Mỹ vẫn luôn được xem như “ngọn hải đăng” trong ngành điện tử với nhiều dấu mốc phát triển. Song đằng sau sự trỗi dậy đó là công sức thầm lặng của nhiều nhà khoa học và kỹ sư gốc Hoa.
Gerald Yin Zhiyao - đồng sáng lập kiêm CEO của Advanced Micro-Fabrication Equipment Inc China (AMEC), nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu của Trung Quốc - gần đây đă nêu bật những đóng góp này khi tham gia một chương tŕnh phát thanh hồi tháng 7 tại Trung Quốc. ông Yin cho biết, trong 40 năm qua, nhiều máy khắc bán dẫn tiên tiến nhất đă xuất phát từ Thung lũng Silicon của Mỹ.
Nhưng "nếu bạn để ư tới những thiết bị này và những con người chế tạo ra chúng, bạn sẽ thấy thực tế là 70 đến 80% là sinh viên gốc Hoa", Yin cho biết. Hiện tại, "80 hoặc 90% trong số ấy đă hồi hương".
Trong bối cảnh Mỹ - Trung cạnh tranh gay gắt để duy tŕ vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghiệp trọng yếu, báo SCMP gần đây có bài điểm lại những tài năng gốc Hoa có đóng góp lớn cho “đế chế bán dẫn” của Mỹ.
Jeffrey Chuan Chu
1946 - Máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới
Năm 1946 đánh dấu kỷ nguyên mới của lĩnh vực điện toán với máy tính điện tử đa năng đầu tiên trên thế giới, được gọi là Máy tính và Tích hợp số điện tử (ENIAC).
Jeffrey Chuan Chu được ghi nhận là người thiết kế một phần cấu trúc logic của cỗ máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Tsai Family.
Cỗ máy này do nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania phát triển. Một thành viên then chốt của nhóm này là Jeffrey Chuan Chu, được ghi nhận là người thiết kế một phần cấu trúc logic của cỗ máy tính trên.
Ông Chu sinh ra tại Thiên Tân vào năm 1919 rồi đến Mỹ học đại học do Thế chiến II. Ông được trao Giải thưởng Tiên phong máy tính đầu tiên của Viện Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE) vào năm 1981 cho công tŕnh tiên phong về thiết kế logic.
Sau công tŕnh ENIAC, vào những năm 1940 và đầu những năm 1950, ông Chu làm việc cho một số dự án máy tính sơ khai khác, bao gồm máy tính kỹ thuật số đầu tiên của Pḥng thí nghiệm quốc gia Argonne (AVIDAC) và Máy tính tự động toàn cầu (UNIVAC) - chiếc máy tính kỹ thuật số điện tử đầu tiên được thiết kế cho doanh nghiệp.
Năm 1980, ông Chu từng gặp nhà lănh đạo Đặng Tiểu B́nh để chia sẻ khuyến nghị về cách mà Trung Quốc có thể hiện đại hóa lĩnh vực công nghệ và kinh doanh. Nhiều ư tưởng trong số đó đă được triển khai tại Trung Quốc.
Wang An
1951 - Thành lập Wang Laboratories
Wang An. Ảnh: National Inventor Hall of Fame.
Sinh ra tại Thượng Hải vào năm 1920, Wang nhập cư Mỹ để học tại Đại học Harvard, lấy bằng tiến sĩ về vật lư ứng dụng và kỹ thuật vào năm 1948.
Chỉ một năm sau, ông trở thành một trong những nhà phát minh đầu tiên nộp bằng sáng chế cho bộ nhớ lơi từ - một dạng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên mà sau này trở thành phương thức chủ yếu cho phép máy tính đọc và lưu trữ dữ liệu trong hai thập kỷ tiếp theo.
Năm 1951, ông thành lập Wang Laboratories tại Cambridge, Massachusetts, công ty sản xuất máy tính để bàn và máy tính văn pḥng. Công ty này sau đó trở thành đối thủ của IBM. Dù cuối cùng đă sụp đổ vào những năm 1980, công ty này đă để lại di sản lâu dài.
Wen Tsing Chow
1956 - Phát triển bộ nhớ chỉ đọc có thể lập tŕnh (PROM)
Sinh ra tại tỉnh Sơn Tây năm 1918, ông Chow lấy bằng cử nhân tại Trung Quốc rồi chuyển đến sống ở Mỹ. Tại đây, ông lấy bằng thạc sĩ về kỹ thuật điện của Viện Công nghệ Massachusetts vào năm 1942.
Tên tuổi của nhà khoa học máy tính này gắn liền với việc phát triển bộ nhớ chỉ đọc có thể lập tŕnh (PROM) vào năm 1956, khi ông đang làm việc tại Tập đoàn Bosch Arma của Mỹ.
PROM là loại chip máy tính chỉ đọc, có thể được lập tŕnh một lần duy nhất để lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn cho các thiết bị.
Vào thập niên 1960, ông đă đạt được những tiến bộ đáng kể trong phương diện dẫn đường bằng máy tính, đồng thời tham gia vào việc rà soát triển khai phần mềm và các phương tŕnh dẫn đường cho Dự án Gemini của NASA, theo báo cáo của Ủy ban 100, một tổ chức của người Mỹ gốc Hoa.
