Sưu tầm - Page 12 - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức > School | Kiến thức 2006-2019


 
Page 12 of 89 « First 2891011 12 131415162262 Last »
 
Thread Tools
 
Old  Default Sưu tầm
Những tờ giấy màu trắng thường được gọi chung Fabric Softener dùng bỏ vào máy sấy để cho quần áo thơm tho, mềm mại hơn và không bị dính nhau lại, còn có nhiều công dụng khác nữa. Sau đây là những kinh nghiệm mà nhiều phụ nữ đã chia sẻ để chúng ta biết sử dụng Fabric Softener cho nhiều mục đích khác nhau :




1. Khi bạn đặt một miếng Fabric Softener ở gần nơi có kiến, chúng sẽ chạy đi hết.







2. Tránh được mùi hôi mốc bằng cách kẹp một miếng giấy Fabric Softener vào sách hay cuốn album lâu ngày không mở ra.







3. Vào mùa có nhiều muỗi, khi ra ngoài vườn sinh hoạt, bạn có thể đeo nơi thắt lưng một miếng Fabric Softener thì mấy chàng muỗi sẽ không thèm lại gần.





4. Dùng miếng Fabric Softener để lau những vết xà bông đóng ở cửa kính của bồn tắm.







5. Làm cho đồ ṿật hay áo quần thơm tho và tươi mát bằng cách đặt một tấm Fabric Softener trong mỗi hộc tủ hay treo trong closet.







6. Ðể tránh chỉ bị rối hãy dùng miếng Fabric Softener vuốt sợi chỉ đã xâu vào kim trước khi may.







7. Nếu không muốn vali đựng quần áo bị ẩm, hãy đặt một miếng Fabric Softener dưới đáy trước khi xếp hành lý mang theo.







8. Làm cho không khí trong xe hơi trong lành bằng cách đặt một miếng Fabric Softener dưới ghế ngồi.





9. Muốn rửa sạch những thức ăn dính chặt bên trong xoong nồi thì hãy đặt một miếng Fabric Softener vào trong xoong rồi ngâm nước qua đêm.


Hôm sau mới dùng miếng sponge để chùi rửa. Chất dùng để chống lại sự dính nhau (static) có trong Fabric Softener sẽ làm cho đồ ăn rớt ra khỏi xoong nồi dễ dàng hơn.







10. Ðặt một miếng giấy Fabric Softener dưới đáy của mỗi thùng rác để tránh mùi hôi.







11. Dùng miếng Fabric Softener để lau những nơi có dính lông chó hay mèo, nó sẽ lấy đi những lông rụng đó một cách sạch sẽ.





12. Dưới mỗi giỏ đựng quần áo dơ, bao giờ cũng đặt một miếng Fabric Softener để khỏi có mùa hôi.







13. Làm cho giày không có mùi hôi bằng cách đặt miếng Fabric Softener trong đó qua đêm. Ngày mai, đôi giày sẽ thơm tho để mang đi làm hay đi học.




14. Dùng Fabric Softener để lau mặt kính máy TV sẽ làm cho bụi bặm bớt đóng lớp trên đó.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 12-02-2019
Reputation: 603182


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Last Update: None Rating: None
Attached Images
 
florida80_is_offline
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161 florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
The Following 2 Users Say Thank You to florida80 For This Useful Post:
meyeucon (12-03-2019), minhhanhnguyen (01-13-2020)
Old 12-09-2019   #221
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Tôi nhớ mãi câu của ông Winston Churchill, "We make a living by what we get, but we make a life by what we give ." Và tôi tự nhủ sống trên đời phải có một chút gì cho đi. Một chút đó chính là cái mình cố gắng .”

“Sự cho đi là điều quan trọng .” Người đàn ông có mái tóc trắng xóa, và nụ cười ấm áp nói, trong lúc đôi mắt chứa đầy những yêu thương đang hướng nhìn về hàng người homeless xếp hàng dài dằng dặc chờ nhận những đĩa thức ăn đầy ăm ắp.

Gió chiều Tháng Năm thổi bay những cánh phượng tím rụng đầy một góc Civic Center, mang theo trong nó những nụ cười thân thiện lẫn hàm ơn của cả người cho lẫn người nhận, những ân tình của cuộc đời, chứa chan.


http://philiptran.net/read.php?1454
Ngọc Lan





..."...Tất cả mọi việc thế gian,
Đều như mộng, huyễn, ảnh hiện,
Như giọt sương mai, điện chớp
Đến...đi...mau lẹ như thế..."...
(Ý kinh Kim Cang)





Reply With Quote Reply With Quote .

--------------------------------------------------------------------------------









Quick Navigation Người và Việc Top
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #222
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Khi Vợ/Chồng bị Lú Lẫn
(Alzheimer's disease)







Chúng tôi đã sống với nhau gần 50 năm hạnh phúc. Tuổi đời cách xa nhau khá lớn, 9 năm, tôi là người vợ may mắn được cưng chiều​ và chồng tôi không để tôi thiếu thốn điều gì, từ tình thương đến vật chất. Năm nay tôi bước vào tuổi 70, một người đàn bà còn đủ sức sống, sức khỏe .

Từ ngày hai vợ chồng về hưu, chúng tôi vẫn giữ nếp sống cũ, lui tới với bạn bè, du lịch khắp nơi . Và từ khi các cháu nội ngoại đua nhau ra đời, lại thêm bận rộn chuyện nuôi cháu giúp con. Trong nhà vang tiếng trẻ cười, nhất là dịp cuối tuần, con cháu về đầy nhà, tôi bận túi bụi, đi chợ nấu ăn lo bữa cơm gia đình. Tôi cảm thấy hạnh phúc thật đầy đủ ...

Cách đây hơn một năm, các bác sĩ tìm ra nhà tôi bị bệnh Alzheimer ! Căn bệnh này xuất hiện từ từ rồi tăng tiến bất ngờ, mau lẹ đến phải lo ngại. Alzheimer, tôi có xa lạ gì với cái tên này đâu ! tôi vẫn thường cười nhạo về sự đãng trí của chồng … quên chìa khóa ...lái xe lạc đường về ...để cái này qua chổ khác, rồi loay hoay kiếm tìm...

Và tôi cũng đã nghe đến, biết đến từ lâu. Suốt cả cuộc đời nghề nghiệp của tôi trong 40 năm làm việc ở Canada, săn sóc thuốc men cho các bệnh nhân cao tuổi, thường thường là cuối cùng họ cũng phải chịu số phận dọn vào ở trong các viện dưỡng lão dành cho những ông bà già mắc bệnh Alzheimer.

Điều này khiến tôi đôi khi lo sợ lắm, nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cũng phải hồi hộp, đau khổ mà chờ đợi, chuẩn bị chấp nhận một kết cuộc đau lòng và tệ hại có thể xảy đến.

Khi nhà tôi nhận được kết quả xác định bệnh Alzheimer, chúng tôi đã ôm lấy nhau và khóc vùi... Khi bình tĩnh lại, chúng tôi cùng lau nước mắt cho nhau và bắt đầu đề cập đến những hệ lụy có thể xảy ra...Cả hai chúng tôi đều là chuyên viên trong ngành y tế, nên sự đề cập, bàn luận đến bệnh tình cũng là điều dễ dàng...Chúng tôi cũng hiểu rõ những gì trong tương lai gần chờ đợi chúng tôi...những ngày sắp tới mà không hoảng hốt, không hoang mang. Chúng tôi cũng chẳng lạ lùng gì với căn bệnh này vì chính trong gia đình, mẹ chồng tôi ngày xưa cũng đã mắc phải căn bệnh này trước khi qua đời vào trước tuổi 90. Phần chồng tôi thì ông không bao giờ muốn nhắc lại những kỷ niệm đau buồn đó.

Từ ngày ấy, chúng tôi vẫn tiếp tục sống bên nhau, giảm bớt dần những giao tế xã hội, bạn bè. Tôi tiếp tục săn sóc chồng cho đến ngày tình thế bắt buộc anh ấy phải nhập viện. Mỗi tuần năm ngày, tôi vào viện thăm chồng, mang theo những thức ăn ngày trước anh ưa thích...Mặc dầu vậy, anh ăn rất ít và trí nhớ dần dần mất đi...bạn bè thân thiết vào thăm, anh không còn nhớ tên, cũng không thể nhận ra người quen.

Tuy vậy, với những thành viên trong gia đình, anh vẫn nhận biết dễ dàng và gọi tên rõ ràng từng đứa cháu, đứa con, nét vui mừng lộ ra mặt mỗi lần tôi đến thăm.

Chúng tôi càng ngày càng ít chuyện trò với nhau, thay vào đó chúng tôi thường cầm tay nhau. Chúng tôi tay trong tay rất lâu, tôi vuốt ve bàn tay của chồng và hôn nhẹ lên vầng trán rộng...

Mỗi ngày, tôi thường đọc cho anh nghe một trang báo hay cùng đi dạo ngoài vườn vào những hôm nắng đẹp. Ông nhà tôi ngồi vững vàng trên xe lăn, tôi đẩy xe đi nhè nhẹ, ông hài lòng ngắm những luống hoa nở rực rỡ hai bên lối đi, hoặc cùng ngước nhìn bầu trời xanh bát ngát, theo dỏi những cánh chim rộn rã bay về sau nhiều tháng ngày dài trốn tuyết ở tận miền Nam...

Có lúc tôi cầm chiếc kéo, cẩn thận cắt xén mái tóc lưa thưa trắng bạc, ông ngồi im lặng, cười rất hiền và lộ vẻ sung sướng, hài lòng...Nhìn ông, thật khó mà tưởng tượng một ngày kia phải rời xa người chồng, người anh, người bạn đời thân yêu này mãi mãi.

Dòng đời vẫn trôi...những buồn vui nối tiếp, con đường trải dài từ nhà đến viện dưỡng lão, những cuốc xe taxi cố định, không thay đổi hướng đi bên những tàng cây xanh, chuyển vàng vào tiết thu, phủ đầy bụi tuyết trong mùa Giáng Sinh…

Xuân, Hạ, Thu, Đông ...Từng chu kỳ tuyết trắng... và người chồng thân yêu của tôi chìm dần..chìm dần trong thế giới yên lặng. Còn tôi, một mình chiến đấu với nỗi cô đơn bất lực của chính mình.

Thỉnh thoảng tôi có mặc cảm so sánh, tại sao mình lại còn được sức khỏe hơn chồng ... tiếp tục với cuộc sống đơn độc, ngoài hai buổi đi về thăm viếng, còn được vui với con cháu vây quanh, bạn bè sum họp .

Đôi khi liền sau một cuộc vui tôi cảm thấy mình có lỗi, ích kỷ, chỉ biết vui cho riêng mình mà quên nghĩ đến chồng ...Tự hỏi như vậy, tôi có hay không đánh mất tình yêu, đạo đức của người vợ, có chồng đau yếu, bệnh hoạn đang chờ đợi từng phút từng giâyở nơi chốn nào đó trong một viện dưỡng lão của thành phố ?

Nhưng mặt khác, với cuộc sống chung quanh không ngừng nghỉ, tôi thầm nhủ, nên trôi theo dòng đời, phải có sự giao tiếp với đời sống còn lại, có như thế, chỉ có cách đó, tôi mới có thể giữ được nụ cười và nguồn năng lượng ít ỏi, cần thiết để tiếp sức sống cho chồng ...

Không muốn, cũng không dám nghĩ xa hơn về những ngày sắp tới...Hiện tại, đối với tôi, cuộc đời không phải là một màu hồng tuyệt đối, nhưng tôi còn có thể chịu đựng được những thăng trầm nhè nhẹ bằng cách chu toàn những nhiệm vụ, bổn phận nho nhỏ mỗi ngày...

Phần riêng cho tôi, thấy cần phải tự chăm sóc mình, giữ sức khỏe tốt và tâm thần thanh thản để vui sống và để đừng làm phiền hà đến những người sống chung quanh mình, nhất là để đủ năng lực chăm sóc người bệnh, người chồng yêu quí của tôi, càng lâu dài càng tốt...

Hy vọng những lời tâm sự này mang lại cho bạn chút vui sống, niềm hy vọng, nếu chẳng may một ngày kia, một người bạn của chúng ta gặp phải chuyện không may như tôi. Xin hãy cố gắng. Cố gắng ....
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #223
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Những ngày xa xưa trên quê hương
đâu rồi?


Hỏi:

Tôi ở với con gái và rể - vì con trai chưa thành gia thất. Rể và con gái tôi đều là bác sĩ. Tôi nghĩ ở với con gái dễ hơn là dâu.

Nói là ở chung nhưng thật ra nhà cháu rộng có làm thêm một phòng ngủ và bếp rất tiện cho một người ở. Tôi đi làm tối về nấu ăn và cho ngày mai bới đi làm, ngày nghỉ ở nhà săn sóc vườn nên hoa cỏ rất đẹp. Lâu lâu thì 2 mẹ con lại đi shopping hoặc cũng đi chợ. Vợ chồng con gái tôi ăn riêng và ở trên lầu. Ðược 2 năm.

Nay bỗng cháu có ý định mua nhà khác ở vùng nhà giàu trên đồi với lý do rất chính đáng: vì vùng này bây giờ họ cho housing nhiều quá, phần đông là người mới qua. Họ có cách sống giống ở VN - cả ngày ở nhà và coi phim bộ, vài ba ngày lại chửi bới con cái, đương nhiên là bằng tiếng Việt. Thật sự, tôi không chịu nổi họ, chứ nói gì con tôi học hành đỗ đạt bên này.

Nhưng con gái tôi dọn ra thì không mang tôi theo, lý do: nhà mới vừa đủ hai phòng và chúng không muốn tôi ở chung. Tôi nay đã 60, nay đau mai yếu, lại bị cao máu, vả lại 5-3 năm nữa cũng về hưu ở nhà cả ngày làm sao ở một mình được. Tôi đã khóc lóc nói ra ý tưởng cô đơn của mình, nhưng con gái tôi bảo:

“Ở Mỹ có ai con cái ở chung với cha mẹ đâu?”

Ở địa vị tôi, bà Thuần Nhã nghĩ ra sao? Xin chân thành cảm ơn bà nhã ý chia sẻ cùng tôi.

Một độc giả (Oakland)



Ðáp:

Ðọc xong thư của bà, lòng nặng trĩu, tôi mở cửa bước ra vườn. Chiều hôm nay trở gió, bầu trời u ám, sương phủ mờ rặng núi xa xa. Những ngày xa xưa trên quê hương đâu, đâu rồi?

Quê hương chúng ta, ở đó có cô Nguyên, nhà gần chợ Nguyễn Tri Phương, có bà mẹ bị ngã từ trên sân thượng xuống đất, gãy xương sống ngay trước ngày đám cưới của cô chỉ chừng gần một tháng. Cô lặn lội trong nhà thương nuôi mẹ, rồi bệnh không hết, mẹ về nhà ăn, ngủ, tiêu, tiểu, đều trên giường, một mình cô là con độc nhất, hầu giường phân chiếu tiểu, vị hôn phu gớm quá từ hôn, cô nói:

“Ảnh biểu tui giao mẹ cho người làm rồi đi theo ảnh, ảnh không chịu ở chung nhà. Má tui biểu nghe theo lời ảnh; nhưng mà thôi, ảnh không thương thì tui chịu, tui hổng nỡ bỏ mẹ cho người ngoài cắn đắng khi dễ trong lúc bịnh hoạn này, tội nghiệp mẹ tui.”

Ở đó có nhà thím Ba Hồi, góa chồng sớm, hẩm hút một mình nuôi hai con. Con lớn đạp phải mìn cụt hai chân trong chiến tranh, không làm ăn gì được, sống nhờ vào gánh hàng rong của thím Ba hai sương một nắng, vậy mà tối nào về, thím cũng mang theo mấy tờ báo cũ thím xin được trên đường, để dưới ánh đèn mờ, con đọc mẹ nghe, mái nhà tôn tối nhờ nhờ lại vang lên tiếng cười thương yêu, đầm ấm.

Ở đó có nhà cụ Tâm Thái, hồi còn ở quê hương, mỗi chiều khi đi làm về, ngang qua, tôi liếc mắt vào thường thấy cụ ngồi ngay một đầu chiếc bàn bầu dục, đó là chỗ danh dự của cụ, cụ ngồi đó nghe các cháu chia nhau đọc truyện Tầu cho cụ giải trí. Ðến bữa thì các con và các cháu ngồi quây chung quanh cụ, lao xao, “Mời mẹ... Mời bà xơi cơm...” Tôi nghe nói hình ảnh này cũng vẫn còn quen thuộc đối với một số gia đình người Trung Hoa trên San Francisco, California, bà ạ.

