng. Vậy mục tiêu chính của PRU là bằng mọi cách phải tiêu diệt được hạ tầng cơ sở của địch, trà trộn lẫn lộn giữa những người dân b́nh thường khó nhận diện.
Một chiến sĩ PRU c̣n tương đối trẻ, ông Lâm Quang Trọng, Chỉ huy Trưởng Thám Sát tỉnh Kiến Tường từ 1972, cho biết: "Trước ngày mất nước năm 1975, tôi được báo trước phải về Sài G̣n để di tản, nhưng không thể đi mà bỏ lại vợ con được. Sau đó tôi phải trả giá đắt trong tù ‘cải tạo’ hết 13 năm 9 tháng, từ Suối Máu đến Sơn La, Hoàng Liên Sơn, rồi Phong Quang sát biên giới Tàu".
"Đến năm 1987 chuyển vô Nam, đi bằng xe lửa ba ngày với khẩu phần ăn là sáu ổ bánh ḿ. V́ không có đúng khẩu phần như vậy, tôi bèn xách động nổi loạn, bị giam trong trại Gia Trung sắt máu, với những trận đ̣n suưt chết. Trại giam gần 7,000 người sĩ quan VNCH trong ṿng gần ba năm thả về hết, chỉ chừa lại có năm người, trong đó có tôi", ông kể tiếp.
Ông Trọng tâm sự: "Tôi tin ơn trên cho tôi được thay gan tám năm nay, nhờ vậy mới lái xe gần hai tiếng đến đây gặp anh em. Trong hơn 30 năm qua, anh em cũng có lần hội họp, nhưng ngày càng vắng, tội nhất là những anh em đi tù ngoài Bắc hơn 10 năm, nhưng không có ai chỉ dẫn làm đơn, và cũng không có tiền đi lo hồ sơ, nên hiện nay vẫn c̣n sống lây lất khổ sở tại quê nhà".
Thám Sát là những anh hùng không tên tuổi, âm thầm đóng góp rất lớn vào việc tiêu diệt hạ tầng cơ sở của địch, góp phần giữ vững nền tự do của miền Nam. Trong tâm t́nh đồng đội, những người hiện diện trong buổi họp đă đồng ư thành lập một quỹ tương trợ những chuyện quan hôn tang tế, đau bệnh, nhất là để có thể yểm trợ phần nào những hoàn cảnh bi đát nơi quê nhà. Mong nhất là sẽ gặp lại được nhiều anh em hơn trong kỳ hội ngộ tới.
Mọi chi tiết cần biết, xin liên lạc ông Vơ Xuân Sinh (562) 752-7552, ông Trương Quang Tùng (714) 755-7579, ông Lâm Quang Trọng (818) 939-8897.
Văn Lan
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Miền Nam, kể từ đầu tháng tư, trời h́nh như trở nên nắng gắt, có lẽ để chuẩn bị chào đón mùa mưa sắp tới, đâu đây cũng đă có rải rác một vài cơn mưa sớm. Những cơn mưa đầu mùa như thúc dục nhà nông thêm tất bật dọn đất, ruộng, cho kịp thời vụ. Suốt một cánh đồng rộng, dài mút tầm mắt, những cột khói đốt đồng chừng như cũng mệt mỏi, ră rời v́ nắng hạ, đang uể oải uốn ḿnh bay lên nền trời trong vắt, cánh đồng về chiều bỗng trở nên vắng lặng, khi những người nông dân âm thầm thu dọn đồ đạc trở về.
Gian quán đầu làng của Bà Ba lần lần đông khách, dân trong làng thường tụ tập vào buổi chiều tà. Khi công việc đă tạm ổn cho một ngày, trên đường về nhà, họ gặp nhau uống ly cà phê, ly chanh đường giải khát, sau một ngày làm việc vất vả, trao đổi với nhau vài ba câu chuyện thời sự, chiến sự, chuyện làng xóm, chuyện mùa màng v..v.. Một số người có máu Lưu Linh, rủ nhau "lai rai ba sợi" cho ấm ḷng, trước khi về nhà dùng bữa cùng gia đ́nh.
Trong góc quán, nơi kê chiếc bàn tṛn lớn nhất, đă có 4, 5 người đàn ông đang ngồi nhâm nhi bên chai rượu, mặc cho những tiếng rầm ŕ to nhỏ chuyện tṛ của những người trong quán, tiếng thăm hỏi, tiếng cười đùa, họ vẫn im lặng uống, không ai nói với ai một lời, h́nh như mọi người đều có tâm sự, hoặc đang chờ đợi chuyện ǵ.
Đột nhiên một người trong nhóm lên tiếng:
- Sao lâu quá chưa thấy Ba Đuông tới, không biết có chuyện ǵ không?
- Chắc không có ǵ đâu, năm nào chẳng vậy, cứ đến tháng này là gần đến ngày giỗ ông già nó, nên nó khật khật, khừ khừ vài bữa thôi - Từ ngày Trung đội ḿnh thanh toán xong mấy thằng "ly khai" ám sát ông già nó, coi như thù nhà được trả, tui thấy nó bớt buồn nhiều lắm rồi đó.
Họ lại im lặng ngồi uống, mỗi người theo đuổi một ư nghĩ riêng, nhưng chung quy họ cũng đều chỉ quan tâm đến một người mà họ vừa nhắc đến.. Ba Đuông.
Có tiếng động cơ xe Honda từ xa, tiếng máy lớn dần, lớn dần rồi ngừng ngay trước cửa quán - Trên xe có hai người, chú lính ngồi sau xuống xe, chú này chắc vừa trổ mă, mặt mày non choẹt, đầy mụn trứng cá, lưng đeo một máy truyền tin PRC.25, tay xách cây M.16 gắn băng đạn cong , 2 băng đâu ngược lại, cột dính với nhau bằng băng keo. Người lái xe là một thanh niên khoảng 26, 27 tuổi, dáng nhanh nhẹn, nai nịt gọn gàng trong bộ đồ kaki màu đen, may theo kiểu quân phục tác chiến, giày "saut", thắt lưng T.A.B với giây ba chạc, bên phải lủng lẳng cây Colt 45, đầu bao súng có một sợi giây dù cột chặt vào đùi, kềm chắc đầu bao để khi đụng chuyện rút ra cho lẹ, đây là lối bắt chước mấy tay cao bồi Texas, những người hùng trên màn ảnh trong các phim Western kiểu "Bắn chậm th́ chết" đấy - bên tay trái là con dao găm, mà hai chữ US nổi bật lên ngoài bao da, giữa bụng dắt cây K.54 không bao, có ư khoe chiến lợi phẩm, trên giây ba chạc, chỗ hai bên ngực, buộc gọn gàng hai trái lựu đạn "mini", bằng giây "ruban" đỏ, món quà tặng rất quư do một người bạn của anh Hai hắn tặng. Từ ngày hắn mới cưới vợ, món này rất đắc dụng khi lâm chiến, nhưng hiện tại, nó được coi như đồ "trang sức"- Hai túi hộp phía ngoài hai bên ống quần, mỗi bên một tấm bản đồ bọc plastic, thấp thoáng những đường gạch xanh xanh, đỏ đỏ bằng bút ch́ mỡ - Thoạt nh́n, mọi người đều có nhận xét chung là anh ta vừa nghiêm chỉnh trong trong quân phục, lại vừa có vẻ "nặng phần tŕnh diễn" trong trang bị - Thật sự anh ta có "vẽ vời" một chút cũng chẳng sao, mọi người có thể vui vẻ chấp nhận được, v́ anh ta hiện là một Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân sáng giá nhất trong Quận. Là sát tinh của bọn cộng sản cơ sở, giao liên, nằm vùng trong Xă, trong Quận, Trung Đội anh ta mười lần ra quân, có đến tám lần đạt thắng lợi, anh ta là Trung Đội Trưởng Nghiă Quân Lê Văn Đức, con người vui tính, dễ mến với hai, ba cái biệt danh như Ba Đuông, (v́ thích nhậu con đuông lăn bột), Ba Cơ Động, (v́ chuyên phục kích VC bằng ḿn claymore cơ động), Ba Sát Tinh, (v́ có tay sát cộng), Ba Cải Lương, (v́ những thứ lỉnh kỉnh anh ta mang trên người và thích ca cải lương). Được tiếng "chịu chơi", gan dạ, nên dù là Nghĩa Quân, một lực lượng chỉ đứng trên Nhân Dân Tự Vệ, nhưng Trung Đội của Ba Đức trang bị không kém ǵ các đơn vị Chủ Lực, v́ những công tác hành quân mà Trung Đội này luôn t́nh nguyện đảm trách và nhờ đó đă tạo nên nhiều thành tích lẫy lừng. Rồi trên Quận, trên Tỉnh thương, cho thêm đồ này, thứ khác ngoài cấp số, rồi các đơn vị bạn có dịp hoạt động chung, cũng v́ cảm t́nh riêng mà tặng thêm món nọ, món kia, cho nên Ba Đức vẫn tự hào là Trung đội anh ta có đủ "đồ chơi" với bọn Việt cộng.
Ba Đức bước vào quán, tươi cười dơ tay vẫy vẫy, đáp lại lời chào của bà con trong quán rồi tiến thẳng về chiếc bàn tṛn trong góc, nơi có mấy người bạn, đúng hơn là những người Nghĩa Quân trong Trung Đội, đang nóng ḷng chờ đợi tin tức của anh ta.
Vừa ngồi xuống, Ba Đức đă nghe hai, ba người trong nhóm hỏi dồn dập:
- Sao "có được không?" Vẫn đi "làm ăn" như b́nh thường chớ!!
Không vội trả lời, Đức nâng ly rượu uống cạn, đặt ly xuống bàn đoạn thở dài nhẹ nhẹ, gương mặt thoáng buồn, anh chậm rải trả lời mọi người:
- Ông Quận không đồng ư với đề nghị đột kích của ḿnh, ổng nói đă có ngưng bắn rồi, ḿnh phải tuân thủ, hơn nữa bây giờ xin yểm trợ khó khăn, ḿnh hăy chờ, cứ thủ cho kỹ đă, c̣n vụ phục kích đón đường liên lạc, tiếp tế của chúng th́ ổng thuận cho ḿnh cứ tiếp tục làm.
- Tụi nó tốt lành ǵ mà ḿnh phải tuân thủ hiệp định, xem chừng, lúc này mà tấn công mới chắc ăn à! Sao anh Ba không nói với ổng như vậy?
- "Mẹ" họ!!! chẳng lẽ tui c̣n phải đợi mấy ông "chỉ sao?" - Mấy ông và ngay cả ông Quận nữa, biết tôi quá rồi mà - Cho dù mấy ông đă phụ lực cùng tôi "đưa" mấy thằng ám sát ông già tôi hồi đó về "hầu hạ" ổng, nhưng năm nào cũng vậy, cứ đến gần ngày giỗ ba tôi, tôi vẫn muốn có thêm một "chút quà" ǵ đó, để làm lễ cúng ổng tôi mới "phái", v́ thế mà đôi ba phen tôi xin với ông Quận, cho bọn ḿnh làm một cú đẹp đẹp một chút cho ông già tôi vui mà không được, thật nản quá.
Nhắc đến người đă khuất, bàn nhậu như chùng xuống, không khí bỗng ngưng đọng, mọi người im lặng, mỗi người chừng như đang theo đuổi những ư nghĩ riêng tư...
Tháng Tư năm 1959...
Chiều xuống dần, trên cánh đồng chỉ c̣n lác đác vài ba người mà công việc c̣n một chút dở dang, đang cố làm thêm cho xong trước khi mặt trời lặn. Cha con ông Tư Trương cũng vội vàng dồn mấy ôm cỏ cuối cùng vào đống, rồi châm lửa đốt - Gió hiu hiu thổi, lửa bén vào cỏ, cột khói từ từ bốc cao, nhè nhẹ lan rộng trong trời chiều, việc tạm ổn, ba cha con ông Tư lững thững trở về - Hai thằng con trai của ông : Hai Tài và Ba Đức, thằng lớn 12, thằng kế 9 tuổi, vẫn đang đi học, nhưng con nhà nông, ngoài việc học hành để mở mang kiến thức và có cơ hội tiến thân, ông c̣n muốn chúng cũng vẫn biết những công việc đồng áng, những vất vả, cực nhọc của nhà nông, để từ đó, chúng hiểu và gắn bó với ruộng đồng, nơi tổ tiên, gịng họ chúng vẫn hàng ngày đổ mồ hôi bên ruộng lúa, nương khoai - V́ thế, ngoài giờ học, ông thường khuyến khích hai đứa ra đồng phụ ông, để ông dạy bảo chúng cung cách làm đồng . Được cái hai thằng con ông rất ngoan, ở trường chúng học giỏi, về nhà chúng chăm chỉ nghe ông hướng dẫn mọi việc . Rút kinh nghiệm cuộc đời ông, bị mồ côi sớm, học hành dang dở, nên lúc nào ông cũng tâm niệm phải lo cho các con học hành đến nơi đến chốn.
Thời điểm này, miền Nam đang được sống trong khung cảnh thanh b́nh êm ả, dưới chế độ Cộng Hoà mới thiết lập được mấy năm, không khí độc lập, tự do là động cơ làm hưng phấn mọi người, họ chăm lo sản xuất, thanh thiếu niên chăm lo học hành, phong trào thể dục thể thao và giáo dục văn hoá được chính quyền thúc đẩy mạnh mẽ, giới trẻ tham gia nhiệt liệt, ông Tư thấy cũng vui vui trong dạ . Từ ngày ông khôn lớn, đến bây giờ ông mới thực sự được sống trong chế độ tự do, dân chủ, không phải nơm nớp lo sợ bọn cường hào, ác bá, bọn quan quân thực dân hành hạ, cảnh chèn ép thô bạo người dân không c̣n nữa, ông cảm thấy bây giờ đời sống mới là thực sự của ḿnh - Ḷng hân hoan vui sướng, ông cũng muốn đóng góp một chút công sức vào việc xây dựng đất nước, cho nên khi bà con trong ấp đồng thanh bầu ông vào chức vụ Trưởng Ấp, ông vui vẻ chấp nhận ngay, không ḷng ṿng từ chối, không ngại khó, ngại khổ, mà ông cảm thấy đây là cơ hội để ông đóng góp công sức vào việc củng cố thôn ấp, cải tổ làng xă và quy mô hơn là xây dựng đất nước, có nhiều người dân đóng góp công sức, chắc chắn tương lai sẽ là nước mạnh, dân giàu, ông đơn giản nghĩ và nhủ ḷng như vậy .
Ông Tư là một trong những Trưởng ấp xuất sắc của Quận, ông chịu khó t́m hiểu đường lối, chính sách của chính phủ qua sự truyền đạt của các viên chức trong Quận, khi thấu triệt, ông nhẹ nhàng, kiên nhẫn phân giải rơ ràng, lợi hại, cho dân chúng trong ấp hiểu rơ để tham gia, thi hành - Ông thẳng thắn, khoan hoà, trên kính, dưới nhường, không quản ngại khó khăn hay vất vả, nên công việc trong ấp ông luôn tiến triển tốt đẹp - Thôn ấp ông xưa kia là nơi phát xuất phong trào chống thực dân Pháp, có nhiều người tham gia kháng chiến. Có những người sau một thời gian theo kháng chiến, do Việt Minh lănh đạo, họ nh́n rơ bộ mặt phản dân hại nước của cộng sản, nấp dưới danh nghĩa giải phóng đất nước, nên đă quay về, nhưng cũng có những người trong vùng ông, v́ lư do này hay lư do khác, vẫn phục vụ cho cộng sản, sau hiệp dịnh Genève 54, họ tập kết ra Bắc, trốn tránh trong mật khu, hay có khi nằm ngay tại một căn hầm bí mật nào đó, quanh quẩn đâu đây thôi, để chờ cơ hội nổi lên chống phá .
Là dân địa phương, ông không lạ ǵ những người này - Ông ra công, ra sức thuyết phục gia đ́nh những người ấy, kết quả là phần lớn đều nh́n rơ dă tâm của cộng sản, quay về với chính nghĩa quốc gia, c̣n một số ít v́ đă "lậm" với chủ nghĩa cộng sản, hoặc v́ khăng khíu bà con, quyền lợi, sự an toàn cá nhân v...v.. nên vẫn tiếp tục đi theo con đường cũ, có điều bây giờ những công việc tuyên truyền rỉ tai, phá hoại, của họ không c̣n có giá trị nữa, v́ người dân đă biết nh́n sự thực và biết so sánh giữa hai chế độ . Ông rất mừng v́ thấy những kết quả khả quan, làm thăng tiến đời sống người dân nông thôn ngày càng vững mạnh, đó là bằng chứng hùng hồn để mọi người chiêm nghiệm và tin tưởng nhiều hơn vào chính nghĩa quốc gia, ông rất hănh diện v́ những thành quả này, v́ trong đó có sự đóng góp một phần nhỏ nhoi công sức của ông. Nhiều lần trên Quận hoặc Tỉnh gởi giấy ban khen, ông đều cảm thấy hơi thẹn thẹn, v́ với tâm hồn chất phác, ngay thẳng, ông tự nghĩ việc đóng góp một chút công sức vào việc xây dựng làng xóm, đất nước là nhiệm vụ chung của người dân, có ǵ quan trọng lắm đâu mà mấy ông trên Tỉnh, Quận coi lớn chuyện quá vậy.
Ư nghĩ đơn giản của ông cũng hợp với ư nghĩ của nhiều người, những người có ḷng đạo đức, sẵn sàng gánh vác việc chung, nhưng ông càng làm được nhiều việc công ích, càng được nhiều người dân trong ấp thương mến, quư trọng, th́ ông lại càng bị một phe khác căm thù, oán hận, đó là những tên cộng sản nằm vùng. Bọn này không thể nào hoạt động, tuyên truyền hay dụ dỗ người dân theo chúng được, v́ những điều Tư Trương đă nói, đă làm, hoàn toàn là những việc mang lại ích lợi chung cho mọi người trong ấp, nó cụ thể, đang xảy ra trước mắt, không phải những hứa hẹn xa vời như các cán bộ cộng sản thường nói - Ông trở thành một chướng ngại to lớn, trên con đường phản dân hại nước của chúng, cần phải tiêu diệt ông, chúng mới có thể hoạt động được - Trong khi đó ông không hề hay biết tính mạng ḿnh đang bị đe dọa, ông vẫn nghĩ ḿnh làm việc công ích, mọi người nếu không quư mến th́ cũng chẳng có ǵ phải ghét bỏ ông cả.
Về đến cổng nhà, đứa con trai nhỏ 3 tuổi, mà ông bà hay gọi đùa là "út một" chạy lăng xăng ra đón, nhơng nhẽo đ̣i ông ẵm lên thả xuống mấy lần, rồi mới bi bô nói chuyện với hai thằng anh, đứa con gái thứ ba đang phụ mẹ dưới bếp, lo bữa ăn chiều cho gia đ́nh. Trời đă chạng vạng, bà Tư hối chồng và hai con lo tắm rửa cho khỏe khoắn trước khi ăn cơm. Cha con ông Tư ra giếng tắm trong khi bà Tư và đứa con gái lo sắp cơm lên bộ ván ở nhà sau, bà lấy cây đèn dầu "cao cẳng" thắp lên cho sáng khắp gian nhà .
Dưới ánh đèn, gia đ́nh ông Tư quây quần quanh mâm cơm, bà Tư cũng là người nội trợ đảm đang, hết ḷng lo lắng cho chồng, con, từng miếng ăn, giấc ngủ - Mâm cơm là cả một sự khéo léo, chế biến của bà, ngoài những món chính như kho mặn, canh chua, rau sống, cho các con ăn cơm, bà c̣n có mấy con cá trê vàng, nướng mỡ hành, dằm nước mắm gừng, để ông Tư làm mồi nhậu - Đây là món ăn khoái khẩu của ông, nên khi nh́n thấy, ông cười khà khà nói với bà: "má nó thiệt biết ư", ông Tư lấy hũ rượu thuốc, rót một ly để nhâm nhi, rồi gia đ́nh vừa ăn vừa chuyện tṛ vui vẻ, "út một" không chịu ngồi bên mẹ, nó chễm chệ ngồi trong ḷng ông bố, thỉnh thoảng há miệng nhận miếng cá nướng , nhai nhóp nhép, nếu không bận nhai, nó lại hỏi bố và hai anh hết chuyện này đến chuyện khác, câu chuyện mà nó quan tâm hơn hết, thường hay hỏi đi, hỏi lại, là có bao nhiêu con dế, chuồn chuồn mà hai anh gặp khi theo Ba đi làm?... Cả nhà cười vui vẻ, không khí trong gia đ́nh thật đầm ấm, hạnh phúc.
Đột nhiên con chó đang nằm chờ ăn dưới gầm bộ ván bỗng hực lên một tiếng, như phát giác có người lạ vào nhà, nó chạy lên nhà trên sủa dữ dội, rồi vừa sủa vừa lùi xuống nhà dưới, mọi người ngồi trong mâm cơm đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện ǵ, bỗng hai bóng người mặc đồ đen từ trên nhà vụt xuống, một tên chĩa cây súng tiểu liên vào ông Tư bắn xối xả, tên kia hai con mắt láo liên canh chừng, sau loạt đạn chớp nhoáng, chúng hè nhau tung cửa sau, lủi ra vườn, trước khi chạy, một tên vứt lại tờ giấy, trên đó viết những ǵ không rơ.
Tiếng đạn nổ làm mọi người trong nhà mất hồn, đồng thời khuấy động cả xóm, bà Tư đứng chết trân, trợn trừng đôi mắt, nh́n chồng đang quằn quại trong vũng máu, thằng út gục chết trên bụng bố, tấm thân nhỏ xíu cũng đẫm đầy máu, máu nó và máu bố nó, hai thằng anh và đứa em gái ôm chặt lấy nhau, mặt xanh như tàu lá, chúng c̣n sợ lắm, không dám nhúc nhích, thậm chí c̣n không dám thở mạnh nữa - Ông Tư chợt nấc lên một tiếng lớn, thân ḿnh quằn quại, hai mắt đứng tṛng, máu từ ngực, từ bụng ông vẫn tuôn ra ồng ộc, bà Tư nghe tiếng nấc của ông chợt tỉnh, cảnh tượng tang thương trước mắt làm bà cũng không c̣n đủ b́nh tĩnh, bà hét lên một tiếng "ông ơi" rồi lăn xả vào, ôm ông dậy, lay cho ông tỉnh, vừa lay, bà vừa kêu khóc thảm thiết, máu me dính đầy áo quần bà, mấy đứa con thấy mẹ lên tiếng cũng bớt sợ, chúng cũng gọi Ba, gọi em rồi gào khóc với mẹ - Bà con cḥm xóm nghe tiếng khóc trong nhà vội vàng chạy đến, mọi người sững sờ trước cảnh giết người tàn nhẫn, thương tâm như vậy, hai cha con ông Tư chết ngay tại mâm cơm, trên thân thể hai cha con lỗ chỗ vết đạn - Không thể làm ǵ để cấp cứu được nữa, bà con bảo nhau cho người báo lên Xă, Quận, mọi người chờ đợi chính quyền xuống lập biên bản xong, sẽ giúp thu xếp, dọn dẹp.
Theo biên bản của Quận, ông Trưởng ấp Lê Văn Trương đă bị việt cộng ám sát lúc 7 giờ tối, ngày 14 tháng 4 năm 1959, tại tư gia, trong bữa cơm chiều, bằng súng tiểu liên - cùng tử nạn với ông có đứa con trai, tên Lê Văn Thuận, 3 tuổi - Sau khi khám nghiệm tử thi, pháp y đếm được 14 vết đạn trên ngực và bụng người bố, 11 vết đạn trên ngực, cổ và đầu em bé, có những viên đạn xuyên qua thân xác người con, rồi mới ghim vào người bố, tổng số vỏ đạn nhặt được ở phạm trường là 22 - Các chuyên viên vũ khí xác nhận đây là loại đạn 9 ly, dùng cho súng tiểu liên MAS. 49, do Pháp chế tạo - Tội ác nhăn tiền này, do cán bộ cộng sản nằm vùng gây ra, chúng đă để lại một tờ giấy có ghi những chữ như sau : "Đội hành quyết thi hành án tử h́nh tên việt gian Lê Văn Trương, tay sai Mỹ-Diệm". Mọi chứng cớ đă rơ ràng, các vết thương trí mạng, đều do bọn khủng bố bắn bằng súng tiểu liên, với khoảng cách gần, đạn xuyên thủng, hoặc c̣n nằm trong thân thể, gây tử vong cho nạn nhân, v́ thế Hội đồng Pháp Y quyết định, không cần thiết phải đưa đi giải phẫu giảo nghiệm tử thi, mà cho phép thân nhân được giữ thi hài tại nhà để lo tang lễ.
Ông Tư Trương là người đầu tiên trong Xă bị ám sát, tiếp theo đó có thêm 4 người nữa, gồm 1 Trưởng ấp, 1 Xă trưởng, 1 Ủy viên Cảnh sát và một Đồn trưởng Dân Vệ, không khí khủng bố bao trùm khắp làng xă, cho đến mấy tháng sau, khi chính quyền đẩy mạnh phong trào ấp chiến lược, củng cố an ninh thôn ấp, sàng lọc những phần tử nằm vùng, việc ám sát các cán bộ chính quyền Xă, Aáp mới được chặn đứng - Hơn nữa, sau vài ba vụ án, những người tham gia chính quyền cũng đề pḥng cẩn mật, lực lượng an ninh, Dân vệ, cũng tuần pḥng nghiêm ngặt, nên bọn chúng khó bề thao túng.
Đối với Bà Tư, cái chết của ông Tư và đứa con nhỏ là một mất mát quá lớn lao cho Bà và các con, nhưng là người đàn bà Việt Nam, mang đầy tính cần cù, nhẫn nại, bà cắn răng chịu đựng, thay chồng nuôi con - Để an ủi bà, chính quyền các cấp cũng hết ḷng giúp đỡ về tinh thần, vật chất đủ lo cho bầy con - Thêm vào đó, bà con cḥm xóm, sẵn cảm t́nh gắn bó với gia đ́nh bà từ trước, cũng quây quần, săn sóc bà và lũ nhỏ, bà cảm thấy cuộc đời cũng bớt cô quạnh - Bà và ba đứa con cứ như vậy, sống và khôn lớn trong t́nh yêu thương đùm bọc của mọi người .
Ngoài Tư Hiếu, đứa con gái của bà, không có ấn tượng ǵ rơ nét đối với cái chết của cha, nhưng bà và hai thằng con trai : Hai Tài, Ba Đức, th́ lúc nào cũng canh cánh bên ḷng cái chết tức tưởi của người chồng, người cha yêu dấu - Hai thằng con bà chỉ trông cho mau lớn để gia nhập quân đội, giết hết bọn Việt cộng, trả thù cho bố và những người bị chúng ám sát chết oan ức .
