Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không sợ Mỹ lẫn Trung Quốc. Lănh đạo Triều Tiên có thể xem Mỹ cũng như Trung Quốc chỉ là "hổ giấy". Mặc dù Mỹ, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản đều lên án các vụ thử tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên nhưng sự đồng thuận giữa các nước kể trên có thể chỉ dừng lại ở đó.
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng các quan chức quân sự vui mừng sau vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa thành công hồi tháng 7.
Theo National Interest, trong thời gian chỉ chưa đầy một tuần, Triều Tiên đă bắn một tên lửa đạn đạo xuyên qua không phận đảo Hokkaido của Nhật Bản, thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch bất chấp sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Thậm chí, Triều Tiên được cho là đang chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn.
"Thế là đủ rồi" - tuyên bố của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đă tổng kết lại sự thất vọng của Mỹ đối với những hành động khiêu khích được cho là chưa từng có từ Triều Tiên.
Ngay trước chu kỳ căng thẳng mới nhất, cuộc chiến tranh ngôn từ giữa Triều Tiên và Tổng thống Mỹ Donald Trump, người tuyên bố sẽ khiến B́nh Nhưỡng ch́m trong "biển lửa và sự cuồng nộ" đă đẩy thế giới ngấp nghé bờ vực chiến tranh thế giới thứ 3.
Mặc dù Mỹ, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản đều lên án các vụ thử tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên nhưng sự đồng thuận giữa các nước kể trên có thể chỉ dừng lại ở đó.
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc muốn tăng trừng phạt nhắm vào những "yếu huyệt" của Triều Tiên, t́m cách giảm ḍng tiền chảy vào túi nước này. Mỹ cũng muốn cắt giảm nguồn xuất khẩu dầu mỏ - chủ yếu đến từ Trung Quốc - vào Triều Tiên.
Chính quyền Trump nhắc đi nhắc lại rằng "tất cả các lựa chọn đều nằm trên bàn" và Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis cảnh báo "bất kỳ mối đe dọa nào đối với Mỹ, các lănh thổ của Mỹ như ḥn đảo Guam ở Thái B́nh Dương, hoặc... các đồng minh của Mỹ sẽ phải chịu phản ứng quân sự to lớn"...
Trong một tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Tổng thống Nga Putin lên án Triều Tiên nhưng vẫn nhấn mạnh "cuộc khủng hoảng Triều Tiên chỉ nên được giải quyết bằng các phương tiện ḥa b́nh và đối thoại trực tiếp".
"Chúng tôi lên án các biện pháp can thiệp quân sự, xử phạt kinh tế và sử dụng các biện pháp cưỡng chế đơn phương...", tuyên bố chung nhấn mạnh.
Về phần ḿnh, B́nh Nhưỡng tỏ ra không quan tâm đến các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa. Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho thẳng thừng tuyên bố trong một hội nghị gần đây của Hiệp hội các nước Đông Nam Á rằng: "Chúng tôi sẽ không bao giờ đặt chương tŕnh tên lử, hạt nhân lên bàn đàm phán".
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tỏ ra hoài nghi về việc mở rộng các biện pháp chế tài. Tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong một bài xă luận nhấn mạnh: "Chúng ta nên tránh sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên".
Giống như những thông điệp đe dọa được ông Trump nhắc đi nhắc lại trên Twitter, phản ứng nhẹ nhàng của Trung Quốc đối với Triều Tiên dấy lên câu hỏi, dường như nhà lănh đạo Kim Jong-un xem Washington lẫn Bắc Kinh là "hổ giấy" nên liều lĩnh hơn để tiếp tục thực hiện các hành vi khiêu khích?
Theo đó, National Interest cảnh báo, sự liều lĩnh của ông Kim Jong-un và tính cách nóng nảy của ông Trump đang làm gia tăng đáng kể nguy cơ tính toán sai lầm và bất cứ xung đột quân sự nào cũng có thể đe dọa mạng sống của hàng triệu người.