Thế hệ bà là thế hệ khoảng trống của bước nhảy giữa hai nền văn hóa. Nền văn hóa mà bà lãnh hội thì cha mẹ hết lòng hy sinh cho con cái đến tối đa, đến tận khi nào đã kiệt lực, miễn sao con đủ lông cánh ra đời. Con ra đời rồi, mà thất bại, thương tích, tàn tật, cha mẹ lại sẵn lòng đem con về, tiếp tục tận tụy lo cho con, bất kể tuổi tác. Tất cả là vì tình thương yêu, tình phụ tử, mẫu tử. Khi cha mẹ già yếu, bất lực, con cái cũng ăn ở cho tận hiếu đạo, để đền đáp tối đa tấm lòng cha mẹ đã nghĩ đến con, chăm lo, thương yêu con khi xưa. Trong cái xã hội mà mọi người đều sống với nề nếp như vậy, thì sự bảo bọc nhau đó là tự nhiên, bà ạ.

Con gái bà nói, “ở Mỹ có ai con cái ở chung với cha mẹ đâu?”, cô ta nói cũng có phần đúng, đó là vì cũng có những người như thế. Tuy nhiên, hàng xóm nhà tôi cũng là người Mỹ, họ ở chung 3 thế hệ, bà cụ hằng ngày dắt cháu đi học, vẫn đi qua nhà tôi. Thực tế, quả là cũng có những gia đình không ở chung với cha mẹ, thậm chí bỏ rơi cha mẹ luôn, cha mẹ có nhớ con mà già quá không còn di chuyển được, thì phải mua vé máy bay cho con về thăm.

Nhưng chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó, có lẽ cô con gái của bà cũng biết, nhưng không muốn nói ra, rằng cũng có nhiều cha mẹ bên đây đã bắt con phải tự lập khi vừa đủ 18 tuổi, không tiếp tục nuôi con nữa, vì cha mẹ còn phải thủ tiền để đi du lịch, đi sòng bài, v.v... để enjoy cuộc đời, hơi đâu mà đóng tiền học cho con. Cha mẹ đuổi con ra khỏi nhà, bắt con phải tự lập khi con vừa mới đúng 18 tuổi thì con bỏ rơi cha mẹ lúc về già; tuy là bất hiếu bất nhân thật đấy, nhưng cũng chỉ là nhân quả.

Bà được giáo dục bằng nền văn hóa Ðông Phương của chúng ta, nên đau đớn, bàng hoàng, kinh ngạc, khi thấy con nhẫn tâm bỏ rơi mình lại. Cô con gái lại đem một khía cạnh của nếp sống lạnh lùng ở đây ra ví von để đủ lý do hất mẹ ra khỏi vòng tay nâng đỡ mẹ lúc tuổi già. Ðã đến nông nỗi này thì tôi nghĩ rằng sự con bà đổi ý, cho bà đi theo là chuyện rất khó xảy ra. Cho nên tôi đề nghị là bà nên can đảm tiếp tục đi làm cho đến khi về hưu, và sẽ tiếp tục sống như những người già về hưu khác. Bà nên tiếp xúc với các Hội Người Già (Senior Citizen Community Center), kể cả hội của người Việt Nam lẫn hội của người Mỹ.

Gần nhà tôi có một hội người già Mỹ. Hằng ngày tôi thấy có cả các cụ Việt Nam tới ăn cơm trưa. Họ có cả thư viện và các loại thể thao, Tai Chi, Khí Công, và các trò giải trí, chơi các loại bài, thí dụ mạt chược, bài tây, v.v... Nhiều cuối tuần tôi thấy các cụ leo lên nhiều xe bus, hỏi ra mới biết là các cụ đi picnic ngoài biển, hoặc đi chơi tiểu bang khác, hoặc sang chơi bên Mexico, v.v... Tôi thấy cả các cụ phải đi xe lăn cũng được họ thả cần trục xuống cho các cụ lăn xe vào rồi kéo lên. Thấy các cụ vui cười trong lúc tuổi già, tôi mừng lắm.

Bà cũng đừng quá lo lắng về chuyện bệnh hoạn, hoặc già quá, không còn tự lập được.Trong khu tôi ở có một cụ già Mỹ đã 87 tuổi. Hằng ngày, cụ trang điểm gọn gàng, xinh xắn rồi thủng thỉnh chống gậy đi bách bộ trong khu, gặp ai cũng tươi tỉnh “Hello!”, hoặc “Hi, how are you, honey?” Mỗi buổi trưa lại có người của Hội Già đem phần ăn của cụ tới, vì cụ không lái xe ra phòng ăn của hội được. Khoảng 11 giờ mỗi sáng là cụ đã ngồi sẵn cạnh cửa sổ, kéo rèm mở hé để chờ người của hội. Trông thấy họ từ xa, cụ đã bước ra đón tận phía ngoài, ríu rít chào hỏi, vui lắm. Ngoài ra, hệ thống y tế cho người già bên đây cũng rất tốt.

Bà mới 60 tuổi, kể ra là còn trẻ đối với đời sống văn minh khoa học tân tiến này. Hãy nhìn về tương lai, tạo một nhóm bạn hợp với quan niệm sống của mình để mà cùng nhau thưởng thức cuộc đời, nhìn đời một cách lạc quan. Không nên u sầu mà cơ thể héo hon dần, lại thành bệnh hoạn sớm. Nhập gia tùy tục, bà ạ. Ðời cho ta quả chanh thì ta hãy pha thành ly nước chanh cho nó đỡ chua.

Chỉ tiếc cho con gái của bà, cô ta sẽ không được hưởng niềm vui ấm áp khi nhìn thấy mẹ già run rẩy xỏ kim, mình chạy lại giành lấy để làm giùm mẹ; rồi hai mẹ con cười khanh khách, tiếng cười vang lên khiến cho mấy cháu chạy ùa ra, miệng bi bô: “Bà... bà... mẹ... mẹ...”



Thuần Nhã (ĐPK)



Reply With Quote Reply With Quote .

--------------------------------------------------------------------------------




30-09-2019, 03:04
#2


phanngoc








phanngoc is offline
Administrator

--------------------------------------------------------------------------------
Join Date:Jul 2015Posts:5,743Thank s Thanks Given :115Thanks Thanks Received :1,029Thanked in:990 Posts
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #224
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Những Cuốn Sách Làm Thay Đổi Thế Giới
Túp Lều của Bác Tom
Harriet Beecher Stowe




Những nhà phê bình "Túp lều bác Tom", dù khen hay chê cũng đều đồng ý về một điểm duy nhất là : tập truyện này khi xuất bản đã gây được một xúc động mãnh liệt và đã ảnh hưởng sâu rộng trong việc thúc đẩy cuộc nội chiến ở Mỹ. Một nhà bình luận đương thời đã viết một cách cực đoan rằng : Cuốn truyện "Túp lều bác Tom" chịu ảnh hưởng của bọn chủ trương phế nô cuồng tín, đã trắng trợn xuyên tạc sự thật để gây nên những sự chia rẽ". Một nhà trí thức có tiếng hồi đầu thế kỷ này đã nhận định rằng :"Chưa có tập sách nào tai hại cho thế giới bằng cuốn truyện Túp lều bác Tom".

Ngược lại, Longfellow đã nói lên được tâm trạng chung của những người ngưỡng mộ Harriet Beecher Stowe. Trong một bức thư, thi sĩ Longfellow viết :

"Túp lều bác Tom "là một thành công vĩ đại nhất trong lịch sử văn học, ấy là chưa kể đến ảnh hưởng luân lý của tác phẩm". Lại có những nhà phê bình gọi tập truyện là một "thành công của sự thật", là "bất hủ" và gọi tác giả "là một nữ thiên tài" không ai phủ nhận được."

Chưa hề có cuốn sách nào lúc ra đời lại hợp tình hợp cảnh bằng cuốn truyện Túp lều bác Tom. Cuộc tranh đấu về vấn đề nô lệ da đen ngày một thêm gay gắt. Đạo luật về nô lệ đào tẩu được quốc hội chấp thuận như đổ đầu thêm vào lửa. Trong hai mươi năm liền, hàng ngũ chủ trương phế nô vẫn không ngớt hoạt động. Quốc hội chia rẽ về vấn đề nô lệ da đen. Ở giáo đường, các mục sư cả hai miền Nam, Bắc đã dẫn lời trong Kinh thánh để bênh vực, hay để đả đảo chế độ nô lệ. Không khí chung chẳng khác gì nồi thuốc súng chỉ đợi một tia lửa để nổ tung, và chính cuốn truyện Túp lều bác Tom là tia lửa đó.

Không những tập sách ra đời đúng lúc mà người ta còn có thể nói được rằng : truyền thống gia đình và hoàn cảnh đã tạo ra tác giả đúng là con người để thúc đẩy cuộc thánh chiến chống lại chế độ nô lệ.

Harriet Beecher Stowe là con gái của Lyman Beecher, một nhà thần học trứ danh thế kỷ XIX, em gái của Henry Ward Beecher, một mục sư nổi tiếng không kém, vợ cũng của một mục sư, chị và là mẹ của nhiều mục sư khác nữa. Suốt cả đời Harriet Beecher Stowe sống trong một bầu không khí sùng đạo. Nền giáo dục tôn giáo của bà chịu ảnh hưởng Calvin, Jonathan Edwards, Samuel Hopkins và những nhà Thanh giáo khác ở New England. Sống trong truyền thống đạo giáo nồng nhiệt đó, Harriet rất dễ dàng trở nên một nhà truyền giáo thì dầu không ở giáo đường cũng bằng ngòi bút. Trong những tác phẩm của Harriet kể cả truyện "Túp lều bác Tom", người ta đều nhận thấy rõ cái tinh thần và giọng văn nồng nhiệt của nhà truyền giáo.

Harriet Beecher Stowe sinh năm 1811 ở Litchfield, thuộc tiểu bang Connecticut. So sánh với những thiếu nữ đồng thời thì Harriet được hưởng một nền giáo dục khá cao, tuy rằng hai phần ba nền giáo dục đó có tính cách tôn giáo. Harriet rất ham đọc sách, ngoài những sách về giáo lý, bà rất say mê Byron và Scott, là hai văn hào ảnh hướng lớn đến bút pháp của bà sau này.

Năm bà mười bốn, thân phụ của bà, ông Lyman Beecher, vị giáo sĩ đầy hăng say hoạt động, đến ở Boston, rồi mấy năm sau lại về ở Cincinnati để giữ chức Giám đốc Viện Thần học Lane. Harriet ở Cincinnati cho đến năm 1850, bà dạy học, thành hôn với Calvin Stowe, một nhân viên của Viện Thần học, sinh hạ được sáu người con, thỉnh thoảng bà viết kịch ngắn và truyện đăng báo.

Những năm ở Cincinnati đã giúp bà trên nhiều khía cạnh. Thành phố Cincinnati nằm ngang sông Ohio, gồm nhiều đồn điền rộng lớn còn đặc kịt nô lệ thuộc tiểu bang Kentucky. Cincinnati là trung tâm của cuộc tranh đấu quyết liệt về vấn đề nô lệ. Những đám quần chúng chống bãi bỏ chế độ nô lệ thường biểu dương lực lượng ngoài đường phố, đập phá báo chí đối lập, và đánh đập những người da đen tự do. Dư luận sôi nổi vì những bài diễn văn hoặc chống hoặc bỏ chế độ nô lệ.

Ngoài ra Cincinnati nằm trên con đường lên phương Bắc, còn là nơi trú ẩn của những nô lệ trốn thoát khỏi các đồn điền bằng đường bí mật dọc theo đường xe lửa để qua Canada tìm tự do. Viện thần học của Lyman Beecher chính là nơi hun đúc tinh thần chống chế độ nô lệ. Sở dĩ viện này tránh được sự đập phá của quần chúng đối thủ là vì viện ở cách thành phố tới hai dặm và muốn tới nơi phải vượt qua một con đường gồ ghề lầy lội. Lyman Beecher nhiều lần đã chứa chấp tại nhà những nô lệ da đen đào tẩu. Trong những dịp này, Harriet đã nghe chính những người nô lệ kể chuyện lại những cảnh gia đình tan nát, sự ác độc của cai đồn điền, những chuyện ghê tởm về chợ buôn người, về sự sợ hãi bị săn đuổi trong lúc đào tẩu.

Ngoài những chuyện nghe kể lại, chính bà Stowe còn được chứng kiến tận mắt tổ chức duy trì nô lệ hành động. Vào năm 1833, bà cùng với bè bạn đi thăm Maysville ở Kentucky, và thấy nhiều đồn điền có những dinh thự to lớn và những khu nhà dành cho nô lệ da đen. Chính trong chuyến đi này bà đã tìm thấy "nguyên mẫu" cho nông trại Shelby tưởng tượng trong truyện Túp lều bác Tom, và thâu thập được nhiều chi tiết khác về lao công trong chế độ nô lệ. Em của bà là Charles, một nhà kinh doanh thường hoạt động ở New Orleans, và miền Red River kể cho bà nghe nhiều chuyện thê thảm về tình trạng nô lệ ở tận miền Nam xa xôi. Chính Charles đã hiến cho bà mẫu nhân vật Simon Legrel trong truyện Túp lều bác Tom, khi kể lại chuyện tên đốc công hung bạo gặp trên chuyến tàu xuôi sông Mississippi.

Trong những năm ở Cincinnati, Harriet Stowe vẫn chưa thực sự hoàn toàn là người chống chế độ nô lệ da đen, có thể bà đồng ý với ông thân sinh là những người chủ trương phế bỏ chế độ nô lệ là "chất a xít, chất nổ, chất đốt, rồi một ngày kia sẽ nổ tung và đốt cháy tứ phía". Sự thật thì trước khi trở về New England, bà Stowe vẫn chỉ là kẻ bàng quan. Năm 1850 bà theo chồng là Calvin Stowe, được bổ làm giáo sư tại trường Bowdoin ở Maine.

Giữa khi đó nhân dân ở New England đã công phẫn về đạo luật nô lệ đào tẩu. Họ còn công phẫn trước những sự tàn bạo khi đạo luật đó đem ra thi hành ở Boston. Theo đạo luật này những người chủ nô lệ ở Nam Mỹ có quyền truy tầm những nô lệ đào tẩu ở các tiểu bang tự do, nghĩa là không có nô lệ; và những viên chức ở đây có bổn phận giúp đỡ họ thâu hồi "sản nghiệp". Những nô lệ được tự do từ lâu, đều bị bắt trả về chủ cũ, và gia đình họ vì đó mà bị phân tán mỗi người một nơi.

Harriet Stowe nhận được một bức thư của em dâu là bà Edward Beecher, yêu cầu bà "hãy viết một cái gì để cho cả miền thấy rõ chế độ nô lệ thảm khốc tới mức nào". Bà Harriet Stowe, theo truyền thống của gia đình Stowe, liền quyết định "sẽ viết một cái gì, nếu Thượng đế cho chị tuổi sống và giúp đỡ chị". Trong thời gian đó em của bà Edward vẫn không ngớt lời đả kích chế độ nô lệ tại nhà thờ ở Boston, và một người em khác là Henry Ward đã tổ chức những cuộc mua bán đấu giá nô lệ ở nhà thờ Brooklyn để giải phóng cho họ.

Về chuyện Túp lều bác Tom, bà Harriet Stowe trước tiên viết đoạn gay cấn nhất, đó là đoạn bác Tom chết. Bà kể lại là một hôm đang dự lễ ở nhà thờ Drunswirk, bà chợt thấy tất cả cái cảnh tượng bác Tom chết. Ngay chiều hôm đó bà Stowe vào phòng riêng, khóa chặt cửa lại và viết ra những gì bà đã "nhìn thấy" ở nhà thờ. Hết giấy, bà phải dùng cả đến những mảnh giấy gói màu nâu để viết cho hết phần truyện, sau này là chương "Tử nạn" trong truyện Túp lều bác Tom. Viết xong bà đọc cho chồng, con nghe và ai nấy đều hết sức xúc động. Người ta kể lại là chồng bà, ông Calvin Stowe đã nói to lên :

"Harriet, đây phải là đoạn cuối cùng một truyện dài về chế độ nô lệ mà em đã hứa với Isabel. Hãy bắt đầu truyện bằng một đoạn khác rồi mới tới đoạn kết này. Sách của em chắc chắn sẽ hay".
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #225
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Mấy tuần lễ sau, Harriet Stowe viết thư cho Gamaliel Bailey, chủ bút báo National Era, một tờ báo chủ trương phế nô ở Washington. Trước đây Bailey có quen thân với gia đình Beecher ở Cincinnati là nơi Bailey xuất bản tờ nhật báo Philanthropist, chống chế độ nô lệ và về sau bị quần chúng hành hung nên phải bỏ Cincinnati ra đi. Trong thư bà Stowe kể rõ ý định viết một tập truyện đề là Túp lều bác Tom hay là Chuyện người biến thành đồ vật (phụ đề này sau được đổi là Đời sống thấp hèn) để đăng báo làm ba hay bốn kỳ. Bailey trả bà ba trăm đô la tiền nhuận bút và báo National Era khởi đăng truyện Túp lều bác Tom vào tháng Sáu năm 185l.