Thời gian lặng lẽ trôi qua, sau cuộc đảo chánh 1-11-63, t́nh h́nh chính trị của miền Nam không c̣n ổn định như trước. Ấp chiến lược bị phá bỏ, bọn VC lại có dịp trở về làng xă hoành hành như trước, ban đêm, chúng từ "căn cứ lơm" trở ra thu thuế, nhận tiếp tế, đôi khi c̣n tập họp dân chúng ở một vài nơi hẻo lánh để tuyên truyền nữa. Hai Tài năm ấy mới 16 tuổi, đang học lớp 10, nó sốt ruột lắm rồi, chỉ nhấp nhổm muốn đi đăng lính vào năm tới, nhưng nhiều người khuyên nó nên kiên nhẫn chút nữa, cố gắng học thêm, lấy được bằng Tú tài để đi sĩ quan, bề ǵ cũng hay hơn. Khi tṛn 19, vừa đậu Tú Tài, nó không suy nghĩ và cũng chẳng cần hỏi ư kiến ai nữa, tức tốc t́nh nguyện vào Thủ Đức ngay. Măn khóa, Chuẩn úy Lê Văn Tài được đưa về binh chủng Biệt Động Quân. Sau vài ba lần bốc thăm chọn đơn vị, Tài thuyên chuyển ra Tiểu đoàn 22, Liên đoàn 2/ BĐQ, đóng tại Pleiku, Tài tham dự hầu hết những cuộc hành quân lớn nhỏ của đơn vị và với ḷng căm thù giặc cộng ngất trời. Chuẩn úy Tài luôn luôn là người tiên phong trong mọi công tác, nhất là những cuộc phục kích, với tính kiên tŕ chờ đợi, ít khi trung đội của Tài đi không về rồi - Hương hồn ông Tư chắc cũng ngậm cười nơi chín suối, mong ông phù hộ cho con trai b́nh an trong mọi công tác an dân, trừ loạn.
Nhà chỉ c̣n ba mẹ con, Hai Tài đă ra đi, Ba Đức tất nhiên là người đàn ông duy nhất trong gia đ́nh, nhưng với ḷng căm thù của nó, anh Hai nó đă đi rồi, nó lại càng nôn nóng đi theo, chứ không hề nghĩ rằng nó sẽ phải ở nhà lo cho mẹ - Với Ba Đức, việc học hành nhẹ nhàng hơn, 18 tuổi nó xong bằng Tú Tài, cũng mắt trước mắt sau t́nh nguyện vào Thủ Đức, rút kinh nghiệm người anh, nó chẳng cần bàn soạn với ai, sau khi nộp đơn và nhận được giấy gọi, nó vẫn kín như bưng, đợi đúng ngày là lừng lững khăn gói vào trại nhập ngũ số 3 - Cả tuần sau Bà Tư mới biết rơ t́nh trạng của Ba Đức, bà khóc quá, không phải bà lo sợ các con bà phải xông pha nơi lằn tên mũi đạn, nhưng bà khóc v́ nghĩ tới những ngày cô đơn sắp tới, nếu Ba Đức ra đi, nhà chỉ c̣n hai mẹ con, là đàn bà cả, biết lấy ai trụ cột gia đ́nh - Có người hiểu chuyện bàn với bà, nên đi lên tŕnh bày với ông Quận trưởng, xin ông giúp đỡ, bằng cách cấp cho một giấy chứng nhận gia cảnh để xin miễn hay hoăn dịch cho Ba Đức. Ông Quận Trưởng mới về coi Quận được vài năm, ông dân Bắc kỳ chính hiệu, nhưng có vẻ rất "rành sáu câu", nghe Bà Tư tŕnh bày tự sự, ông hiểu ngay sự việc này phát xuất từ ḷng căm thù cộng sản đến cao độ mà ra, xét đến hoàn cảnh Bà Tư, ông bỗng thấy có thiện cảm với gia đ́nh bà, v́ chính thân phụ ông cũng bị bọn Việt minh thủ tiêu, khi ông cụ chỉ là một ông Chánh Tổng. Ông ân cần thăm hỏi cặn kẽ, cấp giấy chứng nhận theo đơn xin, đồng thời ông cung cấp phương tiện chuyên chở, c̣n cắt cử luôn ông Trưởng Ban 5 Chi Khu, đích thân lo liệu vụ này giúp bà Tư. Nhờ mọi người hết ḷng giúp đỡ, chỉ 1 tuần sau, mẹ con Bà Tư đă ng̣âi chờ tại pḥng tiếp khách của Quận, đợi ông Quận trưởng ra để trực tiếp cám ơn ông. Nh́n mái tóc ngắn ngủn của Ba Đức, bà Tư thấy tức cười, thật hú hồn, hú vía, xém chút nữa thằng con bà cũng lại đi biền biệt như anh nó.
Ba Đức ngồi đối diện với ông Quận Trưởng, lắng tai nghe giọng nói đều đều của ông chậm rải như rót vào tai:
- Tôi biết cháu nóng ḷng v́ thù nhà, nợ nước, nhưng thật sự th́ chính phủ cũng không đ̣i hỏi nhiều ở gia đ́nh cháu đâu, anh cháu đă nhập ngũ rồi, c̣n ḿnh cháu ở nhà lo săn sóc mẹ và em, tôi nghĩ cháu cũng nên suy xét lại, đừng làm mẹ cháu phải lo lắng nhiều hơn.
- Thưa ông Quận, mỗi lần nhớ tới h́nh ảnh ba và em cháu chết thảm trước mâm cơm, ḷng cháu lại sôi sục căm thù, anh em cháu có nói chuyện với nhau và hứa trước vong linh ba cháu, chúng cháu sẽ tận diệt bọn cộng sản, nếu không cũng phải trừ khử càng nhiều, càng tốt, để trả thù cho ba cháu và những người dân vô tội khác bị chúng giết.
Trong khi ông Quận Trưởng gật gù ra chiều suy nghĩ, Ba Đức thấy ông chưa nói ǵ, anh ta vội nói tiếp:
- Cháu cám ơn ông Quận đă lo cho gia đ́nh cháu, cháu cũng ráng chờ đôi ba năm nữa, con em cháu có chồng, là có người lo cho mẹ cháu với nó, lúc đó cháu sẽ đi.
Nghe Ba Đức nói, ông Quận lắc đầu nhè nhẹ, miệng hơi mỉm cười như có vẻ thấy hay hay v́ tính cương quyết của cậu bé . Ông nghĩ thầm trong bụng : "Những đứa như thế này th́ nó đánh giặc phải biết đây" - Đột nhiên ông nảy ra một ư nghĩ hơi là lạ, ông thăm ḍ :
- Muốn báo thù cho Ba cháu và những người trong Xă, bị VC ám sát mấy năm trước, tại sao cháu không hoạt động ngay tại Xă nhà, trừ ngay chính những tên đă cầm súng giết hại Ba cháu và những người khác, có hay hơn không .
- Dạ thưa ! Làm sao có thể như vậy được ông Quận.
- Được lắm chứ!
Ông Quận nở một nụ cười thật hiền, dẫn giải:
- Cháu phải biết rằng, bọn VC nằm vùng từ trước đến nay chỉ hoàn toàn hoạt động có tính cách cục bộ, vùng nào quậy phá ở vùng đó thôi . Như vậy có thể nói, những đứa ám sát ba cháu toàn là bọn sinh đẻ, hay cư ngụ trong Xă, chúng nắm vững t́nh h́nh tại địa phương, chúng được cấp chỉ huy của chúng cắt đặt phải nằm vùng, thoát ly, tập kết v . . .v . . , muốn trừ khử chúng, ta cứ bắt đầu từ đây là đúng nhất . Nếu cháu muốn hoạt động trong ṿng bí mật th́ gia nhập Thám Báo của Quận, hay làm Mật báo Viên, Cảnh Sát Đặc Biệt chẳng hạn - C̣n nếu cháu muốn cầm súng chiến đấu th́ gia nhập Nghĩa Quân - Có văn hóa như cháu nếu nhập ngũ cũng đi học sĩ quan, ra trường mang cấp bậc Chuẩn úy, làm Trung đội Trưởng - Trường hợp cháu vào Nghĩa Quân ở quận nhà, sau ít tháng, tôi sẽ gởi cháu đi học khóa Trung đội Trưởng, sau đó cháu cũng làm Trung đội Trưởng Nghĩa Quân, cũng có ba mươi mấy, bốn chục người lính, cũng hành quân như ai, có điều tầm hoạt động chỉ quanh quẩn trong phạm vi của Xă, nên cháu vẫn có thể chăm sóc gia đ́nh b́nh thường , giúp đỡ mẹ và em những việc nặng nhọc, không sao.
Hai mẹ con Ba Đức chăm chú theo dơi từng lời nói của ông Quận - Bà Tư có vẻ đồng ư với giải pháp này, c̣n ǵ sung sướng hơn khi thấy chính kẻ giết chồng ḿnh bị đền tội dưới mũi súng của con ḿnh - Ôi! thật tuyệt ! - Bà quay sang nói với con:
- Đúng đấy con ạ ! Cứ như lời ông Quận nói, nếu con làm việc trong Xă nhà, rồi hạ được những đứa đă sát hại ba con, th́ c̣n ǵ sung sướng cho mẹ hơn nữa . Mẹ c̣n nhớ như in nét mặt của hai đứa đă xả súng bắn vào ba con và em Thuận.
Lời nói của bà Tư làm cả ông Quận lẫn Ba Đức đều bất ngờ, thích thú - Đối với ông Quận, việc Ba Đức biết được tin này, chắc chắn anh ta sẽ không đi đâu nữa cả, muốn báo thù nhà, cứ việc gia nhập nghĩa quân là xong - Vậy là ông có dịp đưa những người trẻ, có học vào lực lượng Nghĩa quân, hầu nâng cao khả năng tác chiến các trung đội sau này - Với Ba Đức đây là điều hắn khắc khoải từ lâu, làm sao biết được đứa nào đă sát hại ba hắn, chả lẽ cứ gặp VC là giết, cũng đúng thôi, nhưng nếu hạ chính những tên đă nhúng máu cha ḿnh, sự trả thù, dĩ nhiên, sẽ thống khoái hơn nhiều chứ . Hắn nh́n mẹ bằng ánh mắt băn khoăn, như có nhiều điều muốn hỏi - May quá, ông Quận đă gỡ rối giúp:
- Bây giờ bà c̣n có thể nhận diện ra chúng nó không?
- Thưa ông Quận, chắc chắn tôi vẫn nhận ra.
Ông Quận đưa tay nhấn chuông, người tùy phái bước vào chờ lệnh, ông bảo:
- Mời Đại úy Trưởng Ban 2 lên gặp tôi.
Người tùy phái lui ra, chỉ một phút sau, viên Đại úy Trưởng Ban 2 bước vào, chưa kịp đưa tay chào th́ ông Quận đă hỏi:
- Anh có đủ hồ sơ, h́nh ảnh bọn VC cơ sở, giao liên, nằm vùng trong Quận ḿnh không?
- Thưa, về lư lịch có đủ, nhưng h́nh ảnh th́ đứa có, đứa không ạ!
- Anh về lấy đưa lên tôi xem và tiện dịp cho bà Tư đây nhận diện luôn thể.
Cũng chỉ mấy phút sau, Đại úy Trưởng Ban 2 trở lại với một chồng hồ sơ dầy cộm đặt trước mặt ông Quận, ông ra lệnh:
- Để khỏi mất th́ giờ, Đại úy lấy ngay hồ sơ của những tên thuộc Xă của Bà Tư trước, cho bà ấy nhận diện.
Ông Đại úy nhanh nhẹn lựa một tập hồ sơ đặt trước mặt ông Quận - Ông Quận Trưởng thong thả lật từng tơ,ø thỉnh thoảng gặp chỗ nào có ảnh, ông đưa qua cho Bà Tư coi, tập hồ sơ ngày càng mỏng dần, bà Tư đă coi hàng chục tấm ảnh, nhưng chưa nhận diện được ai, đến tấm ảnh cuối cùng trong tập hồ sơ, bà bỗng kêu "Á" lên một tiếng, tay run run chỉ vào, giọng nói lạc hẳn đi:
- Đúng tên này đây, ông Quận.
Ông Quận Trưởng đưa tấm ảnh đến trước mặt Ba Đức để hắn nh́n cho rơ - Đức chăm chú ngó, cặp mắt mở rộng, nét mặt hằn nên vẻ căm thù, như muốn ăn tươi nuốt sống người trong ảnh, một lát sau, chừng như đă ghi nhận đầy đủ h́nh ảnh kẻ thù, Đức mới liếc mắt đọc đến phần lư lịch:
- Vơ văn Bầu tự Bầu Cá, sinh năm 1939, cha vô danh, mẹ Vơ thị Bảy, nghề nghiệp: ở đợ - Bắt đầu hoạt động giao liên cho Việt minh từ năm 1950 - Năm 1952 bị Pháp bắt giam, đến năm 1953 được thả, vẫn tiếp tục hoạt động cho Việt minh, sau 1954 không thấy xuất hiện, có nguồn tin cho rằng y đă tập kết ra Bắc, đầu năm 1959, y xuất hiện trở lại trong vai tṛ khủng bố, thường hay từ "căn cứ lơm" ra các cơ sở nằm vùng của chúng ở các Xă chung quanh để thu thuế, nhận tiếp tế, đôi khi ám sát các viên chức của ta. Theo nguồn tin t́nh báo, y hiện ở trong Ban ám sát Quận.
Điều quan trọng đối với Ba Đức là nhận rơ mặt những tên VC này, c̣n phần lư lịch, hoạt động của chúng th́ có càng tốt, không có cũng chẳng sao, hận thù của Ba Đức hiện đang ngút ngàn, nó nghĩ thầm trong bụng: bây có làm được việc hay không được việc, thành tích nhiều hay thành tích ít cũng đều đáng chết cả. Với nó, một chú bé 18 tuổi, mang mối thù giết cha, th́ chính phủ rất phí phạm tiền bạc, công sức để lập ra Bộ Chiêu Hồi.
Bà Tư coi đến quyển thứ hai, không có ǵ, quyển thứ ba cũng vậy, đến quyển thứ tư cũng là quyển chót, được vài tờ, bà lại nhận diện được một tên nữa - Nh́n tấm ảnh tên này, Ba Đức thấy mặt mũi nó có vẻ sáng sủa nhưng gian ác hơn tên Bầu Cá - Tên này lớn tuổi hơn, đọc phần lư lịch, Ba Đức thấy ghi:
- Nguyễn văn Sang, tự Hai Sang, tên Cha Nguyễn văn Giàu, mẹ Trần thị Nhỏ, sinh năm 1929 - Hai Sang thuộc loại gia đ́nh khá giả, nhưng tính t́nh gian trá và ham chơi - Năm 1950, y là Thủ Bạ trong Hội đồng Tề của làng, nhưng v́ gian lận, biển thủ công quỹ nên bị tù 2 năm, sau khi được thả, v́ đă có tiền án, y không làm được công việc ǵ cả, y bất măn đi theo Việt minh. Thời gian đầu y hoạt động rất tích cực, hiện nay y đă được tin dùng và là một trong những tên chỉ huy ṇng cốt của Huyện ủy.
Không hiểu có sự may mắn ǵ run rủi, mà công việc tiến triển một cách tốt đẹp, mẹ con Ba Đức không ngờ sự việc được giải quyết một cách nhanh chóng và nhiều thuận lợi cho gia đ́nh như vậy. Hai mẹ con không ai nói ra, nhưng đều thầm nghĩ: "Có lẽ hồn thiêng ông Tư xui khiến, nên mới đẩy đưa đến cơ hội may mắn này?"
Trước khi chia tay, ông Quận ân cần nói với Ba Đức:
- Cháu cứ về nhà nghỉ ngơi, lo việc gia đ́nh, và suy nghĩ cho chín chắn, vài tháng nữa lên đây, sẽ có việc cho cháu làm thôi!
....... . . . . . . . Ḷng nóng như lửa đốt, làm sao có thể chờ đợi vài tháng như lời ông Quận nói - Chỉ mươi ngày sau, Ba Đức đă lấp ló trên văn pḥng Quận để xin gia nhập Nghĩa quân, ông Đại úy Trưởng Ban 2, đă biết mặt Đức, đem nó vào Ban 1 để giới thiệu và hỏi dùm nó thủ tục gia nhập. Một khi đă quyết chí th́ mọi trở ngại, rắc rối đều phải cố gắng vượt qua, huống chi đối với trường hợp Ba Đức ai ai cũng đều rơ và thông cảm với nó, v́ thế chỉ một tuần sau là nó đă có mặt trong lực lượng Nghĩa quân Quận, chờ đi Trung Tâm huấn luyện để học quân sự.
Chuyện một thanh niên có bằng Tú Tài, hoặc bằng cấp cao hơn, gia nhập Nghĩa quân không phải là chuyện lạ ở mấy xă ven đô , v́ những người đó, thực sự chỉ t́m một chỗ hợp lệ t́nh trạng quân dịch, để tính toán những việc khác cho cuộc đời họ - Nhưng với Ba Đức, đây là dịp nó mang hết khả năng để phục vụ, nói đúng hơn nó sẽ tận lực để báo thù...
Từ lúc học quân sự xong, chính thức trở thành một Nghĩa quân viên, Ba Đức không từ nan một công việc ǵ mà Trung đội cắt cử cho hắn, từ tuần tiễu đêm, hoạt động thám sát địa thế, phục kích trên những trục lộ mà bọn giao liên thường qua lại - Với tinh thần phục vụ cao, tuổi trẻ, nhanh nhẹn, tháo vát, nhất là luôn t́nh nguyện trong những công tác khó khăn, nguy hiểm, Ba Đức dễ dàng chiếm được cảm t́nh của đa số đồng đội và những viên chức trong Quận.
Đúng như lời ông quận Trưởng đă hứa, chỉ sáu tháng sau Ba Đức được đề nghị theo học khóa Trung đội trưởng Nghĩa Quân - Ngoài vấn đề giữ lời hứa, ông Quận c̣n nói thẳng với mọi người là Ba Đức rất xứng đáng theo học khóa này, căn cứ vào tŕnh độ văn hóa và nhất là tinh thần phục vụ của nó trong sáu tháng qua mà mọi người đă biết.
Đúng như sự tiên đoán của ông Quận "Bắc Kỳ", từ ngày Ba Đức được chính thức nắm chức Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân, chỉ trong ṿng hơn một năm trời, hắn đă đưa Trung đội của hắn lên hàng đầu của Quận, rồi của Tỉnh - Những thành tích mà Trung đội Ba Đức lập được không ai có thể chối căi, số địch quân bị hạ trong những trận phục kích, số vũ khí tịch thu được, t́nh trạng an ninh trong vùng hoạt động của Ba Đức ngày càng khá hơn, đă chứng minh điều đó.
Khi đă được nhiều người tin yêu, giúp đỡ, Ba Đức mới nghĩ đến việc tổ chức riêng một mạng lưới t́nh báo, hầu theo dơi những tên có trong sổ đen, tức là những tên xa gần đă nhúng tay vào máu ba và em anh ta. Người ta thấy Ba Đức hay qua lại với Đại úy Trưởng Ban 2 Chi Khu để trao đổi tin tức và những lần phục kích của Ba Đức đạt kết quả cao hơn, v́ nhờ tin tức t́nh báo chính xác - Thời điểm này là lúc cao trào "làm ăn" của Trung đột Ba Đức lên thật cao - Anh ta "phát minh" ra kiểu phục kích bằng ḿn Claymore cơ động, hàng đêm,Trung đội tung ra bốn, năm điểm phục kích, mỗi điểm chỉ ba, bốn người, bọn họ gài ḿn Claymore, cho nổ khi ng̣i nổ chạm điện, rồi tùy theo vị trí, họ đặt ḿn theo ṿng cung, thước thợ, nổ dọc hay chặn ngang v...v... tính toán làm sao để triệt hạ bằng hết những tên trong tổ của chúng, những cái bẫy để bọn VC đạp nổ được ngụy trang khéo léo - Đặt ḿn xong, họ t́m một chỗ an toàn nằm chờ, nếu đêm ấy, điểm phục kích phát nổ là họ "có ăn", họ tức tốc gọi ngay về Quận, xin Pháo Binh diện địa "chơi" thêm cho vài trái nổ chụp, rồi nằm chờ sáng ra ...lượm súng - Nếu không có ǵ, họ chịu khó dậy sớm, ra gỡ ḿn về, để hôm sau .....làm tiếp - Những hoạt động tích cực và đạt nhiều kết quả như vậy, đương nhiên Ba Đức trở nên cái gai trước mắt bọn VC - Theo tin tức từ trong mật khu ở "căn cứ lơm", t́nh báo ta cho biết, VC đă họp nội bộ, nhất quyết t́m cách hạ Ba Đức, để cứu vớt tổ chức của chúng đang trên đà dần dần bị tiêu diệt, chúng cũng đă hoạch định cả một trận tấn công quy mô vào đồn Nghĩa quân do Trung đội Ba Đức trấn đóng, để tiêu diệt bằng được tên "Trung đội Trưởng ác ôn", đă hạ rất nhiều các "cán bộ cách mạng", đồng bọn của chúng - Nhận được tin này, Ba Đức thích lắm, hắn họp hành liên miên với ông Trưởng Ban 2, Ban 3 và Ông Quận Trưởng đều phác họa một kế hoạch ngăn chặn.
Trong một buổi họp, Ba Đức tŕnh bày ư kiến:
- Con (đối với ông Quận và các cấp trong Quận, Ba Đức đă nhiều lần đắn đo suy nghĩ, bằng vào tuổi tác và với sự yêu thương mọi người dành cho, chỉ c̣n cách xưng con với họ là đúng hơn cả) - Con nghĩ tụi nó có "uấn" cũng c̣n lâu, ít ra nó c̣n phải điều nghiên, rồi xin xin lực lượng về cũng mất nhiều thời gian - Việc ông Quận với mấy Thày lo th́ cứ lo, phần con, con sẽ cùng anh em bung ra thật nhiều, để "hốt" trước mấy thằng về điều nghiên là tụi nó hết đánh luôn thôi.
Mấy ông nh́n nhau tủm tỉm cười - Đối với Ba Đức, chuyện ǵ nó cũng cho là "ngon ăn" cả - Nhưng thật sự nó nói rất có lư - Chặt xong mấy thằng đi điều nghiên, c̣n ai đưa đường dẫn lối nữa mà đánh với đấm, có điều không hiểu giờ nào chúng mới đi điều nghiên, đi bao nhiêu lần, phương hướng thế nào - Chặn được bọn này phải mất bao nhiêu công lao, ngày giờ v...v... Nghĩa là muốn làm việc này phải có thừa can đảm và ư chí - Chuyện này Ba Đức có thể đảm đương, v́ nó có đủ cả hai yếu tố đó - Cộng với ḷng căm thù nung nấu - Ba Đức không khi nào bỏ cuộc, đă nói là làm và làm đến nơi đến chốn.
Ba Đức quay về Trung đội, họp tất cả anh em tŕnh bày những hoạt động trong thời gian tới, anh ta dấu chưa cho mọi người biết tin tức nhận được là VC sẽ t́m cách triệt hạ anh ta bằng mọi giá, kể cả việc tấn công nơi Trung đội trú đóng . Mọi người thấy đây cũng giống như công việc b́nh thường, bất quá có nằm nhiều chỗ hơn thường lệ cũng không sao - Họ vui vẻ thi hành v́ đặt hết tin tưởng vào Ba Đức mà không hề thắc mắc ǵ cả . Ba Đức âm thầm, lặng lẽ làm theo chương tŕnh đă hoạch định - Một tháng rồi hai tháng, năm sáu điểm kích của Trung đội đi không lại về không, chẳng được chút kết quả nào cả - Ba Đức đă hơi nản chí, nhưng rồi anh ta bỗng nảy ra một ư nghĩ , có lẽ địch đánh hơi, hay chúng cũng có tai mắt, nên Trung đội càng đi ra khỏi đồn nhiều, địch càng giữ kỹ, không ló mặt ra nữa, v́ thế Ba Đức đánh lừa địch bằng cách không cho anh em ra khỏi đồn nữa - Tất cả Trung đội bỗng được lệnh tu bổ hệ thống pḥng thủ, đêm đêm thủ đồn, canh gác cẩn mật mà thôi - Đêm thứ nhất, Ba Đức ở trong đồn cùng anh em, đêm thứ hai, trời vừa tối hẳn, Ba Đức giao tất cả mọi việc trong đồn cho người Trung đội phó, anh ta cùng ba người t́nh nguyện, âm thầm rời đồn đi ra - Đêm đó và đêm kế tiếp yên tĩnh - Đến đêm thứ ba, vào lúc 1 giờ sáng, có tiếng ḿn claymore nổ liên tiếp 4 lần, mọi người trong đồn được báo động ra vị trí pḥng thủ, trong hầm chỉ huy, người hiệu thính viên ngạc nhiên thấy hệ thống truyền tin êm re, chẳng thấy trên Quận hỏi han rối rít như mọi khi nghe tiếng nổ, c̣n ông Trung đội phó ngồi tỉnh bơ hút thuốc, không hề lên tiếng, đă vậy sau dăm phút c̣n có thêm mấy tiếng nổ do pháo binh bắn đạn nổ chụp, rồi tất cả trở về im lặng - Trung đội được lệnh nằm ngủ tại vị trí pḥng thủ.
Bốn giờ rưỡi sáng, ông Trung đội phó đánh thức tất cả dậy báo tin, đêm qua, Ba Đức và mấy anh em âm thầm ra ngoài đồn phục kích và đă chạm địch, v́ những tiếng nổ đêm qua anh em đă nghe - ông cắt đặt một tiểu đội ở lại coi đồn, c̣n tất cả chờ trời rạng sáng sẽ theo sự chỉ huy của ông ra lục soát.
Kết quả cuộc phục kích bằng ḿn đem lại kết quả ngoài sự mong đợi của mọi người - Bốn tên chết tại chỗ, một tên găy cẳng, nằm lại bị ta bắt sống - Điều làm cho Ba Đức sướng phát điên lên được là trong 4 tên chết, có cả hai tên Vơ văn Bầu, tự Bầu Cá và Nguyễn văn Sang, tự Hai Sang, hai tên đă ám sát ông Tư Trương và một số viên chức xă ấp năm nào . Theo cung từ của tên c̣n sống sót, đúng có hai tên Bầu và Sang, chúng đi điều nghiên đồn Nghĩa quân - Quả như sự phán đoán của Quận, hai tên này, giờ đă thuộc thành phần lănh đạo, chúng chỉ xuất hiện trong những trường hợp đặc biệt, hạ được chúng phải kể là rất may mắn....
Ba Đức đang ngồi nói chuyện với mẹ, bà Tư hôm nay trong ánh mắt đă ánh lên niềm vui - Ước vọng của bà đă thành sự thực, những kẻ giết chồng bà và các người lương thiện, nay đă đền tội, và đặc biệt là đền tội dưới tay con bà - Hôm nghe tin Ba Đức đă hạ được mấy tên này, Bà và con Hiếu vội vàng bỏ cả công việc, hai mẹ con dắt nhau chạy lên trụ sở Xă, v́ những xác chết được đem về đó để bà con nhận diện - Những người có mặt tại chỗ ngày hôm đó thật cảm động khi chứng kiến hành động của bà - Bà nh́n sững hai xác chết tên Bầu Cá và Hai Sang, tay run run chỉ vào mặt chúng, miệng lắp bắp: "Đúng, đúng chúng nó" - Hai hàng nước mắt bà rơi ṛng ṛng. Đột nhiên bà ôm chặt Ba Đức và Tư Hiếu cười như điên dại, giọng cười thật thỏa măn, trong khi đôi ḍng lệ vẫn tuôn trào như suối . Nhớ lại quang cảnh ngày hôm đó, bà vẫn c̣n thấy nao nao trong dạ - Khi biết chắc mối thù của ḿnh đă được thằng con trai cưng trang trải, bà an tâm, đưa mắt quan sát chung quanh, nhiều người sau khi nhận diện những tên sát nhân, biết chắc chúng là những tên đă giết người thân của ḿnh, nay thật sự đă đền tội, ai nấy đều có cảm t́nh với những người thay họ mà trả thù - họ đến bắt tay Ba Đức và mấy người cùng đi với anh đêm ấy, các bà th́ kéo tay, ôm vai, một vài bà c̣n mếu máo nói với người đă khuất, nhưng để gián tiếp cám ơn Ba Đức và mọi người: "Ông ơi ! vậy là ông ngậm cười chín suối nghe! thù của ông có người trả dùm rồi !". Chợt nhớ lại chuyện ǵ đó, Ba Đức quay sang nói với mẹ, giọng rất thật t́nh:
- Không phải tụi con hay ho ǵ đâu má, làm như có sự run rủi của ba nhà ḿnh với mấy người bị chúng nó giết, nên tụi nó tự t́m đến chỗ chúng con gài ḿn đấy chứ - chỗ đó tụi con chỉ gài cầu may thôi chứ có tính toán ǵ như mọi khi đâu.
