8/31/19
HỒNG KÔNG (NV) – Joshua Wong, thủ lĩnh sinh viên Hồng Kông, và một số nhà hoạt động dân chủ khác bị bắt với cáo buộc tổ chức biểu t́nh bất hợp pháp. Anh Wong đóng tiền thế chân để được tại ngoại.
Cô Agnes Chow (trái) và anh Joshua Wong, hai trong ba lănh đạo sinh viên Hồng Kông. (H́nh: Chris McGrath/Getty Images)
Nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông Joshua Wong, 22 tuổi, tuyên bố anh sẽ không đầu hàng. Anh khẳng định như vậy ngay sau khi được tại ngoại hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám.
Cách đây hơn hai tháng, hôm 21 Tháng Sáu, một cuộc biểu t́nh diễn ra phía trước bộ chỉ huy cảnh sát. Và ngày 30 Tháng Tám, anh Wong cùng một thủ lĩnh sinh viên khác là cô Agnes Chow, cũng 22 tuổi, bị bắt với cáo buộc tổ chức bất hợp pháp cuộc biểu t́nh đó. Họ đóng tiền thế chân để được tại ngoại và vụ xét xử họ được hoăn đến ngày 8 Tháng Mười Một.
Trong ngày 30 Tháng Tám, anh Wong bị “bất ngờ đẩy vào một chiếc xe hơi” gần trạm xe điện ở phía Nam Hồng Kông, theo thông cáo báo chí của đảng dân chủ Demosisto, do anh lănh đạo.
Khoảng một giờ sau, đảng này cho biết, cô Agnes Chow bị bắt tại nhà cô.
Cô Chow bị truy tố tội kích động và tham gia biểu t́nh bất hợp pháp cũng trong ngày hôm đó.
“Mặc dù tôi đă bị bỏ tù ba lần, và ngày 8 Tháng Mười Một, tức ba tháng nữa, tôi phải hầu ṭa, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh. Chúng tôi sẽ không đầu hàng. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng gửi thông điệp rơ ràng đến Chủ Tịch Tập rằng điều binh lính đến hoặc ban bố t́nh trạng khẩn trương không phải là lối ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh, cho dù họ có bắt bớ chúng tôi như thế nào đi nữa,” thủ lĩnh Wong nói với Reuters.
Cô Agnes Chow th́ cáo buộc chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông đang dùng tṛ “khủng bố trắng.”
“Chúng ta có thể thấy rơ là chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông đang cố dùng tṛ khủng bố trắng để uy hiếp người dân Hồng Kông, khiến họ sợ không dám tham gia các phong trào xă hội và dân chủ trong tương lai. Nhưng người dân Hồng Kông chúng ta sẽ không bỏ cuộc, và sẽ không khiếp sợ tṛ khủng bố trắng cũng như bất công. Chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh đ̣i dân chủ, và đ̣i chính quyền đáp ứng năm yêu sách của người dân, trong đó có việc rút lại hoàn toàn dự luật dẫn độ,” cô nói.
Hai người này là lănh đạo phong trào sinh viên biểu t́nh nổi tiếng ở Hồng Kông, bắt đầu từ năm 2014.
Anh Wong nói rằng “đàn áp chính trị” sẽ không gây ảnh hưởng đến phong trào đ̣i dân chủ.
“Tôi có thể nói với chính quyền Bắc Kinh và Hồng Kông rằng các vụ bắt bớ và truy tố sẽ không làm giảm sự giận dữ của công chúng, mà chỉ có thể làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn trong cuộc đấu tranh này, và chúng ta sẽ không chùn bước,” anh Wong nói với báo giới.
Cô Agnes Chow (trái) và anh Joshua Wong, hai trong ba lănh đạo sinh viên Hồng Kông. (H́nh: Chris McGrath/Getty Images)
Người thứ ba bị bắt là anh Andy Chan, lănh đạo đảng ủng hộ độc lập bị cấm hoạt động.
Anh bị bắt tại phi trường tối Thứ Năm, 29 Tháng Tám, trong lúc sắp lên máy bay.
Cảnh sát nói anh bị bắt v́ bị t́nh nghi bạo động và tấn công một cảnh sát viên.