Câu chuyện Harriet Stowe định đăng trong ba hay bốn kỳ thì hết, không ngờ lại kéo dài dường như bất tận. Bao nhiêu khung cảnh, biến cố, nhân vật, cùng những cuộc tiếp xúc bà ghi nhớ, lần lần hiện trở lại sôi sục trong óc tưởng tượng sáng tạo của bà. Truyện đăng gần một năm trời, Harriet Stowe mới kết thúc được, và sau này bà nói :

"Chính Thượng đế đã viết! Tôi chỉ là phương tiện trong tay Ngài".

Cốt truyện Túp lều bác Tom không có gì phức tạp trong đó gồm nhiều nhân vật. Một người chủ nô lệ tên là Shelby ở Kenntucky, đem bán một số nô lệ trong đó có Tom, cho Hailey, một tay buôn nô lệ ở New Orleans để lấy tiền trả nợ. Tình cờ nghe được câu chuyện mua bán giữa Shelby và Haley, một thiếu phụ lai da đen tên là Eliza được biết ông chủ của chị đem bán cả con của chị tên là Harry. Ngay đêm hôm đó chị đem con vượt qua sông Ohio đóng băng, tìm đường sang Canada tìm tự do. Chồng của chị tên là George Harris, nô lệ ở nông trại bên cạnh cũng bỏ trốn theo chị. Bị truy nã rất gắt, nhưng rồi được nhiều người da trắng giúp đỡ, gia đình người nô lệ tìm tự do này sang được Canada rồi trở về châu Phi.

Số phận của bác Tom hẩm hiu hơn nhiều. Để tránh làm phiền cho chủ, bác đành vĩnh biệt vợ con để ra đi theo chủ mới. Trong cuộc hành trình xuôi dòng sông Mississippi đi New Orleans, bác Tom cứu được mạng em bé Eva. Để trả ơn bác, cha em tên là St Clare mua lại bác ở tay Shelby. Hầu hạ chủ mới ở tòa nhà tráng lệ tại New Orleans, lại có em Eva ngoan ngoãn và em Topsy, đứa bạn quỷ rẫy da đen của Eva, làm bầu bạn nên bác Tom sống được dễ chịu trong hai năm.

Nhưng rồi em Eva chết và St.Clare vì nhớ đến con nên dự tính trả lại tự do cho Tom và những nô lệ khác. Chưa kịp thi hành ý định, St.Clare đã bị thiệt mạng khi ông xông vào ngăn cản một vụ đánh lộn. Bà St Clare liền đem bác Tom ra chợ bán cho Simon Legree, một nhà trồng trọt nghiện ngập, tàn bạo ở Red River. Tom rất có thiện chí chiều lòng ông chủ ác độc, và không có điều gì đáng chê trách, nhưng bác vẫn bị ông chủ thù hằn và thường hay bị đánh đập tàn nhẫn.

Hai chị nô lệ tên là Cassy và Emmeline bỏ trại đi trốn. Legree đổ tội cho Tom đã giúp họ trốn và nghi Tom biết chỗ họ ẩn náu. Tom nhất định khai không biết gì hết, Legree liền đem bác ra tra khảo cho đến khi bác ngất lịm mới thôi. Hai ngày sau George Shelby, con chủ cũ của Tom tới Red River để mua lại Tom. Nhưng đã muộn rồi vì Tom đã bị đánh chết. Nổi giận George Shelby đánh cho Legree một trận nên thân, sau chàng trở về Kentucky giải phóng hết các nô lệ của cha và quyết tâm tranh đấu cho chủ nghĩa phế nô .









Báo National Era in không nhiều, nhưng chỉ vài tháng sau truyện Túp lều bác Tom đã thu hút được một số độc giả đông đảo và nhiệt thành. Trước khi báo đăng chương kết cuộc. Harriet Stowe đã cho in thành sách. Phần vì truyện quá dài, phần vì tác giả lại là phụ nữ và phần vì chủ đề của câu chuyện, John P.Jewett ở Boston liều lắm mới dám in tác phẩm của Harriet Stowe.

Để đề phòng có thể bị lỗ vốn, Jewett đề nghị chia năm mươi phần trăm lời cho Harriet Stowe, ngược lại Harriet Stowe phải chịu nửa phí tổn trên in sách. Sợ thiệt thòi nên Harriet Stowe không nhận đề nghị đó và được hưởng 10 phần trăm tiền trên số sách bán được. Quyết định này khiến gia đình Stowe thiệt mất một món tiền lớn.

Cả tác giả và nhà xuất bản đều không mấy lạc quan về triển vọng thương mại truyện Túp lều bác Tom. Bà Stowe chỉ dám mong tiền bản quyền đủ để sắm một bộ áo lụa mới. Kỳ xuất bản đầu tiên, tác phẩm của bà in ra có 5.000 bộ, mỗi bộ hai tập, đầu sách có phụ bản in gỗ vẽ hình căn lều của một người nô lệ da đen.

Ngày phát hành sách bán được ba ngàn bộ, ngày thứ hai sách bán hết hơn. Đơn đặt mua nhiều không kể xiết. Trong vòng một tuần lễ sách bán được 10 ngàn bộ, và trong năm đầu tiên riêng Hoa Kỳ tiêu thụ 300 ngàn bộ.

Ba nhà máy giấy cung cấp giấy cho tám nhà in lớn, máy chạy đêm ngày mà vẫn thiếu sách bán. Nhà xuất bản phàn nàn "phải giao thiếu hàng ngàn bộ cho các đơn đặt mua". Theo số sách bán được, người ta có thể nói bất kỳ ai thường hay đọc sách báo, cũng đọc tác phẩm của Harriet Stowe.

Ở ngoại quốc, truyện Túp lều bác Tom cũng thành công không kém. Một công nhân của nhà Putnam chỉ gửi một bộ cho xuất bản ở London, anh liền được nhà xuất bản này thưởng 5 bảng Anh. Sách in lậu nhiều không kể xiết, vì khi đó bản quyền chưa được luật pháp quốc tế đảm bảo. Chẳng bao lâu đã có tới 18 nhà xuất bản Anh tung ra thị trường hơn bốn mươi ấn bản "Túp lều bác Tom" khác nhau. Trong vòng một năm, ước lượng có tới một triệu rưỡi bộ bán ra ở Anh và các thuộc địa. Bà Harriet Stowe không được hưởng một đồng quyền tác giả nào ở số sách bán khổng lồ này.

Trong khi đó những nhà xuất bản ở lục địa châu Âu cũng không bỏ qua cơ hội làm giàu. Truyện Túp lều bác Tom được dịch ít ra là hai mươi hai thứ tiếng và thành công ở Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan và ở nhiều nước khác, không kém ở các nước nói tiếng Anh.

Truyện Túp lều bác Tom còn được soạn thành kịch và là vở kịch thành công nhất ở trên sân khấu nước Mỹ. Không biết bao nhiêu là gánh hát đã soạn kịch theo tích truyện của Harriet Stowe, và những kịch đó được đem ra trình diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Về kịch, vợ chồng Stowe cũng không thêm được đồng nào quyền tác giả vì luật bản quyền năm 1852 chưa đề cập đến trường hợp này. Bà Stowe không tán thành việc soạn kịch và nhiều lần từ chối không chính thức cho phép soạn thành kịch tác phẩm của bà.

Truyện Túp lều bác Tom phá kỷ lục trong lịch sử ngành xuất bản, và có lẽ chỉ bán kém có bộ Thánh Kinh. Dưới hình thức truyện, kịch, thơ và nhạc, truyện Túp lều bác Tom lan tràn khắp thế giới.

Truyện "Túp lều bác Tom" gây xúc động tương xứng với số sách khổng lồ bán ra. Chính con và cháu của bà Stowe sau này kể lại:

"Tập truyện chẳng khác nào một mồi lửa châm ngòi phát ra đám cháy vĩ đại. Ngọn lửa công phẫn bốc rực cả bầu trời, lấn át hết, và vượt cả đại dương. Rồi toàn thế giới không còn có người bàn tán gì khác ngoài vấn đề nô lệ da đen".

Miền Nam Mỹ uất hận không tiếc lời nguyền rủa tác giả và cải chính om sòm, người ta đã cột chung tên bà với tên Chúa Quỷ. Báo chí đăng nhiều bài phê bình tỉ mỉ nêu lên những sự sai lầm, và thiên kiến về tình trạng nô lệ da đen diễn tả trong tập truyện. Điển hình là bài phê bình của báo Southern Literary Messenger viết:

"Cuốn truyện của Harriet Stowe là "sự đánh đĩ tội lỗi của năng khiếu tưởng tượng" và "các nhà phê bình ở miền Nam nước Mỹ không thể dung thứ cho tác giả được".

Trong khi đó hàng ngàn bức thư với những lời lẽ thóa mạ được gửi tới Harriet Stowe. Khởi đầu, truyện Túp lều bác Tom được bán tự do ở miền Nam, nhưng về sau, có một cuốn trong nhà cũng có thể bị hành hung.

Chuyện mỉa mai là bà Harriet Stowe hy vọng và tin tưởng rằng tiểu thuyết của bà có thể là lối để giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp về vấn đề nô lệ da đen vốn kéo dài từ lâu. Đọc xong cuốn truyện, một người bạn của bà ở miền Nam viết trong thư "Sách của bà sẽ mang lại sự hòa giải và thống nhất giữa Nam - Bắc Mỹ". Trong truyện Túp lều bác Tom, bà Stowe cố gắng diễn tả cả hai khía cạnh, một bên là những cái đẹp, cái thơ mộng của đời sống êm đềm ở điền giã và một bên là những cái tàn ác và ghê tởm ở đây. Shelby và St. Clare là hai người chủ nô lệ ở miền Nam có những đức tính cao quý. Eva, con gái của St. Clare thật là một em bé thơ ngây trong trắng điển hình nhất, trong lịch sử tiểu thuyết. Còn Simon Legree đúng là hiện thân của sự độc ác. Hai nhân vật New England khác là Miss Ophelia và Marky đã đem lại nhiều tính cách hài hước cho cuốn sách. Bà Stowe cho rằng:

"Ở Bắc Mỹ người ta chỉ biết chút ít về thực trạng của người nô lệ da đen, dù rằng đa số có thể thông cảm với dân nô lệ bằng trí óc".

Tuy nhiên những nhượng bộ của Túp lều bác Tom không đủ làm dịu bớt sự uất hận của dân miền Nam. Từ ở khắp miền Nam vẫn tiếp tục nói lên những lời đả kích và tố cáo Harriet Stowe đã bóp méo sự thật. Họ nêu ra bằng chứng thí dụ như luật lệ miền Nam vẫn nghiêm khắc đối đầu với kẻ sát nhân dù là giết nô lệ hoặc giết người da trắng - luật lệ vẫn cấm chia rẽ mẹ con khi đứa bé còn dưới mười tuổi, và nô lệ là thứ tư hữu có giá trị nên không thể hành hạ đánh đập tàn nhẫn.

Ở miền Bắc dư luận đối với truyện Túp lều bác Tom cũng không đồng nhất. Một số người dù không ưa gì chế độ nô lệ nhưng cũng lên án tiểu thuyết này vì sợ xảy ra nội chiến. Những nhà tư bản miền Bắc đầu tư vào nghề bông sợi ở miền Nam cũng đả kích vì sợ hiểm nguy cho quyền lợi của họ. Quan điểm của những người này đã được báo Journal of Commerce ở New York phát biểu trong một bài xã luận gay gắt, chất vấn về sự xác thực trong tiểu thuyết của bà.

Tuy nhiên đại đa số người Bắc Mỹ đều coi truyện Túp lều bác Tom là bản án đứng đắn về chế độ nô lệ da đen, và không gì khác hơn là sách này đã thức tỉnh lương tâm và tình nhân loại của nhân dân Mỹ. Với tinh thần sùng đạo, truyện Túp lều bác Tom còn cho người ta ý nghĩ rằng:

"Chế độ nô lệ là một vết dơ trong tâm hồn nhân loại''.

Truyện Túp lều bác Tom có một hậu quả ngay tức khắc, là làm cho đạo luật Nô lệ đào tẩu không thi hành được. Ngoài miền Nam nước Mỹ, hầu hết các tiểu bang đều không áp dụng đạo luật. Kỳ lạ hơn nữa là cuốn truyện còn phát động mãnh liệt cao trào chống chế độ nô lệ và có lẽ làm cho cuộc nội chiến khó tránh được.

Vào năm 1862 nhân dịp tiếp bà Stowe tại Nhà Trắng, Tổng thống Abraham Lincoln đã gọi bà là "người đã viết tập sách nguyên nhân của cuộc nội chiến giữa hai miền Nam, Bắc nước Mỹ".

Charles Summer cũng nhận định rằng :

"Nếu không có tiểu thuyết Túp lều bác Tom có thể Abraham Lincoln không được bầu làm Tổng thống Mỹ".

Mới đầu người ta không mấy chú ý đến giá trị văn chương tác phẩm của Harriet Stowe như các nhà phê bình lớp sau. Sử gia James Ford Rhodes viết:

"Truyện Túp lều bác Tom bút pháp giọng văn thường nhạt nhẽo và không được trau chuốt, đôi khi lại quê kệch, bình dân, và khôi hài gượng gạo".

Về ngôn ngữ của người da đen trong truyện, một nhà phê bình miền Nam Stark Young viết:

"Bà tiếp xúc với rất nhiều người da đen nhưng không thể làm cho họ nói chuyện. Tai của bà bất cập không nhận định được nhịp điệu hay vẻ linh hoạt trong ngôn ngữ của họ".

Van Wych Brooks nêu ra "những sơ hở về bố cục câu chuyện và tình cảm", dù sao ông cũng nhìn nhận rằng "đây là một tài liệu quí giá về con người".

Một nhà phê bình hiện đại Katherine Anthoni tin rằng tiểu thuyết Túp lều bác Tom "là một thi ca, là bức họa về đời sống ở Mỹ... Bộ sách xứng đáng có một địa vị rất cao. Bà Stowe có nhiều cảm tình với miền Nam, nhưng bà diễn tả cuộc sinh hoạt ở đấy với chứa chan nhiệt tình. Bà là nhà văn Mỹ đầu tiên đã coi trọng người Mỹ da đen và lấy người Mỹ da đen làm nhân vật chính trong tiểu thuyết. Sách viết ra nhằm một tác dụng luân lý, nhưng nhiều khi say sưa với câu chuyện, bà quên hẳn mục đích luân lý bà đã tự đặt ra cho mình".

Đứng về quan điểm lịch sử dĩ nhiên là tiểu thuyết của Harriet Stowe mang nhiều ý nghĩa xã hội hơn là giá trị văn chương nghệ thuật. Khỏi cần phải nói, người ta không thể coi Túp lều bác Tom chỉ là câu chuyện gồm có - theo lời một nhà phê bình ác ý - "những vụ sát nhân, dâm ô, ái tình bất chính, tự sát, tra tấn, phạm thánh, say sưa và những vụ phá phách ở tiệm rượu".

Tiểu thuyết Túp lều bác Tom đã khiến cho tác giả nổi danh toàn cầu ngay tức khắc. Một năm sau khi sách xuất bản, Harriet Stowe lần đầu tiên xuất ngoại, đi viếng thăm Anh và Scotland. Ở đây bà được hàng trăm các nhân vật Hoàng gia, quí tộc, các danh nhân tiếp đón nồng hậu, như Nữ hoàng Victoria, Hoàng tử Albert, Dickens, George Eliot, Kingsley, Ruskin, Macaulay và Gladstone. Trong chuyến đi đầy vinh dự đó, bà còn được quần chúng hoan hô nhiệt liệt coi bà như một chiến sỹ tranh đấu cho lớp người thấp hèn. Ở Edingburg bà được nước Anh trao tặng một số tiền lên tới 1000 đồng tiền vàng để bà xúc tiến công cuộc tranh đấu chống lại chế độ nô lệ. Xưa nay chưa hề có một nhà văn Mỹ nào gây sôi nổi và được hoan hô ở Anh bằng bà Harriet Stowe.
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #226
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Sau này muốn chứng tỏ hình ảnh về thân phận người nô lệ diễn tả trong truyện không phải dối trá hay đã được phóng đại như đã có người tố cáo, bà Stowe viết cuốn "Chìa khóa của truyện Túp lều bác Tom". Theo lời bà cuốn sách này có tất cả những sự kiện, những mẩu chuyện, những tài liệu thật dùng làm nền tảng, ngoài ra còn có nhiều truyện khác rất ly kỳ và cảm động không kém trong "Túp lều bác Tom". Sách chia làm bốn phần, phần đầu giải thích các nhân vật để chứng tỏ những nhân vật đó có thực. Phần thứ hai nói về những luật lệ quy định cuộc sống của người nô lệ da đen để chứng tỏ rằng họ không được luật lệ hiện hành bảo vệ. Trong phần thứ ba, bà kể lại những kinh nghiệm bản thân của các nô lệ da đen, sự thất bại của dư luận trong việc bảo vệ và một khảo luận về chế độ nô lệ đã gây ảnh hưởng chán nản cho giới công nhân tự do ở miền Nam. Sau hết bà Stowe kịch liệt lên án thái độ chia rẽ và vô hiệu quả của các giáo hội, trong vấn đề nô lệ da đen.

