Phụ nữ Iran đang trở thành nạn nhân của những đạo luật gây tranh cãi và thiếu tính nhân văn nhất trên thế giới.
Một bài báo của Israel đã gây rúng động dư luận khi tiết lộ, là một nước còn nặng thần quyền, pháp luật Iran quy định không tử hình trinh nữ, nhưng cũng không cho miễn án tử hình. Và để hợp thức hóa bản án, người ta thường biến thiếu nữ thành thiếu phụ trước khi hành hình họ.
Theo tiết lộ của một thành viên giấu tên thuộc Tổ chức hỗ trợ nhân đạo thì vào đêm trước khi hành hình, những người cai ngục tổ chức nghi lễ “kết hôn giả”, để người chồng giả – thường là một quản giám – ăn nằm với nữ phạm nhân, và sáng hôm sau tiễn cô dâu mới ra đi hợp với luật pháp Iran.
Những thiếu nữ này sợ bị trà đạp thân xác còn hơn là bị đưa ra pháp trường nên thường liều chết để phản kháng. Để tiến hành thuận lợi, các nhân viên này nhiều khi phải cho thuốc ngủ vào thức ăn của “cô dâu”.
Nỗi sợ hãi của một trinh nữ trước khi phải chịu đựng những hình phạt ghê rợn và nhục nhã.
Một quản giảm kể lại: “Tôi còn nhớ mỗi lần chuẩn bị kết hôn giả với những trinh nữ, họ đều rất hoảng sợ và kêu gào thảm thiết lắm. Tôi mãi mãi không thể quên hình ảnh thảm thương của một thiếu nữ khi cô ấy kêu gào và lấy tay cào rách mặt và cổ, cào xé bản thân rất đáng thương.”
Những trinh nữ Iran trong ngục tù.
Không chỉ nghi thức hại đời thiếu nữ trước khi hành hình tại Iran làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trên khắp thế giới mà cách hành hình như thời trung cổ đối với những người phụ nữ ngoại tình ở nước này cũng trở thành một sự kiện chấn động.
Năm 2006, cô Sakineh Mohammadi Ashtiani, 43 tuổi bị kết tội có quan hệ bất chính với hai người đàn ông sau khi chồng cô chết một năm trước đó.
Vụ án của Ashtiani đã thu hút được sự chú ý của dư luận quốc tế khi cô bị kết án ném đá đến chết. Theo ông Hojatoleslam Sharifi, người đứng đầu cơ quan tư pháp tỉnh Azarbaijan, Ashtiani đã phạm 2 tội nghiêm trọng là ngoại tình và giúp đỡ tình nhân sát hại chồng. Theo luật pháp Iran, tội đồng phạm giết người sẽ phải ngồi tù 10 năm và tội ngoại tình sẽ phải chịu hình phạt ném đá đến chết.
Sau đó bản án được hoãn thi hành hồi tháng bảy, sau một làn sóng phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nhiều cuộc biểu tình ủng hộ bà Ashtiani cũng đã diễn ra khắp nơi từ London đến Washington và nhiều thành phố khác trên thế giới.
Biểu tình tại Brandenburg, Đức phản đối án tử hình ném đá với Ashtiani
Cùng với đó, đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu Catherine Ashton và Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague đã ra lời kêu gọi đồng thời lên án ném đá đến chết là "một hình phạt man rợ". Trong năm 2010, Ashtiani đã được đến Brazil để tị nạn.
TM