Bà Tư nh́n con tŕu mến, gật gù ra vẻ đồng ư, nhưng miệng bà mỉm cười, thầm mắng yêu thằng con:
- Thằng thiệt dễ thương, không bao giờ nhận riêng cho ḿnh một công trạng nào cả.
Cũng v́ vậy mà Bà Tư đă vui vẻ hạ một con heo tạ, trước là để cúng chồng, con, sau để Bà và các con tạ ơn Trời đất cùng những người đă tạo cơ hội, góp công sức trong việc trả thù chung này.
Bỗng có tiếng xe gắn máy tới gần, rồi ngừng trước ngơ, một bà già xăng xái bước vào, theo sau là người thiếu nữ, tuổi ngoài 20 , dắt chiếc Honda Dame . Bà già chân bước, miệng nói liến thoắng:
- Chị Tư ơi! có nhà không, ghé thăm chị chút nè!
Bà Tư và Ba Đức nghe vậy, cùng đứng dậy bước ra - Hai Bà dường như có quen nhau từ trước, chào hỏi tíu tít - Sau khi cúi đầu chào bà khách, Ba Đức đưa mắt sang nh́n người thiếu nữ, chàng ta chợt sững sờ v́ vẻ đẹp của cô nàng - Khó nói quá - Vừa đơn sơ, vừa quyến rũ - vừa nghiêm trang, vừa mời gọi - Không biết diễn tả thế nào, nhưng đúng như t́nh trạng của Ba Đức gặp bây giờ, người ta gọi là "tiếng sét ái t́nh" th́ phải - Phần cô gái cũng không khá ǵ hơn, sau khi cúi chào mẹ con Bà Tư, thấy cung cách Ba Đức nh́n ḿnh, cô bỗng thấy mất tự nhiên, tim cô không c̣n đập b́nh thường nữa, nó rộn ràng, gấp rút hẳn lên, rồi một luồng hơi nóng từ ngực bốc thẳng lên mặt, làm mặt cô vụt bừng đỏ - Cô luống cuống, loay hoay dựng chiếc xe măi mà không được, Ba Đức thấy vậy chạy lại giúp, khiến mặt cô đă đỏ càng đỏ thêm - Bà Tư lên tiếng giới thiệu vói con trai:
- Con à! Bà đây là bà Sáu Phúc, ổng làm Xă Trưởng ở xă trên, ổng cũng bị nạn hồi đó, cũng do mấy tên đă ám sát ba con giết hại, sau ba con ít tuần thôi.
Bà Sáu vui vẻ tiếp lời:
- Thiệt t́nh chỉ v́ chuyện gặp nạn của mấy ổng, chị em ḿnh mới quen biết nhau há chị Tư - Bây giờ có lẽ c̣n thân thiết hơn, v́ gia đ́nh tôi mang ơn cháu Ba nó ở đây nhiều lắm.
- Có ǵ đâu mà chị Sáu coi trọng như vậy - Bất quá cũng chỉ là nhiệm vụ của cháu thôi mà.
- Chị nói vậy đâu được, không có anh em tụi nó, biết đến bao giờ mấy ổng mới xong được cái oán này - Chị Tư c̣n hy vọng v́ có con trai, chớ gia đ́nh tôi th́ đành chịu - Bốn đứa con gái cả - Rồi như muốn nhân dịp này giới thiệu cô gái, bà day qua cô ta:
- Nhỏ này là út đây, cháu tên Dung, đang học trên Sàig̣n, nhưng năm nay tôi bắt nghỉ, về nhà mẹ con hủ hỉ với nhau, mấy con chị nó có chồng hết rồi, nhà vắng hoe... à !!
Sau choáng váng v́ bất ngờ gặp gỡ, Ba Đức đă b́nh tĩnh trở lại, nghe bà già nói chuyện, chàng ta nghĩ bụng: " Bà già thiệt hay, chỉ vài câu nói đă giới thiệu tạm đủ về con gái của bà - H́nh như bà muốn đem con khoe với ḿnh và để "cho" ḿnh th́ phải" - Ư nghĩ chợt đến làm Ba Đức khoái chí, mỉm miệng cười, đưa mắt nh́n sang cô gái. Cô Dung tuy vẫn c̣n hồi hộp lắm, nhưng sắc diện đă tạm trở lại b́nh thường, khi Ba Đức đảo mắt sang nh́n cô, cô cũng đang nh́n trộm hắn, hai mắt gặp nhau, mặt cô lại đỏ bừng lên... Cô cảm thấy vui vui... Sáng nay, khi mẹ cô bảo cô chở sang để cám ơn và mời ông Trung đội trưởng Nghĩa quân cùng các anh em đă hạ được những tên trước kia ám sát ba cô, sang dự buổi giỗ ba cô, cô không có h́nh tượng ǵ về người Trung đội trưởng này cả, v́ thông thường, những người trung đội trưởng mà cô đă gặp, trung b́nh cũng khoảng tuổi ba mươi mấy, bốn mươi - Đâu ngờ anh chàng này chỉ ngoài hai mươi, trông thật thư sinh v́ dáng người cao, mảnh khảnh, nước da trắng xanh, có lẽ nhiệm vụ đ̣i hỏi phải thức đêm nhiều - Nhưng mà con mắt chàng ta nh́n cô thật ... kỳ, làm ḷng cô xao xuyến, có lẽ trong chỗ riêng tư, chàng đă có cảm t́nh với cô, riêng cô, không hiểu sao nh́n ánh mắt, nụ cười ấy, cô cũng đă cảm thấy có phần rung động - V́ thế, nếu muốn nói cho chính xác, th́ phải nói thế này: - Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên, hai người đă có cảm t́nh với nhau!
Sau đám giỗ ông Sáu Phúc, Ba Đức thường xuyên vắng nhà, b́nh thường sau những giờ hoạt động đêm, bao giờ anh ta cũng cần một giấc ngủ ngày thật dài, để lấy sức cho ban đêm hoạt động lại, từ ngày quen biết cô Dung, giấc ngủ ngày của Đức thất thường, khi có, khi không, khi dài, khi ngắn, bà Tư cũng lo ngại, nhắc nhở con, nhưng lần nào chàng cũng gạt đi, nói rằng ḿnh không cảm thấy mệt - Mà quả thật vậy, mặt hắn lúc nào cũng tươi roi rói, gặp ai cũng cười đùa vui vẻ, thỉnh thoảng lại c̣n hát nghêu ngao mấy câu vọng cổ của trai gái tỏ t́nh - Đúng! t́nh yêu chẳng dấu được ai, và Ba Đức cũng chẳng cần dấu diếm t́nh cảm của ḿnh - Bà Tư thấy đôi trẻ như vậy cũng vui, bà hối thúc Ba Đức mau mau tiến tới để bà có cháu bồng.
Rồi đám cưới hai người diễn ra ngon lành, xuông xẻ, hai bà thông gia đều là goá phụ của những viên chức xă ấp đă bị VC sát hại, nên họ hạp nhau và thông cảm với nhau hơn ai hết - Về dự đám cưới có cả Hai Tài, bây giờ anh ta đă là Trung úy làm Đại Đội Trưởng một Đại Đội Biệt Động Quân ở Liên Đoàn 2BĐQ
Gặp anh Hai lần này, Ba Đức học hỏi thêm được một số kiến thức về quân sự và các loại vũ khí - T́nh cờ Hai Tài gặp một người bạn cùng khóa, trước kia phục vụ tại Nha Kỹ Thuật, nay bị thương, xuất ngành, thuyên chuyển sang Tiểu khu, hiện làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Địa Phương Quân, đi hành quân qua.
Trong bữa nhậu tại nhà bà Tư, có cô dâu mới lo tiếp đăi, thấy Ba Đức cứ chăm chú nh́n vào hai trái lựu đạn "mini" mà người bạn ḿnh đang đeo ở giây ba chạc, ánh mắt thèm thuồng, Hai Tài biết thằng em ḿnh "kết" hai trái lựu đạn đó lắm, anh dự tính trong bụng, sẽ chờ dịp hỏi xin cho thằng em - Không ngờ anh bạn quá sành điệu, anh ta nh́n chai Martell cổ lùn gật gù, anh nghĩ đến t́nh cảm của bạn và em bạn thết đăi ḿnh quá trịnh trọng, rồi nh́n qua Hai Tài nói:
- Tao thấy thằng em mày có vẻ khoái hai trái đồ chơi này lắm, hôm nay cũng may, t́nh cờ gặp anh em mày, lại c̣n nhậu nhẹt với nhau, thôi th́ nếu nó thích, tao tặng nó, cho nó vui.
Miệng nói tay gỡ hai trái "mini" trao cho Ba Đức đem cất - Ba Đức thích muốn nhảy lên, nhưng vẫn đẩy đưa:
- Cho em rồi anh lấy ǵ xài?
- Ôi! hơi đâu mà lo chuyện đó em, M.67 thiếu ǵ - Vả lại, "cái này" ít khi dùng tới, hồi tụi anh đi toán, thường mang thủ thân, để dành khi cần đến th́ ?cưa đôi? thôi mà ! Khi nào có dịp ghé qua Sở gặp bạn bè, chắc anh sẽ xin tụi nó mấy trái khác, lúc đó chưa chừng chú mày có thêm à!
Nghe vậy, Ba Đức hí hởn đem cất ngay, kể từ ngày hôm sau, trong hành trang dùng để "trang trí" của Ba Đức có thêm hai trái lựu đạn "mini".
Quán Bà Ba dần dần thưa khách, giờ này mọi người đều về nhà để ăn bữa chiều - Ba Đức và toán Nghĩa quân cũng giải tán, anh em người nào lo việc đó, riêng Ba Đức cũng tạt qua về nhà, ăn cơm với mẹ và vợ con, rồi cũng vào đồn ngủ như mọi khi - T́nh h́nh an ninh bây giờ không được tốt lắm, dù hết ḷng bảo vệ thôn xóm, nhưng nhiều khi "cái khó bó cái khôn", những phương tiện mà Trung đội của Ba Đức cần dùng để phục kích, diệt giặc không c̣n nữa - lợi dụng hiệp định ngưng bắn, địch hoạt động, xâm nhập, phá hoại nhiều hơn, trong khi bên ta lại tuân thủ, hay nói đúng hơn bị bắt buộc tuân thủ và ngồi yên nh́n địch vi phạm. Tiếp liệu đă bị thiếu thốn đủ thứ, viện trợ của Đồng Minh đang từ 10 sụt xuống c̣n 1, vũ khí đạn dược hết sức hạn chế, đôi khi đụng trận, xin yểm trợ vài trái đạn pháo binh cũng trần ai, lai khổ mà không được như ư, v́ thế khả năng hoạt động của Trung đội Ba Đức cũng không c̣n hữu hiệu nhiều như mọi năm nữa, giờ đây hoàn toàn trông vào sức ḿnh, với số vũ khí cá nhân, cộng thêm sự gan dạ, thỉnh thoảng mới có được chút kết quả gọi là yên ủi mà thôi - Buồn thật!
Nh́n nét mặt dàu dàu của con, bà Tư không hiểu chuyện ǵ, gặng hỏi măi, Ba Đức mới trả lời lấp lửng:
- Hết trơn mọi thứ, không c̣n ǵ mà xài.
Bà muốn an ủi con một tiếng, nhưng không biết nói ǵ, v́ chẳng hiểu rơ ư con nên cũng làm thinh luôn.
Ba Đức cũng cảm thấy việc ông Quận không chấp thuận đề nghị của chàng là điều bắt buộc, v́ với trang bị như vậy, yểm trợ như vậy, các đơn vị chính quy c̣n không đủ dùng, nói chi đến Nghĩa quân, làm ra chỉ thấy hại nhiều hơn lợi, chi bằng cố gắng tỉnh thức pḥng thủ, c̣n có thể bảo tồn lực lượng được, để chờ khi thuận lợi - Mà biết đến bao giờ mới thuận lợi, cơ hội có đến hay không.
Lùa vội vài chén cơm cho xong bữa, Ba Đức chơi với hai đứa nhỏ một lát rồi từ giă gia đ́nh đi vào đồn - Hai thằng con trai í éo đ̣i theo, nhưng bà ẵm đứa lớn, mẹ ẵm đứa nhỏ, hai đứa đành lặng thinh nh́n bố chạy xe thẳng ra cổng.
Cuối năm 1974, hoạt động phá hoại của VC nổi lên khắp nơi và quy mô gấp bội, kế hoạch lấn chiếm của chúng rất có bài bản - Đánh thăm ḍ vài nơi, thấy đồng minh của ta không phản ứng ǵ, chúng lập tức gia tăng cường độ - Đầu năm 1975, t́nh h́nh miền Nam bi đát thấy rơ, bọn VC đă chiếm được một vài tỉnh của ta - Chính quyền miền Nam hoàn toàn bị động - Lệnh rút bỏ cao nguyên, rút bỏ vùng 1, như khuyến khích bọn giặc cộng tăng thêm áp lực - Quân chính quy Bắc Việt xâm nhập công khai, không cần dấu diếm như mọi khi nữa, chúng chuyển quân bằng xe, chúng kéo cả xe tăng, đại pháo rầm rập chạy vào để sớm dứt điểm miền Nam, trong khi đó th́ đồng minh Mỹ im hơi lặng tiếng, quốc hội Mỹ lại "cẩn thận" hơn nữa, khi đưa ra đạo luật không cho phép Tổng Thống đem quân đội hay không quân can thiệp vào các trận chiến ở nước ngoài - Viện trợ quân sự cho VNCH bị cắt gần hết -Trong khi đó th́ những thành phần chính trị gia xôi thịt, những chính khách sa lông, phe này, phái nọ, ráo riết vận động cho một cuộc đầu hàng trá h́nh bằng cách tuyên bố thẳng sẽ nói chuyện với "người anh em phía bên kia" - Cuộc rút quân gọi là "di tản chiến thuật", "tái phối trí", hoàn toàn thất bại - Không phải là rút lui nữa mà là tháo chạy, tổn thất của cả quân lẫn dân làm cả nước bàng hoàng - Đến giai đoạn các ông ấy bàn giao chính quyền là ...hết thuốc chữa.
Đầu óc Ba Đức không c̣n tỉnh táo nữa, lúc nào cũng "bưng bưng" như có ai cầm búa gơ trong đầu - Nh́n mẹ già, vợ dại, con thơ, nếu có chuyện ǵ xảy ra, làm sao có thể cáng đáng được - T́nh h́nh bất lợi lắm rồi - Thương mẹ, thương vợ, thương con, mà đầu óc không làm sao tỉnh táo để đối phó cho kịp với hoàn cảnh - Ba Đức lẩn thẩn tự trách ḿnh - Sao hồi đó ham cưới vợ làm chi, để bây giờ khổ cho tất cả mọi người.
T́nh h́nh đă biến đổi không ai có thể ứng phó kịp, kể cả những ông vẫn được tiếng là tài giỏi, tiên đoán mọi việc như thần
- Địch quân càng ngày càng lợi thế và chuyện ǵ phải đến đă đến
- Miền Nam đă hoàn toàn bị cưỡng chiếm.
- Không nói đến những ông chính trị gia xôi thịt, chạy đôn, chạy đáo, t́m đường rút.
- Đừng nhắc đến Tướng Tá chẳng một chút tiết tháo, chí khí nhà binh, cũng xa chạy, cao bay.
Chúng ta hăy nhớ đến những người đă oai hùng tuẫn tiết, các vị Tướng, Tá, Úy, Hạ sĩ Quan, Binh sĩ, Cảnh Sát Quốc Gia v...v... trong đó có cả anh Trung đội Trưởng Nghĩa Quân thân thương của chúng ta nữa............. .
Mọi chuyện diễn tiến quá bất lợi, hầu như ai ai cũng biết và có thể đoán trước kết quả, nhưng khi nghe đích thân ông Tổng Thống lên đài phát thanh ra lệnh buông súng đầu hàng th́ mọi người đều hỡi ôi !!!
Toàn thân như tê cứng, đầu óc quay cuồng, Ba Đức hét lên một tiếng, đưa tay cầm chiếc radio transistor đập mạnh xuống đất, vỡ tan - Việc làm vô ích, không thay đổi ǵ được cuộc diện, cũng chẳng vơi được niềm đau, chỉ đơn giản đem lại khoảnh khắc im lặng trong gian hầm chỉ huy trong đồn.
Tiếng rè rè trong chiếc máy truyền tin đột nhiên cũng im và giọng nói chậm răi của ông Quận Trưởng cất lên:
- Tôi thông báo cho các đơn vị trực thuộc biết, từ giờ phút này, tôi không c̣n là người chỉ huy của anh em nữa, xin anh em tự lo liệu.
Mấy lời ngắn, gọn rồi im lặng, Ba Đức bốc máy, tính nói chuyện với ông Quận, nhưng gọi hoài không được, chàng chán nản buông máy, đôi mắt thất thần nh́n các anh em - Không ai lên tiếng, họ vẫn sẵn sàng chờ quyết định của người chỉ huy trẻ tuổi của họ mà họ hằng quư mến .
Ngồi im lặng cả tiếng đồng hồ, Ba Đức mới lên tiếng nói với anh em:
- Trên đă nói vậy, tôi cũng nói với mấy ông như vậy, tuỳ ư các ông, tôi cũng không c̣n là Trung đội trưởng của mấy ông nữa . Rồi như dứt khoát, Ba Đức đứng dậy, lấy giây ba chạc súng đạn mang vào người, bỏ đi.
Mọi người ngơ ngác, nhưng kết cuộc ắt phải xảy ra, làm sao có thể xoay chuyển được - Cả một guồng máy chính quyền, quân đội, như vậy mà c̣n phải chịu, huống chi một trung đội Nghĩa quân - Buồn th́ buồn lắm, nhưng họ phải nh́n vào sự thật phũ phàng, họ cũng im lặng ngó nhau, bỏ lại súng đạn , người trước, kẻ sau, rời đồn về với gia đ́nh.
Ba Đức chạy thẳng về nhà vợ chồng người em gái - Mấy hôm trước, thấy t́nh h́nh lộn xộn, để giữ an toàn cho mẹ và vợ con, cũng như sự an tâm cho chính ḿnh, anh đă đưa cả nhà về ở nhờ người em rể, v́ ở đây, có căn hầm trú ẩn rất rộng răi, chắc chắn.
Không khí trong gia đ́nh thật ảm đạm, giống như nhà có đám tang - mà nếu nói là gia đ́nh có tang, trên phương diện nào đó cũng đúng thật . Suốt ngày 30-4, Ba Đức nằm dí trên giường, không ăn uống, hỏi không nói, gọi không thưa, nằm vắt tay lên trán, thỉnh thoảng thở dài nghe muốn đứt ruột - Hai đứa con rất mến bố, nhưng thấy bố như vậy cũng không dám lại gần - Mẹ, vợ, em gái, em rể, ái ngại nh́n, không biết nói ǵ để an ủi, v́ họ hiểu sự mất mát này quá lớn lao, nỗi đau này là nỗi đau chết người, họ cũng buồn lắm, biết nói ǵ đây!
Nh́n ra ngoài trời, mây kéo về xám xịt, bầu trời cũng âm u, như chia sẻ niềm đau, nỗi hận, với nhân dân miền Nam . Cḥm xóm ai cũng ngơ ngơ, ngác ngác, trước cuộc thay đổi nghiệt ngă này - Họ bị hối thúc treo cờ, mít tinh v...v... để gọi là "chào mừng giải phóng", nhưng ai cũng chỉ à ới cho qua chuyện thôi.
Chập tối, chú em thân tín nhất trong Trung đội, thường theo sát Ba Đức ghé thăm, hai anh em th́ thầm với nhau một lát, những điều chú nói cho Ba Đức tóm tắt như sau:
- Anh Sáu Bộ (một Trung đội trưởng Nghĩa quân trong quận) bị tụi nó giết ngay tại đồn.
- Chú Tám Én, Trung đội Trưởng Cầu Vơng, bị tụi nó vô nhà vây bắt, rồi đem ra ngoài xử bắn luôn.
- Anh Ba t́m đường thoát đi, chắc chắn tụi nó đang kiếm anh, tụi VC vào đồn ḿnh, chỉ thấy súng đạn để lại, không gặp một ai, chúng không nắm vững t́nh h́nh ở vùng ḿnh, nên chưa kiếm ra anh đấy thôi.
Ba Đức suy nghĩ lung lắm, trước sau ǵ cũng phải đối diện thực tại - Anh đă có quyết định riêng cho ḿnh, nhưng không muốn ảnh hưởng đến những người thân yêu, nhất là đang ở nhà em rể - Qua một đêm hồi hộp đợi chờ , Ba Đức càng quyết tâm hơn nữa - Mờ sáng 1-5-75, Ba Đức nai nịt gọn gàng, giọng b́nh tĩnh nói với mẹ:
- Con về nhà trước thắp nhang lễ Ba, má với vợ con về sau nha! Hôm nay kể như tạm yên, ḿnh về nhà được rồi.
Hướng về hai người em anh nói:
- Má với anh chị cám ơn cô, dượng nhiều nghe
Quay sang vợ, Đức dặn ḍ:
- Chờ mấy đứa nhỏ ngủ dậy rồi em với má đưa con về. Anh về trước.
Hai nhà cách nhau không xa lắm, không muốn nổ máy xe ồn ào, Đức để xe lại, lủi thủi đi bộ về nhà.
Sau khi mở cửa vào, anh đóng cửa lại cẩn thận, thắp ba nén nhang, đứng trước bàn thờ bố, miệng lầm thầm khấn vái - cắm xong mấy nén nhang, anh ta thay bộ đồ cũ đă mặc mấy hôm nay bằng một bộ đồ ủi hồ mới tinh - Ngắm ḿnh trong tấm kiếng, với một giọng hết sức tỉnh táo, kèm đôi chút hănh diện, anh nói nhỏ riêng ḿnh nghe: Nghĩa Quân là phải "ngon"!
Vừa xỏ xong hai ống quần, Ba Đức nghe tiếng ồn ào ngoài ngơ, rồi giọng nói của má chàng vọng vào:
- Tui đă nói với mấy ông là con tôi ở nhà chứ có trốn tránh ǵ đâu
Bà lớn tiếng gọi:
- Ba à! Đang làm ǵ đó con?
Ô, vậy là chương tŕnh không đúng như dự tính, chắc phải ồn ào hơn chút đỉnh rồi - Nhưng không sao, cũng "vui" thôi - Nghĩ vậy, Ba Đức lên tiếng trả lời mẹ:
- Con đang thay đồ.
Nh́n qua khe cửa, anh thấy mẹ đi trước, theo sau bà cả chục tên du kích VC, súng ống đầy đủ, lố nhố tiến vào trong sân - Phía sau là Dung và hai đứa con nhỏ, rồi đến hai vợ chồng cô em và đứa con, một số bà con trong xóm cũng ngấp nghé ngoài cổng, không hiểu v́ ṭ ṃ hay bị lùa đến để chứng kiến cuộc vây bắt.
Vừa nghe Ba Đức lên tiếng trong nhà, tên chỉ huy toán du kích trở mặt liền với bà Tư - Hắn quát lớn:
- Thôi bà kia đứng lại, lui ra phía sau.
Hắn ra lệnh cho đồng bọn:
- Tổ 1 triển khai bố trí sau nhà, khẩn trương - Các đồng chí c̣n lại vây phía đằng trước.
Hướng vào phía trong nhà hắn la lớn:
- Ba Đức ra hàng ngay, nếu không lực lượng du kích sẽ tấn công vào nhà.
Hắn lại ra lệnh cho thuộc hạ:
- Các đồng chí, chuẩn bị thủ pháo - Miệng nói, tay hắn vẫy vẫy cho ba tên tiến gần cửa, trong tầm ném.
Ba Đức đứng trong nhà nghe không sót một câu, từ lúc nó đuổi bà mẹ ra, cho đến khi nó ra lệnh cho mấy đứa tiến vào, gia đ́nh Ba Đức và bà con thấy vậy cũng lùi ra xa
Ba Đức từ trong nhà lên tiếng:
- Tôi chuẩn bị ra đây!
- Dơ hai tay lên khỏi đầu, mở cửa bước ra!
Cánh cửa từ từ mở rộng, người ta thấy hai bàn tay khum khum dơ cao đưa ra, rồi một bóng người xuất hiện trong khung cửa, bộ quần áo trận màu đen thẳng nếp, cổ quấn một lá cờ vàng ba sọc đỏ, hai tay vẫn dơ cao khỏi đầu, từ từ bước ra khỏi nhà, cặp mắt quét nhanh một nửa ṿng tṛn nhận định vị trí - Tên VC chỉ huy quát lớn:
- Nằm sát xuống đất, hai tay dang ra!
Ba Đức hơi khựng lại, rồi đột nhiên anh ta vụt chạy thật nhanh đến chỗ tên chỉ huy và ba tên du kích đang đứng gần nhau, tay trái buông thơng xuống, tay mặt vung mạnh về phía đầu hồi, nơi có mấy tên khác đang quỳ lom khom bố trí hướng súng vào trong nhà - Đồng thời có tiếng hét bật ra từ lồng ngực: "Việt Nam Cộng Hoà muôn năm - Đả đảo cộng sản" - Trước sau hai tiếng nổ chát chúa vang lên - khói, bụi, cát, đất, lẫn vào nhau tung lên mù mịt - Dân chúng hoảng hốt kéo nhau chạy dạt ra - Bọn du kích không tên nào kịp phản ứng - Ba Đức và tên chỉ huy du kích chết banh xác tại chỗ, hai tên khác đang dẫy dụa trong vũng máu, tên thứ ba cũng nằm gục xuống, không rơ c̣n sống hay đă chết - Phía đầu hồi, chỉ có một tên lănh đủ v́ trái lựu đạn trúng ngay chỗ, hai tên khác bị thương nhẹ - Thật khủng khiếp, lần ra tay cuối cùng của Trung đội Trưởng Ba Đức - Anh đă quyết lấy cái chết để đền nợ núi sông, đồng thời nói lên tinh thần chiến đấu đến hơi thở cuối cùng của người chiến sĩ Nghĩa Quân.
Lần đầu và cũng là lần cuối, Ba Đức dùng đến món quà mà đàn anh đă tặng: "Cặp lựu đạn Mini".
A20 Nguyễn Văn Học
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Lăo Hâm Hư đang ăn tiền già nên rất rảnh rang ḿnh có việc lúc đi ngang qua nhà Hâm Hư th́ ghé chơi ,Hâm Hư thấy ḿnh th́ reo lên và khoe
- Tao mới được lên chức Kinh núp mày coi có oai không ?
_ Bộ cận thị nặng hay sao mà phải có kính lúp hả cha nội, ḿnh trả lời.
Hâm Hư liền đưa đầu gần lỗ tai tôi và hét lớn
- KING GROUP không phải KING NÚP..