Cuốn "Chìa khóa" có nhược điểm và nhiều sở đoản là những tài liệu của sách này được thâu thập sau khi chuyện Túp lều bác Tom đã viết xong. Không những vậy, những tài liệu này phần lớn đều chỉ căn cứ vào những chuyện nghe người ta kể lại. Vì những lẽ đó cuốn "Chìa khóa" không mấy thành công đối với quần chúng và không góp gì thêm cho truyện Túp lều bác Tom, trong công cuộc khích động tinh thần chống chế độ nô lệ. Một nhà xuất bản Anh từng in lậu truyện Túp lều bác Tom, tưởng lại gặp được cơ hội làm giàu liền in 50 ngàn cuốn "Chìa khóa", nhưng không ngờ bị phá sản.

Sau này Harriet Stowe còn viết một tiểu thuyết nữa về chế độ nô lệ da đen "Dred, chuyện đồng lầy buồn thảm" xuất bản năm 1856. Tuy không được như tác phẩm trước, truyện Dred cũng bán được tới 100 ngàn cuốn trong vòng một tháng. Trong truyện Dred, Harriet Stowe nêu rõ ảnh hưởng khốc hại của chế độ nô lệ đối với người da trắng - cả tầng lớp ông chủ lẫn tầng lớp công nhân. Tác giả bi thảm hóa sự thông dâm giữa hai giống người cùng những hậu quả ghê gớm của nó đối với các nhân vật. Truyện Dred còn có rất nhiều cảnh sinh hoạt của lớp người cùng khổ da trắng, các nhà truyền giáo muốn gây xúc động mạnh trong quần chúng và nhiều cảnh sinh hoạt ở các đồn điền, nhưng không có nhân vật chính nào chiếm được cảm tình của độc giả như bác Tom.

Sau này, cho mãi đến khi tạ thế vào năm 85 tuổi, Harriet Stowe vẫn không ngưng viết tiểu thuyết, truyện, tiểu sử, bài đăng báo, tiểu luận về các vấn đề tôn giáo. Trong gần ba mươi năm trường, trung bình bà viết mỗi năm một tập sách, và thường chỉ lướt qua vấn đề nô lệ da đen.

Trong trận nội chiến Nam - Bắc Mỹ, đóng góp chính của bà là một bức thư ngỏ gửi cho phụ nữ Anh. Trong thư bà nhắc lại rằng tám hay chín năm trước đây phụ nữ Anh đã đáp lại truyện Túp lều bác Tom nhiệt liệt tán thưởng lý tưởng phế nô. Và bà trách cứ phụ nữ Anh đã tỏ cảm tình và ủng hộ miền Nam nước Mỹ, sau khi trận nội chiến Nam - Bắc Mỹ xảy ra. Kết quả, nhiều cuộc biểu tình đã được tổ chức ở khắp nước Anh, gây áp lực khiến cho dư luận chính giới Anh ngả về phía chính phủ Liên bang Mỹ. Như vậy, bức thư của bà Stowe có thể nói là đã ngăn cản được sự can thiệp của Anh vào cuộc nội chiến Mỹ vào đúng lúc mà sự can thiệp đó có thể tai hại cho phe Bắc Mỹ.

Định địa vị của Harriet Beecher Stowe trong lịch sử, Kirk Monroe viết :

"Bà là một trong số những phụ nữ có tên tuổi của thế giới. Hơn nữa, bà đã nhào nặn nên vận mạng của nhân dân Mỹ trong một giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng của lịch sử. Có lẽ ảnh hưởng của bà lớn lao hơn bất cứ một nhân vật nào khác...".

Sau khi duyệt những yếu tố đã đem lại sự thành công cho chính phủ liên bang Mỹ, Monroe viết tiếp:

"Dĩ nhiên hủy bỏ chế độ nô lệ không phải và không thể là công cuộc của một người..." nhưng phải nhìn nhận truyện Túp lều bác Tom đã đóng góp một phần vô cùng trọng đại".

Định giá trị truyện Túp lều bác Tom xác đáng hơn cả có lẽ là nữ văn sĩ Constance Rourke. Hơn một thế kỷ sau, bà Constance Rourke viết :

"Mặc dù bị tung lên, dìm xuống vì những tình cảm nhất thời, mặc dù có nhiều sơ hở quan trọng, Túp lều bác Tom vẫn còn có nhiều đặc tính khiến cho cuốn truyện vượt lên trên những sách báo có tính truyền đơn đương thời, và dễ dàng gạt bỏ được những lời buộc tội là truyện có tính cách thêu dệt. Túp lều bác Tom hiển nhiên thiếu nghệ thuật tả thực, nhưng có lẽ ở đây không nên nói đến tả thực. Tập truyện còn thiếu tia nhìn mạnh dạn và tinh khiết của một tác phẩm lớn. Ngoài ra xúc động trong truyện không phải là thứ xúc động tự do, mà là thứ xúc động dữ dội, dễ cảm, không kiểm soát được như do bệnh loạn thần kinh gây ra. Tuy nhiên chính thứ xúc động mạnh mẽ đó đã khiến cho truyện có quy mô rộng lớn. Nó tràn lan, cuốn hút, chằng chịt những số kiếp, những hành động, khiến cho tập truyện có cái phong vị một bản anh hùng ca".

Van Wyck Brooks cũng viết :

"Không kể đến hoàn cảnh sáng tác, truyện Túp lều bác Tom vẫn còn là bức họa vĩ đại về một thời đại và một dân tộc".


_http://m.truyengi.com/truyen/Nhung-Cuon-Sach-Lam-Thay-doi-The-Gioi-Phan/5-daN-Su-BaT-PHuC-TuNG-765297
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #227
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

4 câu chuyện đáng suy ngẫm
về "Luật Nhân Quả"





Câu chuyện thứ nhất: Tấm lòng trẻ thơ

Có một bà mẹ đơn thân nọ vừa mới chuyển nhà, bà ta phát hiện hàng xóm là một gia đình nghèo khó, gia đình đó có một bà mẹ góa chồng và hai đứa con. Có một hôm mất điện, bà ta đành phải thắp nến lên cho sáng. Một lúc sau, có tiếng người gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Đứa bé nghiêm túc hỏi:

“Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?”.

Bà ta thầm nghĩ:

“Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao? Tốt nhất không cho, cứ như thế họ sẽ ỷ lại mất”.

Nghĩ rồi, bà liền nói to một tiếng:

“Không có!”.

Đúng lúc bà ta đang chuẩn bị đóng cửa, đứa bé đó liền cười rạng rỡ và nói:

“Con thừa biết là nhà dì không có nến mà!”.

Nói xong, đứa bé liền lấy ra hai cây nến:

“Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang tặng dì hai cái để thắp sáng ạ!”.

Lúc này, bà ta vừa tự trách bản thân, vừa cảm động rơi nước mắt, sau đó liền ôm chặt đứa bé vào lòng.


***

Câu chuyện thứ hai: Chúng ta chỉ bất tiện có 3 tiếng thôi

Ngày hôm đó, tôi may mắn đặt được vé về quê ngoại cùng với chồng, nhưng sau khi lên xe thì nhìn thấy có một quý cô đang ngồi ở vị trí của chúng tôi. Chồng tôi bảo tôi ngồi ở cạnh vị nữ sĩ đó nhưng lại không mời bà ấy nhường chỗ. Tôi phát hiện ra chân phải của bà ấy có chút trở ngại, lúc đó tôi mới hiểu tại sao chồng tôi lại làm như thế. Chồng tôi cứ đứng như thế suốt dọc đường về mà không hề có ý định lấy lại chỗ ngồi.

Sau khi xuống xe, tôi nói với giọng điệu của một bà vợ xót chồng: “Nhường chỗ là việc nên làm, thế nhưng từ Gia Nghĩa đến Bắc Kinh xa như thế sao không nói bà ấy đổi vị trí cho mình chứ”. Chồng tôi đáp:

“Người ta bất tiện cả đời rồi, còn mình chỉ bất tiện có 3 tiếng thôi mà”.

Nghe chồng nói vậy, tôi vô cùng xúc động. Có được một người chồng vừa tốt bụng vừa lương thiện như thế, tôi thấy rằng cả thế giới này đều trở nên ấm áp hơn nhiều. Tâm niệm thay đổi, thế giới hình như cũng vì thế mà thay đổi theo. Trong cuộc sống, mỗi một câu chuyện đều có khả năng xoay chuyển, cứ lấy chúng tôi làm ví dụ là rõ nhất. Có thể chúng ta sẽ không thành công trong ba phút nhưng đôi lúc chỉ cần mất đi một phút, số mệnh con người sẽ hoàn toàn khác nhau.

***

Câu chuyện thứ ba: Duyên nợ đời người

Ngày xưa, có một chàng trai tên Thư Sinh, anh và bạn gái đã đính ước và chuẩn bị cử hành hôn lễ. Thế nhưng trước đó ít ngày, cô gái ấy lại đi lấy người khác. Thư Sinh bị đả kích mạnh và lâm bệnh nặng. Vừa hay, có một du khách qua đường đưa cho Thư Sinh một chiếc gương soi. Thư Sinh nhìn thấy xác của một cô gái trôi dạt vào bờ biển, trên người cô ta không một mảnh vải che thân.

Người đầu tiên đi qua cũng chỉ thoáng nhìn, lắc đầu rồi đi. Người thứ hai đi qua cởi chiếc áo khoác và đắp lên người cô gái. Người thứ ba đi qua bèn đào hố và xây mộ cẩn thận cho cô gái. Vị du khách cho biết, người con gái xấu số đó chính là bạn gái của anh ta ở kiếp trước.

“Anh là người qua đường thứ hai, đã từng đắp cái áo cho cô gái. Đến nay, cô gái gặp và yêu anh chỉ là để trả nợ tình cho anh thôi. Còn người mà cô ấy phải báo đáp cả đời đó chính là người đã chôn cất cô cẩn thận, người đó chính là người chồng hiện tại của cô gái".

Thư Sinh nghe xong liền tỉnh ngộ ra mọi chuyện.
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #228
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Câu chuyện thứ tư: Câu chuyện về luật nhân quả

Vào một đêm muộn đầu xuân, mọi người đều đã ngủ say, có một đôi vợ chồng tuổi đã cao bước vào một khách sạn, đáng buồn thay khách sạn đó đã hết phòng.

Nhân viên lễ tân không đành lòng để cho cặp vợ chồng đó lại đi tìm khách sạn, anh ta liền dẫn họ vào một căn phòng:

“Có thể đây không phải là căn phòng tốt nhất nhưng ít nhất hai bác cũng không phải chạy đi tìm phòng nửa đêm nữa”.

Cặp vợ chồng thấy căn phòng được dọn dẹp sạch sẽ nên quyết định ở lại đó.

Ngày thứ hai, khi họ thanh toán, nhân viên lễ tân đó liền nói:

“Hai bác không cần thanh toán đâu ạ, vì căn phòng hai bác ở đó là phòng của cháu. Chúc hai bác có một hành trình du lịch vui vẻ ạ!”.

Thì ra, nhân viên lễ tân đó đã ngủ một đêm tại quầy bàn để nhường phòng cho họ. Cặp vợ chồng hết sức cảm động và nói:

“Chàng trai trẻ à, cậu là nhân viên lễ tân khách sạn tốt nhất mà chúng tôi từng gặp đấy. Cậu nhất định sẽ được đền đáp”.

Chàng trai liền cười rồi tiễn cặp vợ chồng ra cửa và rồi nhanh chóng quên đi chuyện hôm đó.

Bỗng có một ngày, anh ta nhận được một bức thư, trong đó có một tấm vé đi du lịch New York một mình, chàng trai đi đến một căn biệt thự trang hoàng theo như chỉ dẫn trong thư. Thì ra, hai người mà anh ta tiếp đón trong đêm muộn hôm đó chính là một nhà tỷ phú cùng với vợ của ông ấy. Ông ấy đã mua tặng chàng trai một tiệm rượu lớn sau đó giao cho anh quản lý.


***

Thực ra nhân quả đều do mỗi người nắm giữ, khi chưa xác định được mục tiêu vĩ đại của đời người thì hãy dùng tấm lòng của mình để làm việc gì đó. Mỗi một cá nhân đều là một nhân viên phục vụ, những điều lớn lao đều bắt nguồn từ việc chúng ta phục vụ cho người khác, khả năng một người phục vụ cho người khác lớn bao nhiêu thì kết quả chúng ta có được càng lớn bấy nhiêu.

Sống trong đời cần phải trải nghiệm nhiều. Trên đường đời, chúng ta có thể có tiếng cười sảng khoái, nhưng cũng có thể có cả những giọt nước mắt khổ đau, trên đường đời, có niềm tin từ sự thành công, cũng có thức tỉnh từ sự thất bại, nhưng chúng ta đều phải biết quý trọng.

Sự giàu có của đời người đến từ một trái tim vô tư, không ích kỷ, cái tốt đẹp của cuộc đời đến từ một trái tim giản dị. Trên đường đời không cần điều gì cao quý, chỉ cần làm việc bằng một trái tim chân thực là đủ. Nếu muốn có được những người bạn tốt, trước tiên bạn phải đối tốt với người khác.

Nếu muốn được vui vẻ, hạnh phúc, trước tiên bạn hãy mang hạnh phúc đến cho người khác, không lâu sau bạn sẽ nhận thấy bản thân càng ngày càng hạnh phúc. Chúng ta có khả năng làm việc tốt cho bản thân mình mới có khả năng đi làm việc tốt cho người khác.

Yêu người, yêu cuộc đời, cho yêu thương, nhận yêu thương và rồi… trưởng thành trong tình yêu thương!
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #229
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Tình Yêu Chân Thực





Một buổi sáng bận rộn, khoảng 8:30, một người đàn ông nghiêm trang độ hơn 80 tuổi đến để được lấy chỉ trong ngón tay cái của ông ra. Ổng nói ông đang vội là vì ông có hẹn vào lúc 9 giờ sáng.

Tôi lấy nhiệt độ, đo áp huyết và mời ông ngồi, tôi biết là hơn một tiếng đồng hồ nữa mới có thể có người khám ông. Tôi thấy ông nhìn đồng hồ và trong khi đó tôi không bận với bịnh nhân khác nên tôi quyết định khám vết thương của ông.

Theo sự khám nghiệm thì vết thương đã gần lành, tôi nói với một trong những bác sĩ rồi lấy dụng cụ cần thiết để lấy chỉ ra rồi băng bó vết thương lại.

Trong khi săn sóc vết thương, tôi hỏi có phải ông có hẹn với bác sĩ khác sáng nay hay sao mà ông gấp rút như vậy.

Ổng nói với tôi không, ông cần đi đến viện dưởng lão để ăn sáng với vợ ông.

Tôi hỏi thăm sức khỏe của vợ ông. Ổng nói với tôi là vợ ông ở trong viện dưởng lảo một thời gian khá lâu và bà là nạn nhân của bịnh lảng trí. Trong câu chuyện, tôi hỏi nếu ông đến trể một chút bà có giận không. Ổng trả lời rằng từ 5 năm nay bà không còn nhận biết ông là ai nữa.

Tôi ngạc nhiên và hỏi ông, “Và ông vẫn đến đó mỗi buổi sáng mặc dầu bà không biết ông là ai?”

Ông cười, vỗ nhẹ tay tôi và nói, “Bà không biết tôi, nhưng tôi còn biết bà là ai.”

Tôi phải cố gắng cầm nước mắt trong khi ông đi khỏi, cánh tay tôi nổi da gà và nghĩ rằng, “Đó là thứ tình yêu mà tôi muốn có cho đời tôi.”

Tình yêu chân thực không chỉ nhằm vào thể chất hay yêu đương lãng mạn. Tình yêu chân thực là sự chấp nhận tất cả những gì đang có, sẽ có và sẽ không có.

