Sau cuộc họp giữa 2 bên th́ khu vực biên giới Trung - Ấn đă chính thức không có xung đột nào nữa. Thế nhưng căng thẳng giữa Hàn-Triều th́ không được như vạy, mỗi ngày 1 lớn lên chờ bùng nổ. Thậm chí Triều Tiên đă tính đến chuyện sát nhập Hàn Quốc vào đất nước của họ.
Triều Tiên đang lắp đặt lại loa phóng thanh ở các khu vực dọc biên giới liên Triều sau khi dỡ bỏ chúng theo thỏa thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh năm 2018 với Hàn Quốc. Đây là động thái mới nhất trong các hành động làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây nhằm đáp trả việc các nhà hoạt động rải tờ rơi chống Triều Tiên qua biên giới.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Ảnh: Reuters
Triều Tiên được cho là đă bắt đầu lắp đặt lại loa phóng thanh ở nhiều nơi bên trong Khu phi quân sự (DMZ) từ hôm 21/6 và tới nay đă có khoảng 20 hệ thống loa phóng thanh được lắt đặt. Theo một quan chức Văn pḥng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, hoạt động này đang diễn ra cùng lúc tại hơn 10 khu vực. Hàn Quốc đang theo dơi chặt chẽ, cũng như nghiên cứu cách thức đối phó với các hoạt động gây hấn của Triều Tiên, v́ việc khôi phục hệ thống loa phát thanh tại biên giới là vi phạm thỏa thuận liên Triều.
Sau Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều đầu tiên vào ngày 27/4/2018, hai miền Triều Tiên đă đồng ư tạm dừng mọi hành động thù địch, bao gồm phát sóng tuyên truyền qua loa và phát tờ rơi. Người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc Choi Hyun-soo hôm nay một lần nữa cảnh báo, B́nh Nhưỡng sẽ phải chịu trách nhiệm về những hành vi của ḿnh nếu tiếp tục phá hoại các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy ḥa b́nh.
“Chúng tôi đă nói rằng, Triều Tiên sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu họ tiếp tục có những hành vi đi ngược lại với các nỗ lực chung và những bước tiến mà cả Hàn Quốc và Triều Tiên đă đạt được trong thúc đẩy mối quan hệ liên Triều và duy tŕ ḥa b́nh trên Bán đảo Triều Tiên”.
Phản ứng của Hàn Quốc là điều được dư luận đặc biệt quan tâm bởi căng thẳng bất ngờ leo thang trở lại với Triều Tiên đang đe dọa tham vọng của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In trong việc tái thống nhất Bán đảo Triều Tiên, đồng thời có thể buộc nhà lănh đạo này phải cân nhắc một chiến lược mới khi cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra trong hai năm nữa.
Bùng phát hồi đầu tháng 6 vừa qua sau các vụ rải truyền đơn chống Triều Tiên qua biên giới, cuộc khủng hoảng mới này có thể khiến quan hệ hai nước một lần nữa quay lại thời kỳ tồi tệ. B́nh Nhưỡng đă đe dọa sẽ phát tờ rơi chống Hàn Quốc và thực hiện các hành động trả đũa khác, nhằm phản đối việc Seoul không ngăn chặn những người đào tẩu tiến hành các chiến dịch tuyên truyền chống Triều Tiên.
Tuần trước, Triều Tiên đă cho nổ tung Văn pḥng Liên lạc liên Triều tại thị trấn biên giới Kaesong, một biểu tượng ḥa b́nh giữa hai miền Triều Tiên và là thành tựu quan trọng của Tuyên bố Bàn Môn Điếm (Panmunjom).
Cần phải nhấn mạnh, chính các Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều và Hàn - Triều đă giúp nâng tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Moon Jae In lên 70-80%. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người mất dần niềm tin khi tiến tŕnh giải giáp hạt nhân ở Triều Tiên không đạt thêm tiến triển cụ thể nào, chính quyền B́nh Nhưỡng liên tục không giữ đúng cam kết đă đạt được, trong khi đó, những bế tắc trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa có lời giải.
Giới chính trị gia và cử tri cánh hữu đă bắt đầu lên tiếng chỉ trích ông Moon Jae In về việc dành sự quan tâm “hơi quá mức” cho Triều Tiên và có thái độ “phục tùng” cả Mỹ lẫn Triều Tiên. Hai năm không phải là thời gian dài để cho những thử nghiệm hay phiêu lưu chính trị. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng do Covid-19, với những tác động ngày một sâu rộng vẫn chưa chấm dứt, th́ mọi sự do dự hay bước đi sai hướng đều có thể gây ảnh hưởng tới tương lai chính trị của Tổng thống Moon Jae In./.
VietBF Sưu Tầm