Lăo ta hét lớn là v́ lăo ta biết tôi bị điếc tai do ngày xưa làm nghề thông ṇng 175 ly
-Ừ th́ là KING GROUP , được mấy sao rồi cha nội , nếu được 1 sao th́ đeo ở cổ vai, nhớ đừng đeo lên trán , phe ta bắn cho bể gáo à nghen
Hâm Hư kéo tôi tới bàn computer của hắn và nói rằng :
- Coi tao vào Việt Bề Ép anh dũng như thế nào , hắn liền nhấp chuột vào VietBF trong lúc miệng Hâm Hư ngâm 2 câu trong bài thơ TA VỀ của thi sĩ Tô Thùy Yên nhưng sai một chữ :
- Ta vào khai giải bùa thiêng yểm ( về )
- Tỉnh dậy đi nào gỗ đá ơi...
Thấy giọng ngâm thơ của Hâm Hư hay quá, nghĩ thầm : th́ ra Hâm Hư là loại vừa bắn vừa ngâm thơ, thảo nào lăo ta hăng hái thế..nhưng tôi nói :
- Kẻ dán bùa toàn là loại thầy pháp chuyên luyện " Thiên linh cái " hông à, bạn được bao nhiêu phép mà dám gỡ bùa .... Đang định nói tiếp th́ nghe tiếng AK 47 nổ gịn như bắp rang tôi bèn nói :
- Thôi , Hâm Hư ở lại , để tôi đi kiếm lăo Long Huệ " leo lon t́m động hoa vàng mà phê "
Biết tôi là thằng nhát đ̣n nên không giữ ở lại , lúc đi ra khỏi nhà Hâm Hư c̣n nghe thấy tiếng lăo rủa tôi:
- Thằng chết nhát ,chẳng có nghĩa khí, và rồi Hâm Hư tiếp tục ngâm 2 câu thơ truyền thống của lăo...
Ḷng tôi bỗng thấy se thắt lại, Không biết " gỗ đá " có tỉnh lại hay không ? mà chỉ thấy một lăo già tóc đă đổi mầu lụi cụi gơ bàn phím để gỡ " lá bùa thiêng yểm " và mong:
-Giải oan cho cuộc biển dâu này... ( TA VỀ thơ của thi sĩ Tô thuỳ Yên )
trung thu
The Following 3 Users Say Thank You to trungthu For This Useful Post:
Lăo Hâm Hư đang ăn tiền già nên rất rảnh rang ḿnh có việc lúc đi ngang qua nhà Hâm Hư th́ ghé chơi ,Hâm Hư thấy ḿnh th́ reo lên và khoe
- Tao mới được lên chức Kinh núp mày coi có oai không ?
_ Bộ cận thị nặng hay sao mà phải có kính lúp hả cha nội, ḿnh trả lời.
Hâm Hư liền đưa đầu gần lỗ tai tôi và hét lớn
- KING GROUP không phải KING NÚP..
Lăo ta hét lớn là v́ lăo ta biết tôi bị điếc tai do ngày xưa làm nghề thông ṇng 175 ly
-Ừ th́ là KING GROUP , được mấy sao rồi cha nội , nếu được 1 sao th́ đeo ở cổ vai, nhớ đừng đeo lên trán , phe ta bắn cho bể gáo à nghen
Hâm Hư kéo tôi tới bàn computer của hắn và nói rằng :
- Coi tao vào Việt Bề Ép anh dũng như thế nào , hắn liền nhấp chuột vào VietBF trong lúc miệng Hâm Hư ngâm 2 câu trong bài thơ TA VỀ của thi sĩ Tô Thùy Yên nhưng sai một chữ :
- Ta vào khai giải bùa thiêng yểm ( về )
- Tỉnh dậy đi nào gỗ đá ơi...
Thấy giọng ngâm thơ của Hâm Hư hay quá, nghĩ thầm : th́ ra Hâm Hư là loại vừa bắn vừa ngâm thơ, thảo nào lăo ta hăng hái thế..nhưng tôi nói :
- Kẻ dán bùa toàn là loại thầy pháp chuyên luyện " Thiên linh cái " hông à, bạn được bao nhiêu phép mà dám gỡ bùa .... Đang định nói tiếp th́ nghe tiếng AK 47 nổ gịn như bắp rang tôi bèn nói :
- Thôi , Hâm Hư ở lại , để tôi đi kiếm lăo Long Huệ " leo lon t́m động hoa vàng mà phê "
Biết tôi là thằng nhát đ̣n nên không giữ ở lại , lúc đi ra khỏi nhà Hâm Hư c̣n nghe thấy tiếng lăo rủa tôi:
- Thằng chết nhát ,chẳng có nghĩa khí, và rồi Hâm Hư tiếp tục ngâm 2 câu thơ truyền thống của lăo...
Ḷng tôi bỗng thấy se thắt lại, Không biết " gỗ đá " có tỉnh lại hay không ? mà chỉ thấy một lăo già tóc đă đổi mầu lụi cụi gơ bàn phím để gỡ " lá bùa thiêng yểm " và mong:
-Giải oan cho cuộc biển dâu này... ( TA VỀ thơ của thi sĩ Tô thuỳ Yên )
trung thu
Nối tiếp câu chuyện
Lăo Hâm hư c̣n lại một ḿnh nh́n cuộc đời bể dâu những người bạn vào sinh ra tử đếm không c̣n ai . Thế mà có một lăo độc hành tha nhân ở đâu mà lạc bước tới đến thăm hỏi
Thôi kệ người mỹ th́ có lễ độc lập , tui và lăo chỉ có vài món lạc rang và gà luộc chai bia ăn mừng với bài ca
“America The Beautiful”:
O beautiful for spacious skies,
For amber waves of grain,
For purple mountain majesties
Above the fruited plain!
America! America!
God shed His grace on thee,
And crown thy good with brotherhood
From sea to shining sea!
Lăo gia hỏi ... này Lăo hâm hư chuyện chống cộng lăo đến đâu rồi .
- Giờ nói chuyện chống cộng th́ hơi lạc đề , chuyện đất mỹ phe ta đang quay ṇng súng sang chính trị . Phe th́ đang mong TT trump đánh gục tên trung cộng để rồi tên CSVN tự sụp đổ .Phe th́ chửi lại và đang sống ở đất mỹ và nhờ mỹ cho vào tị nạn lâu ngày ăn sung mặc sướng quên hết cả chủ trương là ǵ ??? đúng là bọn chó má thay đổi lập trường như cái chong chóng khi gió thổi
Lăo hâm hư làm thêm một ngụm bia và nói tiếp chuyện TT mỹ đánh sập Trung cộng khó quá không phải dễ dàng như nhiều người mơ tưởng . Nh́n lại thời trước đánh sập liên sô kéo theo nhiều nước cs sụp đổ v́ lúc đó mỹ ở thế mạnh có nhiều đồng minh . C̣n thời này đồng minh tan ră th́ lấy đâu mà đánh sập . Tuy nhiên không phải là không có cách , đầu óc chiến lược gia ở mỹ rất nhiều c, chỉ có điều tranh dành phe đảng đánh nhau tán loạn nên không trung ở một điểm mà thôi-
- Lăo gia chơi miếng phao câu gà xong nhấp miếng bia nói ...Ừ nghĩ cũng phải ngay viet bê , bê hổng hết đủ mọi chuyện ..ba cái chuyện chống cộng dường như chỉ nhắm vào thành kiến tư thù những tép riêu , loại tép lớn tôm cá th́ ẩn náu sao hổng thấy ai bắt được .
Lăo hâm hư trả lời , ba cái con tôm tép lớn cần phải chuẩn bị bắt bằng nhiều dụng cụ , nhưng khốn nạn những dụng cụ này mỗi lần lấy ra dùng th́ thấy đám bạn lúc trước mượn lại phá hư hết
Đột nhiên có tiếng AK nổ một tràng ḍn dă khiến lảo gia run như cầy sấy chui xuống gầm bàn và thảng thốt kêu lên ..tụi nó đang xung phong .
-lăo hâm hư cười và nói đừng sợ lăo gia ơi tiếng AK là tiếng cái loa TV đang mở . Thật sự nếu có bắn chúng dùng cây CKC của tiệp khắc có gắn ống ngắm và nhắm thẳng vào lăo gia và tui rồi .
_ lăo gia hoàn hồn và nói ..thôi xin kiếu từ để về lo cho vợ con chứ bàn về chính trị đất mỹ , đám này hay cương ẩu th́ chết cả nhà tui ...
hết câu chuyện
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
" Hello Cao Sơn,
Nhận được địa chỉ rồi... À... À... Hồi chiều nói chuyện với Cao Sơn về một vài hình ảnh còn lại gửi Sơn xem chơi của thời còn "Cao Boy Du Đãng 1964-1975". Cao Sơn là người bạn độc nhất thấy hình ảnh còn lại này của tôi... Nhận được cho biết Ok...
Phong An, Pomona."
Đúng ra, đă được đủ tiêu chuẩn đi xin tiền Già. Nhưng có quá nhiều đàn anh hưu trước. Khuyên tôi không nên hưu. Bản thân cũng được loại "đói tiền". Dù rằng có lúc tưởng rằng chống không nổi, đang đi bỗng nhiên quỵ xuống.
Nhưng v́ có gịng máu yêu tiền. Đành phải, chống gậy kiếm cơm. Tôi giải trí bằng cách viết, hay t́m những ai "đồng dạng" với ḿnh. Ăn tục nói phét cho qua ngày tháng. Những người bạn Quân đội cùng thời, những đàn anh đi trước là một trong những "mục tiêu" của tôi. Nói Phét không cần phải hà tiện. Là con người tôi. Ai đọc đến đây không quen. Xin ngừng cho khỏi khó chịu.
E-mail của người đàn anh ở trên. Là Lính có một thời KHÔNG SỐ QUÂN. Thuộc loại tiền bối BIỆT KÍCH. Một trong nhiều người mà tôi ngưỡng mộ .
Biệt Kích CCN - An Như Phong.
1964. Anh An Như Phong, có bằng Tú Tài Toàn Phần. Học hết chữ tiếng Anh ở Hội Việt-Mỹ. Anh bị gọi đi tŕnh diện khóa 21 Thủ Đức. Nhưng không... Có máu giang hồ phiêu bạt, anh t́nh nguyện vào Biệt Kích làm Thông dịch viên của các toán hành quân. Biết sẽ chết anh vẫn đi, biết sẽ chết anh vẫn làm. Với khả năng Anh Ngữ viết và nói lưu loát. Anh nhanh chóng nổi tiếng trong đơn vị. Những người cùng thời với anh có ông Vơ Đại Tôn. Lúc đó cũng là Thông dịch. Sau đồng hóa lên đến chức Đại Tá. Ông Vơ Đại Tôn được nhiều người biết đến qua chuyến "kinh Kha" về VN năm 1981. Ông Tôn bị bắt, ở tù ngoài Hà Nội nhiều năm. Sau được thả. Nay... Đang sống ở Úc Đại Lợi.
Thông dịch Viên thời Biệt Kích do Mỹ chỉ huy, dắt toán vào rừng. Theo anh Phong kể, th́ lương năm 1964 đâu hơn 21,000/tháng. Tôi nhớ lương Lính VNCH 1966 chưa tới 3,000 ngh́n. Sĩ Quan hơn 7,000. Đó là chưa tính, sau mỗi chuyến công tác, về đến căn cứ Mỹ c̣n phát thêm tiền cho mỗi chuyến công tác. Giống như mấy anh Phi công VNCH chuyên lái H-34 của phi đoàn 219 mà có code name là Kingbee , cứ cất cánh chở Toán vào Lào, bay ra là lănh 3,000. Tiền ra, tiền vào xài thoải mái. Nên sống th́ cứ tiêu. Chết th́ là hết. Trong cuốn "Across the Fence" One-Zero John Meyer cũng có nói rơ về chuyện này.
Thông Dịch Viên cho Toán công tác th́ rất sướng. Ngoài những lúc vào rừng. C̣n lại tha hồ mà hưởng thú đời người. Chỉ Huy Mỹ không cản. Miễn sao, đến giờ thuyết tŕnh hành quân, có mặt đầy đủ là được. Thậm chí, c̣n tỏ ra oai phong. Nói mấy anh phi công của Kingbee, chở ra Huế. Vai mang lon Trung Úy (giả) hạ cánh trực thăng đâu đó, hù Cảnh sát, khoe hàng với mấy cô nữ sinh Trường Đồng Khánh. Chẳng hạn như Thông dịch viên Giáp Mạnh Cường. Về Sài G̣n cũng đeo lon Trung Úy. Có giấy phép đề cấp bực đàng hoàng nghe. Đâu ai dám nói là "Trung Úy dỏm". Anh Cường sau 1975 bị tố là Đại Úy, không đi tŕnh diện cải tạo. Tôi gặp anh trong tù cùng với hàng ngàn Sĩ Quan Đại Úy khác. Tôi c̣n chọc "Ủa lên Đại Úy hồi nào vậy cha ". Anh trả lời " Đeo Trung Úy lâu quá phải thăng cấp chứ" Đó là lư do anh Cường chính thức đi HO với cấp bậc Đại Úy. V́ có giấy ra tù trên 6 năm. Anh Giáp Mạnh Cường đă qua đời ở Tiểu Bang Oregan. USA.
Cái thời ở Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng Long Thành 1964. Anh làm trong pḥng chuyên lo hồ sơ An ninh cho các anh chuẩn bị làm công tác Vượt biên. Phía Mỹ nắm quyền quyết định. Chính anh Phong rủ Phạm Bá Toán ( Nhẩy Bắc) từ đời sống dân sự tham gia. Anh Tống văn Thái (Nhẩy Bắc) cùng nhóm nhẩy Bắc với anh Toán. Hai anh Toán và anh Thái bị bắt ở tù mút chỉ hơn 20 năm. Cuối cùng các anh gặp lại nhau ở Mỹ.
An Như Phong năm nay 76 tuổi. Những năm tháng đầu vượt biên đến Mỹ 1979, anh chỉ là Technician cơ khí cho Boeing. Với tính ham học, không chịu thua, không muốn bị đè đầu. Và cũng muốn tiền nhiều. Ban ngày đi làm. Ban đêm đi học. Nhiều năm sau đă có bằng Kỹ Sư, được Boeing cho thăng cấp. Làm Kỹ sư ở đó cho đến ngày về hưu. Anh vẫn thích tóc tán dóc về chuyện xưa. Vẫn văng tục chửi thề mỗi khi chúng tôi tâm t́nh với nhau. Lúc này, anh chống gậy đi tới, đi lui rất "chuyên nghiệp". Nhưng trí óc của anh th́ vẫn "như thuở c̣n thơ". Vẫn thích nhớ đến cái thuở giang hồ kỳ bạt.
Một tràng pháo "chân" cho Cái Bang Trưởng Lăo "Biệt Kích" An Như Phong.
Lính không biết văng tục không phải là lính
Cao Sơn ( Cao Hùng Sơn CVA 66-73)
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
SàiG̣n và Bộ Tư Lệnh/Cảnh Sát Quốc Gia - Giờ thứ 25
Sàig̣n những ngày tháng 4, 1975 không khí thật là ngột ngạt căng thẳng. Chiến sự đă lan dần đến cửa ngơ Sàig̣n. Kể từ sau cuộc di tản chiến thuật khỏi Pleiku vào giữa tháng Ba đầy hỗn loạn đả dẫn đến những cuộc bỏ ngỏ hàng loạt những tỉnh miền Trung dọn đường cho VC tiến quân xuống phía Nam, hướng về Saigon. Cùng với cuộc di tản Pleiku, dân chúng cũng hoảng loạn chạy theo hướng di tản của các đơn vị QLVNCH.
Từ tháng 3, dân chúng khắp nơi từ miền Trung trong đó có cả các nhân viên cảnh sát đă ồ ạt kéo về Sàig̣n đă làm cho t́nh h́nh thủ đô càng thêm bất an. Những tin đồn rằng, đă có một giải pháp chính trị cho Miền Nam đă được xếp đặt trước từ những cuộc mật đàm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ nay đang được thi hành. Lănh thổ VNCH theo cuộc mật đàm chỉ từ nam vĩ tuyến 12, khoảng từ Long Khánh xuống phía Nam, c̣n phần phía Bắc thuộc MTDTGPMN, dù VNCH không chịu nhưng nay cũng đành phải chấp nhận. Tuy đó chỉ là tin đồn nhưng vẫn được nhiều người tin và rỉ tai nhau nên đă làm cho nhiều người trốn chạy từ miền Trung về Sàig̣n, đi về phần đất của VNCH. Nhiều người đă t́m cách đi ra nước ngoài để trốn chạy hiểm họa cộng sản đang đến gần. Ṭa đại sứ Hoa Kỳ tại Sàig̣n đă có kế hoạch di tản không chỉ cho những nhân viên người Mỹ mà c̣n cả cho những gia đ́nh nhân viên người Việt làm việc cho họ. Ngay từ tháng Ba, đă có nhiều chuyến bay âm thầm mang số nhân viên sở Mỹ rời khỏi Việt Nam. Chị tôi đang làm thư kư cho ṭa đại sứ Mỹ đă lập danh sách tất cả các anh chị em trong đó có cả gia đ́nh tôi và gia đ́nh bên chồng chị nộp cho giới chức thẩm quyền của ṭa đại sứ cứu xét. Tuy nhiên v́ t́nh h́nh diễn tiến quá nhanh và có thể v́ không đủ ngân sách nên cuối cùng người Mỹ chỉ chấp thuận cho vợ chồng cùng con cái và tứ thân phụ mẫu của người nhân viên sứ quán được phép ra đi mà thôi. V́ thế gia đ́nh tôi và các chị em khác đành bùi ngùi ở lại đi tiễn gia đ́nh chị tôi ra đi vào chiều ngày Chủ Nhật, 27 tháng 4, 1975. Nơi chia tay gia đ́nh chị tôi là một ṭa nhà của MACV nằm trên đường Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, nơi được dùng làm địa điểm tập trung các nhân viên sở Mỹ di tản. Đây có lẽ là chuyến bay chót c̣n ra đi bằng máy bay phản lực C-5A Galaxy từ phi trường Tân Sơn Nhất v́ sau đó phi trường bị pháo kích nên các chuyến bay khác từ đây đă bị hủy bỏ.
Trong lúc các nhân viên sở Mỹ di tản th́ tại các công sở người Việt, con số người đi làm mỗi ngày cũng vắng hẳn đi, số c̣n lại cũng chẳng thể yên tâm làm việc. Ngoài ra c̣n có tin đồn về một chiếc tàu do ḍng họ Lee bên Đại Hàn vốn là hậu duệ thuộc ḍng dơi của Hoàng tử Lư Long Tường đời nhà Lư phiêu bạt sang Đại Hàn gần một ngàn năm trước, đang có mặt tại Sàig̣n. Chiếc tàu Đại Hàn này được phái sang Việt Nam để t́m cách di tản cứu những người Việt thuộc ḍng dơi con cháu nhà Lư đem về Đại Hàn lánh nạn cộng sản. Được biết, Hoàng tử Lư Long Tường là vị hoàng tử duy nhất của nhà Lư sống sót sau khi nhà Lư bị Trần Thủ Độ âm mưu soán ngôi đă phải trốn chạy sang Đại Hàn định cư từ thế kỷ thứ 12.
Trước những tin tức dồn dập như vậy, số người đổ về Sàig̣n mỗi ngày mỗi đông. Tại Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, hàng ngày có cả trăm nhân viên từ miền Trung di tản về Sàig̣n tŕnh diện. Một ban tiếp nhận trực thuộc Khối Nhân Viên đă được gấp rút thành lập để giải quyết t́nh trạng thặng số nhân viên này. Hầu hết các nhân viên này sau đó đă được phân bổ về các bộ chỉ huy tỉnh vùng IV theo nguyện vọng của họ, hoặc theo sự tái phối trí của Bộ Tư Lệnh.
T́nh h́nh mỗi ngày mỗi căng thẳng. Ngày 8 tháng 4, 1975, một chiếc máy bay A-37 của KQVN bất thần bay đến giội bom Dinh Độc Lập tuy không gây thiệt hại ǵ đáng kể nhưng đă làm cho mọi người thêm hoang mang. Lúc đầu mọi người tưởng rằng có đảo chánh v́ trước đó đă có nhiều tin đồn về việc này, nhưng sau được biết đó là chiếc phi cơ của KQVN do tên phi công phản loạn nằm vùng Nguyễn Thành Trung xuất kích từ Biên Ḥa bay về bỏ bom Dinh Độc Lập, nhưng có lẽ do vội vă nên mấy quả bom thả xuống đă không trúng mục tiêu, hoặc không nổ, chỉ có một quả sớt qua dinh. Để trấn an, Bộ Tư Lệnh CSQG sau đó đă ra thông tư giải thích đây chỉ là hành động phản nghịch, bất măn đơn thuần của một cá nhân riêng lẻ trong quân đội, và kêu gọi mọi người hăy b́nh tĩnh sát cánh cùng toàn quân, toàn dân và đoàn kết, sẵn sàng chiến đấu trước hiểm họa xâm lăng của cộng sản.
Chiều 20 tháng 4, không khí Sàig̣n càng thêm căng thẳng sau khi có những tin tức không mấy tốt lành cho sự tồn tại của VNCH về việc Long Khánh đă thất thủ sau hơn mười ngày cầm cự tại mặt trận Xuân Lộc. Tại mặt trận này, Sư Đoàn 18 Bộ Binh dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo đă đánh một trận cuối cùng oanh liệt từ ngày 9 đến ngày 20 tháng 4 gây tổn thất nặng nề cho địch trước khi rút lui về Sàig̣n. Sau khi mặt trận Xuân Lộc tan vỡ, hầu như chiến trường không c̣n một trận đánh lớn nào.
Tiếp theo tin Long Khánh thất thủ, trước những áp lực từ nhiều phía, tối ngày 21 tháng 4, 1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă tuyên bố từ chức trong một bài diễn văn đọc trực tiếp trên đài truyền h́nh, trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Biến cố này lại càng gây hoang mang thêm trong dân chúng. Người ta không biết t́nh h́nh rồi sẽ diễn tiến ra sao? Sự hoang mang đến không chỉ từ t́nh h́nh chiến sự không mấy tốt đẹp, mà c̣n hoang mang cả trong t́nh h́nh chính trị trong nước. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng như vậy, nhóm đón gió thành phần thứ ba vẫn c̣n đang chạy cờ vào ra Dinh Hoa Lan của Tướng Dương Văn Minh với hy vọng được chia chác quyền lực trên ảo tưởng về một giải pháp chính trị sắp đến.
Tại Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, ngày 22 tháng 4, 1975, trong một buổi họp nhân viên dưới quyền tại Sở Tổng Quản Trị/Khối Nhân Viên, Trung tá H., Chánh sở, đă trấn an mọi người về những t́nh h́nh chiến sự đang diễn tiến. Ông nói, mọi việc rồi sẽ ổn thỏa và chiến sự rồi sẽ có giải pháp chấm dứt; nhưng nay, trước hết mọi người cần phải b́nh tĩnh, không nên hốt hoảng có thể dẫn đến t́nh trạng hỗn loạn như đă xảy ra ở Đà Nẵng vào tháng trước. Ông cũng khuyên mọi người không nên t́m đường chạy ra nước ngoài, để đến một xứ sở hoàn toàn xa lạ về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, chưa kể c̣n bị kỳ thị v́ màu da; hơn nữa rất khó kiếm việc làm v́ khác tiếng nói và tŕnh độ. Ông c̣n nói, “Mọi người chúng ta chỉ là những người dân và cấp thừa hành, không có ǵ phải lo sợ một mai khi có sự thay đổi chế độ hay chính thể.” Thật đáng tiếc, đây không chỉ là một suy nghĩ sai lầm của Trung tá H. mà có lẽ c̣n là suy nghĩ của khá nhiều người trước ngày Miền Nam được “giải phóng” bởi những người cộng sản. Phải đợi sau ngày Miền Nam thực sự bị “phỏng giái” mọi người mới nghiệm ra được sự sai lầm của ḿnh th́ đă quá muộn.
Sau buổi họp ngày 22 tháng 4, Trung Tá H. nhắc nhở mọi người tiếp tục công việc của ḿnh, đồng thời loan báo sẽ có một buổi họp khác vào 9 giờ sáng hôm sau 23 tháng 4 để có những phân công mới. Đúng 9 giờ sáng hôm sau, mọi người đă có mặt ngồi đợi trong pḥng hội của Sở Tổng Quản Trị để chờ Trung tá H. đến họp nhưng chờ măi mà không thấy ông đến. Khoảng 9 giờ 30, có chuông điện thoại reo từ văn pḥng của Trung tá H., Thiếu úy L., trưởng văn pḥng Chánh sở, sau đó đă trả lời điện thoại và cho biết, chính Trung tá H. vừa điện thoại báo cho biết, ông không thể đến họp được v́ con đường từ nhà ông ở cư xá Phú Lâm đến Bộ Tư Lệnh đă bị ngăn chận trên đường Hậu Giang dẫn về trung tâm Sàig̣n. Do vậy, cuộc họp phải hủy bỏ, tuy nhiên ông nói, mọi người cứ tiếp tục làm việc như thường lệ, ông sẽ t́m cách đến Bộ Tư Lệnh sau. Tin này làm mọi người xôn xao bàn tán. Có thật Trung Tá H. không đến được v́ con đường bị ngăn chận đóng chốt không? Với cấp bậc trung tá như ông lại sử dụng công xa cảnh sát, không ai nghĩ ông lại bị ngăn cản không cho đi vào thành phố.
Mấy ngày tiếp theo vẫn vắng mặt Trung Tá H., cũng không ai nghe tin tức ǵ về ông. Mặc dù số nhân viên đi làm đă vắng đi nhiều, nhưng số c̣n lại vẫn làm công việc thường nhật một cách đầy trách nhiệm. Lệnh cấm trại 100% tại Bộ Tư Lệnh đă có từ đầu tháng 4 vẫn được mọi người chấp hành nghiêm túc. Hàng đêm, các liên đội ứng chiến của Bộ Tư Lệnh vẫn làm nhiệm vụ ứng trực bảo vệ vành đai an ninh pḥng thủ xung quanh Bộ Tư Lệnh và các địa điểm trọng yếu trong thành phố.
Sáng ngày 29 tháng 4, 1975, tôi vào Khối Nhân Viên BTL để gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp để hỏi thăm t́nh h́nh và công việc, thấy vẫn c̣n khá đông nhân viên cảnh sát các cấp có mặt tại các pḥng, sở Bộ Tư Lệnh chờ lệnh mặc dù mọi người đều biết rằng tướng tư lệnh và ban tham mưu của ông đă đi ra ngoại quốc từ tuần trước rồi. Tôi và những người đang có mặt tại BTL, tất cả được lệnh, không rơ từ đâu, phải ở lại ứng chiến, không ai được phép ra khỏi cổng Bộ Tư Lệnh. Mọi người vừa làm việc, vừa bàn tán về các tin tức thời sự đang diễn tiến. Lúc đó, từ phía ṭa nhà văn pḥng làm việc của tư lệnh mọi người thấy có nhiều xe hơi dân sự và cảnh sát đậu ở phía trước. Nghe nói đang có người của Tướng Minh cử đến để tiếp nhận BTL/CSQG. Ngày hôm trước, Quốc Hội đă biểu quyết chấp thuận cho Tổng Thống Trần Văn Hương, người vừa kế nhiệm Tổng Thống Thiệu từ chức một tuần trước đó, trao quyền tổng thống lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh với hy vọng Tướng Minh có thể mang lại một giải pháp ḥa b́nh cho Việt Nam. Thế nhưng hy vọng đó cũng chỉ là vô vọng và quá trễ. Cũng buổi sáng đó, mọi người nh́n thấy một chiếc máy bay cánh quạt bay thấp ngang qua không phận Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát phát ra lời kêu gọi của tân thủ tướng Vũ Văn Mẫu do Tướng Minh vừa chỉ định, yêu cầu người Mỹ rút hết ra khỏi Việt Nam trong ṿng 24 giờ kể từ 5 giờ sáng ngày 29 tháng 4, 1975. Ai cũng tự hỏi, liệu đó có phải là cách chấm dứt chiến tranh và Thủ Tướng Mẫu cần phải ra lệnh như vậy hay không? Bởi v́ được biết trước đó, đài phát thanh FM của quân đội Mỹ ở VN đă phát thanh bản nhạc “White Christmas” (Giáng Sinh Trắng). Đang là cuối tháng 4, giữa mùa Hè, v́ lư do ǵ đài phát thanh quân đội Mỹ lại phát thanh một bản nhạc Giáng Sinh như vậy vào lúc này nếu không phải là một ám hiệu cho người Mỹ? Ám hiệu đó là ǵ nếu không phải là lệnh di tản các kiều dân Mỹ ra khỏi Việt Nam như đang diễn ra. Cho nên lời yêu cầu của thủ tướng Mẫu có lẽ chỉ là cách làm cho người Mỹ khỏi mất mặt khi rút ra khỏi Việt Nam?