Phỏng dịch, SND




Alzheimer's and a Husband's Love for his Wife
Stanton O. Berg







It was a busy morning, about 8:30 , when an elderly gentleman in his 80's, arrived to have stitches removed from his thumb. He said he was in a hurry as he had an appointment at 9:00 am.


I took his vital signs and had him take a seat, knowing it would be over an hour before someone would to able to see him. I saw him looking at his watch and decided, since I was not busy with another patient, I would evaluate his wound.


On exam, it was well healed, so I talked to one of the doctors, got the needed supplies to remove his sutures and redress his wound. While taking care of his wound, I asked him if he had another doctor's appointment this morning, as he was in such a hurry.


The gentleman told me no, that he needed to go to the nursing home to eat breakfast with his wife.


I inquired as to her health. He told me that she had been there for a while and that she was a victim of Alzheimer's Disease. As we talked, I asked if she would be upset if he was a bit late. He replied that she no longer knew who he was, that she had not recognized him in five years now.


I was surprised, and asked him, "And you still go every morning, even though she doesn't know who you are?"


He smiled as he patted my hand and said, "She doesn't know me, but I still know who she is."


I had to hold back tears as he left, I had goose bumps on my arm, and thought, "That is the kind of love I want in my life."

True Love is neither physical, nor romantic. True Love is an acceptance of all that is, has been, will be, and will not be
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #230
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Chút nghĩa thầy cô




Đầu tuần này, lớp học tình thương của một nhóm thiện nguyện tại quận 3, Sài Gòn, bắt đầu ngày học của mình bằng giờ tập vẽ, làm thiệp chúc mừng ngày thầy cô giáo 20-11.

Lớp học loi nhoi tiếng hỏi han cách thức, đòi thêm giấy, viết màu của nhau. Khó khăn lớn nhất của những đứa trẻ đó là viết được lời chúc đàng hoàng để tặng cho người dạy mình. Một đứa khều khều, hỏi nhỏ “con chúc cô giáo ăn nhiều có kỳ không?”.

Hầu hết những đứa nhỏ học lớp vẽ đó đến từ những gia đình rất nghèo. Còn lại thì là những những đứa không biết một mái nhà là gì, từ lúc ra đời đến giờ. Cô giáo Sa, một trong những thiện nguyên giáo dục đường phố nói rằng nhiều đứa trẻ như vậy đã thân thuộc với vỉa hè, gầm cầu… vì khi ra đời cho đến khi lớn lên, bầu trời là mái nhà.

“Nhà” đôi khi rất khủng khiếp, vì đó là những nơi chúng bị bắt về, bị buộc đóng các loại tiền gì gì đó theo chính sách… sau những đợt thu gom của chính quyền để làm “sạch đường phố”.

Nhưng với thầy cô là một chuyện rất khác. Những gương mặt đầy giận dữ, tinh ranh… ngày thường trên vỉa hè của chúng tức thì dịu lại, khi thấy thấp thoáng bóng dáng thầy hay cô xuất hiện. Có cái gì đó rất kỳ diệu trong nghĩa thầy trò vừa mong manh, vừa vĩ đại này. Những đứa trẻ Việt Nam dù ở hoàn cảnh nào, vẫn thầm lặng mang trong lòng mình một không gian kính ngưỡng dành cho người dạy dỗ mình, thậm chí còn đậm sâu hơn nhiều đứa trẻ đeo khăn quàng và được giáo dục trong mái trường xã hội chủ nghĩa.

Rất nhiều người đau đớn nói rằng thế hệ trẻ hôm nay đã hỏng tất cả, khi mỗi ngày nhìn thấy chuyện trò đánh thầy, trò vây đánh trò… mỗi lúc càng ghê sợ. Nhưng phải đi và đến những điểm tận cùng của cuộc sống, nhìn thấy của những đứa trẻ chơ vơ ấy, chứng kiến chúng khao khát được gọi tiếng “thầy-cô”, khao khát được nhìn nhận như một học trò, có thể mới hiểu rằng mọi vấn nạn đều sinh ra từ nhà trường, từ chính sách, từ xã hội… Chúng chỉ là những nạn nhân. Những nạn nhân mỏng manh của người lớn.

Một thằng bé không chịu nói tên, chăm chút vẽ ngôi trường của nó và tô toàn bộ là một màu đen. Mấy đứa bạn cười ngặt nghẽo, nói nhìn là biết ngay là trường bị cúp điện. Đứa khác nói vì hết màu nên nó tô đại màu đen. Nhưng có thể tác giả của cái thiệp thì biết rõ hơn ai hết, trường của nó chỉ là tưởng tượng, đêm đến, hết làm việc thì nó được học ở ngoài trời, khi các thầy cô thiện nguyện đến.

Những năm cuối thập niên 70, cái đói hoành hành toàn miền Nam. Nơi nơi người ta phải nấu hạt bo bo dành cho ngựa và bò, được viện trợ từ Liên Xô, để ăn ngày hai bữa. Cô giáo tiểu học của tôi, lúc đó đi dạy luôn mang theo chuối nấu và bánh kẹo để bán chịu cho học trò, nhằm có thêm chút tiền sinh sống.

Cuối năm, tặng quà tết cho cô, mẹ tôi cứ đắn đo giữa việc tặng quà hay đưa tiền mặt. Cuối cùng nắm chặt bì thư nhét vào tay cô giáo kèm một lời xin lỗi, mẹ tôi về kể lại với ánh mắt buồn buồn rằng cô giáo đã ôm mẹ tôi, nói rằng cô cám ơn vì mẹ tôi đã rất thực tế giữa buổi khốn khó đó. Hôm nay thì chuyện nhét ít tiền vào túi thầy cô đã không còn lạ, rất thông tục – thậm chí không có là không xong. Nhưng tôi thì nhớ mãi phút giây mẹ tôi cứ đau đáu vì sợ làm tổn thương người dạy học, thành phần được vô cùng kính trọng trong nền văn hoá giáo dục của miền Nam cũ.

Trong tập truyện kể Những tâm hồn cao thượng (Les Grands Coeurs) của Edmond De Amicis mà mẹ tôi tặng cho tôi khi vào lớp 3, như một cẩm nang sống, câu chuyện vị tướng quân quay lại ngôi trường cũ, cúi đầu trước người thầy già luôn làm tôi cảm động rơi nước mắt. Tình người và nghĩa thầy trò mới cao đẹp làm sao.

Bơi lặn trong cuộc đời, nhìn thấy những điều quặn lòng trong đời Việt, tôi luôn nhớ câu chuyện nhỏ đó như để ủi an cho mình. Tôi đọc những câu chuyện có thật về trò giết thầy rồi nhơn nhơn tự đắc như chuyện của Vũ Quang Hùng, chuyện hiệu trưởng dụ dỗ học trò vào đường cùng như Sầm Đức Xương… cho đến nhan nhản những chuyện trò nghèo không có kịp tiền đóng học phí, bị thầy cho bêu tên làm nhục dưới cột cờ, cô giáo thẳng tay đuổi học trò vì bị mẹ phê bình… Tôi hiểu cuộc sống hôm nay không đẹp như ngày xưa nữa, nghĩa thầy trò cũng phai nhạt theo thời gian. Tôi luôn nhớ câu chuyện của Edmond De Amicis mà dặn lòng, rồi sẽ có một ngày, người Việt sẽ dựng xây lại đất nước này với những điều tốt đẹp nhất – như thế hệ tôi từng biết.

Trong học vấn kém cõi của mình, tôi chỉ có hai người thầy hiếm hoi, bao dung nổi tính cách ngang ngược của mình. Một là người thầy trong Nhạc Viện, và người thầy môn Anh Văn. Thầy dạy Anh Văn là một người uyên bác lạ kỳ, ông biết năm thứ tiếng và đặc biệt là tiếng Latin, nên thường được chính quyền cậy nhờ làm việc mỗi khi đối thoại, thư từ với Vatican trong thời cố tổng thống Ngô Đình Diệm. Người thầy dạy nhạc với hơn 30 năm tuổi đảng thì dặn tôi phải lớn khôn và đừng bao giờ trở thành người cộng sản. Người thầy dạy chữ thì khó tính và lặng lẽ, nhưng lại dạy cho tôi hiểu biết rất nhiều về thế giới không cộng sản.

Tôi nhớ hoài một cánh tay của ông bị liệt, nên khi dạy luôn phải dùng tay này đỡ tay kia. Sức khoẻ ông yếu nên mỗi ngày cần phải uống một viên multivitamin. Nhưng loại thuốc đó thì rất khó tìm trong thời tôi đi học. Nhiều năm sau khi ra đời, chuyến đầu tiên ra nước ngoài, tôi đã chạy tìm mua mấy hộp multivitamin để mang về cho thầy. Nhưng về, thì thầy đã mất. Sức ông yếu, lại trải qua nhiều năm trong trại tù – gọi là trại học tập cải tạo nên đột quỵ, gượng phục hồi sau khi bị liệt nửa người, nhưng rồi suy nhược dần.

Ngày 20/11 luôn nhắc tôi nhiều điều. Dịp đến thăm lớp học tình thương của những đứa trẻ nghèo lại càng gợi lên trong tôi nhiều kỷ niệm. Tôi không đo được nghĩa thầy cô trong lòng những đứa trẻ được giáo dục trong mái trường xã hội chủ nghĩa hôm nay như thế nào, nhưng với thế hệ tôi, đó là điều thiêng liêng khôn tả, nó giống như sự kính trọng và thương mến thầy cô mà tôi nhìn thấy ở những lớp học tình thương đó.

Nhìn tấm thiệp tô mái trường đen ngòm của đứa trẻ, tôi chợt nhận ra rằng đời khốn khó không bao giờ có thể giết chết được nghĩa thầy cô. Mà chỉ khi nghĩa thầy cô cao cả ấy bị bóp chết trong một xã hội nhiễu nhương, trong một chính quyền với nền giáo dục nhiễu nhương, ấy mới chính là lúc tất cả chúng ta và mai sau đang có một cuộc sống rất đỗi đen ngòm.

———————-
tranh minh họa: họa sỉ Lê Thiết Cương

_https://nhacsituankhanh.word press.com/2015/11/19/chut-nghia-thay-tro/
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #231
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Thế giới ta đang sống chính là pháp giới
TS Nguyễn Tường Bách






Là một nhà khoa học chuyển sang kinh doanh, hơn 40 năm sống ở nước ngoài nhưng Nguyễn Tường Bách lại là một cái tên khá quen thuộc ở lĩnh vực sáng tác và dịch thuật.

Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, cuộc trò chuyện giữa chúng tôi diễn ra vào một buổi chiều đầu xuân Mậu Tý - thời điểm anh vừa bước sang tuổi 60. Kể từ mùa xuân này, anh đã quyết định về sống và làm việc tại quê hương.

Nhân gian như mộng, xa nước từ lúc tóc còn xanh, nay trở về thì tóc mai của người đã nhuốm bạc.

* Sau hơn bốn thập niên định cư ở Đức, đâu là lý do khiến anh quyết định quay về sống tại quê hương?

- Về hay ở là một câu hỏi lớn đối với những anh em Việt kiều như chúng tôi. Quyết định hồi hương là một thay đổi hết sức to lớn. Một bên là cuộc sống tương đối đầy đủ về vật chất, trong môi trường sống dễ chịu… Bên kia là đối diện với những xáo trộn, với nhiều điều chưa tốt như môi trường ô nhiễm. Nhất là những người đã đến tuổi hưu, thường ngại thay đổi, không muốn bắt đầu lại bằng cái nhà cái cửa, cái chén, đôi đũa… Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu về thì tôi có thể cống hiến một số khả năng cho xã hội và điều đó làm cán cân lệch hẳn.

* Hẳn anh đã có sự chuẩn bị cho sự thay đổi này?

- Thực ra, tôi đã về Việt Nam nhiều lần trong nhiều năm qua. Nhưng bây giờ là thời điểm thích hợp để bắt đầu sống lâu dài tại Việt Nam. Lần này tôi về hai tháng, vừa ăn Tết ở quê nhà, vừa làm công tác chuẩn bị cả về vật chất và tâm lý. Đúng là quê hương của mình, ăn món ăn của mình, nói tiếng nói của mình, có những người thân thiết sẵn lòng chia sẻ niềm vui, suy nghĩ và cả những ưu tư. Đó là những điều mà những người Việt Nam ở nước ngoài, dù sống ở xã hội nào chăng nữa, cũng không thể so sánh được. Chỉ có điều tôi còn e ngại là mức độ ô nhiễm của môi trường đã đến mức báo động. Thể chất bị tác hại thì tinh thần cũng sẽ bị ảnh hưởng.

* Sự tác hại về tinh thần đã đến lúc cần phải báo động chưa, thưa anh?

- Theo quan sát của tôi, trong phạm vi này thì có một điều là quan hệ giữa người với người không tốt lắm. Tuy vấn đề này chưa đến mức nghiêm trọng như môi trường nhưng nếu không có sự hướng dẫn của dư luận thì sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ phải báo động. Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo và giới trí thức nên suy nghĩ về vấn đề này thật nghiêm túc. Cách nay chưa lâu, tôi có nghe một lãnh đạo của thành phố đặt vấn đề văn hóa đối xử cần phải được chú ý hơn trong năm mới. Đó là một tín hiệu cho thấy chính quyền đã chú ý đến vấn đề này.

* Được biết anh là một tiến sĩ ngành vật lý nhưng lại chuyển sang kinh doanh. Lần trở về này, anh có ý định tiếp tục công việc kinh doanh như nhiều Việt kiều khác?

- Đúng là tôi có học về vật lý nhưng 15 năm qua, tôi hoạt động kinh doanh, nhập khẩu thiết bị công nghiệp về Việt Nam. Tuy nhiên, đầu năm 2008 này, tôi quyết định chấm dứt toàn bộ hoạt động kinh doanh. Tôi đã nhận được lời mời làm công tác giảng dạy từ một số viện Phật học. Tôi cũng nhận được đề nghị hợp tác với một vài công ty tư nhân trong lĩnh vực huấn luyện kỹ năng giao tiếp và đàm phán, tư vấn quản lý dự án…

* Đạo của Vật lý của tác giả Fritjof Capra được xem là một cuốn sách không hề dễ đọc đối với nhiều người. Là người chuyển ngữ sang tiếng Việt, anh có thể nói về bản dịch này trong một vài câu được không?

- Được xuất bản năm 1975, Đạo của Vật lý đã được dịch sang nhiều thứ tiếng trước khi dịch sang tiếng Việt. Nội dung của cuốn sách bàn về sự đồng quy, song hành và phù hợp giữa tiến bộ, khám phá khoa học của ngành vật lý với những kiến giải của các đạo gia phương Đông như Lão Tử hay trong một số tôn giáo như Phật giáo, Ấn Độ giáo…

Một thí dụ là ngày nay, ngành vật lý, nhất là vật lý lượng tử, đã thừa nhận rằng sự xuất hiện của vũ trụ phải được xem là mối tương tác giữa vật được quan sát và người quan sát, chứ không phải bản chất vũ trụ tự nó là như vậy. Cách nay 2.500 năm, Phật giáo cũng đã cho rằng vũ trụ xuất hiện phù hợp với cái mà chúng ta tạm gọi là “nghiệp” của mỗi con người, phân thành “chính báo” và “y báo”. Theo đó, chính báo chỉ cái thân và cái tâm của chúng ta, còn y báo là vũ trụ quanh ta.

* Ý anh là mỗi người nhìn thấy vũ trụ một cách khác nhau?

- Đúng. Nhưng vì nghiệp của chúng ta giống nhau quá, nên khi chúng ta thấy giống nhau, chúng ta tưởng rằng chỉ có một vũ trụ duy nhất. Hãy lấy một thí dụ, thông thường khi chúng ta đi xe đến ngã tư, gặp đèn đỏ thì dừng, gặp đèn xanh đi tiếp. Giả định rằng có một người bị mù màu, đối với anh ta, tín hiệu đèn giao thông không phải là màu sắc, mà theo thứ tự trên dưới, đèn phía trên sáng thì dừng, đèn phía dưới sáng thì đi. Chúng ta không hề biết anh ấy bị mù màu, không biết anh ấy nhìn đèn giao thông khác chúng ta bởi anh ấy tuân theo hiệu lệnh đèn giao thông như chúng ta. Thậm chí nói miệng với nhau thì anh ta cũng gọi là “đèn xanh, đèn đỏ” như chúng ta. Thực tế là có hai cây đèn, đèn xanh, đèn đỏ và đèn trên, đèn dưới. Tương tự như vậy, vũ trụ hiện ra theo mức độ của mỗi người.

