Quan hệ Israel-Liên Hợp Quốc căng thẳng đến mức đáng quan ngại khi Israel vừa thông qua 2 dự luật hạn chế hoạt động của Cơ quan Liên Hợp Quốc hỗ trợ người tị nạn Palestine (UNRWA).Quốc hội Israel (Knesset) ngày 28-10 đă thông qua 2 dự luật quan trọng về hoạt động của Cơ quan Liên Hợp Quốc (LHQ) hỗ trợ người tị nạn Palestine (UNRWA).
Dự luật đầu tiên được thông qua với tỉ lệ 92 phiếu thuận và 10 phiếu chống để cấm UNRWA hoạt động trên lănh thổ Israel. Dự luật thứ hai được thông qua với 87 phiếu thuận và 9 phiếu chống nhằm hạn chế các hoạt động của UNRWA tại Dải Gaza và Bờ Tây.
Theo tờ The Times of Israel, cộng đồng quốc tế đă phản đối mạnh 2 dự luật này, cả trước và sau khi được thông qua.
Gần đây, Israel cũng tấn công vào lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh của LHQ tại Lebanon (UNIFIL). Điều này khiến mối quan hệ giữa Israel và LHQ thêm căng thẳng.
Mâu thuẫn có từ lâu
Ngày 29-10, trên mạng xă hội X (Twitter) văn pḥng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có bài đăng cho rằng Israel thành lập không dựa trên vai tṛ của LHQ.
"Không phải nghị quyết của LHQ đă thành lập nhà nước Israel, mà nhà nước Israel được thành lập nhờ vào chiến thắng đạt được trong cuộc chiến giành độc lập, với máu của những chiến binh anh hùng. Nhiều người trong số họ là những người sống sót sau nạn diệt chủng do Đức Quốc xă và các bên liên quan gây ra” – theo nội dung bài đăng.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Nimrod Flaschenberg (sống tại Israel), thông tin này là không đúng sự thật.
"LHQ rất quan trọng đối với người dân Israel. Việc nước này được thành lập theo hiến chương LHQ [năm 1948] là một phần của lịch sử. Tuy nhiên, chúng ta đă chứng kiến một quá tŕnh dần dần làm mất vai tṛ của LHQ trong vài thập niên qua, khi tổ chức này bị các nhà lănh đạo Israel mô tả là thành tŕ của tư tưởng chống Israel hoặc thậm chí là bài Do Thái” – theo ông Flaschenberg.
Theo đài Al Jazeera, một trong những quan chức Israel chỉ trích Liên Hợp Quốc nhiều nhất là ông Netanyahu, dù bản thân ông Netanyahu từng là đại sứ của Israel tại LHQ từ năm 1984 đến năm 1988.
Dưới thời đảng Likud cánh hữu của ông Netanyahu nắm quyền, mâu thuẫn giữa Israel với LHQ đă gia tăng đáng kể. Điều này khiến vai tṛ của LHQ trong mắt nhiều người dân Israel bị ảnh hưởng không nhỏ.
Căng thẳng tăng cao
Đầu năm nay, báo cáo của Hội đồng Nhân quyền LHQ về hành động của Israel tại Gaza đă chỉ ra nhiều hành vi của Israel có dấu hiệu vi phạm quyền của người dân Gaza. Cả Israel và Mỹ đều bác bỏ báo cáo này, cho rằng báo dựa trên thành kiến hoặc tư tưởng bài Do Thái.
“Hội đồng Nhân quyền LHQ thường đề cập về vấn đề Israel – Palestine. Việc dành nhiều thời gian cho vấn đề này khiến những người Israel chỉ trích LHQ có cơ hội gọi đây là hành vi bài Do Thái” – ông Flaschenberg giải thích.
Tuy nhiên, phía LHQ và nhiều cơ quan của tổ chức này khẳng định họ hành động dựa trên việc tuân thủ nguyên tắc và luật lệ.
Trả lời Al Jazeera, người phát ngôn Văn pḥng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cho biết: “Nhiệm vụ của Văn pḥng là thúc đẩy việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền theo luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế hiện hành. Văn pḥng thực hiện nhiệm vụ của ḿnh một cách công bằng bất kể ai, khi nào hoặc ở đâu. Tất cả các hành động của Văn pḥng đều dựa trên các sự kiện thu thập được thông qua phương pháp giám sát, báo cáo nghiêm ngặt và được đánh giá theo các tiêu chuẩn pháp lư quốc tế có liên quan (Luật nhân quyền quốc tế và Luật nhân đạo quốc tế)”.
Ở chiều ngược lại, một số cơ quan cũng có quan điểm bảo vệ Israel và cho rằng LHQ có phần cứng rắn với tổ chức này.
Trong năm 2024, UN Watch – tổ chức phi chính phủ được hăng tin AFP mô tả là "một nhóm vận động hành lang có mối quan hệ chặt chẽ với Israel" – tuyên bố rằng Đại hội đồng LHQ đă thông qua nghị quyết chống lại Israel cao hơn nhiều so với những nghị quyết nhằm vào các quốc gia khác.
Khi xung đột tại Gaza nổ ra, bất đồng giữa Israel và LHQ cũng tăng lên. Những bất đồng này chủ yếu xoay quanh các dự luật của Israel cấm UNRWA vào Gaza. Ngoài ra, khi Israel mở cuộc tấn công vào nhóm vũ trang Hezbollah, lực lượng Israel đă đối đầu trực tiếp với Lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh của LHQ ở Lebanon (UNIFIL).
Vào sáng 16-10 (giờ địa phương). UNIFIL báo cáo rằng binh sĩ UNIFIL quan sát thấy một xe tăng Merkava của Lực lượng Pḥng vệ Israel bắn vào tháp canh của UNIFIL gần làng Kafer Kela (Lebanon). Vụ nổ súng phá hủy hai camera và làm hư hại tháp canh.
“Một lần nữa chúng ta lại chứng kiến cảnh bắn trực tiếp và có chủ đích vào vị trí của UNIFIL. Chúng tôi nhắc nhở Lực lượng Pḥng vệ Israel và tất cả các bên liên quan về nghĩa vụ đảm bảo an toàn và an ninh cho nhân viên và tài sản của LHQ và tôn trọng quyền bất khả xâm phạm của cơ sở LHQ” - theo tuyên bố của UNIFIL.
Ngày 29-10, Bộ Quốc pḥng Áo cho biết 8 binh sĩ Áo thuộc UNIFIL đă bị thương nhẹ trong một cuộc tấn công bằng rocket vào trụ sở của lực lượng này tại Naqoura (nam Lebanon).
"Chúng tôi lên án cuộc tấn công này bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất có thể và yêu cầu phải điều tra ngay lập tức" - thông báo từ Bộ Quốc pḥng Áo cho biết. Trong thông báo, bộ này không nói rơ cuộc tấn công là do bên nào gây ra và cho biết không có binh sĩ nào cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Vụ việc vẫn đang trong quá tŕnh điều tra.
|