Khoảng 7 giờ tối cùng ngày, trong lúc các liên đội ứng chiến của Bộ Tư Lệnh đang chuẩn bị xếp hàng ở sân cờ để được di chuyển đến những vị trí ứng chiến chỉ định th́ một trái đạn pháo kích nổ ở gần đâu đó, có thể ở phía sân Ủy Hội Quốc Tế cũ bên cạnh Bộ Tư Lệnh làm cho một số miểng vụn văng bay ra xa rơi xuống các mái nhà xung quanh nghe rào rào. Mọi người vội vàng chạy túa vào khu nhà Khối Tiếp Vận và những mái hiên nhà xung quanh sân cờ để tạm trú, nhưng chỉ một lát sau khi đă yên tĩnh họ lại tiếp tục trở ra sân để lên xe đi đến những địa điểm ứng chiến. Các liên đội ứng chiến như thường lệ đặt bộ chỉ huy tại các trường xung quanh Bộ Tư Lệnh như Pétrus Kư, Nguyễn Bá Ṭng, Bác Ái,… Thật là một tinh thần trách nhiệm cao độ của những người chiến sĩ cảnh sát vào những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.
Suốt trong đêm 29 rạng 30 tháng 4, 1975, Liên đội 5 của chúng tôi được bố trí ứng chiến tại Trường Trung Học Bác Ái (của người Hoa) nằm trên đường Nguyễn Trăi gần BTL/CSQG. Trung tá Nguyễn Nhựt Châu (Chánh Sở Chưởng Pháp/KNV), Liên đội trưởng, và tôi cùng cả ban chỉ huy liên đội hầu như ai cũng thức. Tin tức về cuộc di tản đang diễn ra trên nóc ṭa đại sứ Mỹ và nhiều địa điểm khác trong thành phố làm cho mọi người đứng ngồi không yên nhưng không biết làm sao v́ thành phố đang giới nghiêm. Nghe nói từ sáng đến giờ cả ngàn người đă tràn vào bên trong ṭa đại sứ này để leo lên những chiếc trực thăng Mỹ bay ra Đệ thất hạm đội Mỹ đang đón đợi ngoài Biển Đông. Trong khi đó, những báo cáo trên những máy truyền tin liên hợp PRC-25 cho biết đặc công VC đă xâm nhập có mặt tại một số nơi ở ngoại ô Sàig̣n. Lệnh trên máy truyền tin yêu cầu các nơi cần đề cao cảnh giác với những tên đặc công này v́ chúng đang giả trang thành những binh sĩ QLVNCH ră ngũ mang băng đỏ cố ư gây náo loạn ngoài đường phố.
Sáng sớm ngày 30 tháng 4, mặc dù vẫn c̣n giới nghiêm nhưng đường phố xe cộ đă nhộn nhịp, mọi người như đang hối hả đi t́m nơi an toàn lánh nạn. Một số người đang lắng nghe từ những chiếc radio transitor phát đi phát lại nhật lệnh của Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân tổng tham mưu trưởng QLVNCH vừa được chỉ định, kêu gọi quân nhân các cấp giữ vững tay súng và ở yên vị trí sẵn sàng chờ lệnh, không hèn nhát trốn chạy như người tiền nhiệm của ông và nhiều người khác. Thế nhưng chỉ vài giờ sau, Tướng Vĩnh Lộc cũng biến mất và radio lại phát thanh Nhật lệnh của Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người được Tướng Minh cử làm Quyền tổng tham mưu trưởng thay thế Tướng Vĩnh Lộc. (Sau ngày 30/4/75, Tướng Nguyễn Hữu Hạnh đă hiện nguyên h́nh là một tên cách mạng ba mươi, được VC tuyên dương là đă góp phần làm ră ngũ QLVNCH vào giờ thứ 25 của lịch sử). Tin tức dồn dập biến đổi từng giờ. Lệnh cử Tướng Nguyễn Hữu Hạnh làm Quyền tổng tham mưu trưởng chưa được bao lâu th́ vào khoảng 10 giờ hơn có lệnh của Tướng Dương Văn Minh kêu gọi quân nhân các đơn vị không được nổ súng và chuẩn bị bàn giao cho đối phương. Sau khi nghe lệnh này, Trung Tá Châu nói với tôi và mọi người: “Thôi đi về! Việc bàn giao để mấy ông lớn lo, không phải việc của ḿnh.” Thế rồi, không ai bảo ai, mọi người đều tự động rời bỏ địa điểm ứng chiến trở về Bộ Tư Lệnh. Cùng lúc đó cũng có lệnh từ Tổng Hành Dinh BTL/CSQG kêu gọi các đơn vị ứng chiến tiếp tục ổn định vị trí và cử đại diện trở về Tổng hành dinh nhận lănh lương khô để tiếp tục làm nhiệm vụ nhưng chẳng ai quan tâm đến lệnh này và không biết có ai thi hành lệnh này hay không. Khi chiếc xe jeep của chúng tôi về đến cổng Bộ Tư Lệnh, người lính gác trong cảnh phục CSDC vẫn c̣n đứng trong vọng gác ngơ ngác nh́n chúng tôi mà không hiểu v́ sao mọi người trở về BTL cùng một lúc đông như thế. Có lẽ đêm qua anh không nghe radio hay máy truyền tin? Cá nhân tôi cùng một số bạn trong liên đội 5 sau đó đă bịn rịn chia tay nhau sau khi về lại trước sân Khối Nhân Viên. Mọi người bùi ngùi bắt tay nhau mà không biết bao giờ sẽ gặp lại.
Trên đường phố trở về nhà, bầu trời âm u không có nắng tôi đă thấy bọn VC nằm vùng và những tên “cách mạng ba mươi” đeo băng đỏ bắt đầu xuất hiện đây đó lăng xăng đi tới đi lui. Về gần đến nhà ở chung cư Minh Mạng gần Ngă Sáu Sàig̣n, Quận 10, tôi thấy có một chiếc xe “pickup” hiệu Daihatsu bên hông có mang một tấm biểu ngữ đỏ có hàng chữ trắng ǵ đó tôi cũng chẳng buồn đọc, trên xe có một số thanh niên đang bắc loa kêu gọi mọi người chuẩn bị “chào mừng cách mạng thành công”! Khi tôi về đến nhà, vợ tôi vội vă đưa cho tôi một túi xách quần áo đă soạn sẵn nói tôi tạm lánh mặt về nhà chị tôi ở Tân Định v́ ở chung cư đă có khá nhiều bọn nằm vùng xuất hiện mang băng đỏ đi phát truyền đơn trong xóm. Ngay trước nhà tôi, một tấm biểu ngữ đỏ dài chăng ngang đường nối liền hai ṭa nhà chung cư viết cái ǵ trên đó tôi cũng không để ư.
Một giờ sau khi về đến nhà chị tôi ở Tân Định, khoảng 11 giờ 30 sáng, tôi nghe tin từ radio phát ra lời đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh, cùng lúc đó, ngoài đường nhiều tiếng súng AK chát chúa vang lên từng chập, có lẽ bọn cách mạng ba mươi, nằm vùng đang nổ súng để ăn mừng! Vừa nghe tin đó, tôi bỗng dưng ứa nước mắt nh́n chị tôi cũng đang khóc một cách tự nhiên mà không nói được lời nào.
Khoảng 1 giờ trưa, đứa em trai tôi tên Tiến từ ngoài cửa lếch thếch bước vào nhà. Em tôi mới 18 tuổi, mới nhập ngũ được gần hai tháng đang thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Nó nói, hôm nay sau khi có lệnh đầu hàng, các sĩ quan cán bộ đă tập họp các khóa sinh và tuyên bố cho họ được tan hàng về nhà. Tất cả các khóa sinh trong đó có em tôi sau đó đă tự động t́m cách đi về nhà. Bộ đồ thường phục mà em tôi mặc là do một người ở trong cư xá gia binh ở Quang Trung đă cho nó. Từ Quang Trung, nó đă vừa đi bộ vừa quá giang xe để đi về nhà. Trong khi đó, tôi và chị tôi cũng lo lắng cho một đứa em trai nữa đang phục vụ trong Sư Đoàn 21 BB ở Chương Thiện không biết số phận ra sao, nhưng may mắn hai ngày sau nó đă về được Sài G̣n.
Khoảng 1 giờ 30 chiều, từ cái radio trong nhà từ sáng đến giờ vẫn mở nhưng hầu như chẳng ai buồn nghe từ sau khi có lệnh đầu hàng của ông Minh bỗng có tiếng một người giọng Huế tự nhận là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói đại ư rằng: “Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rất vui mừng và cảm động…, tôi xin hát bài Nối ṿng tay lớn.” Ngay sau đó, ông nhạc sĩ này đă hát bài hát Nối ṿng tay lớn của ông được một số người phụ họa hát theo. Tôi thật buồn và thất vọng với tên nhạc sĩ phản chiến này. Tôi không thể ngờ tên này lại có thể trở cờ thành một tên “cách mạng ba mươi” nhanh đến như thế. Trước đây, nhiều người – nhất là những ai trong ngành an ninh, cảnh sát – đều biết Sơn là một tên nhạc sĩ phản chiến, trốn quân dịch được một số sĩ quan cao cấp của VNCH v́ yêu thích văn nghệ và mến mộ tài năng của y nên đă che chở cho y khỏi bị cảnh sát lùng bắt. Vậy mà khi cái chế độ từng nuôi dưỡng, cưu mang y vừa sụp đổ chỉ mới vài giờ, y đă vội vă ngoảnh mặt, quay ra xun xoe nịnh bợ những người chiến thắng!
Tới lúc đó, cả ba chị em cũng chả thiết ǵ đến ăn uống mà trong nhà cũng chẳng có ǵ để nấu nướng ngoài cái khạp gạo. Đến chiều tối, v́ nhà chị tôi nằm trong một con hẻm ở cuối đường Pasteur, nơi nổi tiếng có nhiều tiệm phở, nên mấy chị em đă rủ nhau đi ra đó để kiếm cái ǵ ăn lót bụng v́ suốt một ngày chưa ai ăn ǵ cả. Suốt con đường Pasteur hôm nay không có một tiệm phở nào mở cửa, nhưng cũng may có một nhà bán cháo gà nên ba chị em đă ghé lại ăn. Mặc dù đang đói bụng mà chẳng ai ăn hết nổi tô cháo của ḿnh.
Sáng hôm sau 1 tháng 5, 1975, tôi trở về nhà thăm vợ và con tôi (mới 7 tháng tuổi) một lát rồi vội vă đi ngay v́ không biết bọn nằm vùng và “cách mạng ba mươi” sẽ có những hành động ǵ. Lúc quay trở lại nhà chị tôi, tôi thấy có khoảng một tiểu đội lính bộ đội Bắc Việt đang lố nhố trong sân nhà chị tôi. Bọn bộ đội Bắc Việt đă mượn sân nhà chị tôi và nhiều nhà khác trong xóm làm nơi đóng quân để đề pḥng bất trắc trong những ngày đầu mới chiếm đóng. Tôi hơi chột dạ chẳng lẽ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa? Tôi sợ chúng khám phá ra tôi là một sĩ quan cảnh sát cấp bậc đại úy th́ thật là nguy hiểm, khó toàn mạng với chúng. Tôi đă nghe có câu ca dao mới, “Lính ngụy bắt được th́ tha, Cảnh sát bắt được làm ma không đầu.” V́ vậy tôi phải nói tôi là một nhà giáo đến thăm chị và em tôi một lát rồi vội vă đi ngay. Tôi chạy xe loanh quanh ngoài đường, định ghé nhà mấy người bạn xem ai c̣n, ai đă ra đi, nhưng cuối cùng tôi lại thôi, quay trở về nhà ḿnh.
Những ngày tiếp theo là những ngày đầy căng thẳng lo âu không biết số phận ḿnh sẽ ra sao với những người vừa chiến thắng. Tôi cũng như các quân cán chính khác đều phải ra tŕnh diện với các ủy ban quân quản ở phường, quận, và thành phố. Mấy ngày sau, tôi gặp V.H.A., một người bạn văn nghệ, người đă có một số sách viết về t́nh yêu và tuổi trẻ khá ăn khách trong đó có tập truyện đầu tay “Dễ Thương” mà tôi có viết lời giới thiệu. Anh rủ tôi đến Hội Văn Nghệ Sĩ Yêu Nước (hay Giải Phóng?) có trụ sở đặt tại ṭa nhà ṭa Đại Sứ Đại Hàn trên đường Nguyễn Du để ghi danh. Tôi nghĩ, mặc dù thỉnh thoảng cũng có thơ văn in trên báo, nhưng tôi chỉ viết lách tài tử, không chuyên nghiệp, chẳng ai biết đến tên tuổi mà lại ghi danh vào hội này trong khi ḿnh lại là một sĩ quan cảnh sát bị liệt vào loại ác ôn th́ dễ bị nghi ngờ lắm. Nghĩ vậy nên tôi đă từ chối lời đề nghị của bạn. Sau đó, khoảng vài tuần sau, V.H.A. lại rủ tôi và một người bạn khác, mỗi người góp $100.000 làm vốn chung để mua bán phụ tùng xe đạp trên lề đường Minh Mạng, Quận 10. Lúc đó, sau ngày 30 tháng 4, 1975, xe đạp bỗng trở thành cái mốt thịnh hành thay cho xe gắn máy nên chợ trời phụ tùng xe đạp cũng bắt đầu xuất hiện đầy con đường Minh Mạng. Thế là cả ba chúng tôi bỗng chốc trở thành những tên buôn bán chợ trời rất sớm một cách bất đắc dĩ. Nhưng tôi chưa có dịp trổ tài buôn bán cũng như chưa nh́n thấy được đồng lời lăi nào từ việc bán buôn này th́ ngày 25 tháng 6, 1975, đúng như sự lo sợ của vợ tôi, tôi đă bị bọn “Cách mạng Ba Mươi” chỉ điểm dẫn công an đến nhà bắt. Tôi bị buộc tội “trốn tŕnh diện học tập” v́ mang cấp bậc Đại úy Cảnh Sát mà giờ này c̣n ở nhà không đi tŕnh diện học tập. Mặc dù tôi có giải thích, ngày tŕnh diện dành cho cấp Đại úy Cảnh Sát khác với ngày dành cho đại úy quân đội nhưng tôi vẫn bị chúng bắt giải vào giam trong khám Chí Ḥa.
Khi được giải vào đến khám Chí Ḥa th́ tôi đă hiểu rằng, dù bị bắt hay đi tŕnh diện th́ cũng một nghĩa như nhau, bởi v́ cùng bị bắt giam vào Chí Ḥa với tôi c̣n có hàng trăm quân cán chính khác đủ mọi cấp bậc. Có người bị bắt ở nhà như tôi, cũng có người bị bắt trên đường đi đến địa điểm tŕnh diện. Dù có giải thích thế nào th́ mọi người vẫn bị bắt v́ đó là chủ trương “thà bắt lầm c̣n hơn bỏ sót” của những người chiến thắng. Trong số những người bị bắt giam ở Chí Ḥa có rất nhiều giới chức cao cấp trong quân đội cũng như cảnh sát và hành chánh của VNCH. Như: về phía cảnh sát có Đại Tá Đàm Trung Mộc, cựu Viện Trưởng Học Viện CSQG; Đại Tá Cao Xuân Hồng, cựu Giám Đốc Nha CSQG Khu II, Trung Tá Trần Thanh Bền, cựu Tổng Giám Đốc CSQG, …. C̣n bên phía quân đội có Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, Đại Tá Trần Vĩnh Đắt, Thiếu Tá Đặng Sĩ (vụ Phật Giáo Huế 1963), Trung Tá Trần Ngọc Thức (vụ vũ nữ Cẩm Nhung),… Về phía dân sự có Bác sĩ Hồ Văn Châm (bộ trưởng Chiêu Hồi… Cựu Chiến Binh), cựu Thủ Tướng BS Phan Huy Quát, kư giả lăo thành Nguyễn Tú, tỷ phú Nguyễn Đ́nh Quát (cựu ứng cử viên Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Ḥa),… Và c̣n nhiều nữa tôi không nhớ hết. Những người này, một số sau đó được chuyển đi các trại khác, có người bị đưa ra miền Bắc như Đại Tá Đàm Trung Mộc (sau đó đă chết trong trại tù Hà Sơn B́nh năm 1982); nhưng cũng có một số bị giam ở Chí Ḥa cho đến khi được trả tự do. Tôi là một trong số những người “may mắn” đó. Trong cái rủi (bị bắt) cũng có cái may là tôi không bị đưa vào rừng, lên núi lao động vinh quang; cho nên, nếu không rủi ro vào giờ thứ 25 như vậy biết tôi có c̣n sống để viết những hồi ức này hay không?
PBC Hội Ngộ
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Lâu nay tôi vẫn kể chuyện chung sự của các chiến hữu, nay lại kể thêm câu chuyện buồn. Trưa chủ nhật 21 tháng 7-2019 IRCC/Viet Museum và Dân Sinh Media tổ chức ngày ghi dấu hiệp định Geneve chia đôi đất nước. Ngày xưa kỷ niệm này gọi là ngày quốc hận. Bây giờ chuyện di cư năm 1954 bị quốc hận 30 tháng tư 75 làm lu mờ. Tuy nhiên anh em chúng tôi là thành phần t́nh Bắc duyên Nam, làm sao quên được chuyện Bắc Kỳ di cư dù rằng xa cách đă 65 năm. Đă sắp xếp được 40 bàn bao trọn nhà hàng Phú Lâm. Cô Lương Kim Dung là bà quả phụ Trần Văn Tước đặt một bàn cho anh chị em cùng khóa. Trong số này đặc biệt có anh chị Nghiêm Kế. Phải nói là quá đặc biệt v́ cô vợ xứ Bưởi Biên Ḥa sẽ lái xe rước anh Kế từ Nursing home đi dự tiệc. Nhưng khi tôi viết những hàng chữ này th́ anh Kế vừa ra đi. Nghiêm Kế sẽ không bao giờ họp mặt với chúng tôi nữa.
Câu chuyện giữa anh em cùng khóa mà nói đến toàn dân, toàn quân xem ra quá rộng răi. Thu lại trong số hơn 300 sinh viên cùng khóa xem ra cũng c̣n quá nhiều. Khóa chúng tôi tên gọi là Cương Quyết sĩ quan trừ bị gồm có 5 đại đội bị động viên tháng 3 năm 1954. Ba đại đội quê miền Nam và miền Trung vào trường Thủ Đức. Hai đại đội ra đi từ Hà Nội gửi qua Đà Lạt. Nghiêm Kế và chúng tôi được xếp vào trung đội 21. Anh em cùng khóa trong quân trường sau này gặp nhau thường đại ngôn rằng khóa của ḿnh ngon nhất. Rồi cao hứng thu nhỏ lại nói rằng trung đội của ḿnh bao giờ cũng hay ho hơn các trung đội khác. Theo đúng truyền thống muốn hơn người tôi cũng phải xác nhận rằng khóa Cương Quyết Đà Lạt của chúng ḿnh là số một. Rồi thu nhỏ lại niềm hănh diện th́ trung đội 21, đại đội 6 của tôi với Nghiêm Kế cũng là số 1.
Nếu xét về học vấn th́ khóa của chúng tôi xem ra rất tầm thường. Phần lớn chưa có tú tài ở thời kỳ 54. Giỏi lắm là có bằng trung học. Nhưng Điện Biên Phủ đang giao tranh. Học sinh trung học đệ tứ là bị gọi động viên. Thêm vào đó khóa học cấp tộc có 6 tháng. Làm sao so được với mấy cậu Đà Lạt 4 năm ra trường với bằng cử nhân. Nhưng khóa Cương Quyết ra trường vào lúc quân đội đang thành lập các đơn vị nhảy dù, TQLC, các tiểu đoàn bộ binh và các quân binh chủng. Những chàng trai Hà Nội bắt đầu đeo lon Tây đội mũ xanh, mũ đỏ lao vào cuộc đời với tất cả hào hứng của tuổi trẻ. Nghiêm Kế là một trong các chàng trai Hà Nội theo học công binh, một binh chủng có nhiều hứa hẹn vô cùng khắc nghiệt. Tuy là binh chủng chuyên môn nhưng chiến đấu như bộ binh và trong chiến dịch thường đi đầu và về cuối. Sau khi tốt nghiệp công binh, Nghiêm Kế vốn là công tử Hà Nội đă lên xứ Bưởi Biên Ḥa để t́m người trăm năm mà yên bề gia thất. Nhưng rồi quân lệnh cấp tốc đưa chàng lên nhận trách nhiệm đại đội trưởng trong tiểu đoàn công binh sư đoàn đồn trú tại Pleiku. Cùng một lúc bạn Dương công Liêm khóa niên trưởng Đà Lạt nhận chức tiểu đoàn trưởng. Anh Liêm đến thăm đại đội của Nghiêm Kế đang ngày đêm xây dựng phi trường phia bắc Kontum. Phải đến gần 60 năm sau ông Liêm mới viết xong thiên hồi kư t́nh chiến hữu nhắc lại chuyện xưa rất cảm động.
Từ nhiệm vụ đại đội trưởng công binh binh đoàn đầu sóng ngọn gió, Kế lên nhận chức tiểu đoàn trường công binh sư đoàn 22 với đơn vị đóng tại miền duyên hải nhưng bộ tư lệnh tiền phương của sự đoàn đang hành quân tại Tân Cảnh. Trong chuyến đi từ duyên hải lên thăm đại đội của tiểu đoàn đồn trú ở tiền phương, Nghiêm Kế phải ở lại chịu dựng trận Bắc quân tràn ngập cuối cùng với tư lệnh sư đoàn tử trận . Khi phía bên kia pḥng tuyến tiểu đoàn nhảy dù tan hàng để trung tá Bảo ở lại Charlie th́ bên nầy trung tá Kế nghe tiếng ḥ hét của Bắc quân. Hàng sống, Chống chết. Từ Tân cảnh, tù binh Nghiêm Kế đội mưa B52 trên con đường Trường Sơn Tây mà trở về Hà Nội. Lội bộ ngược đường ṃn HCM một hôm thủ trưởng Cộng quân chợt hỏi. Có anh nào biết tiếng Mỹ không đến đây thông dịch. Ta mới bắt được anh đại úy phi công Mỹ nhảy dù. Kế bên xung phong nhận nhiệm vụ đi với anh tù Đồng Minh. Từ đó hai anh sĩ quan Mỹ Việt bị trói chung trên suốt con đường từ miền Nam ra đến Hà Tĩnh. Câu chuyện di hành suốt 3 tháng có thể làm thành cuốn phim với nhiều hoạt cảnh vô cùng thú vị. Qua hành tŕnh của tử thần, Nghiêm Kế nhiều phen cứu anh bạn tù trải qua những nỗi hiểm nghèo. Kế cũng dạy cho bạn Mỹ nhớ tên các sĩ quan tù binh Việt Nam để sau này về sớm th́ khai báo với phe quốc gia. Bạn trẻ phi công Mỹ thề nguyền sẽ không bao giờ quên ông trung tá công binh Việt Nam. Ra đến Quảng B́nh, bên kia Bến Hải tù binh được mở c̣ng để Mỹ Việt chia tay. Phi công Mỹ lên xe về hỏa ḷ Hà Nội “Hilton”. Nghiêm Kế bị chở lên trại tù binh Thái Nguyên. Năm 1954 khi giă từ Hà Nội, không bao giờ người thanh niên đất Bắc nghĩ rằng lại trở về quê cũ theo con đường đau thương như thế. Đoàn tù binh Sài G̣n ngồi xe bít bùng chạy qua cầu Gia Lâm giữa cơn gió lạnh trong màn sương đêm Hà Nội. Tiếp theo là những ngày tháng ṃn mỏi của đời sống tù binh cùng với những năm đói khát chiến tranh ở Bắc Việt. Tại Sài g̣n, vợ con Nghiêm Kế ngày đêm nghe đài Hà Nội, chợt một đêm nghe tiếng ông Kế trên máy. Mắng chửi ông Thiệu mấy câu cho phải đạo tù binh rồi Nghiêm Ke gửi lời về cho gia đ́nh. Anh chưa chết đâu em. Chị Kế, quê hương xứ Bưởi Biên Ḥa chưa bao giờ được tin anh chồng Bắc Kỳ bị tù mà vui như thế. Chúng tôi xa Hà Nội từ hiệp định Geneve 1954, nhưng Nghiêm Kế cũng nhờ hiệp định Paris 73 mà được trả tự do. Trên bến sông Thạch Hăn vào buổi chiều hạnh ngộ có anh trung tá nhảy dù Nguyễn thế Nhă của trung đội 21 ôm anh tù binh cùng trung đội sinh viên mà nói rằng. Kế ơi là Kế, sao mà mày khốn khổ thế này. Nhưng rồi chinh chiến nào biết ai khổ hơn ai. Mấy tháng sau Nguyễn thế Nhă trung đoàn trưởng của sư đoàn 1 BB tử trận được vinh tháng đại tá.Chúng tôi thuộc trung đội 21 và các bạn cùng khóa tiễn đưa Nguyễn thế Nhă anh hùng về nơi vĩnh cửu tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Trung tá tù binh Nghiêm Kế lại nói rằng. Nhă ơi Nhă, sao số mày khốn nạn thế này. Chào các bạn cùng đưa đám đại tá Nhă, ngày mai Kế sẽ ra miền Trung nhận chức vụ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn công binh kiến tạo. Rất ít khi các sĩ quan tù binh được trở về lănh chức vụ chỉ huy.
