Chuyến vận động hành lang của ông Zelensky tại Mỹ và Châu Âu trong 6 tuần qua có thể được coi là một thất bại, tờ New York Times b́nh luận.
Phản ứng của ông Biden khiến Tổng thống Zelensky sững sờ
Trong nhiều tuần, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đă gây sức ép nhằm kêu gọi các nhà lănh đạo phương Tây ủng hộ "kế hoạch chiến thắng" do ông đề xuất.
Kế hoạch này được nhà lănh đạo Ukraine kỳ vọng sẽ chấm dứt cuộc chiến với Nga vào năm tới, nhưng tất cả những ǵ ông Zelensky nhận lại là phản ứng hời hợt từ các đồng minh.
Không có quốc gia nào đồng ư cho phép Ukraine bắn tên lửa tầm xa của phương Tây vào các mục tiêu quân sự sâu bên trong nước Nga. Cũng không có cường quốc nào công khai tán thành việc mời Ukraine gia nhập NATO trong khi chiến tranh vẫn đang diễn ra.
Theo đó, chuyến vận động hành lang của ông Zelensky tại Mỹ và Châu Âu trong 6 tuần qua có thể được coi là một thất bại.
Các quan chức Mỹ đă bày tỏ sự không hài ḷng một cách không chính thức với kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky. Họ cho rằng kế hoạch này không thực tế và phụ thuộc gần như hoàn toàn vào viện trợ của phương Tây.
Một ví dụ là ông Zelensky đă đề xuất một "gói răn đe phi hạt nhân" trong đó Ukraine sẽ nhận được tên lửa Tomahawk. Một yêu cầu hoàn toàn không khả thi, quan chức cấp cao Washington cho hay.
Một tên lửa Tomahawk có tầm bắn 1.500 dặm (hơn 2.400 km), gấp hơn 7 lần tầm bắn của các hệ thống tên lửa tầm xa ATACMS mà Ukraine đă nhận được trong năm nay. Và ngay cả với ATACMS th́ Mỹ cũng chỉ gửi một số lượng hạn chế.
Washington cho rằng Ukraine không đưa ra được lư lẽ thuyết phục nào về cách họ sẽ sử dụng vũ khí tầm xa. Họ nói thêm rằng danh sách mục tiêu bên trong nước Nga vượt xa số lượng tên lửa mà Mỹ hoặc bất kỳ đồng minh nào khác có thể cung cấp.
Bốn quan chức Mỹ đă nói với tờ The New York Times rằng ông Zelensky đă rất sững sờ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden không chấp thuận cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công sâu vào bên trong nước Nga khi họ gặp nhau tại Washington vào tháng 9. Trước đây, ông Biden thường nhượng bộ sau khi ban đầu từ chối yêu cầu của Ukraine về vũ khí như xe tăng Abrams, máy bay chiến đấu F-16 và ATACMS.
Văn pḥng của ông Zelensky xác nhận rằng ông đă bị shock. Dmytro Lytvyn, cố vấn của ông Zelensky, cho biết Ukraine đă giải thích nhiều lần lư do tại sao họ cần sử dụng tên lửa tầm xa nhưng vẫn không đạt được kết quả mong muốn.
Tổng thống Ukraine thừa nhận không c̣n Kế hoạch B
Với sự ủng hộ ngày càng giảm sút của phương Tây, những tổn thất trên mặt trận phía đông và khu vực Kursk của Nga, và cuộc bầu cử sắp diễn ra tại Mỹ có thể dẫn đến một chính sách hoàn toàn khác đối với Ukraine, trong bối cảnh đó, ông Zelensky sẽ không có nhiều sự lựa chọn.
Trong một buổi phỏng vấn với các phóng viên vào tuần trước, ông Zelensky cho biết không có Kế hoạch B rơ ràng nào nếu phương Tây không ủng hộ kế hoạch của ông.
Cả Nga và Ukraine đều chưa sẵn sàng đàm phán chính thức
Mối đe dọa về một cuộc xung đột lan rộng ở Trung Đông đă chuyển sự chú ư khỏi Ukraine. Bộ trưởng ngoại giao Phần Lan Elina Valtonen gần đây đă nói với tờ Financial Times rằng phương Tây đang ngày càng mệt mỏi với cuộc chiến ở Ukraine.
Với những người Ukraine, việc đổ lỗi cho phương Tây đang ngày càng phổ biến sau sự chậm trễ trong viện trợ quân sự và cảm giác rằng các đồng minh của Ukraine chỉ cung cấp đủ vũ khí để Ukraine không thua.
Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel tại Đức, cho đến nay, Châu Âu và Mỹ đă chi khoảng 220 tỷ đô la cho viện trợ và thiết bị quân sự cho Ukraine.
Trên chiến trường, sự thất vọng với các đồng minh của người Ukraine là điều dễ thấy. Một phi công lái máy bay không người lái thuộc Lữ đoàn 57 ở Ukraine, có biệt danh là Fregat, đă nói trong một cuộc phỏng vấn rằng lính Ukraine không thể đánh bại người Nga chỉ bằng xẻng và súng máy. Người này đổ lỗi cho châu Âu và Mỹ v́ đă không cung cấp thêm vũ khí có độ chính xác cao.
Các bên dự báo đều cho rằng cả Nga và Ukraine không sẵn sàng đàm phán chính thức. Tổng thống Nga Vladimir Putin đă nhiều lần tuyên bố rằng ông đă sẵn sàng đàm phán và nhấn mạnh "bóng đang ở trên phần sân" của Ukraine. Song hai cựu quan chức Nga thân cận với Điện Kremlin cho biết họ không tin rằng ông Putin sẽ đàm phán trong bối cảnh quân đội Ukraine vẫn đang hiện diện ở tỉnh Kursk của.
VietBF@ Sưu tập