Khi tỳ hư, thận cũng sẽ bị suy yếu, gây ra các vấn đề như đau lưng, lạnh chân tay, suy giảm sức khỏe sinh sản.
Chúng ta đều biết rằng suy thận rất nguy hiểm mà ít khi quan tâm đến tỳ vị hư .
Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, tỳ vị (lá lách và dạ dày) đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa, chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Khi lá lách suy yếu (tỳ hư), cơ thể không thể chuyển hóa nước và độ ẩm, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như đầy bụng, mệt mỏi, tiêu chảy, thậm chí các triệu chứng thần kinh như giảm trí nhớ và suy nhược tinh thần.
Chúng ta đều biết rằng suy thận rất nguy hiểm mà ít khi quan tâm đến tỳ vị hư.
Tỳ hư có thể ảnh hưởng đến chức năng của tim, gây ra các triệu chứng như hồi hộp, tim đập nhanh, lo âu. Khi tỳ hư, thận cũng sẽ bị suy yếu, gây ra các vấn đề như đau lưng, lạnh chân tay, suy giảm sức khỏe sinh sản.
Có 1 trong 5 dấu hiệu này coi chừng tỳ vị hư, nên đi khám sớm
1. Khó chịu khi thức dậy
Buổi sáng thức dậy, nếu cảm thấy tức ngực khó thở, đầu óc choáng váng, nặng nề thì chứng tỏ chức năng tỳ vị của chúng ta tương đối yếu.
Y học cổ truyền cho rằng: "Tỳ khí hư nhược thì phế khí tiên tuyệt". Tức là chức năng của lá lách và phổi có sự ảnh hưởng qua lại với nhau. Khi lá lách hư nhược đến một mức độ nhất định, phế kim không được nuôi dưỡng, dễ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, hụt hơi, thở gấp...
2. Thay đổi ở lưỡi
Sự thay đổi của lưỡi là biểu hiện bên ngoài của lá lách. Lưỡi khỏe mạnh có bề mặt màu đỏ, nhìn rất hồng hào. Mặt lưỡi có một lớp rêu lưỡi mỏng, nhẹ và rất sạch.
Ngược lại, nếu lưỡi đã xuất hiện vết răng cưa rõ ràng ở rìa lưỡi, chứng tỏ chức năng cơ thể đã có vấn đề.
Nếu rêu lưỡi trắng dày, nhìn trơn và ướt, chứng tỏ cơ thể bị lạnh.
Nếu rêu lưỡi thô ráp hoặc rất dày, vàng và nhờn, chứng tỏ cơ thể bị nóng ẩm.
Nếu lưỡi đỏ không rêu, chứng tỏ cơ thể đã bị nóng.
Đồng thời, vào mùa hè, người bị tỳ thấp cũng thường xuyên cảm thấy miệng dính nhớt, da dẻ tối màu, vàng vọt.
3. Giảm cảm giác thèm ăn
Chức năng chính của lá lách là tiêu hóa, hấp thu các loại thức ăn và nước uống đưa vào cơ thể, chuyển hóa những chất này thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể sử dụng. Đồng thời, cung cấp năng lượng mới cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Tuy nhiên khi tình trạng tỳ hư diễn ra, người bệnh sẽ có cảm giác đầy bụng từ đó dẫn đến chán ăn.
4. Cơ thể mệt mỏi
Tỳ hư khiến cơ thể không thể chuyển hóa và hấp thu hiệu quả các dưỡng chất từ thức ăn, dẫn đến thiếu năng lượng cần thiết để hoạt động. Chính vì thế, người bị tỳ hư thường cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức dù không hoạt động nhiều.
5. Đi đại tiện bất thường
Người tỳ hư thường bị rối loạn tiêu hóa, dấu hiệu rõ rệt là phân lỏng, tiêu chảy hoặc đại tiện phân nát.
Nếu bị tỳ hư, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
1. Ưu tiên thực phẩm ấm, dễ tiêu
Các món ăn nấu chín và ấm thường tốt cho lá lách như cháo, súp, hầm. Các thực phẩm như gừng, tỏi, nghệ, hành, và các món nước hầm như cháo đậu đỏ, cháo gạo lứt, thịt gà là lựa chọn tốt.
2. Tránh thực phẩm sống, lạnh, dầu mỡ
Các thực phẩm lạnh như đá, kem, rau sống và các món nhiều dầu mỡ có thể làm lá lách hoạt động kém hơn.
3. Tăng cường các loại thực phẩm bổ tỳ
Các loại thực phẩm như hạt kê, đậu xanh, bí đỏ, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, đậu phộng, đậu đen, và các loại đậu khác giúp bồi bổ chức năng của tỳ.
4. Ăn nhỏ, nhiều bữa
Ăn lượng vừa phải trong mỗi bữa và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để lá lách không bị quá tải trong quá trình tiêu hóa.
VietBF@ Sưu tập