Bây giờ câu chuyện dài rút ngắn. Đơn vị tan hàng năm 75. Kế chạy thoát về Sài G̣n rồi di chuyển bằng thuyền để trở thành các thuyền nhân đầu tiên. Năm 1977 trên con đường di tản từ miền Động về miền Tây nước Mỹ, vợ chồng Nghiêm Kế và đàn con di cư ty nạn lôi thôi lếch thếch được chở tới cổng trại của lữ đoàn trực thăng số 1 của lục quân Hoa Kỳ. Từ cổng trại gia đ́nh ông trung tá ty nạn đi lên con dốc . Phía trên có đoàn quân nhạc của lữ đoàn thổi kèn chào, anh đại úy phi công Mỹ tù binh đói khát ngày xưa bây giờ là ông đại tá tư lệnh cùng vợ con xếp hàng chào gia đ́nh người bạn tù giữa những tiếng cười trong nước mắt. Chỉ trong những giây phút đó những đứa con mới biết ngày xưa bố chúng nó làm công việc ǵ mà được trời đất đăi ngộ những cảnh tượng như trong phim bộ Đại Hàn
Tiếp theo là giai đoạn gia đ́nh Nghiêm Kể về định cư tại San Jose. Sau nhiều năm xây dựng cuộc sống, Kế dẫn vợ về thăm quê hương. Viếng thăm gia đ́nh nội ngoại Bắc Nam là chuyện thông thường. Cả họ nhà chồng đều vẫn c̣n xứ Bắc. Cả họ nhà vợ vẫn c̣n đầy đủ ở miền Nam. Tuy nhiên thật ít người dẫn vợ đi thăm các chiến trường xưa. Về thăm rừng núi Tân Cảnh nơi xảy ra trận cuối cùng. Bên này là pḥng tuyến cuối của sự đoàn 22. Đây là chỗ trực thăng Mỹ bốc cố vấn ra đi để toàn bộ sư đoàn tiền phương ở lại. Chỗ này là tăng địch tràn vào. Ngay đây là con đường ông Kế chạy ra ngoài. Phía bên kia là ngọn đồi Charlie danh tiếng của những người mũ đỏ ở lại muốn đời. Rồi Kế dẫn vợ lên miền Bắc thăm nơi đă sống những ngày tù binh. T́m đến nơi cho quà các tay quản giáo coi tù. Thật là hiếm hoi mới có anh tù Sai G̣n về thăm hỏi tặng quà cho cai tù cộng sản Hà Nội.
Đó là những trận chiến tranh chính tri sau cùng của Nghiêm Kế. Về phần khóa Cương Quyết Đà Lạt của chúng tôi kể chuyện anh em chẳng bao giờ hết. V́ vậy thu hẹp lại bài điểm danh trung đội xem ra hơn 30 sinh viên sĩ quan ngày nay số c̣n lại rất ít. Đa số đứng chờ Nghiêm Kế ở bên kia thế giới. Vừa mới loan tin Nghiêm Kế ra đi anh em Công Binh đă quan tâm đăng ngay lời phân ưu dù rằng gia đ́nh không cáo phó. Bạn công binh Dương công Liêm cũng hết sức t́nh cảm kể măi chuyện cũ trong t́nh chiến hữu. Các bạn cùng khóa hết sức quan tâm chia buồn như Vũ Thượng Đôn, Ngô văn Định, Nguyễn Đức Chung và Ms Lê Xuân Định, Ms Hien San Diego . Riêng phần chúng tôi thu hẹp trong t́nh trung đội xin báo tin cho các anh Bùi Thế Xương, trung đội trưởng và Trần trung Huân ở Paris. Các bạn CA Trần vẫn Giai (Nửa mê nửa tỉnh) Trần Quốc Lịch, Nghiêm Tôn, Trần Ngọc Thái, Lại Thọ và Nguyễn văn Minh VA. Tin sau cùng cho biết thể theo lời Nghiêm Kế, lễ tang chỉ giới hạn trong phạm vi gia đ́nh. Sau khi hỏa thiêu tro tàn sẽ đem về nghĩa trang của họ Nghiêm. Chàng trai Hà Nội sau hơn 60 năm ra đi sau cùng sẽ về chốn cũ với quê hương xưa. Xin nhắn tin bạn cùng trung đội Nguyễn Thế Thứ và Nguyễn Thế Nhă nhớ về đón Nghiêm Kế ở trại Ngoc Hà Hà Nội.
Nơi ngày xưa 300 thanh niên miền Bắc đă tŕnh diện nhập ngũ tháng 3 năm 1954. Đă 65 năm rồi. Anh chị Kế sẽ không đến dự ngày ghi nhớ Geneve chia cắt Việt Nam. Ngày khởi đầu của Việt Nam cộng ḥa làm cho Sài G̣n đẹp lắm Sài g̣n ơi. Trước sau được 21 năm. Ngàn thu vĩnh biệt Nghiêm Kế, Trung đội 21.
** Tr/tá Ng.T.Nhã Trung đoàn Trưỡng Tr Đ 51/S.Đ 1 BB tử trận khi đang ngồi trong căn nhà để nghĩ mát trong căn cứ Tiền phương Tr/Đ 51 ,nằm cạnh QL 1 vùng Cầu Hai -Đá bạc giữa Đà Nẵng và Huế. Ông mới vừa đi phép trong Sài gòn ra là đi đến Bộ chỉ huy tiền phương, thình lình có 1 tiếng nổ vang lên và chỉ 1 tiếng duy nhất làm ông đứt lìa đầu. Bà Nhã vợ ông đáp chuyến bay Air VN sau mấy giờ thì nhận được tin ông tử trận, có lẻ do đặc công hay nội gián đặt chất nổ chớ không phải pháo kích như báo cáo đã ghi ??....
DQY
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following User Says Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
(Hào Kiệt Phương Nam) Những Chiến Sĩ Anh Hùng của Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù VNCH tự sát chứ không đầu hàng giặc (30/ 04/ 1975)
“Tuy mạnh, yếu có lúc khác nhau
Song, ‘Hào Kiệt’ thời nào cũng có”
(B́nh Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trăi)
--------
Sáng sớm ngày 29 tháng 4, 1975, chúng tôi tiếp tục công việc như mọi ngày nhưng trong ḷng nôn nao khôn tả. Từng đoàn dân chúng hoặc quân nhân của Sư Đoàn 18 Bộ Binh ào ạt kéo về hướng Sài G̣n, chúng tôi kêu gọi họ ở lại tiếp sức trấn giữ cây cầu nầy nhưng họ nói là được lệnh về bảo vệ Thủ Đô Sài G̣n.
C̣n căn cứ Giang Thuyền của Hải Quân tại bờ sông Đồng Nai cạnh cây cầu nầy ngày hôm qua c̣n có bóng người thấp thoáng, đến hôm nay sao im vắng như vậy? Dưới sông c̣n mấy chiếc giang đỉnh nằm yên trên sóng nước lăn tăn dưới làn gió nhẹ.
Anh em tôi kéo đến hỏi ư kiến Trung Sỹ Ngôn là người có cấp bậc cao nhất và cũng lớn tuổi nhất trong bọn tôi:
- Tính sao Trung Sỹ?
Trung Sỹ Ngôn đáp tỉnh bơ:
- Không tính ǵ cả, giặc đến th́ đánh chớ c̣n tính ǵ nữa, lúc trước ta phải sang Campuchia, sang Lào, đi ra Vùng I, Vùng II t́m giặc mà đánh, nay chúng kéo đến đây th́ ta phải đánh chứ c̣n nghĩ ngợi ǵ nữa.
Lời nói khẳng khái của TS Ngôn khiến anh em Nhảy Dù và các chiến sĩ Công Binh, Địa Phương Quân cũng lên tinh thần. Một vài người phát biểu ư kiến:
- Trung Sỹ Ngôn đúng là một chiến sĩ can đảm của quân đội, lẽ ra anh phải có cấp bậc khác hơn mới đúng, quân đội cần phải có những chiến sĩ đảm lược như vậy.
Trung Sỹ Ngôn khoát tay bảo đừng nói tiếp nữa, ông nói:
- Các bạn đừng cho tôi uống nước đường tưởng tượng nữa, đời binh nghiệp của tôi nếu có được kéo dài th́ cũng thế thôi, một tên quân phạm được Bộ Tổng Tham Mưu cho tiếp tục phục vụ th́ c̣n lên xuống ǵ nữa!!!
Ai nấy đều không tin câu nói của Trung Sỹ Ngôn, ông ta phải xác minh tới lui mấy lần mà chưa có ai tin.
***
Riêng tôi th́ tôi tin ông nói thật v́ tôi là HSQ quân số của Tiểu đoàn, tôi nắm giữ hồ sơ lư lịch của quân nhân trong đơn vị nên tôi biết nhiều về quân nhân trong đơn vị.
Tôi xin mở dấu ngoặc nói về người Hạ sĩ quan nầy:
Sau những trận “Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972, v́ nhu cầu bổ sung quân số cho các đơn vị tác chiến đang thiếu hụt, Bộ Tổng Tham Mưu nghiên cứu và quyết định cho tiếp tục phục vụ các quân phạm được coi là thường phạm hiện đang bị giam giữ trong Quân Lao G̣ Vấp. Ông Trung Sỹ Ngôn được xuất lao trong đợt đầu tiên và được bổ sung về Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù.
Ngày tôi đến Khối Bổ Sung nhận về 30 quân phạm trong đó có Trung Sỹ Ngôn, vừa gặp ông là tôi có thiện cảm liền. Tôi đưa các quân nhân nay về Hậu cứ Tiểu đoàn ở cổng số 9 trong Căn cứ Long B́nh, Biên Ḥa, trang bị cho họ và chờ ngày tăng cường hành quân.
Trong những ngày chờ đợi tôi có dịp tiếp xúc với các quân nhân nầy để t́m hiểu và giúp đỡ chuyển thư từ, nhắn tin người nhà đến thăm, tiếp tế cho họ, phần các quân nhân ở xa hoặc ở trong vùng mất an ninh th́ chỉ gởi thư theo đường bưu điện thôi.
Riêng Trung Sỹ Ngôn, quê ở Hốc Môn, tuy không xa lắm nhưng xă ấp ở vùng xôi đậu nên tôi không thể đem thư đến nhà cho ông được, tôi cố gắng đi đến chợ quận Hốc Môn, rồi hỏi thăm t́m những người cùng xă ấp với ông nhờ họ chuyển thư về gia đ́nh ông. Cuối cùng, thân nhân của ông cũng đă t́m đến thăm ông được. Và nhờ vậy ông mang ơn tôi, có tâm sự ǵ ông đều phun ra hết, và con đường tù tội của ông như sau:
“Sau Tết Mậu Thân, Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến gần như thường xuyên có mặt tại Quân Khu I và Quân Khu II, các người lính Tổng Trừ Bị nầy hầu như là “Trấn thủ lưu đồn” của thời xa xưa, có khi hai ba năm chưa được về thăm gia đ́nh một lần, Trung Sỹ Ngôn tuy là đă có gia đ́nh, nhưng v́ lính xa nhà trong lúc sức lực phương cường, nên thường lén rời đơn vị đi thăm “Đệ Thất Hạm Đội” cắm sào trên sông Hương.
Một lần, sau khi lănh lương, anh đi lả lướt trên sông Hương, Đến sáng ngày tỉnh dậy mới hay bị mất ví cả giấy tờ tùy thân và tiền lương tháng mới lănh chưa kịp gởi về cho vợ. C̣n chiếc thuyền th́ đă cập bến nhưng người lái không có ở đó.
Trên đường trở về vị trí đóng quân bị Quân Cảnh xét giấy tờ không có nên bị bắt giữ rồi giải giao về đơn vị thọ phạt. Quá uất ức, nên sau khi thọ phạt xong Trung Sỹ Ngôn cầm một quả lựu đạn t́m đến bờ sông th́ rất may anh gặp lại cô lái đ̣ hôm trước. Anh đ̣i lại cái ví và số tiền anh đă bị đánh cắp, cô lái chối căi là không có lấy, anh đập trái lựu đạn vào đầu cô ta phun máu, cô ta mới chịu nhận là có lấy nhưng gă anh trai ma-cô của cô ta đă cất giữ rồi, theo lời cô lái đ̣ nói lại là nếu anh có tiền chuộc mới được trả lại.
Quá tức giận, anh lại cầm trái lựu đạn đập vào đầu cô ta khá mạnh khiến cô ta kêu thét lên rồi ngất xỉu luôn. Các người trên thuyền bên cạnh tri hô lên là có án mạng nên lính Quân Cảnh và An Ninh Quân Đội đến bắt anh, anh kháng cự đưa ra trái lựu đạn dọa nếu ai đến gần sẽ cùng chết với anh. Anh về đơn vị tŕnh diện và bị An Ninh Quân Đội của đơn vị bắt giải về Sài G̣n đưa ra ṭa án Quân Sự Mặt Trận Quân Khu III.
Tôi hỏi chen vào:
- Anh có mướn luật sư bào chữa cho anh không? Ṭa án xử anh có nặng lắm không?
Trung Sỹ Ngôn thở ra, chán nản nói:
- Tiền đâu mà mướn luật sư, tiền của ḿnh nó lấy hết rồi nên ḿnh mới gây nên tội. Tôi tŕnh bày tất cả sự việc để ông Chánh Án quyết định chứ không thèm xin ân giảm ǵ hết.
Tôi ṭ ṃ hỏi anh về quang cảnh của phiên Ṭa, anh đáp:
- Đầu tiên, họ điệu tôi ra giữa pḥng xử, các viên chức trong ṭa lần lượt đi ra, cuối cùng tới ông Chánh Án, là một vị Trung Tá trong QĐVNCH. Đầu tiên họ đọc cáo trạng về trường hợp phạm pháp của tôi, tiếp theo ông Ủy viên Chính Phủ tức là Công Tố lên án tôi, tôi bị khép vào 3 tội.
Tội thứ I: Phạm vào điều Giáo lệnh thứ 5: Không được bê tha, rượu chè, cờ bạc, trai gái, và nghiện hút.
Tội thứ 2: Can tội sát nhân, đánh chết người phụ nữ chân yếu tay mềm không thể tự vệ.
Tội thứ 3: Dùng vũ khí để chống lại nhân viên công lực làm nhiệm vụ. Cuối cùng Ủy viên Chính phủ xin ông Chánh Án lên án thật nặng đối với quân nhân vô kỷ luật để làm gương.
Đến phần luật sư biện hộ, v́ không có luật sư của bị cáo nên Ṭa chỉ định một luật sư t́nh nguyện giúp tôi, tôi nói là tôi không cần, tôi tự trả lời lấy.
Về tội thứ 1: Các điều bê tha, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút tôi không có, c̣n vấn đề trai gái th́ tôi sống theo luật tự nhiên, giải quyết sinh lư, v́ một người b́nh thường mà phải xa nhà cả hai, ba năm, thậm chí bốn năm năm th́ bị mất quân b́nh, họ c̣n lo chiến đấu, sống chết bất ngờ, ăn uống thiếu thốn, nằm rừng ngủ bụi, th́ làm sao chịu nổi. Tôi đặt ví dụ: Một người công chức mỗi ngày làm việc 8 giờ, tan sở đă có công xa đưa đón, về nhà có vợ con săn sóc, họ được ba bữa ăn nóng. C̣n giới quân nhân th́ sao, có nhà mà cả mấy năm không được về, có vợ mà phải đi ngủ với gái điếm lại c̣n bị tội bê tha, trai gái.
Về tội thứ 2: Tôi nh́n nhận có nóng nảy, quá mạnh tay với cô đó. Nhưng thưa quan Ṭa, tôi ăn bánh trả tiền ṣng phẳng. Tại nó lấy tiền, lấy giấy tờ của tôi khiến tôi bị bắt, bị phạt kỷ luật, sau đó nó c̣n đ̣i tiền chuộc th́ tôi không nóng sao được.
Về tội thứ 3: Tôi dùng lựu đạn để gây áp lực chứ không hề mở khóa an toàn, không gây thương tích hay nguy hiểm cho nhân viên công lực, tôi không để nhân viên công lực bắt tôi v́ tôi không muốn để những người phè phỡn ở thành phố bắt những thằng đi tác chiến, tôi quyết về đơn vị để cấp chỉ huy định đoạt. Phần tŕnh bày của tôi đă xong.
Tôi hỏi anh:
- Sau đó th́ sao, Công tố viên c̣n nói ǵ không? Ṭa tuyên bố thế nào? Có nặng lắm không?
- Khi tôi nói, Ủy viên Chính Phủ có vẻ bất b́nh, muốn ngăn lại, nhưng ông Chánh Án không tỏ thái độ ǵ nên ông ta cũng nín luôn, cuối cùng Ông Chánh Án thay v́ kết án là tôi “cố sát” hay ít ra là kết tội “Cố ư đả thương, nhân thương trí mạng” ǵ ǵ đó, th́ Ông Chánh Án đă lên án là “ngộ sát” và h́nh phạt là năm năm tù ở. Nhưng mới hai năm th́ được cho ra ngoài tiếp tục phục vụ. Tôi nói thiệt, nếu có được đi ra ngoài đó nữa, tôi sẽ vẫn đi thăm “Đệ Thất Hạm Đội” đó nữa”.
Vậy mà giờ đây, trước giây phút hấp hối của Thủ đô VNCH anh vẫn hiên ngang đóng tại cửa ngơ vào thành phố, vẫn cùng 6 người thương binh tự đặt dưới quyền điều khiển của anh, cạnh đó, các quân nhân Công Binh, Địa Phương Quân cũng lây cái hào khí của anh, họ hứa sẽ ở lại cùng chiến đấu với anh em Nhảy Dù.
Và bây giờ chúng ta hăy nghe Binh Nhất Hào Hoa của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù kể tiếp:
***
“Từ buổi trưa đến chiều ngày 29 tháng 4, 1975, các quân nhân của Sư Đoàn 18 BB đi về càng nhiều, có người th́ đi lẻ tẻ, có tốp th́ đi chung nhiều người. Tôi nghĩ đây là họ “di tản chiến thuật” để sẽ được “tái phối trí” ở một vùng nào đó. Nhiều người dân di chuyển trên đường giục chúng tôi:
- Mấy chú Nhảy Dù ơi, bọn Việt cộng tràn tới rồi ḱa !
“Nghe họ nói, tôi cũng cảm thấy lo ngại, hàng đoàn quân c̣n chạy, th́ mấy mươi người chúng tôi có nghĩa lư ǵ với cơn thác lũ của chiến cuộc. Tôi liếc nh́n các bạn Nhảy Dù tại đó, thấy họ vẫn b́nh tĩnh chứ không có vẻ lo sợ ǵ cả. Tôi nghĩ họ đă dày dạn phong sương, đă tôi luyện trong máu lửa nên ḷng họ đă chai ĺ rồi chăng?
***
“Từ ngày Tổng Thống Nixon lên chức, ông quyết định rút hết quân về nước trong “Danh dự”. Ông đưa ra áp dụng kế hoạch “Việt-Nam Hóa Chiến Tranh” là (bỏ của chạy lấy người). Quân Mỹ và Đồng Minh ào ạt đến rồi cũng ào ạt rút lui. Các căn cứ quân sự được chuyển giao lại cho QĐ VNCH, trong các căn cứ đó có căn cứ Long B́nh là rộng lớn và ở gần thủ đô Sài G̣n nhất.
Trong khi đó Chính Phủ Việt-Nam Cộng Ḥa cũng đă có kế hoạch chỉnh trang thành phố, mà hai doanh trại của Nhảy Dù là trại Nguyễn Trung Hiếu của Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù nằm trên đường Lê Văn Duyệt đối diện với Nghĩa Trang Đô Thành Sài G̣n và doanh trại Phạm Công Quân của Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù nằm trong vườn cao su của nhà thờ Chí Ḥa tại ngă tư Bảy Hiền là bị ưu tiên chiếu cố để chuyển đi. Cả hai Tiểu Đoàn 1 và 3 Nhảy Dù đều được giao cho một số nhà tole tại Cổng số 9 trong căn cứ Long B́nh để làm doanh trại cho đơn vị ḿnh.
V́ doanh trại cũ của TĐ 3 ND sẽ được ưu tiên xây Bệnh Viện V́ Dân, nên toàn bộ trại nầy được chuyển về doanh trại mới gần cuối năm 73, c̣n TĐ 1 ND chưa kịp chuyển về căn cứ nầy, nên chỉ đưa một bán đội sáu người đến tiếp nhận và trông chừng doanh trại, và tôi là B.I “Hào Hoa” là một trong sáu quân nhân được phái đến giữ trại đó.
Sáu người anh em chúng tôi thường hay sang doanh trại của TĐ 3 ND chơi với các quân nhân phụ trách về các việc chuyên môn của đơn vị nầy.
Lư do tôi được đến giữ doanh trại mới nầy là trong lúc cùng đơn vị tham dự Hành quân tại Quảng Trị, tôi bị thương, được di tản về Bệnh Viện Đỗ Vinh để điều trị, khi vết thương đă b́nh phục, tôi chuẩn bị tăng cường HQ th́ gặp lúc Tiểu đoàn cần một số quân nhân đến tiếp nhận và trông coi doanh trại mới vừa được chuyển giao và tôi được chọn cùng với 5 anh em khác.
***
V́ vậy mà tuổi chiến trường, kinh nghiệm chiến trận của tôi c̣n kém cỏi, nên khi nghe dân chúng bảo chạy đi tôi cũng thực sự lo ngại lắm, các binh sĩ kia cũng có vài người dao động, lo lắng trước những việc diễn biến quá nhanh. Binh 2 Kha rụt rè hỏi TS Ngôn mà cũng có thể hỏi chung anh em Nhảy Dù.
- Làm sao bây giờ Trung Sỹ?
Trung Sỹ Ngôn đáp không do dự:
- Như tôi đă nói ngày hôm qua, lúc trước ta t́m giặc mà đánh, bây giờ chúng nó tới th́ ta phải đánh chứ c̣n tính ǵ nữa, nếu anh em nào sợ th́ chạy theo đoàn người di tản đó đi, tôi không cản trở, c̣n anh em nào không sợ th́ ở lại chúng ta cùng nhau chiến đấu tới cùng.
Trước lời nói quyết liệt của Trung Sỹ Ngôn, anh em lên tinh thần trở lại, họ hứa sẽ ở lại chiến đấu tới cùng với TS Ngôn. Riêng tôi không có ư kiến, ai làm sao tôi làm vậy thôi.
Trọn đêm đó tiếng súng nổ từ xa đến gần, hướng Sài G̣n thỉnh thoảng có tiếng pháo kích rải rác đó đây tuy không nhiều lắm. Chúng tôi cũng thay nhau ngủ gà ngủ gật trong các công sự bằng bao cát.
Trời vừa hừng sáng ngày 30 tháng 4, 1975, Trung Sỹ Ngôn đốc thúc anh em t́m chỗ có thể vừa ẩn nấp vừa chiến đấu bên dưới gầm cầu, chứ mấy cái công sự bằng cát đó chẳng có nghĩa lư ǵ đối với xe thiết giáp T-54 của bọn cộng phỉ. Trung Sỹ Ngôn c̣n phái Hạ Sĩ Đắc và Binh Nhất Tân sang bên kia đầu cầu lấy thêm một ít súng chống chiến xa M.72 để tăng cường cho đầu cầu bên này, hai người đi một chập trở lại với mấy khẩu M.72
Trung Sỹ Ngôn chưa kịp có ư kiến ǵ th́ chợt có tiếng động cơ của xe thiết giáp chạy rần rần từ xa. Dân chúng chạy tán loạn vào vệ đường la hoảng lên:
- Bọn Việt cộng tới, nó có xe tăng nữa.
Chúng tôi thấy giữa đường có 2 chiếc xe thiết giáp treo lá cờ thổ phỉ xanh, đỏ và ngôi sao vàng ở giữa, hai bên đường, bọn cộng phỉ xâm lược hộc tốc chạy theo. Chợt chiếc xe chạy đầu dừng lại và bắn vào ụ cát làm công sự trên cầu, sau tiếng nổ lớn ụ cát đó biến mất, chúng lại bắn tiếp các ụ khác.
Chúng tôi nấp ở gầm cầu nên không bị thương tích ǵ, 3 người chúng tôi thủ M.72 bốn người kia thủ M.16 đồng loạt nhả đạn khiến lũ giặc xâm lược sợ hăi nằm rạp xuống vệ đường, chiếc xe chạy đầu sau khi bắn mấy phát liền chạy tới bị trúng đạn M.72 bị đứt xích đang xoay tṛn trên xa lộ. Chiếc xe T.54 c̣n lại và lũ giặc cộng phỉ bắt đầu phản công, chúng đă biết chỗ ẩn nấp của chúng tôi nên tất cả đều nhắm bắn vào chỗ chúng tôi.
TS Ngôn vừa chiến đấu vừa bảo anh em tôi:
- Súng M.16 bắn vào bọn vc chớ đừng bắn vào xe thiết giáp chỉ găi ngứa cho nó thôi, c̣n súng M.72 bắn vào xích của nó có kết quả hơn.
Chúng tôi bắn xong một loạt liền thay đổi vị trí mới nên bọn vc tuy đông người hơn nhưng chưa bắn trúng anh em chúng tôi một viên nào. TS Ngôn và HS Đắc bảo anh em tôi bắn phủ đầu bọn nó cho hai anh sử dụng súng M.72. Chúng tôi làm y lời họ và hai anh đă bắn cháy chiếc T.54 thứ 2.
Tuy áp lực trên 2 chiếc T.54 không c̣n, nhưng bọn giặc xâm lược tràn tới càng lúc càng đông, Trung Sỹ Ngôn căn dặn anh em:
- Các bạn hăy tiết kiệm đạn, chúng ta phải chiến đấu lâu dài đó, không có ai tiếp viện đâu!
Chúng tôi bắt đầu bắn dè sẻn từng loạt một cũng có thể chận đứng bọn cộng quân xâm lược được chốc lát. Nhưng ḱa, hai chiếc PT.76 khác lại ào ào chạy đến, chúng tôi chỉ c̣n có hai khẩu M.72. TS Ngôn thủ một khẩu, HS Đắc thủ một khẩu, chúng tôi lại bắn ào ạt yểm trợ cho hai người bắn chiến xa, nhưng phía cộng quân cũng bắn rát quá nên hai anh bắn không trúng chỗ hiểm, hai chiếc thiết giáp liền chạy thẳng qua bên kia cầu, bọn bộ đội cũng nương đà đó chạy theo xe qua cầu, một số quây tại đầu cầu gọi chúng tôi đầu hàng, bọn tôi đáp lời lũ giặc xâm lược từ phương bắc bằng những phát đạn thật chính xác, v́ thế chúng không dám xông vào chỗ ẩn nấp của chúng tôi.
Chúng tôi mong các quân nhân của đơn vị bạn giật sập cầu hoặc dùng súng M.72 bắn hạ mấy chiếc xe vừa thoát chạy sang bên đó, nếu để nó thoát được th́ tai hại lắm. Nhưng chờ măi mà chẳng thấy động tịnh ǵ cả, chúng tôi nghĩ là họ đă bỏ trốn hết rồi.
Quá thất vọng TS Ngôn nói:
- Chúng ta muốn góp sức để ngăn chận đường tiến của bọn cộng phỉ xâm lược, nhưng chúng ta cô đơn chiến đấu, sức chúng ta chỉ có hạn, đạn dược sắp hết rồi, bây giờ các bạn muốn tiếp tục chiến đấu hay muốn trốn đi đâu tùy ư. Riêng tôi quyết chiến đấu đến viên đạn cuối cùng.
Ai nấy lên tiếng quyết chiến đấu, không lùi bước, riêng tôi có hơi do dự. Thấy vậy, Trung Sỹ Ngôn nói với tôi:
- Em có thể chui vào đám lục b́nh trên mặt nước kia để rút đi, bây giờ c̣n kịp.
Tôi cảm thấy bị chạm tự ái nên quyết ở lại. Bây giờ, bọn cộng phỉ xâm lược trên cầu kêu lớn:
- Hàng sống, - chống chết!
- Hàng sống, - chống chết!
Chúng tôi trả lời bọn thổ phỉ xâm lược bằng mấy loạt đạn. Chống trả thêm một lúc, chúng tôi đă thực sự hết đạn.
Bây giờ đến quyết định cuối cùng, Trung Sỹ Ngôn nói:
- Anh em nào v́ gánh nặng gia đ́nh, muốn rút lui để giữ mạng sống th́ cứ tự nhiên.