Ba vụ bắt này xảy ra vào lúc t́nh h́nh tại Hồng Kông ngày càng căng thẳng, sau khi dự luật dẫn độ do chính phủ đưa ra bị người dân phản đối, gây ra nhiều cuộc biểu t́nh, mà cảnh sát phải dùng dùi cui, lựu đạn cay, ṿi rồng, có lúc bắn chỉ thiên, khi đối đầu với người dân phản đối.
Các cuộc biểu t́nh cũng làm Bắc Kinh lo ngại, và chính quyền Trung Quốc điều nhiều binh sĩ đến thành phố Thẩm Quyến kế bên để đề pḥng bất trắc xảy ra, làm nhiều quốc gia Tây phương chỉ trích.
Tuy nhiên, mới đây, Trung Quốc bác bỏ đơn chính thức của Hồng Kông xin “rút lại hoàn toàn” dự luật này.
Thông tin này do ba nguồn tin chính phủ Trung Quốc cung cấp độc quyền cho hăng tin Reuters.
Anh Joshua Wong nói: “Như chúng ta biết, theo hăng tin Reuters, Bắc Kinh tuyên bố sẽ không bao giờ chấp nhận rút lại hay hủy bỏ dự luật dẫn độ. Điều này cho thấy mô h́nh ‘một quốc gia, hai chế độ’ đă bị suy thoái thành ‘một quốc gia, một chế độ rưỡi.’ Và nền tự trị cao đă bị suy thoái dưới tác động kinh khủng của việc điều binh lính đến biên giới hoặc dọa ban bố t́nh trạng khẩn trương. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh vẫn cứ thao túng quyền tự do của người dân Hồng Kông. Chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng.”
Dự luật dẫn độ là nguyên nhân chính làm bùng nổ biểu t́nh ở Hồng Kông suốt gần ba tháng qua.
Việc Trung Quốc bác bỏ đơn của Hồng Kông là bằng chứng rơ ràng cho thấy Bắc Kinh kiểm soát cách chính quyền Hồng Kông đối phó với biểu t́nh.
Điều này cũng khiến người ta thắc mắc về lời hứa của Trung Quốc sẽ để Hồng Kông được hưởng chế độ tự trị cao.
Bà Carrie Lam, đặc khu trưởng Hồng Kông, nói: “Tôi xin lặp lại. Không có kế hoạch nào như vậy. Dự luật đă chết.”
“Đă chết” – chứ không phải “rút lại.”
Thời gian qua, bà Lam luôn tránh dùng chữ này, mà chỉ nói rằng chính quyền đă ngưng bàn thảo về dự luật.
Và do đó, biểu t́nh vẫn không ngưng. Những cuộc phản đối đă kéo dài 12 tuần liên tiếp.
Trong những lần họp báo, bà Lam chưa bao giờ nói rơ liệu bà có thẩm quyền tự rút lại dự luật dẫn độ hay không.
Nhưng một nguồn tin cho hăng Reuters biết, chính bà Lam nh́n nhận bà bị bó tay, và Bắc Kinh không cho phép bà làm chuyện đó.
James Pomfret, phóng viên Reuters, nhận xét: “Bà có thẩm quyền rút lại dự luật dẫn độ hay không? Bà vẫn chưa trả lời câu hỏi này, bà đă tránh né câu hỏi này.”
Mấy tháng qua, số yêu sách của người biểu t́nh đă tăng lên, ban đầu là dự luật dẫn độ, đến nay có thêm bốn yêu sách khác, trong đó có yêu cầu được bầu cử hoàn toàn dân chủ, và điều tra độc lập việc cảnh sát dùng vũ lực quá mức khi đối phó người biểu t́nh.
Theo một nguồn tin, năm yêu sách này được bà Lam đề cập trong đơn đề nghị gửi Bắc Kinh, và Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh có biết đến.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đă bác bỏ cả năm yêu sách.
Mấy tuần gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc phản ứng cứng rắn với t́nh h́nh Hồng Kông. Giới chức Trung Quốc th́ xem biểu t́nh là “khủng bố,” cảnh sát bán vũ trang th́ diễn tập ở vùng biên giới, và Bắc Kinh gây sức ép để các công ty ở Hồng Kông đuổi việc nhân viên nào tham gia biểu t́nh.
Văn pḥng của bà Lam không trực tiếp b́nh luận về việc bà có gửi đơn xin rút lại dự luật hay không.
Chính quyền Trung Quốc cũng không đáp lại yêu cầu của báo giới muốn biết ư kiến của họ.
(Th.Long)