* Vậy thì vũ trụ dưới góc nhìn của Nguyễn Tường Bách là cái gì?

- Đối với tôi và bạn, đóa hoa là đóa hoa, nhưng với con vi khuẩn thì đóa hoa là thế giới của nó, còn với con ong thì đóa hoa là một bữa tiệc. Tôi và bạn cùng thấy đóa hoa là đóa hoa vì như cách lý giải của nhà Phật, chúng ta có cùng “cộng nghiệp”. Thế nhưng còn có “biệt nghiệp”. Khi xem một trận đá banh, có người chỉ thấy một cầu thủ đang lừa banh, người am hiểu một chút thì thấy vài ba đồng đội đang di chuyển để nhận banh, người sâu sắc thì thấy 22 cầu thủ đang vận động, còn ông huấn luyện viên thì biết cả cầu thủ nào cần phải thay ra khi điều chỉnh đấu pháp. Mức độ am tường đó chính là khái niệm “biệt nghiệp” trong nhà Phật, khiến chúng ta nhìn thấy thế giới này một cách khác nhau.

* Thông thường, các nhà khoa học luôn đề cao tính chính xác. Là một tiến sĩ vật lý nhưng anh chuyển sang nghiên cứu về đời sống tâm linh. Liệu hai lĩnh vực này có đồng quy không, thưa anh?

- Quả thật, khoa học đòi hỏi sự chính xác, đòi hỏi tính định lượng trong khi tâm linh hướng đến sự định tính. Nói chung thì hai lĩnh vực này khó có khả năng đồng quy nhưng thật ra giữa hai ngành này cũng có nhiều điểm tương đồng. Thí dụ về mặt chính xác thì khi đi sâu vào nghiên cứu đạo Phật, chẳng hạn như mảng tâm lý học Phật giáo, ta sẽ thấy mức độ chính xác cũng rất cao. Thí dụ tám tâm vương, 51 tâm sở v.v… trong tâm lý học Phật giáo. Chỉ có điều đối tượng nghiên cứu của Phật giáo là các tình trạng tâm lý, còn đối tượng của các nhà vật lý là vật chất.
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #232
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

* Ngoài những sách dịch thuật của anh, độc giả còn biết nhiều đến anh qua những tác phẩm đã xuất bản như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt…, ghi lại những xúc cảm dọc đường hành hương về đất Phật. Trong những cuộc hành trình đó, điều gì khiến anh tâm đắc nhất?

- Với tôi, Ấn Độ là miền đất đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Trước khi đi hành hương, tôi đã biết rằng Đức Phật là một nhân vật lịch sử, tức là đã sống và đã chết trên trái đất này. Nhưng chỉ khi đến thăm nơi Đức Phật sinh ra, lớn lên, hành đạo và từ trần, tôi mới chứng thực được những cảm nhận của mình. Đức Phật là một con người, chứ không phải một đấng Thượng đế. Thực ra, đây không phải là một khám phá gì ghê gớm lắm, nhưng với riêng tôi thì điều này rất có ý nghĩa. Tất nhiên, dọc đường hành hương, tôi còn có những cảm nhận khác, những khám phá khác mang tính chất tâm linh, rất khó diễn đạt.

* Trên hành trình khám phá tâm linh, bây giờ anh đang “dừng chân” ở đâu?

- Tôi may mắn có cơ hội đi nhiều nơi trên thế giới. Ngoài Ấn Độ, tôi còn đến nhiều nơi có tính tâm linh cao như Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Ai Cập, Hy Lạp… Ở Việt Nam, tôi cũng đã thăm được một số nơi nhưng tôi chưa có ý định dừng lại. Tôi nghĩ rằng đi nhiều tới mấy cũng không đủ, mỗi nơi đều có cái hay, cái đẹp, còn sức thì còn đi… Về khía cạnh tâm linh, tôi sẽ còn tiếp tục tìm hiểu và học hỏi, đến một mức độ nào đó thì tự chuyển hóa con người mình, khiến nội tâm thay đổi thì mới tạm gọi là được.

* Phải chăng đó là một trạng thái của “ngộ” đã được đề cập trong Phật pháp?

- Tôi chưa “ngộ” nên tôi chưa biết “ngộ” là trạng thái như thế nào. Tôi chỉ nghĩ “ngộ” là trạng thái mà trong đó con người ta chứng thực được sự nhất thể của vũ trụ, một cái toàn vẹn và thiêng liêng và những ai đi theo con đường tâm linh đều tìm cách tập luyện để vươn tới.

* Một điểm tương đồng giữa các tôn giáo là hướng thiện. Thế nhưng có một nhận xét rằng chính ở những thánh địa của tôn giáo như Jerusalem, Nepal… lại thường tồn tại sự bất ổn. Anh thấy sao?

- Đúng là Jerusalem hiện vẫn còn nhiều bất ổn. Trung Đông là vùng đất rất kỳ lạ trên địa cầu, nơi phát sinh ba tôn giáo lớn là Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Tôi không dám trả lời câu hỏi này. Tôi chỉ đặt câu hỏi: Việc ba tôn giáo cùng xuất phát từ một nơi và đều có một quan niệm “độc thần” phải chăng là nguồn gốc của những tranh chấp. Còn những biến động tại Nepal tương đối nhỏ hơn và không xuất phát từ Phật giáo. Bởi Phật giáo không chủ trương “độc thần”, tôn trọng mọi niềm tin khác.

* Một người bạn thâm giao của anh nhận xét rằng chưa một lần nghe anh nói xấu bất kỳ ai. Điều đó có đúng không?

- Theo tôi, con người là sự tổng hòa của hai mặt tốt và xấu, không ai tốt hoàn toàn và xấu hoàn toàn. Là một Phật tử, tôi tin tất cả mọi người đều có hạt nhân của sự giác ngộ. Nếu người ta có “xấu” thì chẳng qua là kết quả của một thói quen nào đó, còn bản chất đích thực, sâu xa ở mỗi con người là Phật tính. Thêm nữa, cách hành xử của mỗi người đều chịu sự quy định của quá khứ. Đất nước mình từng trải qua nhiều đau thương, chiến tranh, có khi cả hận thù… nên người Việt Nam có gì không phải cũng là do kết quả của lịch sử để lại. Chính vì vậy mà tôi cảm thông, thương mến tất cả mọi người, kể cả những người không thích mình, không phải với mình. Thật tâm tôi nghĩ vậy.

* “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Đành rằng ai cũng có Phật tính nhưng để hạt nhân giác ngộ phát triển lành mạnh thì cần phải có chế độ chăm sóc. Với anh thì sao?

- Cái gọi là “Phật tính” sâu xa lắm, không đơn giản cho chúng ta trải nghiệm nhưng đồng thời lại chi phối chúng ta hoàn toàn. Chúng ta sống bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp nên hạt nhân đó bị nhiều thói quen che lấp, nên chúng ta hầu như là giống nhau về điều này. Liên tục tự vấn sẽ giúp chúng ta ý thức được dòng tâm thức của mình, để từ đó chúng ta tự giải thoát khỏi những thói quen xấu. Giả sử như một người đang giận, nếu ý thức được mình đang giận thì sẽ bớt được sự giận dữ.

* Nhưng nếu biết việc mình giận là đúng?

- Ngang đó thôi cũng đã tốt hơn là giận mà không biết vì sao. Tiến thêm một bước nữa là tìm hiểu tại sao mình giận. Cơn giận, rồi cơn vui, cơn say… cuối cùng đều là vô thường, xuất hiện rồi ắt sẽ tan biến, có sinh tất có diệt.

* Dường như anh tin vào sự luân hồi?

- Vấn đề này rất sâu xa, tôi không thể nói cạn được ý mình trong vài ba câu. Nhưng tôi tin thân xác này chỉ là dạng xuất hiện trong dạng vật chất của một dòng tâm thức. Thân này có gián đoạn, sau một thời gian khoảng bảy, tám chục năm, hiếm lắm là một trăm năm cũng sẽ chết. Nhưng dòng tâm thức đó là một sự liên tục, khi thân xác này phân rã, dòng tâm thức khao khát sự sống, nên sẽ tìm cơ hội để có một thân mới.

* Thực tế đâu đã có ai chứng minh được rằng thân xác này chỉ là chỗ trú ngụ tạm thời của một dòng tâm thức. Nói cách khác, đâu đã có ai biết được kiếp trước của mình là gì, kiếp sau của mình ra sao?

- Tôi thì thấy điều đó rất logic. Nếu quy một đời người về một ngày, giả định giấc ngủ là cái chết, thì ngày hôm trước cách ngày hôm sau đúng một giấc ngủ. Nếu hôm nay tôi uống rượu nhiều, ngày mai tôi bị nhức đầu, hôm nay tôi nóng giận, ngày mai trong người tôi vẫn còn vương vất bực dọc… Sự tiếp nối đó dễ hiểu, vì người ta nửa tin nửa ngờ nên chuyện đó trở nên huyền bí.

* Có một thời gian dài chúng ta đồng nhất văn hóa tâm linh với mê tín dị đoan. Anh nghĩ thế nào về vai trò của tâm linh trong đời sống đương đại?

- Ở Việt Nam, theo cảm nhận của tôi, đời sống tâm linh đã trở lại trong năm, bảy năm gần đây sau một thời gian vắng mặt. Người ta bắt đầu tin rằng có một cái gì đó nằm đằng sau sự vận động của vật chất trần trụi. Tôi cho đó là một dấu hiệu tốt, khiến con người ta cẩn trọng hơn với những điều mình đang làm và sẽ làm. Dẫu rằng đời sống tâm linh hiện còn khá thô sơ, nhưng tôi nghĩ nó sẽ chuyển hóa và trưởng thành.
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #233
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

- Chắc chắn. Khi áp lực về đời sống vật chất giảm bớt thì hầu như người ta đến với đời sống tâm linh, nhất là ở những người đã bước sang tuổi trung niên.

* Nghiên cứu khoa học, chuyển sang kinh doanh, rồi làm công tác dịch thuật và viết sách. Nếu xem bốn lĩnh vực này như bốn gương mặt thì gương mặt nào khiến anh hài lòng nhất?

- Trước hết, tôi phải khẳng định rằng tất cả chúng ta đều có những gương mặt khác nhau. Tùy theo từng đối tượng và trong những thời khắc, chúng ta xuất hiện với một gương mặt khác. Nếu là một tù nhân, tôi có thể ghét người cai ngục. Nhưng biết đâu chừng ông ấy là một người cha tốt, một người chồng chung thủy, một người hết lòng vì bạn bè, một chiến sĩ quả cảm… Trở lại với câu hỏi của bạn, tôi cảm thấy hài lòng nhất với vai trò của một người viết. Công việc này tôi làm tốt hơn mảng khoa học, kinh doanh và dịch thuật bởi qua đó tôi tiếp cận được nhiều người nhất…

* Người ta thường nói không ai hiểu mình bằng chính mình. Theo anh, bốn gương mặt đó có đồng quy không?

- Nói chung, ai cũng thế, những vai trò của mỗi người tuy có khác nhau nhưng đều xuất phát từ một dòng tâm thức duy nhất. Tôi nghĩ chúng không chỏi lẫn nhau.

* Anh cũng là một con người lịch sử và dành nhiều năm nghiên cứu về Phật giáo. Nguyễn Tường Bách trong đạo và đời có gì khác nhau?

- Với tôi, đạo và đời không có sự phân biệt. Thế giới ta đang sống chính là pháp giới. Nếu sống thực với mình thì cuộc đời và tâm thức phải khớp với nhau. Người ta không thể trong đầu suy nghĩ đạo lý mà bên ngoài làm điều giả dối.

* Nhưng có vẻ trong cuộc sống không phải lúc nào người ta cũng nói đúng, nói hết những điều người ta đang nghĩ.

- Đạo Phật chia làm ba bình diện: thân, khẩu và ý. Ba bình diện này liên hệ với nhau, trong đầu (ý) nghĩ thế nào thì phát xuất ra lời (khẩu) và hành động (thân). Trong một tình huống nào đó, vì một lý do nào đó, người ta phải nói khác, phải hành động khác với suy nghĩ thì hẳn là họ phải rất khó chịu. Trong thâm tâm, tôi vẫn tin ai cũng muốn sống thực với lòng mình.

* Hôm nay là Valentine - ngày Tình yêu. Nhân tiện xin hỏi anh quan niệm thế nào về tình yêu?

- Tôi cho rằng tình yêu là một trạng thái của tâm có thực nhưng chỉ những ai thật may mắn mới có cơ hội chứng thực. Trạng thái mà người ta thường gọi là “yêu thương” thực ra lại là yêu chính bản thân mình. Đạo Phật quan niệm tình yêu là sự cho đi mà không màng đến chuyện đền đáp. Còn người phương Tây có một câu nói: “Yêu là không bao giờ phải nói hối tiếc”.

* Câu hỏi này khá riêng tư. Anh có phải là người may mắn trong tình yêu?
- Tôi xin giữ sự riêng tư này cho mình.

* Xuân này anh bước sang tuổi 60. Nếu làm một cuộc tổng kết khép lại những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, anh sẽ nói gì?

- Tôi có may mắn sống trong những nền văn hóa khác nhau. Tôi mong những người trẻ có cơ hội sống trong những nền văn hóa khác trong một khoảng thời gian hoặc dài hoặc ngắn, nói tiếng nói của người ta, tìm hiểu văn hóa của người ta, qua đó cảm nhận được tính cách của người Việt Nam rõ ràng hơn, khách quan hơn. Ra ngoài không phải là xa Việt Nam. Đi để nhìn lại, để tạo cơ hội nhìn rõ con người mình nhiều hơn. Có xa gia đình mới thấy yêu gia đình của mình thế nào, có xa đất nước mình mới thấy yêu đất nước mình như thế nào.

* Một câu hỏi cuối cùng. Sau Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt… những bạn đọc yêu mến anh có thể chờ đợi gì trong năm Mậu Tý này?

- Tôi chưa nghĩ ra sẽ viết cái gì. Trước giờ, tôi chỉ viết những gì mình đã chứng thực và cảm khái. Trong tương lai, có lẽ tôi vẫn tiếp tục trung thành với tinh thần đó.

* Xin cảm ơn anh!
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #234
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

6 đạo lý đơn giản của Phật gia
giúp chúng ta thay đổi cuộc đời



Cuộc sống xô bồ đôi khi khiến con người ta mất đi phương hướng, rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn chán. Những giáo lý đạo Phật dưới đây sẽ giúp bạn thay đổi cuộc đời mình theo hướng tích cực hơn.





Thay đổi cuộc đời với giáo lý đạo Phật đơn giản.
(Ảnh: Internet)


1. Cảm ơn thiên nhiên vì đã cung cấp thức ăn cho mình

Hãy luôn biết cảm ơn thiên nhiên vì những gì chúng mang lại cho bạn. Nếu không có thiên nhiên bạn sẽ chẳng thể tồn tại trên đời.

2. Biết dừng lại, lắng nghe và điềm tĩnh

Luôn thận trọng với phát ngôn của mình. Khi cảm thấy mình sắp nói ra lời bất hảo, hãy biết cách kiềm chế mà dừng lại để cân nhắc xem có đáng tổn đức vì khẩu nghiệp hay không.

Cố gắng nói những lời vui vẻ, thiện ý, tránh làm tổn thương người khác gây khẩu nghiệp. Nhẫn nại lắng nghe ý kiến người khác để có thể hiểu và đồng cảm.

3. Hãy biết ơn

Luôn ý thức được mình đang sở hữu gì và được giúp đỡ gì. Con người trong cuộc đời luôn gắn liền với xã hội, có thể nhận được tương trợ từ người khác. Một khi hàm ơn cần tỏ thái độ biết ơn và đền đáp nếu có cơ hội.

Biết ơn là mỹ đức giúp con người hướng thiện và chỉ có ở những người thiện lương. Người vô ơn sẽ không bao giờ được phúc báo và chắc chắn sẽ tạo nghiệp sau này.

4. Luôn sống lương thiện và hòa nhã với mọi người

Hãy luôn sống lương thiện, sẵn lòng tương trợ người gặp khó khăn. Một cá nhân nếu đối xử hòa nhã với mọi người sẽ luôn được người người yêu mến.

Làm từ thiện xuất phát từ trong tâm chắc chắn sẽ được phúc báo. Hãy ghi nhớ điều này để rộng mở tấm lòng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thiệt thòi.

5. Luôn nỗ lực khai mở trí tuệ

Người có trí tuệ sẽ giúp ích cho xã hội và bản thân. Đừng ngại ngần học hỏi và trau dồi kiến thức bởi còn có quá nhiều thứ con người chưa thể biết hết về cuộc sống này. Việc nỗ lực học hỏi và khai mở trí tuệ là nền tảng để con người tiến xa hơn, vươn tới những chân trời mới.