Theo báo cáo trên, công tŕnh tiên phong của ông Chow đă mở đường cho việc thu nhỏ các thành phần máy tính để sử dụng cho mục đích dẫn đường. Công tŕnh này đă mở đường cho việc triển khai máy tính kỹ thuật số trên tàu vũ trụ và tên lửa.
Chih-Tang Sah (Sa Zhitang)
1963 - Phát minh ra chất bán dẫn oxit kim loại bổ sung (CMOS)
Sinh ra tại Bắc Kinh vào năm 1932, Chih-Tang Sah là nhân vật có đóng góp then chốt trong sự phát triển của chip mạch tích hợp và máy tính.
Sau khi nhận bằng kỹ sư điện từ Đại học Illinois và Đại học Stanford, Sah bắt đầu làm việc tại Fairchild Semiconductor ở California.
Năm 1963, Sah và kỹ sư đồng nghiệp Frank Wanlass đă phát minh ra chất bán dẫn oxit kim loại bổ sung (CMOS), hiện được sử dụng nhiều trong sản xuất phần lớn các mạch tích hợp. bao gồm chip nhớ và bộ xử lư máy tính.
Theo báo cáo của Ủy ban 100, phát minh CMOS đă thúc đẩy sự tiến bộ của các mạch tích hợp, cho phép sử dụng trong điện thoại, máy tính và tivi.
Jensen Huang
1993 - Đồng sáng lập Nvidia
Jensen Huang. Ảnh: New York Times.
Jensen Huang đồng sáng lập công ty sản xuất chất bán dẫn Nvidia vào năm 1993 và từ đó tới nay vẫn giữ chức giám đốc điều hành.
Nvidia đă phổ biến thuật ngữ bộ vi xử lư đồ họa (GPU) vào năm 1999 với việc tung ra thị trường GeForce 256 - được công ty tuyên bố là GPU đầu tiên trên thế giới, qua đó tái định h́nh ngành công nghiệp máy tính.
Sinh ra tại Đài Nam, Đài Loan vào năm 1963, Huang nhận bằng kỹ sư điện tại Đại học bang Oregon vào năm 1984, sau đó tới làm việc tại Thung lũng Silicon cùng thời điểm học thạc sĩ tại Stanford.
Trong những năm qua, Nvidia đă chuyển trọng tâm sang phát triển chip cho điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).
“AI tạo sinh là sự chuyển đổi nền tảng quan trọng nhất trong lịch sử điện toán và sẽ làm thay đổi mọi ngành công nghiệp, bao gồm cả gaming”, ông Huang cho biết vào tháng 1.
Chenming Calvin Hu
1999 - Phát minh ra bóng bán dẫn hiệu ứng trường vây (FinFET)
Chenming Hu, chuyên gia vi điện tử sinh ra tại Bắc Kinh, được biết đến là “cha đẻ của bóng bán dẫn 3D” v́ phát minh ra bóng bán dẫn hiệu ứng trường vây (FinFET) vào năm 1999.
FinFET là loại bóng bán dẫn điều khiển ḍng điện trong chip. Phát minh này đă trở thành cơ sở cho việc chế tạo thiết bị bán dẫn nano điện tử hiện đại.
Phát minh này cho phép sắp xếp số lượng kỷ lục bóng bán dẫn lên trên một con chip, qua đó mở rộng Định luật Moore, giả thuyết cho rằng số lượng bóng bán dẫn trên một con chip sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm.
Sau khi hoàn thành bằng cử nhân tại Đài Bắc, ông Hu tiếp tục lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học California, Berkeley. Ông giữ chức giám đốc công nghệ của Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) từ năm 2001 đến năm 2004.
Năm 2014, ông Hu từng được Tổng thống Barack Obama trao tặng Huân chương Công nghệ và Đổi mới Quốc gia Mỹ v́ công tŕnh tiên phong về bóng bán dẫn.
Li Fei-Fei
2006 - Phát triển ImageNet
Bà Li Fei-Fei. Ảnh: Li Fei-Fei.
Sinh ra tại Bắc Kinh vào năm 1976, cựu Phó chủ tịch Google và hiện là đồng giám đốc Viện Trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm của Stanford (HAI) là một trong những cá nhân đóng vai tṛ lớn nhất trong cuộc cách mạng AI.
Năm 2006, bà Li Fei-Fei bắt đầu dự án ImageNet được công bố vào năm 2009. Đây là tập dữ liệu h́nh ảnh kỹ thuật số quy mô lớn đặt nền móng cho đào tạo thị giác AI, đóng vai tṛ quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu học sâu (deep learning).
Bà Li nhận bằng tiến sĩ kỹ thuật điện từ của Viện Công nghệ California vào năm 2005, phụ trách điều hàng Pḥng thí nghiệm AI của Stanford từ năm 2013 đến năm 2018, và giữ chức giám đốc chuyên môn AI/ML tại Google Cloud từ năm 2017 đến năm 2018.
Năm nay, Li là người nhận giải thưởng người tiên phong v́ máy tính của IEEE sau thời gian dài thúc đẩy lĩnh vực thị giác máy tính. Bà là người Trung Quốc thứ hai nhận giải thưởng này, hơn 40 năm sau giải thưởng của ông Jeffrey Chuan Chu.
VietBF@ sưu tập