HS Đắc hỏi lại:
- C̣n Trung sĩ th́ sao?
TS Ngôn đáp:
- Tao không đầu hàng!
HS Đắc nói:
- Tôi cũng không đầu hàng!
Cả bốn anh Lương, Tân, Kim và Kha cũng đồng lên tiếng:
- Chúng tôi cũng vậy, không đầu hàng, c̣n mấy viên đạn bắn hết rồi tính.
Thế là chúng tôi lại tiếp tục bắn tỉa những tên nào ló đầu vào gầm cầu.
Rồi viên đạn cuối cùng cũng đă được bắn đi.
Trung Sỹ Ngôn tuyên bố:
- Chúng ta không đầu hàng giặc, cũng không để cho giặc bắt. Vậy chúng ta cùng nhau chia cái nầy. Tự tử đi anh em ! Chúng ta dứt khoát không đầu hàng !
Trung Sỹ Ngôn cầm trái lựu đạn M.26 đưa ra đoạn bắt tay từng người, xong tất cả ngồi quây ṿng tṛn quanh trái lựu đạn. Tôi cũng ngồi xuống như mọi người nhưng bất chợt Trung Sỹ Ngôn cầm cái ba-lô để trước mặt tôi và đẩy tôi ngă ra, tôi vội đưa tay ra dẹp cái ba-lô nhưng không c̣n kịp nữa...
***
Khi tôi tỉnh dậy, cảm thấy mặt mũi đau buốt tôi khẽ rên lên, và một người thợ câu chèo thuyền nghe được ghé vào cứu giúp cho tôi. Từ đó đến nay tôi vẫn c̣n buồn anh em TĐ 3 ND đă chơi xấu với tôi, đă làm cái việc: “ăn đồng, chia... không đều” v́ nhờ có cái ba lô Trung Sỹ Ngôn để trước mặt tôi mà tôi đă không chết cùng anh em.
(SGtt-MĐ. Nguyễn Văn Nơi)
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Khoảng cuối năm 1967 tôi nhận được Sự-vụ-lệnh về cầm một Đại Đội của một Tiểu Đoàn mới thành lập chưa được bao lâu, thuộc Sư Đoàn 25 Bộ Binh lúc đó đang đồn trú tại quận Đức-Ḥa.
TĐ này trước đó mấy tháng, được đặt dưới quyền chỉ-huy của một vị Thiếu Tá rất nổi tiếng bên Biệt-Động-Quân mới chuyển qua. V́ công-sự pḥng-thủ chưa hoàn tất, BCH/TĐ phải tạm thời đóng trong một ngôi biệt thự của một nhà máy xay lúa. Lợi dụng cơ hội này, VC đă bất ngờ dùng đặc-công và nội-tuyến, trong một đêm đen tối, chúng đă tràn ngập vào được BCH/TĐ ngay từ những phút đầu, gây thiệt hại rất nặng cho bên ta. Tai hại nhất, chúng đă lấy đi mạng sống của cả hai vợ chồng vị Tiểu Đoàn Trưởng mà ai đă từng là Biệt-Động-Quân cũng đều phải nghe danh : “Thiếu Tá Cọp-Ba-Đầu-Rằn”!
Tiếc thương ông và người vợ nữ-lưu anh-hùng, nhưng mọi người thầm tự hỏi : Có phải ông đă quá khinh địch ? Hay ông có điều ǵ bất măn khi đang trong một Binh chủng nổi tiếng, nay phải chuyển về một đơn vị Bộ binh khiến ông lơ là thiếu cảnh giác ? Điều này chỉ riêng ḿnh ông biết!
Sau trận thảm bại này, các anh em Binh sĩ trong TĐ xuống tinh thần rất nhiều ! Tiểu-đoàn phải chờ bổ xung thêm quân số và cần được “hấp” lại. Và tôi được chuyển về đây cũng trong dịp này.
Được nương nhẹ rất nhiều, nhiệm vụ chính của TĐ lúc đó hầu như chỉ là hành quân mở đường và làm an ninh ṿng ngoài cho BTL/SĐ25BB tại Đức Ḥa. Lâu lâu cũng có hành quân, nhưng chỉ là những cuộc hành quân lục soát quanh vùng, sáng đi chiều về, như công chức !
Trong khoảng thời gian coi như nhàn hạ này, tôi đă quen biết một đứa bé gái tên là Hân, lúc đó khoảng 8, 9 tuổi, là cháu gọi bằng d́ của cô Thanh, chủ ngôi nhà mà tôi đă xin phép để đặt BCH/ĐĐ.
Tôi chọn nhà cô Thanh v́ không những nhà có một sân lớn, mà c̣n có cả một cái nhà cầu đàng hoàng ! Cô Thanh, một phụ nữ khoảng trên dưới ba mươi, không đẹp cũng không xấu, ăn nói rất nhỏ nhẹ, dễ thương. Tôi không thấy chồng cô. Dù cô nghỉ dạy học đă lâu để trông coi việc ruộng nương, nhưng bà con lối xóm vẫn quen gọi cô là Cô Giáo. Dĩ nhiên cô Thanh không hề là đối-tượng của những sĩ quan c̣n rất trẻ như chúng tôi hồi đó.
C̣n nhớ ngày đầu tiên gặp và nói chuyện với cô ở ngoài sân, về việc xin tạm dùng căn nhà làm BCH/ĐĐ, tôi thấy có một đứa bé gái đứng dựa lưng một gốc cau gần đó, đang nheo mắt nh́n tôi rất chăm chú. Thấy nó dễ thương, tôi qú một chân xuống ngang tầm nó và ngoắc nó lại. Nó phụng phịu lắc đầu không chịu. Cô Thanh nói như hơi gắt :
– Hân không được hỗn, lại cúi đầu chào Thiếu-úy, đi con !
Vẫn c̣n phụng phịu, nó tiến lại gần tôi và lí nhí nói mấy câu ǵ tôi cũng không nghe rơ !
Tôi thông cảm sự thay đổi quá đột ngột đối với gia đ́nh cô giáo, đang vắng vẻ, neo đơn ; nay bỗng dưng ồn ào náo nhiệt, ra vào toàn lính là lính !
Cô Thanh th́ c̣n bận rộn với ruộng vườn, công thợ… chứ bé Hân th́ ngoài giờ đi học, nó đụng độ tụi tôi suốt ngày ! Mấy ngày đầu, nó có vẻ c̣n tránh né, nhưng rồi sau đó quen hết anh hạ-sĩ y-tá này đến bác thượng-sĩ thường-vụ kia. Nó trở nên vui vẻ và ḥa đồng rất nhanh với cái không khí ồn ào nhưng kỷ-luật của đời lính chúng tôi. Đặc biệt, Hân quí tôi hơn cả, v́ có mấy lần tôi đă giúp em giải một vài bài toán khó trong lớp. Nó quấn quít bên tôi suốt ngày, chuyện tṛ líu lo không ngừng nghỉ. Có những lần tôi đi hành quân về, nó núp trong bụi, rồi chợt ùa ra ôm lấy chân tôi cười nức nở… Mới 8, 9 tuổi, mà em đă biết dành dụm tiền để mua đường, nấu đăi chúng tôi những bát chè thật ngọt ngào ấm bụng ! Bù lại, những lần đi phép, không lần nào tôi không mua cho em, khi th́ đồ chơi, khi khác là sách, tập…
Hân mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Quê em ở măi đâu vùng An-Hiệp, Thái-Mỹ. Em kể với tôi, nước mắt lưng tṛng: Cha em một hôm đi làm ruộng, đạp nhằm phải ḿn VC, chết không kịp trăn trối ! Hơn năm sau, người mẹ cũng ra đi v́ bịnh ! Thế là em phải về núp bóng d́ em, là cô giáo Thanh.
Tôi lúc đó chưa lập gia-đ́nh, thực t́nh, tôi thương Hân như thương người em út, nó c̣n kém đứa em út của tôi ba, bốn tuổi !
Tuy ở với d́ ruột, tôi biết Hân đang thiếu một t́nh thương phụ mẫu, nhất là h́nh bóng của một người cha. Và… không phải là một nhà tâm-lư-học, tôi không thể biết nổi: ở tuổi nào sớm nhất, một đứa con gái có thể biết yêu ? V́ có một lần, mấy cô bạn gái của tôi từ Sài g̣n lên thăm. Khi họ ra về, bé Hân đă đối xử với tôi một cách rất khác thường ! Nó lảng tránh và ít nói hẳn, không hồn nhiên như trước nữa ! H́nh như nó cũng biết hờn, ghen ? Tôi nghĩ dù sao, nó chỉ là một đứa con nít ! Mà đúng thế, chỉ được hai hôm là cô nàng đă quên hết ! Lại dở tṛ nghịch ngợm, chọc phá như cũ…
Hồi đó cứ như thế, tôi lấy t́nh thương yêu của anh em binh sĩ dưới quyền và luôn của bé Hân như một hơi ấm gia đ́nh. Đang ở cái tuổi tràn đầy nhựa sống, mấy anh chàng sĩ quan lóc chóc như tụi tôi, có th́ giờ là la cà tán tỉnh mấy em cỡ tuổi đôi tám, chợt nở rộ như những bông hoa đầy hương sắc miền thôn dă, chẳng hạn như em Huệ con một ông chủ nhà máy xay, hoặc Giáng Tiên, hoa khôi tỉnh Hậu-Nghĩa !
Thế nhưng mấy tháng nhàn hạ qua nhanh như gió thổi, khi TĐ vừa có một sinh khí mới, th́ biến cố Tết Mậu-Thân xẩy ra ! TĐ hành quân mệt nghỉ, ngày nào cũng có hành quân, ngày nào cũng có đụng độ, mà trận lớn nhất xẩy ra vào trước Tết khoảng 2, 3 ngày. ĐĐ của thằng bạn cùng khóa nhẩy vào giữa một TĐ VC. Chúng đang ếm quân trong khu vực Rạch Gấu, chờ xâm nhập để đánh vào Phú-Lâm ngày mồng một Tết. Hai trực thăng bị trúng đạn phải quay về, ĐĐ của nó thành ĐĐ trừ ! Không đủ trực-thăng, ĐĐ của tôi phải lội bộ vào tiếp cứu. Địch áp đảo về quân số, vũ khí có thừa, nhưng mục tiêu của chúng là vùng Chợ Lớn, ngày Tết, không phải là chúng tôi.. Thế nên chúng chỉ cầm cự, chờ đêm xuống là rút.
Vậy mà măi mờ sáng hôm sau, tụi tôi mới thanh toán xong mục tiêu. Nhờ những phi-vụ oanh tạc và pháo binh bắn suốt đêm, VC dù đă cố kéo theo, nhưng cũng đành để lại rất nhiều xác chết và vũ khí. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng không vui ǵ khi phải đem xác thằng bạn ĐĐ Trưởng và bốn Binh sĩ dưới quyền của anh ! Tội nghiệp, anh quê ở Hóc Môn, ra trường là xin ngay về SĐ 25 cho gần nhà !
Khóa chúng tôi đă có một số nhờ tài thao lược, ḷng dũng cảm, cộng thêm sự may mắn, đă vượt qua nhiều gian khổ và nguy hiểm mang lại nhiều chiến công vẻ vang cho Quân đội, nổi bật nhất là Trung Tá BĐQ Lê-văn-Ngôn với 510 ngày trấn thủ Tống-Lê-Chân. Đa số c̣n lại đều đă hy sinh khi c̣n rất trẻ, trong những trận đánh tuy khốc liệt, nhưng không một ai biết, chẳng một ai hay ! Tên tuổi và thành tích hiếm khi được xuất hiện trên trang nhất các nhật báo, mà đa phần chỉ thấy nằm trong những khung h́nh chữ nhật, mầu tang đen nơi trang bốn !
Qua hai đợt Mậu-Thân, tôi sống sót và được thăng Trung-úy, nghĩa là sớm hơn quy định khoảng gần nửa năm, nhưng đến cuối năm 1969 tôi bị thương nặng, miểng ḿn văng đầy người. Tệ nhất, có một miểng chém vào động mạch bên nách phải, máu ra rất nhiều và nếu không nhờ trực thăng tản thương về Bệnh viện Dă chiến của SĐ 25 Hoa-Kỳ, chắc chắn là tôi đă theo mấy thằng bạn vui vẻ về miền quá cố rồi !
Khi cơn thập tử nhất sinh đă qua, tôi được chuyển về nhà thương Cộng-Ḥa.
Một hôm tôi đang nằm cho Y tá rửa vết thương và thay băng th́ có mấy anh em Ban 5 Trung và Tiểu Đoàn lên thăm. Tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy có cả bé Hân trong đó. Nó chạy ngay lại ôm lấy tôi, nước mắt đầm đ́a… Ông Thượng-sĩ thường-vụ của tôi sau khi thăm hỏi xong, nói nhỏ vào tai tôi :
– Ngày nào nó cũng lên TĐ, xin bằng được nếu khi nào TĐ lên thăm thương bịnh binh, nhớ cho phép nó đi theo !
Tôi nh́n xuống con bé đang rúc cái đầu bé nhỏ vào bụng tôi, tấm thân mảnh mai của em th́ rung rung theo tiếng nấc. Tôi cúi xuống hôn trên mái tóc mềm mại của nó và cứ để như vậy một lúc lâu, bởi v́ chính trong ḷng tôi cũng đang nghẹn ngào, xúc động !
Lúc sau, tôi nâng cầm nó lên, trấn an nó :
– Chú không sao đâu. Chỉ một thời gian ngắn nữa là chú sẽ lành vết thương và sẽ được xuất viện.
– Rồi chú có trở lại Đại đội không ? Nó ngước mặt e ngại hỏi tôi điều mà nó quan tâm nhất.
– Chú cũng không biết nữa, chắc là phải ra một Hội-đồng Quân-y để họ giám định. Sau đó, chú mới biết.
– Vậy khi nào xuất viện, chú xuống thăm Hân nha ? Tôi mỉm cười nh́n nó :
– Chắc chắn là chú sẽ đến thăm Hân và các anh em trong Đại-đội, ngay khi nào chú có thể đi được.
Lúc này mới thấy nó nở một nụ cười, rồi cúi xuống nhấc lên một túi nhỏ và lấy từ trong đó ra một ít trái cây để trên chiếc bàn nhỏ đầu giường. Th́ ra nó cũng biết đem quà cho thương binh !
Phái đoàn thăm viếng lúc này đă xin phép tôi để qua thăm các anh em thương binh khác. Trước khi ra khỏi pḥng, ông Thượng sĩ thường vụ cúi sát tai Hân dặn ḍ :
– Khoảng nửa tiếng nữa con ra chỗ đậu xe để về nha. Về sớm cho an toàn.
Nó ngoan ngoăn gật đầu, rồi bắt đầu bi bô :
– Tháng trước ai trong Đại đội cũng tin là chú đă chết rồi. Tiểu-đoàn không có tin tức ǵ v́ chú nằm ở Bệnh viện Mỹ. Măi sau, khi họ chuyển về Cộng-Ḥa mới biết chú c̣n sống. D́ Thanh có dắt Hân đi cầu nguyện trên chùa hoài. D́ con nói gởi lời thăm chú.
Đến đây, nó bắt đầu quay qua nh́n mấy vị sĩ quan thương binh khác nằm cùng pḥng. Chợt thấy chiếc nhẫn của tôi để trên mặt bàn lúc tháo ra cho Y tá rửa vết máu trong các ngón tay, nó cầm lên ngắm nghía rồi hỏi :
– Nhẫn này của chú ? Sao bự và đẹp quá vậy ?
– Ừa, nhẫn của chú. Đây là chiếc nhẫn lưu-niệm của trường Vơ-Bị Đà Lạt, lúc măn khóa ai cũng có.
– Chú quư nó lắm ?
– Chú rất quư nó, và chú đă đeo nó từ khi ra trường.
Nó nhẹ nhàng để lại chiếc nhẫn vào chỗ cũ, rồi quay ra ôm lấy tôi, như thể không muốn xa rời. Nó kể đủ thứ chuyện ở Đức-Ḥa, đâu là Đại đội đă có Đại Đội Trưởng mới, nhưng không c̣n đóng ở nhà nó nữa, các chú trong BCH/ĐĐ vẫn thường ghé thăm luôn…
Nửa giờ sau, ông Thường-vụ đă xuất hiện ở cửa pḥng, nói với vào.
– Chào Trung-úy đi Hân, đến giờ về rồi.
Hân bắt đầu lúng túng, ṿng tay bé nhỏ, nó cố ôm lấy tôi. Mấy phút sau, tôi phải nhẹ nhẹ gỡ nó ra :
Nói rồi nó buông tôi, từ từ bước ra cửa, h́nh như nó đă khóc. Đến cửa pḥng, nó quay lại nh́n tôi, bàn tay bé nhỏ của nó đang cố chùi những giọt lệ… Không cầm ḷng được, tôi gọi nó :
– Hân lại đây với chú.
Tôi cầm chiếc nhẫn lưu-niệm của tôi, nhẹ nhàng để vào ḷng bàn tay của nó :
– Hân giữ cho chú chiếc nhẫn này. Giữ thật kỹ và đừng cho ai biết. Hân biết là chú quư nó như thế nào rồi. Khi nào xuất viện chú sẽ đến thăm Hân và Hân đưa lại cho chú, Thế có được không ?
Thật không ngờ, cái ư-kiến bất chợt đến với tôi lúc đó lại có tác dụng ngay. Hân vui mừng ra mặt, ít nhất nó đă có một vật làm tin kèm theo lời hứa. Lau hết nước mắt nó thủ thỉ :
– Dạ, con sẽ giữ thật kỹ, chờ khi nào Trung-úy đến con giao lại.
Tôi xoa đầu nó rồi đẩy nhẹ nó về phía cửa. Lần này, nó quay lại mỉm cười nh́n tôi và rồi bóng nó từ từ lẫn vào với ḍng người thăm viếng bên hành lang Bệnh-viện…
Tôi xuất viện sau đó chừng một tháng, và phục hồi mau lẹ. Tuy vậy, phải chờ đến tháng ba năm 1973 tôi mới nhận được giấy tờ giải ngũ chính thức. Nh́n ngó bên ngoài, tôi may mắn không mất mát ǵ cả, nhưng những ngón tay bên mặt, nhất là ngón trỏ, không co duỗi b́nh thường được. Cầm tờ Chứng-chỉ giải-ngũ trong tay, tôi ngậm ngùi : thế là vĩnh viễn giă từ vũ khí !
Trong khoảng thời gian chờ quyết-định của Hội-Đồng Quân-Y, tôi đă đi Đức-Ḥa thăm lại chốn xưa. ĐĐ của tôi gần như hoàn toàn mới, chỉ trừ một vài anh em trong BCH/ĐĐ nhận ra tôi, c̣n lính tráng hầu hết là lính mới, nh́n tôi như nh́n một người xa lạ ! Chiến tranh đă làm thay đổi nhanh không thể ngờ được !
Tôi lần ṃ đến nhà cô giáo Thanh để thăm cô và bé Hân nhưng thật không may, người nhà cho biết hai d́ cháu cô đă đi ăn đám giỗ bên B́nh Thủy, có lẽ đến chiều mới về.
Tôi buồn rầu về lại Sài G̣n, tự hứa sẽ trở lại vào một dịp khác.
Chiến tranh vẫn c̣n đó, chiến trận gia tăng khắp mọi nơi, nhưng Sài g̣n vẫn c̣n là một mảnh đất khá b́nh yên ! Nó như một hải đảo nằm giữa một biển lửa. Và tôi đă phải cố gắng để thích ứng với cuộc sống hoàn toàn thay đổi.. Dù sao, tôi vẫn c̣n trẻ. Tôi làm việc như một cái máy, nhưng tôi không c̣n bị cô đơn, cái cô đơn của một người chỉ huy, dù chỉ là một cấp nhỏ; tôi tự do, không c̣n bị ràng buộc vào một trách nhiệm có liên can đến sinh mệnh của nhiều người khác. Tâm trạng thả lỏng này đă dẫn tôi đắm ḿnh trong thụ hưởng, để bù lại cho bao năm tháng tuổi xuân đă qua đi trong quân-trường và ngoài trận địa.
Bận rộn v́ công việc lúc ban ngày, say mê trong ánh đèn mầu của các vũ-trường vào ban đêm, tôi gần như đă quên hẳn Hân, một đứa bé đang ở một nơi thiếu an ninh, mà chỉ một năm trước, tôi đă coi nó như một đứa em ruột thịt. Tôi đă tự khất lần, và ngần ngại không muốn ra khỏi Đô-thành, nơi mà lúc nào cũng có những cuộc vui đang chờ sẵn.
Khoảng đầu năm 1974, nhân một chuyến đi Trảng Bàng, tôi ghé vào Đức-Ḥa và gặp lại Hân. Căn nhà vắng vẻ, khu xóm cũng thiếu bóng những người lính, có lẽ họ đang bận rộn trong một cuộc hành-quân nào đó. Khi tôi đến, chỉ có ḿnh Hân ở nhà, cô Thanh có lẽ đang đi coi ruộng vườn.
Hân lúc này không c̣n bé nữa, em đang là một thiếu-nữ tràn đầy nhựa sống với một vẻ đẹp tự nhiên và tuyệt mỹ mà Thượng-Đế chỉ dành cho những người con gái đương độ thanh xuân. Em mừng đến rơi cả nước mắt khi thấy tôi. Rót nước mời, em vẫn thân mật nhưng tỏ ra hơi e thẹn, cái e thẹn dễ yêu của các cô gái đang dậy th́.
Hân cho biết em đă trông mong tôi từng ngày, và rất ân hận v́ lần trước tôi đến, mà em không được gặp. Lấy chiếc nhẫn dấu kín trong hộc tủ, Hân đưa nó sát mặt tôi, rồi nắm vội nó trong bàn tay và ấp lên ngực :
– Hân biết đây là chiếc nhẫn lưu-niệm của chú, nó lưu lại những kỷ-niệm của chú với Quân-trường Đà Lạt; nhưng bây giờ, nó cũng đă trở thành một vật lưu-niệm của Hân. Nó đă lưu lại những kỷ-niệm giữa Hân và chú. Hân muốn được giữ nó lâu hơn nữa, như vậy có được không ?
Tôi cảm động trước những lư lẽ phát ra tự con tim của em :
– Hân cứ giữ nó đi, như vậy khi nào chú đến với Hân, chú sẽ được gặp cả hai.
Quá vui mừng, quên cả e thẹn, Hân chạy lại ôm tôi, và nói trong cảm động :
– Thực ra, khi có chiếc nhẫn bên ḿnh, Hân có linh cảm là chú sẽ luôn luôn quay về t́m Hân, và như vậy Hân sẽ không bao giờ mất chú.
Tôi ôm chặt Hân, và hôn nhẹ trên trán em như vài năm trước, khi em c̣n rất nhỏ.
H́nh như Hân muốn nhiều hơn thế, em từ từ ngước mặt lên để mong hai làn môi chạm nhau, nhưng tôi đă tự dừng lại bằng cách buông lỏng em. Có phải tôi đang c̣n bối rối giữa Hân, một đứa bé và Hân, một cô gái đang độ xuân th́ ?
Chúng tôi chia tay nhau khi ánh chiều vừa xuống. Tôi hứa với Hân sẽ lên thăm em thường hơn. Cả hai cùng bịn rịn, không nỡ rời nhau, nhưng rồi phút chia ly cũng phải tới, tôi lên xe về lại Sài g̣n mang theo một h́nh ảnh của Hân, đầy nước mắt…
Những tháng ngày sau đó, thời cuộc biến đổi không ngừng… Tất cả đều thất lợi cho miền Nam chúng ta. Ngay cả con đường từ Sài g̣n đi Đức-Ḥa cũng không c̣n an ninh nữa ! Tiếp đến là những biến cố dồn dập, nó đến nhanh quá, như ḍng thác lũ, như cơn đại hồng thủy, nó cuốn đi hết cả… Không kịp nữa rồi, những ǵ ta không làm, hoặc chưa làm, đành phải xếp lại trong niềm hối hận khôn nguôi…
Câu “nước mất, nhà tan” thật là thấm thía với tâm trạng của những người bỏ nước ra đi ngày ấy ! Ra đi là không bao giờ nghĩ đến ngày trở lại, ra đi là chấp nhận cả một trời mù mịt, đau thương !
Tôi cũng ở trong số ít những người “bất hạnh nhưng may mắn” này ! Tất cả Nhân dân miền Nam coi như gẫy cánh nửa đường; có khác chăng, chỉ là mỗi người “gẫy” một kiểu.
Riêng tôi đă gẫy một lần rồi, vừa mới bắt đầu xây dựng lại, th́ nay lại gẫy thêm một lần nữa…
***
Vật lộn với cuộc sống đến năm thứ 32 trên nước Mỹ, tôi quyết định nghỉ hưu v́ đă thấm mệt, cả thể xác lẫn tinh thần.
Những chuyện ngày xưa khi nhớ, khi quên.
Nhiều chuyện quên hẳn, như gió thoảng, như mây bay !
Ḍng đời thay đổi, cũng chỉ là lẽ tự nhiên của cuộc sống !
Những ngày, tháng buồn tênh, tôi chợt nhớ đến một câu thơ, không biết đă đọc được ở đâu và ai là tác giả :
Khi ta ở, đất chỉ là đất,
Khi ta đi, đất đă hóa linh hồn !
Vâng, linh hồn của đất, của những nơi ta đă từng đi qua, những nơi ta đă từng dừng lại… Nó đă có một linh-hồn, và linh-hồn đó đă ám ảnh tim ta, như muốn gọi ta về.
Và… tôi đă về thăm lại Sài g̣n vào năm 2007 !
Vẫn biết đổi thay là lẽ tự nhiên của cuộc sống, sao tôi vẫn thấy bàng hoàng, tiếc nuối những ngày xa xưa ?!
Lang thang măi ở Sài g̣n, chán! Một hôm, tôi trở lại Đức-Ḥa, ṭ ṃ muốn biết giờ nó ra sao ? và… những người muôn năm cũ…? Hơn ba mươi năm đă trôi qua, vật đổi sao rời, bóng chim tăm cá.
Đức-Ḥa đă thay đổi theo một chiều hướng đi xuống ! Ngày xưa, dù đang là thời chiến tranh, nó vui nhộn biết là bao: hàng quán, lính tráng, người mua kẻ bán ồn ào, tấp nập. Những con đường, tuy chỉ nhỏ vừa cho hai xe nhà binh tránh nhau, nhưng đầy bóng mát của những hàng cây cao… Giờ đây, có những con đường mới mở, rộng thênh thang, thẳng tắp, nhưng trống trơn dưới ánh nắng như thiêu như đốt, không một bóng cây; xe cộ th́ lẻ loi vài chiếc ! Thị-xă giống như một cô gái quê, xấu, đang cố làm dáng với những vết son vụng về tô vội !
Đến khu B́nh Tả, nơi ngày xưa tôi đă đóng quân. Cảnh vật không thay đổi nhiều, nhưng sao trông thật hoang sơ, buồn thảm. Tại một ngă ba, ngày ấy có một cái quán lụp xụp, lúc nào cũng ồn ào những lính. Chính tại nơi đây, tôi đă ăn một tô hủ tíu ngon nhất trong đời ! Đi vào sâu hơn khoảng trăm mét là ngôi biệt thự nhà máy xay. Căn nhà h́nh như đang bỏ hoang. Hỏi thăm th́ biết cô Huệ đă định cư bên Úc từ lâu. Cô Giáng Tiên, hoa khôi Hậu-Nghĩa, nghe nói sau này lấy một Sĩ-quan Biệt-động-quân đẹp trai, giờ này chắc đang ở bên Mỹ. Đi sâu hơn nữa th́ gặp tàn tích của một cái đồn, đồn này là của Tiểu-đoàn chúng tôi hồi đó. Gần đấy có cắm một cái bảng nhỏ, trên đề : Di tích lịch-sử – Cấm đến gần !