6. Đừng ngại thay đổi

Cuộc sống luôn đổi thay và việc chấp nhận nó cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận của con người. Nên biết trân quý hiện tại, lưu giữ và trân trọng quá khứ thay vì hoài niệm quá độ. Hướng tới tương lai với tâm thái từ bi và hướng thiện.


Theo minhbao.net
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #235
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

6 đạo lý đơn giản của Phật gia
giúp chúng ta thay đổi cuộc đời



Cuộc sống xô bồ đôi khi khiến con người ta mất đi phương hướng, rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn chán. Những giáo lý đạo Phật dưới đây sẽ giúp bạn thay đổi cuộc đời mình theo hướng tích cực hơn.





Thay đổi cuộc đời với giáo lý đạo Phật đơn giản.
(Ảnh: Internet)


1. Cảm ơn thiên nhiên vì đã cung cấp thức ăn cho mình

Hãy luôn biết cảm ơn thiên nhiên vì những gì chúng mang lại cho bạn. Nếu không có thiên nhiên bạn sẽ chẳng thể tồn tại trên đời.

2. Biết dừng lại, lắng nghe và điềm tĩnh

Luôn thận trọng với phát ngôn của mình. Khi cảm thấy mình sắp nói ra lời bất hảo, hãy biết cách kiềm chế mà dừng lại để cân nhắc xem có đáng tổn đức vì khẩu nghiệp hay không.

Cố gắng nói những lời vui vẻ, thiện ý, tránh làm tổn thương người khác gây khẩu nghiệp. Nhẫn nại lắng nghe ý kiến người khác để có thể hiểu và đồng cảm.

3. Hãy biết ơn

Luôn ý thức được mình đang sở hữu gì và được giúp đỡ gì. Con người trong cuộc đời luôn gắn liền với xã hội, có thể nhận được tương trợ từ người khác. Một khi hàm ơn cần tỏ thái độ biết ơn và đền đáp nếu có cơ hội.

Biết ơn là mỹ đức giúp con người hướng thiện và chỉ có ở những người thiện lương. Người vô ơn sẽ không bao giờ được phúc báo và chắc chắn sẽ tạo nghiệp sau này.

4. Luôn sống lương thiện và hòa nhã với mọi người

Hãy luôn sống lương thiện, sẵn lòng tương trợ người gặp khó khăn. Một cá nhân nếu đối xử hòa nhã với mọi người sẽ luôn được người người yêu mến.

Làm từ thiện xuất phát từ trong tâm chắc chắn sẽ được phúc báo. Hãy ghi nhớ điều này để rộng mở tấm lòng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thiệt thòi.

5. Luôn nỗ lực khai mở trí tuệ

Người có trí tuệ sẽ giúp ích cho xã hội và bản thân. Đừng ngại ngần học hỏi và trau dồi kiến thức bởi còn có quá nhiều thứ con người chưa thể biết hết về cuộc sống này. Việc nỗ lực học hỏi và khai mở trí tuệ là nền tảng để con người tiến xa hơn, vươn tới những chân trời mới.

6. Đừng ngại thay đổi

Cuộc sống luôn đổi thay và việc chấp nhận nó cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận của con người. Nên biết trân quý hiện tại, lưu giữ và trân trọng quá khứ thay vì hoài niệm quá độ. Hướng tới tương lai với tâm thái từ bi và hướng thiện
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #236
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Truy Tìm Tự Ngã
Thích Tuệ Sỹ





Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng. Kinh Kim-cang được soạn tập bằng tiếng Phạn tiêu chuẩn, nhưng rất tiếc chúng ta không thông thạo thứ cổ ngữ này, nên cũng chắc chắn là không thể hiểu hết những tư tưởng ẩn áo của kinh hàm chứa trong các từ ngữ và các câu văn.

Như người không biết chữ Hán mà đọc thơ Đường qua một bản dịch thì không thể thưởng thức hết giá trị của bài thơ. Lời thơ là lời của phàm phu mà còn vậy, huống chi lời kinh là lời của Phật. Tuy nhiên, không hiểu chữ Hán thì đọc thơ Đường qua các bản dịch cũng được. Nhưng cũng nên nói thêm là thế giới xưa nay chưa có Huệ Năng thứ hai.

Kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa được kết tập không giống nhau. Kinh điển Nguyên thủy được kết tập theo dạng truyền khẩu; có những nét đẹp của nền văn học truyền khẩu. Kinh điển Đại thừa phần lớn được ký tải bằng văn tự, có những nét đẹp riêng của văn tự.

Văn học Đại thừa xuất hiện vào giai đoạn mà văn học Ấn Độ nói chung phát triển đến một hình thức nhất định, với văn chương thi ca, các thể loại về kịch, truyện, vốn rất ít được phổ biến trong thời Phật. Như kinh Pháp hoa chẳng hạn, mở đầu bằng nhân duyên Phật phóng quang, sau đó ngài Di-lặc hỏi, Văn-thù trả lời. Đó là phần mở đầu giới thiệu, như thường được thấy trong các thể loại kịch cổ.

Trong kinh Kim-cang, chúng ta sẽ thấy không giống như kinh điển Đại Thừa khác, mà lại gần với Nguyên thủy ở chỗ Phật ôm bình bát khất thực xong rồi trở về Tinh xá. Sau bữa ăn, các vị tỳ-kheo thường tập hợp tại giảng đường để thảo luận giáo lý. Bấy giờ, trong đại chúng có sự hiện diện của Tu-bồ-đề; và ngài bắt đầu thưa hỏi. Ở đây, không mở đầu bằng sự phóng quang, hay những thần thông biến hóa khác. Nhìn từ ý nghĩa văn học, người ta giải thích rằng, những vấn đề được nêu trong kinh Kim-cang là những sự việc trong đời sống, là những cái ăn, cái uống, nghỉ ngơi, không phải trong thế giới huyền bí kỳ ảo như là của Hoa nghiêm, Pháp hoa.

Còn một nghĩa nữa mà chúng ta thấy có quan hệ đến lịch sử văn học.

Trong các kinh điển Nguyên thủy, các vị tỳ-kheo buổi trưa sau khi thọ thực xong, nếu không tụ tập tại giảng đường, thì thường vắt tọa cụ trên vai, đi vào rừng, tìm đến một gốc cây mà ngồi nghỉ trưa. Có khi đức Phật ngồi ở một gốc cây, và các ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, cũng ngồi ở một gốc cây gần đó. Cho đến xế chiều, các tỳ-kheo ngồi gần đó liền đi tới ngài Xá-lợi-phất, tới đức Phật để đảnh lễ, hoặc thưa hỏi giáo lý.

Trong kinh Kim-cang cũng thế; các tỳ-kheo tụ tập quanh đức Phật để chờ nghe Phật giảng Pháp

Trong truyền thống Ấn Độ, các buổi giảng hay các lớp học của những người Bà-la-môn thường diễn ra giữa khu rừng, giữa cảnh thiên nhiên. Một lớp các đạo sĩ sống trong rừng, giảng giải ý nghĩa cũng như nghi thức Vệ-đà; tư tưởng triết học tôn giáo của họ được soạn tập thành bộ Sâm lâm thư. Đó là bộ Thánh điển về sau phát triển thành các Upanishad, tức Áo nghĩa thư.

Chúng ta nên hiểu tổng quát về Upanishad hay Áo nghĩa thư vì nó liên hệ tới kinh Kim-cang rất nhiều, là điểm để chúng ta có thể tin là kinh Kim-cang thật sự do Phật nói hay không.

Một số vị nhận định kinh điển Bát-nhã từ hình thức kết cấu văn học đến nội dung tư tưởng, so sánh với các tập Upanishad, rồi kết luận Kim-cang cũng như toàn hệ Bát-nhã chỉ là một bộ phận của Upanishad, hay phỏng theo Upanishad; nghĩa là, không phải Phật thuyết.

Upanishad là giai đoạn phát triển cao của tư duy Ấn Độ, bắt đầu từ Vệ-đà. Có tất cả bốn bộ Vệ-đà, nhưng trong thời Phật chỉ mới xuất hiện có ba, mà kinh Phật gọi là Tam minh. Bà-la-môn tam minh là người thông thạo ba bộ Vệ-đà. “Minh” là từ Hán dịch của Vệ-đà. Thời Phật, chưa xuất hiện Upanishad.

Trên kia, chúng ta đã nói đến Sâm lâm thư. Đây là từ dịch tiếng Phạn Aranyaka. Ở nơi khác, chúng ta có nói các tỳ-kheo a-lan-nhã sống trong rừng thời đức Phật. A-lan-nhã là từ phiên âm của aranyaka.

Luật tạng có kể, một thời, đức Phật nhập thất, không một tỳ-kheo nào được phép đến gần hương thất của Phật, trừ vị thị giả. Bấy giờ có một nhóm ba chục vị là những tỳ kheo a-lan-nhã đến thăm Phật. Vì Phật đang nhập thất, nên các vị tỳ-kheo tại trú xứ này ngăn cản. Nhưng các tỳ-kheo a-lan-nhã nói, họ được Phật cho phép đến gặp Ngài bất cứ lúc nào. Vì các vị này chỉ sống trong rừng nên ít có cơ hội gặp Phật. Rồi họ vẫn tới gõ cửa hương thất. Thật đáng kinh ngạc, từ trong thất đức Phật liền mở cửa.

Đức Phật truyền dạy những pháp gì cho các tỳ-kheo A-lan-nhã? Không có kinh điển nào tường thuật. Đức Phật đã có biệt thị đối với họ, tất cũng có giáo pháp biệt truyền cho họ. Pháp ấy là pháp gì? Kinh điển Nguyên thủy không đề cập.
Ngài Tu-bồ-đề cũng là một tỳ-kheo a-lan-nhã, như được xác định chính trong kinh Kim-cang. Truyền thống Pāli cũng xác nhận điều này.

Các tỳ-kheo a-lan-nhã thường tu tập Không tam muội, như được Phật nói trong kinh Đại không, Trung A-hàm. Sau thời Phật, các Trưởng lão chủ trì cuộc kết tập thứ hai cũng phần lớn tu tập Không tam muội, như được ghi chép trong Luật tạng. Các vị này cũng sống trong rừng. Không tam muội là thiền định y trên hành tướng vô ngã. Không và vô ngã là giáo nghĩa căn bản trong kinh Kim-cang.

Kinh nói: Hết thảy pháp hữu vi đều là như chiêm bao, như huyễn thuật, v.v...; đó là nói về giáo nghĩa Tánh không và Vô ngã bằng kinh nghiệm trực giác hay thực chứng. Giáo nghĩa này về sau được các Bà-la-môn học Vệ-đà thay thế bằng học thuyết như huyễn tức māyā và hữu ngã tức ātman. Những điểm tư tưởng này là tinh yếu của các tập Upanishad. Nói một cách đại cương, thế giới này chỉ là huyễn hóa, vậy ta là ai, hay ta là cái gì, trong tấn tuồng huyễn hóa này?
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #237
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Như vậy có thể thấy ảnh hưởng của các tỳ-kheo a-lan-nhã đối với các đạo sĩ soạn tập Sâm lâm thư để rồi phát triển thành tư tưởng triết học Upanishad. Thế nhưng, về sau do sự phục hồi địa vị của giai cấp Bà-la-môn, những người Ấn Độ giáo thâu thái rất nhiều giáo nghĩa của Phật trong đó có giáo nghĩa Tánh không diễn thành như huyễn, rồi cho rằng tư tưởng Không trong các bộ Bát-nhã là do ảnh hưởng của Upanishad. Cũng có nhiều Phật tử tin điều này nên cho rằng kinh điển Bát-nhã cũng như của cả Đại thừa chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo, thay vì ngược lại.

Vậy, Upanishad là phản ứng của các Bà-la-môn, họ vay mượn giáo nghĩa Tánh không tức Vô ngã trong các kinh Bát-nhã. Vì phủ nhận sự tồn tại của tự ngã thường hằng là phủ nhận luôn cả sự tồn tại của Brahman, là Thượng đế Sáng tạo.

Ngay cả trong Phật giáo, sau khi Phật nhập niết-bàn, trong nội bộ Phật giáo đã xuất hiện một số bộ phái chấp nhận có tự ngã hay ātman, như Độc tử bộ hay Hóa địa bộ. Những bộ phái này lý luận rằng, nếu không tồn tại một tự ngã, không có một cái tôi thường hằng bất biến, vậy ai hay cái gì luân hồi, lang thang chìm nổi trong biển sinh tử? Cũng nên biết rằng tự ngã hay ātman trong tư tưởng tôn giáo Ấn Độ là cái mà trong các tôn giáo, Đông cũng như Tây, hiểu là linh hồn. Cho nên, có linh hồn mới có đầu thai, mới có việc sinh lên Thiên đường hay đọa địa ngục như là hậu quả của hành vi tội hay phước.

Giáo nghĩa Phật dạy, có tác nghiệp thiện ác, có quả báo lành dữ, nhưng không có người hành động, không có người thọ quả. Đây là điều rất khó hiểu.

Chúng ta nên đi từ cái dễ, rồi đến cái khó. Cái dễ hiểu là tất cả đều có một cái tôi: tôi đi, tôi đứng, tôi ăn, tôi ngủ, v.v... Nhưng khi người ta ngủ, mà ngủ như không chiêm bao, thì hình như cái tôi này biến mất. Hoặc như người bị tai nạn mà mất trí nhớ, không còn nhớ ra mình là ai. Nếu được chữa trị, trí nhớ phục hồi, bấy giờ vẫn là cái tôi như khi trước. Rồi khi người ta chết, cái tôi ấy còn hay không? Thừa nhận còn, tức là thừa nhận có linh hồn tồn tại bất biến, khi thức cũng như khi ngủ, lúc còn sống cũng như sau khi chết.

Đấy là kinh nghiệm thường nhật về một cái tôi. Kinh nghiệm ấy là sự tích lũy trong một đời người những hoài niệm, những đau khổ, hạnh phúc, những danh vọng, khốn cùng. Từ những kinh nghiệm tích lũy ấy mà hình thành ý tưởng về một cái tôi thường hằng. Trong trình độ thấp nhất, cái tôi ấy được đồng hóa với thân xác và những sở hữu cho thân xác. Vị đại hoàng đế có cả một đế quốc: ta và đế quốc của ta. Nhưng một khi thân xác này tan rã, mà chắc chắn là như vậy, thì ta là ai, mà đế quốc này là gì? Những hoàng đế ấy, như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Thành Cát Tư Hãn, tin vào một cái ta và thân xác ta có thể tồn tại lâu dài, vì không muốn cái danh vọng, quyền lực đang có mất đi; họ đi tìm đạo sỹ, cầu thuốc trường sinh. Những người đi tìm trường sinh ấy, bây giờ ở đâu?

Lại còn những người khác, giàu sang có cả một cơ đồ, nhưng khi thị trường chứng khoán sụp đổ, nhảy lầu tự tử. Ta và tài sản của ta; cái này mất thì cái kia cũng không còn lý do tồn tại. Thật sự thì ở đây ta là ai, trong cái cơ đồ phú quý ấy?

Với một hạng người khác, ta là danh, đã sinh ra trong trời đất, thì phải có danh gì với núi sông. Một mai vật đổi sao dời, để bảo tồn danh tiết, họ đâm cổ tự sát. Vậy, ta là gì trong cái danh này?

Với những tín đồ tôn giáo tin vào một linh hồn bất tử, một cái ta tồn tại trên thiên đường, hưởng những lạc thú mà Thượng đế ban cho vì đã biết phục tùng Thiên ý. Vì thế họ sẵn sàng giết đồng loại để chinh phục nước Chúa dưới trần gian.

Ta là ai, ta là cái gì, để vì phục vụ nó, bảo tồn nó, mà tự gây khổ cho mình, và cũng gây khổ cho người? Có chăng một cái ta thường hằng, siêu việt thân xác này, và tâm trí này, để cho mọi hành vi trong một đời người, dù thiện hay ác, ngu hay trí, chỉ nhằm mục đích là phục vụ nó, vì ích lợi của nó, vì hạnh phúc của nó, vì danh dự của nó, vì quyền lực của nó?

Trước khi muốn hỏi ta là ai, trước hết nên hỏi, từ đâu có ý tưởng về cái ta ấy?

