Một thói quen mà ai cũng từng dã trải qua. Nheo mắt lại nhìn rõ hơn. Đúng vậy khi không nhìn rõ một vật, con người thường có thói quen nheo mắt lại.
Mắt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não bộ xử lý và lưu trữ.
Mắt người nằm trong hai lỗ hốc hai bên sống mũi, phía trên có gò lông mày và trán, phía dưới giáp xương má khuôn mặt.
Cấu tạo của mắt được hình thành từ tuần thứ 3 của thai kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác.
Thông thường, nhiều người có thói quen nheo mắt khi không nhìn rõ vật gì đó. Lí do tại sao?
Hành động nheo mắt làm thay đổi hình dạng không gian ánh sáng đi qua tạo nên hình ảnh sắc nét trên võng mạc.
Ngoài ra, có một phần nhỏ của võng mạc gọi là fovea có chứa các tế bào hình nón. Nheo mắt giúp thay đổi hình dạng mắt để ánh sáng tập trung vào các fovea, giúp mặt có khả năng nhìn thấy rõ các vật thể.
Khi nheo mắt, có thể thay đổi hình dạng của mắt và điều này giúp thủy tinh thể tập trung ánh sáng thích hợp trên hố thị giác – nơi tập trung chủ yếu của tế bào hình nón cũng như lọc và giảm bớt lượng ánh sáng dư thừa để từ đó hình ảnh thu nhận được sẽ trở nên rõ nét hơn.
Nheo mắt bắt nguồn từ thói quen: con người nheo mắt không ý thức, thể hiện sự tập trung, giúp não làm việc hiệu quả và nhìn rõ hơn.
Hành động nheo mắt ở người có liên quan đến bản năng săn mồi của các loài động vật. Thay vì chú trọng vào nhiều thứ khác nhau thì tập trung vào một thứ nhất định, giúp hoạt động săn mồi hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nheo mắt thường xuyên không tốt cho mắt vì nhãn cầu phải làm việc quá nhiều, tạo áp lực lên thủy tinh thể, thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Hãy quan tâm đến bảo vệ và chăm sóc cho đôi mắt của bạn.
VietBF@ sưu tầm.