Cây cầu cao nhất thế giới với tổng vốn đầu tư 144 triệu USD, được ví là cây cầu "đi xuyên mây" của Trung Quốc nằm ở độ cao ngang ngửa với ṭa nhà 200 tầng, bên dưới có thác nước dốc nhất châu Á - hẻm núi sông Nizhu hay c̣n gọi là "vết nứt trên trái đất".
Kỳ quan thế giới dưới bàn tay của các "pháp sư Trung Hoa"
Trung Quốc nổi tiếng với những công tŕnh kiến trúc đồ sộ khiến cả thế giới phải trầm trồ.
Bên cạnh các kỳ quan lịch sử như Vạn Lư Trường Thành, Tử Cấm Thành, Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng và Quảng Trường Thiên An Môn, Trung Quốc c̣n sở hữu những công tŕnh minh chứng cho sự tiến bộ to lớn trong kỹ thuật và công nghệ.
Tiêu biểu trong số đó là cầu Bắc Bàn Giang (cầu Beipanjiang hay cầu Duge) - cây cầu văng cao nhất thế giới do Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận vào năm 2018.
Cầu Bắc Bàn Giang (Trung Quốc) là cây cầu cao nhất thế giới. Ảnh: Internet
Cầu được xây dựng từ năm 2011 và hoàn thành vào ngày 19/10/2016 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 29/12/ 2016.
Để xây dựng công tŕnh này, một đội ngũ kỹ thuật và các chuyên gia thiết kế dày dạn kinh nghiệm đă được huy động, bởi địa điểm xây dựng là vùng núi hiểm trở, với địa chất phức tạp và thời tiết khắc nghiệt.
Dự án xây dựng cầu cũng yêu cầu một khoản chi phí khổng lồ lên tới 144 triệu USD. Việc xây dựng cây cầu c̣n đ̣i hỏi sử dụng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến và thiết bị hiện đại nhất.
Cầu có phần thân nằm ở độ cao 564m so với mặt sông. Ảnh: Internet
Cầu có phần tháp chính cao 269m, với phần thân nằm ở độ cao 564m so với mặt sông (tương đương chiều cao của một ṭa nhà 200 tầng).
Cầu dây văng Bắc Bàn Giang bắc qua sông Beipan, kết nối thành phố Tuyên Uy (Vân Nam) và Liupanshui (Quư Châu), giúp giảm thời gian di chuyển giữa hai thành phố từ 4 giờ xuống c̣n hơn một giờ đồng hồ.
Với độ cao 566m, cầu Bắc Bàn Giang mang đến cho người tham gia giao thông cảnh quan tuyệt đẹp, với mây mù và phong cảnh nguyên sơ. Do đó, cây cầu thu hút không ít du khách trong và ngoài nước.
Bí ẩn bên dưới cây cầu cao nhất thế giới
Ngoài cảnh quan trên cầu, cảnh quan bên dưới cũng rất ấn tượng. Bên dưới cây cầu cao này là thác nước dốc nhất châu Á nơi hẻm núi sông Nizhu được ví von là "vết nứt trên trái đất".
Hẻm núi lớn sông Nizhu nằm ở thị trấn Puli, thành phố Tuyên Uy, tỉnh Vân Nam. Đây là một nhánh của sông Beipan, nổi bật với vẻ đẹp kỳ vĩ và huyền diệu, thường được xem như "xứ sở thần tiên" trên trái đất.
Cầu Bắc Bàn Giang mang đến cho người tham gia giao thông cảnh quan tuyệt đẹp. Ảnh: Internet
Ẩn ḿnh dưới cây cầu cao nhất thế giới và bao quanh bởi những vách đá và thác nước hùng vĩ, hẻm núi sông Nizhu trở thành nơi sinh sống của loài khỉ hoang dă. Chúng thường xuất hiện trên các vách đá ở hai bên hẻm núi.
Những hang động đá vôi kỳ dị, rừng cây cổ thụ và suối trong vắt tạo nên một cảnh quan kỳ vĩ. Các du khách có thể lắng nghe "bản giao hưởng" của thiên nhiên, từ tiếng nước chảy róc rách, gió thổi qua tán lá, đến chim muông vui đùa.
Đặc biệt, các vách đá ở hai bên sông có độ dốc gần như thẳng đứng.
Khung cảnh bên dưới cây cầu Bắc Bàn Giang. Ảnh: Internet
Từ dưới thung lũng nh́n lên, chúng giống như những tấm rèm lớn treo giữa trời, khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên trước sự kỳ diệu của tạo hóa.
Phía trên sông Nizhu là 3 thác nước có độ sụt lớn nhất châu Á, với động lực như sấm sét. Thác Angel có độ sụt 979m, trong khi thác Winhuo và Puli Fanhuo chảy từ độ cao 500m.
Ḍng chảy ào ạt nhô ra từ sâu trong bụi rậm bên ŕa vách đá, hợp thành bức tranh phong cảnh 3 thác nước vô cùng hùng vĩ.
Cầu Bắc Bàn Giang được xem là một minh chứng cho sự phát triển và sáng tạo của Trung Quốc trong lĩnh vực xây dựng cầu.
Cũng như các công tŕnh khác như Cầu kính Trương Gia Giới và Cầu Tam Giác Vàng Thượng Hải, cây cầu này không chỉ là một công tŕnh kỹ thuật mà c̣n là một biểu tượng văn hóa và du lịch của Trung Quốc, được xem là "sản phẩm" có 1-0-2 của các "pháp sư Trung Hoa".
VietBF@ sưu tập