Có một người mới mua về một con chó, đặt tên cho nó Lucky. Ban đầu, gọi Lucky, nó dửng dưng, vô cảm. Dần dần, nghe hai tiếng Lucky, nó mừng rỡ, ngoắt đuôi. Nó đã hiểu Lucky là cái gì, và như vậy nó cũng hiểu nó là cái gì. Nó hình thành một cái vỏ tự ngã mới qua một cái tên gọi mới. Trước khi có một tên gọi, nó vẫn tồn tại, và tự bảo vệ sự tồn tại ấy. Nó tìm thức ăn, tìm chỗ ngủ, và cắn bất cứ ai đến gần như muốn đe dọa, uy hiếp nó. Khi được đặt tên, toàn thể sự tồn tại ấy bây giờ tồn tại dưới một cái tên gọi Lucky. Dù vậy, nếu có ai xúc phạm đến cái tên Lucky, nó không có phản ứng gì. Nhưng với một con người, khi cái tên gọi, một cái danh gì đó, mà bị xúc phạm, thì hãy coi chừng. Tất nhiên, con người cho đến một tuổi nào đó mới biết nó tên gì, cũng như con Lucky vậy. Rõ ràng, cái danh mang nội hàm tự ngã ấy chỉ là hư danh, nhưng con người cũng như vậy đau khổ hay hạnh phúc bởi chính cái hư danh đó.

Một ông thầy giáo có cái ngã là thầy giáo. Ai xúc phạm đến danh từ thầy giáo, chức nghiệp nhà giáo, người ấy phải bị khiển trách.

Nó là ông vua, nhưng ban đêm lẻn ra ngoài thành chơi. Dân nào không biết mà đối xử vô lễ như với dân thường, hãy coi chừng.

Tự ngã chỉ là một cái danh, và đó là giả danh do nghề nghiệp, hay do chỗ ngồi, chỗ đứng giữa mọi người mà đạt thành. Cái giả danh chỉ mới hình thành trong một đời người thôi, mà đã khó quên, khó trừ như vậy; nếu là cái ngã được tích lũy trong nhiều đời, tất không dễ gì trừ bỏ.

Cái ngã của ông xã trưởng chỉ to bằng cái xã của ông. Cái ngã của một quốc vương to bằng cái vương quốc của ông. Cái ngã của một nhà thông kim bác cổ thì dài bằng thời gian kim cổ, rộng bằng không gian đông tây. Cái ngã của một chúng sinh luân hồi trong tam giới, tất cũng lớn bằng cả tam giới. Cái ngã ấy không phải dễ nhận ra. Không nhận ra nó, để thấy nó là thật hay giả, thì cũng không thể tận cùng biên giới đau khổ.

Trong kinh Phật có một câu chuyện: Một thiên thần kia, hiện đến Phật, nói rằng trong quá khứ, ông là một tiên nhân, có tên là Ngựa Đỏ, có phép thần thông quảng đại. Ông muốn thấy được biên tế vũ trụ, để thấy được biên tế khổ, và chấm dứt khổ. Thế là ông bắt đầu đi tìm biên tế của vũ trụ. Tuổi thơ của ông bấy giờ dài đến một đại kiếp, đại khái là tỷ tỷ năm, nhưng không bao giờ thấy được cái biên tế của vũ trụ. Rồi ông hỏi Phật:

“Có cần đi suốt cái biên tế vũ trụ này mới chấm dứt khổ không?”

Phật xác nhận rằng:

“Nếu không thấy được cái biên tế của vũ trụ thì không chấm dứt được khổ”.
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #238
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Đức Phật lại nói thêm:

“Nhưng không cần. Chỉ trên cái thân cao một tầm này, với năm uẩn nầy, ta có thể biết được thế gian sinh, thế gian diệt”.

Điều đó có nghĩa rằng, thân thể này, với xúc cảm này, với tư duy này, với nhận thức này, là tập hợp tích lũy cả một khối kinh nghiệm lớn bằng biên tế vũ trụ. Cái khối ấy đông kết thành cái vỏ cứng dày. Nó chỉ có thể bị đập vỡ bằng chày Kim-cang mà thôi.

Nói tóm lại, giáo nghĩa trong kinh Kim-cang bắt đầu bằng sự đối trị tự ngã: vô ngã tưởng, vô nhân tưởng… Trong các tôn giáo, trong mỗi hệ thống tư tưởng triết học, đều có riêng một quan niệm về tự ngã. Trong nhiều tôn giáo, tự ngã là linh hồn do Thượng đế ban cho. Giữ cho linh hồn đừng bị mất, để sau này được hưởng ân phước của Thượng đế, đó là mục đích đời người.

Trong Nho giáo, người quân tử phải biết lập thân và lập danh. Lập thân cho hiện tại, lập danh cho hậu thế. Đó là xác lập tự ngã trong xã hội.

Lão Tử nói: ta có đại hoạn vì ta có thân. Nếu ta không có thân, nào đâu có đại hoạn? Đó là hãy sống trọn tuổi trời chớ đuổi theo hư danh, hãy để cho thân và danh cùng mục nát với cỏ cây.

Các đạo sĩ Upanishad đi tìm cái tự ngã chân thật là gì. Vượt ra ngoài cái tôi trong đời sống thường nhật, và cái tôi lang thang trong luân hồi để chịu đau khổ, có hay không có một cái tôi thường hằng, chân thật? Cái tôi như giọt nước biển bị cô lập trong một cái vỏ cứng nhỏ mọn, vô nghĩa, trôi nổi bồng bềnh trong đại dương; để rồi khi cái võ cứng ấy đạp vỡ, giọt nước ấy sẽ hòa tan vào nước biển trong đại dương. Khi ấy, Tiểu ngã hòa tan vào Đại ngã.

Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo. Cái ngã được hình thành trong đời này, do ảnh hưởng truyền thống, tôn giáo, tư tưởng, xã hội, để từ đó hình thành một nhân cách, một linh hồn, và rồi chấp chặt vào đó để mà tồn tại. Cái đó được gọi là phân biệt ngã chấp.

Cái ngã do tích lũy từ điên đảo vọng tưởng nhiều đời, hình thành bản năng khát vọng sinh tồn nơi cả những sinh vật li ti nhất; đó là câu sinh ngã chấp.

Vì vậy, không cần đi tìm ở đâu Tiểu ngã và Đại ngã, mà cần diệt trừ khái niệm giả danh bởi vọng tưởng điên đảo.
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #239
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Truy Tìm Tự Ngã - Thích Tuệ Sỹ







Truy Tìm Tự Ngã
Thích Tuệ Sỹ





Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng. Kinh Kim-cang được soạn tập bằng tiếng Phạn tiêu chuẩn, nhưng rất tiếc chúng ta không thông thạo thứ cổ ngữ này, nên cũng chắc chắn là không thể hiểu hết những tư tưởng ẩn áo của kinh hàm chứa trong các từ ngữ và các câu văn.

Như người không biết chữ Hán mà đọc thơ Đường qua một bản dịch thì không thể thưởng thức hết giá trị của bài thơ. Lời thơ là lời của phàm phu mà còn vậy, huống chi lời kinh là lời của Phật. Tuy nhiên, không hiểu chữ Hán thì đọc thơ Đường qua các bản dịch cũng được. Nhưng cũng nên nói thêm là thế giới xưa nay chưa có Huệ Năng thứ hai.

Kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa được kết tập không giống nhau. Kinh điển Nguyên thủy được kết tập theo dạng truyền khẩu; có những nét đẹp của nền văn học truyền khẩu. Kinh điển Đại thừa phần lớn được ký tải bằng văn tự, có những nét đẹp riêng của văn tự.

Văn học Đại thừa xuất hiện vào giai đoạn mà văn học Ấn Độ nói chung phát triển đến một hình thức nhất định, với văn chương thi ca, các thể loại về kịch, truyện, vốn rất ít được phổ biến trong thời Phật. Như kinh Pháp hoa chẳng hạn, mở đầu bằng nhân duyên Phật phóng quang, sau đó ngài Di-lặc hỏi, Văn-thù trả lời. Đó là phần mở đầu giới thiệu, như thường được thấy trong các thể loại kịch cổ.

Trong kinh Kim-cang, chúng ta sẽ thấy không giống như kinh điển Đại Thừa khác, mà lại gần với Nguyên thủy ở chỗ Phật ôm bình bát khất thực xong rồi trở về Tinh xá. Sau bữa ăn, các vị tỳ-kheo thường tập hợp tại giảng đường để thảo luận giáo lý. Bấy giờ, trong đại chúng có sự hiện diện của Tu-bồ-đề; và ngài bắt đầu thưa hỏi. Ở đây, không mở đầu bằng sự phóng quang, hay những thần thông biến hóa khác. Nhìn từ ý nghĩa văn học, người ta giải thích rằng, những vấn đề được nêu trong kinh Kim-cang là những sự việc trong đời sống, là những cái ăn, cái uống, nghỉ ngơi, không phải trong thế giới huyền bí kỳ ảo như là của Hoa nghiêm, Pháp hoa.

Còn một nghĩa nữa mà chúng ta thấy có quan hệ đến lịch sử văn học.

Trong các kinh điển Nguyên thủy, các vị tỳ-kheo buổi trưa sau khi thọ thực xong, nếu không tụ tập tại giảng đường, thì thường vắt tọa cụ trên vai, đi vào rừng, tìm đến một gốc cây mà ngồi nghỉ trưa. Có khi đức Phật ngồi ở một gốc cây, và các ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, cũng ngồi ở một gốc cây gần đó. Cho đến xế chiều, các tỳ-kheo ngồi gần đó liền đi tới ngài Xá-lợi-phất, tới đức Phật để đảnh lễ, hoặc thưa hỏi giáo lý.

Trong kinh Kim-cang cũng thế; các tỳ-kheo tụ tập quanh đức Phật để chờ nghe Phật giảng Pháp

Trong truyền thống Ấn Độ, các buổi giảng hay các lớp học của những người Bà-la-môn thường diễn ra giữa khu rừng, giữa cảnh thiên nhiên. Một lớp các đạo sĩ sống trong rừng, giảng giải ý nghĩa cũng như nghi thức Vệ-đà; tư tưởng triết học tôn giáo của họ được soạn tập thành bộ Sâm lâm thư. Đó là bộ Thánh điển về sau phát triển thành các Upanishad, tức Áo nghĩa thư.

Chúng ta nên hiểu tổng quát về Upanishad hay Áo nghĩa thư vì nó liên hệ tới kinh Kim-cang rất nhiều, là điểm để chúng ta có thể tin là kinh Kim-cang thật sự do Phật nói hay không.

Một số vị nhận định kinh điển Bát-nhã từ hình thức kết cấu văn học đến nội dung tư tưởng, so sánh với các tập Upanishad, rồi kết luận Kim-cang cũng như toàn hệ Bát-nhã chỉ là một bộ phận của Upanishad, hay phỏng theo Upanishad; nghĩa là, không phải Phật thuyết.

Upanishad là giai đoạn phát triển cao của tư duy Ấn Độ, bắt đầu từ Vệ-đà. Có tất cả bốn bộ Vệ-đà, nhưng trong thời Phật chỉ mới xuất hiện có ba, mà kinh Phật gọi là Tam minh. Bà-la-môn tam minh là người thông thạo ba bộ Vệ-đà. “Minh” là từ Hán dịch của Vệ-đà. Thời Phật, chưa xuất hiện Upanishad.

Trên kia, chúng ta đã nói đến Sâm lâm thư. Đây là từ dịch tiếng Phạn Aranyaka. Ở nơi khác, chúng ta có nói các tỳ-kheo a-lan-nhã sống trong rừng thời đức Phật. A-lan-nhã là từ phiên âm của aranyaka.

Luật tạng có kể, một thời, đức Phật nhập thất, không một tỳ-kheo nào được phép đến gần hương thất của Phật, trừ vị thị giả. Bấy giờ có một nhóm ba chục vị là những tỳ kheo a-lan-nhã đến thăm Phật. Vì Phật đang nhập thất, nên các vị tỳ-kheo tại trú xứ này ngăn cản. Nhưng các tỳ-kheo a-lan-nhã nói, họ được Phật cho phép đến gặp Ngài bất cứ lúc nào. Vì các vị này chỉ sống trong rừng nên ít có cơ hội gặp Phật. Rồi họ vẫn tới gõ cửa hương thất. Thật đáng kinh ngạc, từ trong thất đức Phật liền mở cửa.

Đức Phật truyền dạy những pháp gì cho các tỳ-kheo A-lan-nhã? Không có kinh điển nào tường thuật. Đức Phật đã có biệt thị đối với họ, tất cũng có giáo pháp biệt truyền cho họ. Pháp ấy là pháp gì? Kinh điển Nguyên thủy không đề cập.
Ngài Tu-bồ-đề cũng là một tỳ-kheo a-lan-nhã, như được xác định chính trong kinh Kim-cang. Truyền thống Pāli cũng xác nhận điều này.

Các tỳ-kheo a-lan-nhã thường tu tập Không tam muội, như được Phật nói trong kinh Đại không, Trung A-hàm. Sau thời Phật, các Trưởng lão chủ trì cuộc kết tập thứ hai cũng phần lớn tu tập Không tam muội, như được ghi chép trong Luật tạng. Các vị này cũng sống trong rừng. Không tam muội là thiền định y trên hành tướng vô ngã. Không và vô ngã là giáo nghĩa căn bản trong kinh Kim-cang.

Kinh nói: Hết thảy pháp hữu vi đều là như chiêm bao, như huyễn thuật, v.v...; đó là nói về giáo nghĩa Tánh không và Vô ngã bằng kinh nghiệm trực giác hay thực chứng. Giáo nghĩa này về sau được các Bà-la-môn học Vệ-đà thay thế bằng học thuyết như huyễn tức māyā và hữu ngã tức ātman. Những điểm tư tưởng này là tinh yếu của các tập Upanishad. Nói một cách đại cương, thế giới này chỉ là huyễn hóa, vậy ta là ai, hay ta là cái gì, trong tấn tuồng huyễn hóa này
florida80_is_offline  
Old 12-09-2019   #240
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,688
Thanks: 7,428
Thanked 46,715 Times in 13,091 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Đức Phật lại nói thêm:

“Nhưng không cần. Chỉ trên cái thân cao một tầm này, với năm uẩn nầy, ta có thể biết được thế gian sinh, thế gian diệt”.

Điều đó có nghĩa rằng, thân thể này, với xúc cảm này, với tư duy này, với nhận thức này, là tập hợp tích lũy cả một khối kinh nghiệm lớn bằng biên tế vũ trụ. Cái khối ấy đông kết thành cái vỏ cứng dày. Nó chỉ có thể bị đập vỡ bằng chày Kim-cang mà thôi.

Nói tóm lại, giáo nghĩa trong kinh Kim-cang bắt đầu bằng sự đối trị tự ngã: vô ngã tưởng, vô nhân tưởng… Trong các tôn giáo, trong mỗi hệ thống tư tưởng triết học, đều có riêng một quan niệm về tự ngã. Trong nhiều tôn giáo, tự ngã là linh hồn do Thượng đế ban cho. Giữ cho linh hồn đừng bị mất, để sau này được hưởng ân phước của Thượng đế, đó là mục đích đời người.

Trong Nho giáo, người quân tử phải biết lập thân và lập danh. Lập thân cho hiện tại, lập danh cho hậu thế. Đó là xác lập tự ngã trong xã hội.

Lão Tử nói: ta có đại hoạn vì ta có thân. Nếu ta không có thân, nào đâu có đại hoạn? Đó là hãy sống trọn tuổi trời chớ đuổi theo hư danh, hãy để cho thân và danh cùng mục nát với cỏ cây.

Các đạo sĩ Upanishad đi tìm cái tự ngã chân thật là gì. Vượt ra ngoài cái tôi trong đời sống thường nhật, và cái tôi lang thang trong luân hồi để chịu đau khổ, có hay không có một cái tôi thường hằng, chân thật? Cái tôi như giọt nước biển bị cô lập trong một cái vỏ cứng nhỏ mọn, vô nghĩa, trôi nổi bồng bềnh trong đại dương; để rồi khi cái võ cứng ấy đạp vỡ, giọt nước ấy sẽ hòa tan vào nước biển trong đại dương. Khi ấy, Tiểu ngã hòa tan vào Đại ngã.

Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo. Cái ngã được hình thành trong đời này, do ảnh hưởng truyền thống, tôn giáo, tư tưởng, xã hội, để từ đó hình thành một nhân cách, một linh hồn, và rồi chấp chặt vào đó để mà tồn tại. Cái đó được gọi là phân biệt ngã chấp.

Cái ngã do tích lũy từ điên đảo vọng tưởng nhiều đời, hình thành bản năng khát vọng sinh tồn nơi cả những sinh vật li ti nhất; đó là câu sinh ngã chấp.

Vì vậy, không cần đi tìm ở đâu Tiểu ngã và Đại ngã, mà cần diệt trừ khái niệm giả danh bởi vọng tưởng điên đảo.
florida80_is_offline  
 
Page 12 of 89 « First 2891011 12 131415162262 Last »
User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 06:19.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.16296 seconds with 13 queries