Ngày 19/7, ông Nguyễn Phú Trọng được chính thức thông báo là đă từ trần. Đấy cũng là ngày mà Bộ Công an bắt bà Nguyễn Thị Như Loan – Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai. Sai phạm của Quốc Cường Gia Lai có liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường vv…
Việc bắt Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai sẽ là một vụ đại án mới, tương tự các vụ đại án trước đây. Từ những vụ án này, sẽ dẫn đến những sai phạm của quan chức. Họ cùng với Quốc Cường Gia Lai phù phép, để biến đất công thành đất tư với giá rẻ bèo, rồi bán lại theo giá thị trường để kiếm chênh lệch.
Việc bắt bà chủ Quốc Cường Gia Lai, như một lời khẳng định rằng, “ḷ” vẫn cháy, dù chủ cũ của nó đă từ giă cơi đời.
Vậy rơ ràng, khi kế thừa chiếc ghế Tổng Bí thư, ông Tô Lâm đă không gạt bỏ những di sản của Tổng Trọng, mà kế thừa nó. Tô Lâm đă biến sản phẩm của ông Trọng thành của ông, biến vũ khí lợi hại của ông Trọng thành vũ khí của ông.
Dàn quan chức mà ông Trọng xây dựng nhiều năm, Tô Lâm cần nhiều thời gian và cần khẩn trương, để dọn đi những di sản mà Tổng Trọng để lại, để dọn đường cho nhóm Hưng Yên lên làm chủ ở Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.
Ngày 22/7, Lương Tam Quang cho Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu C03, thuộc Bộ Công an, bắt tạm giam ông Nguyễn Linh Ngọc – cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường; ông Nguyễn Văn Thuấn – cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam; ông Hoàng Văn Khoa – cựu Vụ trưởng Vụ Khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; ông Hồ Đức Hợp – Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái; ông Lê Công Tiến – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái.
Nói chung, nhóm cựu lănh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường đang bị Tô Lâm sờ gáy. Những cấp thấp từ sở tài nguyên môi trường các tỉnh, đến cấp thứ trưởng, đều là bước đệm để Tô Lâm tấn công vào những nhân vật cao hơn. Điều đáng nói là, ông Nguyễn Linh Ngọc là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường dưới thời ông Phạm Khôi Nguyên làm Bộ trưởng. Ông Phạm Khôi Nguyên là người gốc Hà Tĩnh, là người nâng đỡ cho đồng hương Trần Hồng Hà leo lên đến ghế Bộ trưởng.
Trước đây, Tổng Trọng đốt ḷ có mục đích vừa làm sạch, vừa triệt hạ đối thủ. Có những đ̣n đánh của ông Trọng vào doanh nghiệp, mà không dẫn đến việc quan chức ngă ngựa, như vụ Trịnh Văn Quyết hay Đỗ Anh Dũng vv… Nhưng với Tô Lâm th́ khác, Tô Lâm đánh doanh nghiệp là nhắm vào trụ đỡ chính trị, cho nên, mỗi đ̣n đánh của Tô Lâm đều làm cho quan chức lớn nhỏ phải xanh mặt v́ sợ.
Nắm quyền Tổng Bí thư, Tô Lâm vừa kế thừa những thứ ông Tổng để lại, vừa dọn sạch hệ thống mà ông Tổng gầy dựng. Tô Lâm kế thừa “đốt ḷ”, kế thừa công thức thành công, đồng thời, ông cũng ra ray dọn sạch những nhân sự do ông Trọng gầy dựng, để lập nên một bộ máy mới, dựa trên những người gốc Hưng Yên làm ṇng cốt. Khi đó, Tô Lâm cần phải ra tay đánh dẹp rất nhiều thế lực, đặc biệt là những thế lực nhờ ẩn nấp dưới trướng của ông Trọng mà lớn mạnh.
Tô Lâm đang và sẽ là người làm chủ cuộc chơi trong thời gian tới. Ông vốn đă là thế lực mạnh nhất từ khi Tổng Trọng chưa nhắm mắt. Giờ đây, sau khi ông Trọng đă chết, để lại quyền lực cho Tô Lâm giữ, th́ chắc chắn, Tô Lâm sẽ là người ra luật.
....
Trần Chương