Tự nhiên, tôi thấy lạnh toát người. Có phải anh linh của bao nhiêu Chiến sĩ ngày xưa, vẫn như c̣n đang phảng phất đâu đây ?!
Ra thăm khu trung tâm Thị-xă, ở đây có thay đổi chút ít. BTL/SĐ25 BB nay h́nh như đang là một khu dành cho trẻ em, ngay trước cổng vào có một căn nhà nhỏ, trong đó trưng bầy h́nh ảnh và những kỷ-vật của ông Vơ văn Tần !
Chợ Đức-Ḥa có xây một mặt tiền mới, quay về hướng khác, nhưng bức tường mặt tiền cũ vẫn c̣n nguyên.
Đang ngơ ngáo nh́n ngó cảnh vật, tôi chợt để ư có một bà cụ cứ chăm chú nh́n tôi. Bước đi vài bước, bà lại quay đầu nh́n lại; cuối cùng bà cụ đến gần nhỏ nhẹ hỏi tôi :
– Nếu không phải, xin ông thứ lỗi. Phải ông đây là Trung-úy Phong không ?
Tôi giật bắn người. Chắc chắn đây là một người quen biết với tôi, nhưng nghĩ măi, tôi đành chịu :
– Dạ, tôi là Phong đây ! Xin lỗi, trí nhớ tôi hơi kém, bà đây là…?
– Trời đất, Mô Phật ! Thiệt không ngờ cũng có ngày tôi lại gặp được Trung-úy ! Tôi là Thanh đây. Xưa Trung-úy có đóng quân nhà tôi, Trung-úy c̣n nhớ không ?
Lúc này th́ h́nh ảnh của một cô giáo Thanh ngày xưa đă lờ mờ lẫn vào khuôn mặt già nua của bà cụ, tôi mừng rỡ :
– …Cô giáo Thanh.. Tôi nhận ra rồi. Tôi nhận ra rồi. Chà, cô trông c̣n mạnh lắm, đi không cần chống gậy mà. Xin mời cô vô quán nước đây ta ngồi nói chuyện.
Đôi mắt già nua của cô Thanh đă thấy có ánh nước, cô cầm tay tôi ân cần :
– Thôi, quán xá ǵ. Chắc là Trung-úy ở nước ngoài về thăm Quê hương? Trung-úy có rảnh mời ghé lại tôi uống miếng nước. Nhà cũng gần đây thôi.
– Dạ. Tôi ra khỏi nước từ năm 75, giờ nghỉ hưu rồi mới có dịp về thăm lại. Hồi năy đi ngang, tôi thấy nhà cũ của cô giờ dường như là một nhà máy ǵ đó ?
– Bị nhà nằm trong khu “quy-hoạch”, nghe đâu họ đă bán đất đó cho Hàn quốc lập nhà máy may ǵ đó. Tôi phải mua bậy một căn nhà cũng gần chợ đây thôi, cho nó tiện.
Mời Trung-úy đi theo tôi, chút xíu là tới à.
Lẽo đẽo theo chân bà cụ đi sâu vào một con đường nhỏ ngang hông chợ, tôi ngần ngại ngỏ ư :
– Tôi giă từ Quân đội lâu lắm rồi, cô Thanh cứ gọi tôi bằng tên cho tiện.
– Không có sao đâu. Ở đây bà con cỡ tuổi tôi, ai cũng quư những người lính Cộng Ḥa khi xưa ! Lại bởi tôi quen miệng rồi, tôi nhớ Trung-úy là Trung-úy, gọi khác nghe kỳ lắm.
Đến đây, mặc dù tận đáy ḷng, như có một chút ǵ hơi hổ thẹn v́ sự thất hứa năm xưa, nhưng tôi không thể quên được Hân :
– Thế cháu Hân giờ sao rồi ? Chắc cũng con cháu rầm rề cả !?
Cô Thanh bỗng như chùng xuống, cô nói rất nhỏ, giọng run run :
– Cháu… cháu nó không c̣n ở với tôi nữa.
Vừa lúc đó, cô dừng lại trước một căn nhà, nhà của cô. Phải qua một cái sân nhỏ trước khi vào tới pḥng khách. Cô Thanh dơ tay :
– Dạ, mời ngồi. Để tôi lấy nước trà mời Trung-úy.
Trong nhà c̣n có hai vợ chồng người bà con của cô, tuổi khoảng ngũ tuần. Cô Thanh sai họ châm b́nh nước trà, đoạn rót ra trân trọng mời tôi. Không giữ được kiên nhẫn, tôi hỏi :
– Hồi năy cô nói cháu Hân không c̣n ở với cô. Vậy giờ cháu đang ở đâu ?
Sau một hơi thở thật dài, cô Thanh bỗng bật lên khóc nức nở. Hai tay bưng mặt, cô nói trong tiếng nấc :
– Cháu nó đă mất rồi ! Nó bỏ tôi đă gần ba chục năm rồi Trung-úy ơi !
Tôi bàng hoàng, choáng ngợp như vừa bị dội cả một thùng nước lạnh vào người ! Qua một phút xúc động đến tột cùng, tôi lấy lại b́nh tĩnh :
– Cháu nó qua đời như thế nào, cô có thể cho tôi biết được không ?
– Chuyện cũng hơi dài ḍng, v́ vậy tôi có ư mời Trung-úy tới nhà, ḿnh có nhiều thời gian hơn. Cô Thanh có vẻ đă lấy lại được chút b́nh tĩnh, cô tiếp :
– Tôi nhớ nó mất năm Mậu Ngọ, 1978. Lúc đó khó khăn lắm, cả nước đói ! Ở quê như chúng tôi mà cũng phải ăn độn ! Cháu Hân bỏ học ngay từ năm 75. Nó nói học hành ǵ mà tối ngày họp tổ, họp đoàn, rồi chửi bới chế độ cũ… Vậy mà cũng không thoát, nó phải nhập vào cái ǵ kêu là Thanh-niên Xung-phong ǵ ǵ đó, đi làm thủy lợi. Nghĩa là đào kinh, đắp mương đó, Trung-úy.
Ngừng lại vài giây như thể để lấy thêm sức, cô tiếp :
– Hồi đó nó đang tuổi con gái, mà ăn uống th́ thiếu thốn. Lại thêm thi đua này nọ, nó bị mất sức nhiều lắm, rồi bị sốt xuất huyết. Bịnh cũng không đáng ǵ, nhưng thuốc men hồi đó hoàn toàn không có. Ăn c̣n không đủ, nói chi thuốc !… Lúc đó nó mới vừa 19 tuổi.
Đến đây, cô lại ôm mặt nức nở… Tôi lại gần cô, vỗ về an ủi :
– Số phận đă an bài như vậy, không cho em qua được cơn khó khăn. Cô cũng không nên rầu rĩ quá không có lợi. Tuổi cô cũng như tôi, ngày một yếu kém…
– Tôi cũng biết vậy, và tôi cũng đă cố giữ ǵn sức khỏe, để sống đến ngày hôm nay…
Nói tới đây, cô Thanh từ từ đứng dậy, hướng dẫn tôi đi về phía bàn thờ giữa căn nhà.
Phía trên bàn thờ, tôi thấy có treo hai tấm h́nh lớn mà tôi đoán là song thân của cô Thanh; đặt trên mặt bàn thờ phía bên trái, có ba tấm h́nh mà một trong ba tấm đó, tôi nhận ra là em Hân.
H́nh chụp có lẽ vào lúc em 17, 18 tuổi, trông xinh đẹp như một bông hoa đang nở.
Khi tôi nh́n em th́ đôi mắt của em cũng đă nh́n vào tôi từ lâu lắm rồi, có lẽ ngay từ khi tôi bước vào căn nhà này ! Thắp nén nhang, tôi biết tim tôi đang chảy ra thành nước, và ḍng nước ấm đó đang chảy ngược lên phía đôi con mắt … Khói nhang bốc lên không gian và tỏa rộng. Ánh sáng yếu ớt khúc-xạ qua làn khói, làm như em đang mỉm cười nh́n tôi. Có lúc lại không phải là cười, mà đang nh́n tôi như trách móc !?
Mắt tôi bỗng nhiên hơi mờ đi, h́nh ảnh của Hân, một buổi chiều xa xưa trong dĩ-văng bỗng hiện về, bé nhỏ lẫn trong đám người thăm viếng ở Bệnh-viện Cộng-Ḥa, em quay lại mỉm cười nh́n tôi…
Và rồi lần cuối cùng tôi gặp, cánh tay bé nhỏ dơ lên chào tạm biệt khi tôi trở về Sài g̣n, mắt em đầy lệ…
Một âm thanh mơ-hồ như vọng lại từ một nơi nào xa, xa lắm :
– …Đừng quên đến thăm Hân nha, Hân chờ đấy !…
Người tôi lúc đó như muốn rũ xuống, tôi cố gắng hết sức đứng thẳng người, nh́n tha thiết vào đôi mắt em, cầu xin một tha thứ.
Ngay trước bức h́nh của em, tôi thấy có một hộp nhỏ bằng nửa bàn tay, khảm xà cừ mầu đen rất đẹp. Thấy tôi nh́n vào chiếc hộp nhỏ, cô Thanh nói như khuyến khích :
– Trung-úy cứ cầm lên và mở ra coi.
Tôi nhẹ nhẹ cầm chiếc hộp lên bằng hai tay và mở nó. Một thứ ánh sáng như lóe lên : chiếc nhẫn Vơ Bị năm xưa của tôi hiện ra, sáng bóng, nằm trong hộp trên một miếng nỉ trắng.
Cầm chiếc nhẫn trên tay, tôi chợt rùng ḿnh, dường như có một luồng điện nhẹ đang chạy qua khắp châu thân ! Qua bao năm tháng, chiếc nhẫn vẫn c̣n đây mà người xưa đă mất. Chiếc nhẫn như nhắc tôi một lời hứa mà tôi không giữ trọn ! Nh́n giọt nước mắt rơi, tôi mới biết ḿnh đang khóc. Thực ḷng, tôi cũng không biết tôi đang khóc v́ vui mừng thấy lại một kỷ-vật xưa, hay đang khóc v́ tràn đầy ân hận.
Rồi như một phản xạ, tôi đưa nó lên gần miệng, hà một hơi ấm vào viên hồng ngọc rồi chà sát nhẹ nhẹ vào ngực, phía trái tim.
Nhạt nḥa trong nhang khói, tôi thấy Hân như lại mỉm cười. Có phải tôi tưởng tượng không, hay đang có một thần giao cách cảm ?
Cô Thanh từ năy chỉ đứng yên lặng theo dơi, bỗng cô nói, giọng nhẹ như hơi thở :
– Những lúc c̣n tỉnh, cháu nó đă kể hết cho tôi nghe v́ sao nó có chiếc nhẫn này. Trước đó, nó đă giấu cả tôi, giữ kín và âm thầm chờ mong cho đến những ngày cuối cùng. Trước khi nhắm mắt, nó c̣n dặn tôi phải để chiếc nhẫn này ngay trước h́nh thờ của nó, v́ nó quả quyết là sẽ có một ngày, một ngày Trung-úy sẽ t́m đến.
Ngừng một phút, cô nói thật nhỏ, như nói với chính ḿnh :
– Cũng phải mất hơn ba chục năm! Giờ th́ châu đă lại về hiệp phố !
Đặt lại chiếc nhẫn vào trong hộp và trân trọng để chiếc hộp vào đúng chỗ ban đầu, tôi quay qua cô Thanh :
– Thưa cô, chắc nó không cần về “hiệp phố” nữa đâu. Tôi giữ nó chỉ có khoảng 5 năm, thế mà chiếc nhẫn này nó đă ở bên em Hân những trên ba mươi năm, những lúc em c̣n sống và cả những lúc em đă qua đời. Tôi không thể h́nh dung được rồi mai đây, bên h́nh của em sẽ chỉ c̣n là một khoảng trống. Tôi biết khi xưa, em luôn luôn muốn có chiếc nhẫn này ở bên cạnh. Cái chỗ đúng nhất của nó là ở trong cái hộp này, ở tại nơi đây ! Xin phép cô, cho tôi cứ để nó bên em Hân măi măi… Âm dương là muôn đời cách trở, nhưng tôi muốn mượn chiếc nhẫn này, như một vật xúc-tác giữa hai linh hồn, một linh hồn sống tha-phương nơi đất khách quê người, và một linh hồn măi măi trên Quê hương…
***
Cô Thanh ân cần mời tôi ở lại dùng cơm chiều, nhưng tôi phải từ chối v́ không muốn trở lại Sài g̣n khi quá tối. Tôi hẹn tuần sau sẽ lên để thăm mộ và đốt cho em Hân một nén nhang
Khi tiễn tôi qua chợ, cô cười nói với tôi :
– Trung-úy biết không, khi mua lại căn nhà gần chợ này, tôi cũng có chủ ư là được thấy thật nhiều du khách Việt-kiều. Thấy ai có dáng Việt-kiều là tôi ngó thiệt kỹ. Không dè cũng có ngày Trời Phật thương.
Tôi mỉm cười trước những ư nghĩ chân chất và đôn hậu của một người miền Nam như cô Thanh. Từ giă cô, tôi theo Tỉnh lộ 10 để về Sài g̣n. Trước kia con đường này ít khi được xử dụng v́ luôn luôn bị đắp mô, ḿn bẫy…
Thương hải biến tang điền! Ngàn xưa đến ngàn sau, dù muốn hay không, đổi thay măi măi vẫn là một bản chất tự nhiên của cuộc sống!
Chỉ có t́nh-cảm của con người, có những thứ t́nh-cảm mà đời đời, không bao giờ thay đổi.
… Vậy mà nhiều khi tôi vẫn đinh ninh rằng: Đă mất hết cả rồi!
Bùi Thượng Phong
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
Có thể lúc ấy, họ vẫn là những chàng trai độc thân mang nợ nước trên vai và nợ t́nh trong tim, cầm súng lên đường xông pha vào chiến tuyến.
Có thể lúc ấy, họ đă là những người cha nhưng chưa hề biết mặt đứa con thơ của ḿnh c̣n đang nằm trong bụng mẹ.
Họ đă mạnh mẽ gạt t́nh riêng, từ biệt vợ dại con thơ ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng “Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm” vang vang trong tâm tưởng của những người trai thời chiến.
Đă có lúc tôi từng muốn lịch sử ngủ yên!
Quay ngược ḍng kư ức để làm ǵ khi lúc ấy chúng tôi chỉ là những đứa trẻ?
Không ai yêu thích chiến tranh, nhưng nếu hiểu rơ về một cuộc chiến, hiểu rơ được sự can trường của những người lính Việt Nam Cộng Hoà, hiểu rơ được “tầm vóc” của họ trong đôi mắt và suy nghĩ từ những ng̣i bút chân chính khắp nơi trên thế giới, tôi tin ḿnh sẽ trưởng thành hơn.
Hôm nay, tôi muốn viết về cảm xúc của ḿnh khi đọc bài viết “Heroic Allies” của tác giả Harry F. Noyes III. Tác giả là một cựu chiến binh Hoa Kỳ từng chiến đấu tại Việt Nam trong quân chủng Không Quân. Sau cuộc chiến trở về, ông lấy được văn bằng cao học về Nghiên Cứu Á Châu từ trường Đại Học Hawaii. Bài này (Heroic Allies) được đăng trong tạp chí Vietnam, số tháng 8, 1993.
“They were small, talked in sing-song squeaks, put a smelly fish sauce on their food, and often held hands with each other. “
Ông Noyes bắt đầu bài viết của ḿnh bằng một câu như vậy: “Họ (người lính VNCH) vóc dáng nhỏ con, nói chuyện líu lo như chim hót, ưa thêm nước mắm vào mọi món ăn, và thường hay nắm tay nhau.”
Chính những điều lạ lẫm , thiếu hiểu biết về xứ sở, về văn hoá của một đất nước, một dân tộc với những con người xa lạ này đă khiến cho đa số những người lính viễn chinh Mỹ khó ḷng thông cảm với những người mà họ bất đắc dĩ gọi là “đồng minh”, những người lính Việt Nam Cộng Hoà.
Và rồi từ sự thiếu thông cảm này dẫn đến những kỳ thị, những đánh giá thiếu công bằng cho Quân Đội Miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng là h́nh thức bao biện cho sự bỏ rơi “đồng minh” một cách phũ phàng, nếu không muốn nói là “vô nhân đạo” của Quân Đội Hoa Kỳ.
Ví dầu t́nh bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Tôi nhớ đến hai câu ca dao trên và bất giác mỉm cười chua chát.
Ôi, những câu ca dao Việt sao mà đúng từ ngàn xưa cho tới ngàn sau.
Những điều ông Noyes viết, không phải chúng ta chưa từng nghe, từng đọc trước đây về những tội danh mà truyền thông Mỹ đă “gieo tiếng dữ” cho Quân Đội Miền Nam Việt Nam như “bất tài, phản trắc và hèn nhát...vv...và vv...” Tuy nhiên, ông đă lập luận găy gọn và đưa ra những bằng chứng hết sức xác đáng “từng quan điểm một” để so sánh và phân tích vị thế và khả năng tác chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà với những đội quân khác trên thế giới bao gồm Quân Lực Hoa Kỳ thời chiến tranh Độc Lập của Hoa Kỳ (American War of Independence) với nước Anh Vĩ Đại (The Great Britain) vào cuối thế kỷ 18.
Theo ông Noyes, trong cuộc Chiến Tranh Cách Mạng (Revolutionary War) ấy, Quân Đội Mỹ đă có nhiều thuận lợi hơn Quân Đội Miền Nam Việt Nam ở những điểm sau:
• Quy mô của cuộc chiến ấy nhỏ hơn và dễ chi phối hơn (khác với Chiến Tranh Việt Nam tuy chịu tiếng là “nồi da xáo thịt” nhưng thực chất chính là một cuộc đối đầu giữa hai khối tư tưởng chính trị gây ảnh hưởng toàn cầu: Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Cộng Sản.)
• Quá tŕnh thuộc địa Hoa Kỳ đă giúp h́nh thành được những chính quyền tự phát địa phương, cho phép đất nước này hun đúc nên những vị lănh tụ tài ba thật sự (trong khi Miền Nam Việt Nam chỉ là một nền Cộng Ḥa đang phát triển, mới vừa thoát khỏi ách thuộc địa Pháp lại phải lao đầu ngay vào một cuộc chiến sinh tử với một đối thủ hùng mạnh được cả một khối Cộng Sản hỗ trợ phía sau)
• Quân Anh không quá ngoan cố như Cộng Sản Bắc Việt.
• Quân đồng minh Pháp thời bấy giờ đă không bỏ rơi nước Mỹ non trẻ như kiểu người Mỹ bỏ rơi Miền Nam Việt Nam.
Chúng ta hăy cùng với ông Noyes điểm qua một vài trận đánh sau đây để ngậm ngùi chịu tiếng oan “bất tài, phản trắc, và hèn nhát” cùng với những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà:
Trận Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968, Cộng Sản Miền Bắc tưởng rằng sẽ đập tan được ư chí chiến đấu của Nam Việt. Tuy nhiên, thay v́ bỏ cuộc, Quân Đội Miền Nam Việt Nam đă kháng cự mănh liệt và hữu hiệu: không một đơn vị nào tan ră hay tháo chạy. Ngay cả cảnh sát cũng chiến đấu, họ đương đầu với quân chính quy đối phương trang bị bằng vũ khí hùng hậu với chỉ bằng những khẩu súng cầm tay. Dựa theo báo cáo, sau trận này, tinh thần chiến đấu của người miền Nam dâng cao, số người xin đăng lính cao đến nỗi chính quyền của quốc gia này phải đ́nh hoăn bớt việc thu nhận thêm tân binh.
Trong cuộc Tổng Tấn Công năm 72, lực lượng trú pḥng của Quân Đội Miền Nam Việt Nam bị vây hăm tại An Lộc đă giữ vững được vị trí của ḿnh trước một lực lượng ghê gớm của quân thù cả về người lẫn hỏa lực kinh hồn của đại pháo và hỏa tiễn. Chúng ta đă đọc rất nhiều, đă nghe rất nhiều những hồi kư về Trận An Lộc từ những nhân chứng sống người Việt. Thiết tưởng nay dưới một góc nh́n khách quan của một nghiên cứu gia người Mỹ đă từng góp mặt trong cuộc chiến, liệu nỗi oan của họ có rửa được chăng?
Sau trận này, ông Noyes kể đă được tiếp xúc với một cố vấn Mỹ để nghe tường thuật lại mẩu chuyện một tiểu đội lính VNCH trong vùng được lệnh thanh toán ba chiến xa, đă hành động như thế nào. Họ hạ được một chiếc, rồi quyết định t́m cách bắt sống hai chiếc c̣n lại. “Theo tôi nhớ th́ họ chộp được một chiếc c̣n một chiếc bỏ chạy, thế là mấy người lính chạy bộ rượt theo đến cuối đường.”
Ông Noyes cho rằng việc thi hành thượng lệnh của mấy người lính này có thể không đúng tác phong quân kỷ, nhưng lối hành xử cho thấy tinh thần chiến đấu cao của họ và thế chủ động mà mọi binh sĩ VNCH đều có.
Cho đến năm 1975 khi Quốc Hội Mỹ đă quyết định không ra tay cứu giúp VNCH thêm nữa về cả nhiên liệu lẫn đạn dược, thế mà một đơn vị quân VNCH tầm cỡ một sư đoàn đă cầm chân được bốn sư đoàn BV trong suốt hai tuần giao tranh ác liệt tại Xuân Lộc. Một chọi bốn! Theo ông Noyes, chỉ riêng một trận này thôi sự anh dũng c̣n nổi bật hơn bất kỳ một chiến công nào có thể t́m thấy trong chiến sử Hoa Kỳ. Nhưng... ngậm ngùi thay, đội quân Miền Nam sau đó đành phải lui binh v́ Không Quân của họ không c̣n bom để yểm trợ.
Đến đây, tôi muốn bạn hăy đọc một đoạn bằng nguyên bản tiếng Anh của ông Noyes:
Remember: the United States had cut aid to South Vietnam drastically in 1974, months before the final enemy offensive. As a result, only a little fuel and ammunition were being sent to South Vietnam. South Vietnamese air and ground vehicles were immobilized by lack of spare parts. Troops went into battle without batteries for their radios, and their medics lacked basic supplies. South Vietnamese rifles and artillery pieces were rationed to three rounds of ammunition per day in the last months of the war.
The situation was so bad that even the North Vietnamese commander who conquered South Vietnam, General Van Tien Dung, admitted his enemy's mobility and firepower had been cut in half. Aside from the direct physical effect, we must take into account the impact this impoverishment had on South Vietnamese soldiers' morale.
Bởi v́ tôi e sợ bạn sẽ không tin tôi nếu như lược dịch những điều này qua tiếng Việt.
Tôi đă khóc khi đọc đến đây!
Tôi đă khóc cho một quân đội bất hạnh khi h́nh dung ra ông ngoại tôi, bố tôi, các chú bác của tôi, hai cậu tôi cùng biết bao đồng đội của họ đă phải chiến đấu trong một hoàn cảnh tồi tệ như vậy. Bởi v́ có hai thứ mà một người lính cần nhất trên mặt trận đó là vũ khí và tinh thần. Tinh thần th́ vẫn cao ngất, nhưng vũ khí và sự hỗ trợ từ “đồng minh” th́ cạn kiệt. Thương thay!
Hai luận điểm quan trọng nhất mà ông Noyes đă dùng để minh chứng cho ư chí chiến đấu kiên cường của quân nhân Miền Nam và để thấy rơ sự thất bại và đổ lỗi của người Mỹ tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Chiến tranh Việt Nam đă khởi sự khoảng bảy năm trước khi lực lượng Hoa Kỳ chính thức đổ bộ đổ và sau đó lại tiếp tục thêm chừng 5 năm sau khi quân Mỹ rút đi. Quân đội Miền Nam Việt Nam đă-vẫn-và luôn luôn kiên cường chiến đấu, không ai khác hơn!
Thứ hai: Quân đội Miền Nam Việt Nam bị thương vong một phần tư triệu binh sĩ trên chiến trường. Theo “tỉ lệ dân số” th́ tương đương hai triệu lính Mỹ chết (một con số gấp đôi tổn thất của Mỹ trong tất cả các chiến tranh gộp lại).
V́ vậy, nếu cho rằng Quân Đội Miền Nam hèn nhát và không chịu chiến đấu th́ tại sao họ lại hy sinh nhiều như vậy?
Tuy nhiên c̣n có một luận điểm nữa trong bài viết mà ông Noyes đă nói đến không chút tránh né khiến cho tôi vô cùng v́ nể đó là khi ông phân tích về sự “bất tài và hoảng loạn, về động thái “bỏ chạy” trên chiến trường.
Ông dẫn chứng bằng những mẩu chuyện sau:
“Khi một phụ nữ Anh hỏi viên công tước xứ Wellington rằng lính Anh có bao giờ bỏ chạy trên chiến trường không?”
Viên công tước đáp, “Ngoài chiến trường người lính nào cũng có bỏ chạy cả, thưa bà.”
Cuộc Nội Chiến (Civil War) của nước Mỹ cũng đă cho thấy sự can trường lẫn sợ hăi liên tục trồi lên sụt xuống. Những đơn vị của cả hai phe Confederate lẫn Union đều có lúc xông pha rất hăng hái và rồi có lúc phải “bỏ chạy” trước hỏa lực kinh hồn trước khi tập hợp lại tiếp tục chiến đấu. Họ cũng có lúc giao động chạy tán loạn nơi một chiến trường quá đẫm máu.
Hoặc như trong Thế Chiến Thứ Hai, khi cảm tử quân Nhật vừa tấn công vừa ḥ hét đă khiến cho một đơn vị bộ binh Hoa kỳ hoảng hốt “bỏ chạy”, trong khi đơn vị thứ hai trụ lại quyết chiến và sau khi tiêu diệt đội cảm tử quân Nhật gồm 10 tên th́ mới biết đa số quân Nhật không có vũ khí.
Ông kết luận rằng, nếu một biến cố đơn thuần không thể đem ra mà gán cho cả quân lực Hoa Kỳ là hèn nhát, th́ thỉnh thoảng có sự tan hàng của một vài người lính hay tướng lănh VNCH cũng không có nghĩa là tất cả chiến binh miền Nam đều hèn nhát.
Riêng tôi, tôi tự hỏi: tấm gương của Ngũ Hổ Tướng tuẫn tiết trong giờ phút thứ 25 cùng với biết bao Quân Dân Cán Chính Miền Nam Việt Nam kiên cường ở lại cùng quê hương, sẵn sàng đối mặt với sự trả thù hèn hạ của Cộng Sản trong các trại tù từ Nam ra Bắc, những điều này mang ư nghĩa ǵ đối với truyền thông một chiều của nước Mỹ?
.....
Văng vẳng đâu đây lời t́nh ca ai viết sao tôi nghe như một câu hỏi day dứt:
Em ru ǵ, lời ru cho đá núi
Đá núi tật nguyền, vết sẹo thời gian...
Biết bao giờ thời gian mới xoá nhoà và xoa dịu vết thương chiến tranh trong ḷng họ, những người cha can trường của thế hệ chúng tôi?
Nguyễn Diễm Nga
Tưởng niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà - 19 tháng 6, 2019
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.