Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 06-26-2011   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 72
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Cụ bà 20 năm sống gầm cầu thang ở HN

Sống đến tuổi “gần đất xa trời” mà bà cụ Đặng Thị Hùng chưa ngày nào được người thân chăm nom, phụng dưỡng. Cụ đă 20 năm lủi thủi sống một ḿnh trong gầm cầu thang bộ của khu tập thể Quỳnh Mai (Hà Nội) cũ kĩ với sự bao bọc của bà con láng giềng...

Số phận cô đơn


Đôi mắt kém nên cụ phải bám lấy bờ tường, lần từng bước yếu ớt ra đến kéo cánh cửa sắt bên trong, rồi lại cửa gỗ bên ngoài để mời chúng tôi vào.

Căn nhà nhỏ bừa bộn ngay cạnh cầu thang bộ nhưng chẳng mấy khi có vào nhà chơi hay dừng lại ngồi hỏi chuyện bà nên cụ Hùng khá dè dặt khi mở cửa cho khách lạ.

Cụ Hùng cô đơn trong "căn nhà" vỏn vẹn 4m2 dưới gầm cầu thang

Gầm cầu thang này vẻn vẹn 4m2 chỉ đủ kê một chiếc giường nhỏ. Nh́n quanh quất trong nhà cụ có mỗi chiếc quạt con cóc từ lâu đă không sử dụng được gọi là “của đáng giá”. Dường như cụ sống tách biệt với cuộc sống xung quanh kể từ khi chuyện xuống đây.

Cửa pḥng hướng ra lối đi khá lớn của khu tập thể nhưng chẳng bao giờ cụ mở cửa ngồi nh́n ra. Cửa đóng chặt suốt ngày, và cụ ngồi trên chiếc chăn cũ màu đất. Dù vào những ngày hè này, nhưng ánh sáng cũng không hắt tới được căn pḥng của cụ, nó dường như tối tăm và trở nên nóng bức hơn.

Đồ đạc để bừa bộn lung tung dưới đất, quần áo treo vắt khắp nơi, nhưng cụ không cho ai động đến chúng.

Ngồi trên chiếc ghế đẩu, đồ vứt đi của hàng xóm ở hành lang, cụ Hùng mới chia sẻ cho chúng tôi câu được câu chăng về cuộc đời cô đơn, hiu quạnh của ḿnh.

Cụ kḥ khè thở và thều thào nói: “Tôi tên là Đặng Thị Hùng, khoảng 80 tuổi, trước kia nhà tôi ở trên tầng 5 này này, tôi cũng chẳng nhớ tôi ở đây từ bao giờ. Từ ngày xuống đây tôi thấy buồn lắm”.

Cụ Hùng chỉ nhớ cụ là nhà cụ có ba người, bố mẹ mất lâu lắm rồi, và cụ không đi lấy chồng, không có một mụn con nào. Cụ có vài người cháu ở khu Đội Cấn, Khâm Thiên nhưng chẳng có ai đến thăm nom cụ cả. Chúng tôi gặng hỏi: “Quê cụ ở đâu”. Cụ chỉ nói: “Quê bố ở làng Tam Đa, quê mẹ ở Uông Bí, hay Ninh B́nh ǵ đó…”.

Tỉ tê với bà cụ gần nửa ngày trời, chúng tôi biết t́nh cảnh éo le bị lừa hết tiền bạc, lừa nhà cửa của cụ. Rồi cái nhà trên tầng 5 đó, bị bán đi bán lại đến mấy đời chủ mà vẫn chẳng thấy đứa cháu nào bén bảng đến thăm.

Chị Nguyễn Thị Hường, chủ căn nhà liền kề nhanh nhảu góp chuyện: “Cụ Hùng ở đây đă được khoảng 20 năm rồi, trước kia tôi ở trên tầng 2 khu tập thể này, mới chuyện xuống đây được 2 tháng và làm hàng xóm, bầu bạn với cụ. Hoàn cảnh của cụ tội lắm. Nghe người già khu này kể rằng, trước kia cụ là con một của gia đ́nh cũng khá giả. Sau khi bố mẹ mất, cụ cũng không lấy chồng, nên giờ cũng không có con cái, một ḿnh sống trên căn nhà trên tầng 5”.

“Đời lắm cái khốn nạn, không biết thằng cháu nào của cụ, nó lừa cụ bán căn nhà đó đi. Từ ngày đó, cụ bơ vơ không nhà không cửa, không ai đón cụ đi cả. Thương t́nh, tổ dân phố dọn dẹp, sửa sang lại căn gầm cầu thang này cho cụ ở”, chị Hường tiếp lời.

Mất nhà, mất hết đồ đạc, giấy tờ, cụ Hùng trở thành người vô gia cư, chuyển xuống gầm cầu thang.

Ước mơ được trở về nhà

Chị Hường hàng xóm với cụ Hùng
Sống cảnh cô đơn cả một đời, dường như bà cụ Hùng đă quen lắm rồi. Nhưng cái bệnh của tuổi già cũng ập đến, làm tấm thân gầy cụ dần không chống đỡ được. Những ngày tay chân c̣n khỏe mạnh, cụ vẫn gánh rau ra đầu chợ Quỳnh Mai ngồi bán, cũng được chút đồng ra đồng vào. Sang đến năm nay, chân cụ yếu hơn nhiều, mắt cũng mờ và toét nên cụ chỉ ngồi ở trong nhà luôn. Nh́n chiếc quang gánh cũ kĩ và mấy chiếc thùng xốp xếp gọn bên lối đi lên cầu thang bộ, cụ Hùng nhớ lại: “Năm kia, tôi vẫn c̣n đi chợ bán rau, nhưng giờ th́ hay mệt lắm. Ngồi ngay đầu chỗ đầu chợ, ra đó đông vui cũng có người tṛ chuyện đỡ buồn. Giờ người ta xây cái cửa hàng ở chỗ đó, người ta bảo tôi nghỉ bán, mỗi tháng biếu tôi 1 trăm ngh́n…”.

Trước c̣n khỏe cụ c̣n tự làm mọi việc, nhưng hai năm nay cụ sống nhờ sự cưu mang của bà con láng giềng.

Nhà cụ chỉ có một chiếc bóng điện được mắc điện nhờ bà Ḥa hàng xóm. Không gian trước hiên nhà cụ là chỗ để đồ đạc cũ c̣n dùng được người ta vứt đi, cụ giữ lại để làm dùng.

Chẳng có nhà vệ sinh và nhà tắm, mỗi lần tắm giặt, chị Hường hàng xóm lại tất tả xách nước ra trước hiên nhà giúp cụ.

Đến mỗi giờ cơm, cụ lại lóc cóc đi bộ ra đầu chợ Quỳnh Mai mua cơm bụi, mua nước uống. Thấy cụ già tội nghiệp, không ai chăm sóc, vợ chồng anh Nguyễn Xuân B́nh, trông xe đầu ngơ thương t́nh dắt cụ vào nhà mời cụ ăn cơm, lúc nào cũng có sẵn một phích nước nóng cho cụ.

Đă tṛn 2 năm, vợ chồng anh cưu mang cụ, mỗi ngày một bữa anh chị mang đến tận nhà biếu cụ. Cụ nghẹn ngào chia sẻ: “Vợ chồng anh B́nh trông xe đầu ngơ tốt lắm. Mỗi ngày anh mang cho tôi một bát cơm, mà tôi chỉ dám nhận một bát cơm thôi, tôi ăn cũng không hết nữa. Tôi cũng ngại lắm, chẳng dám xin ai”.

Khi th́ bữa trưa, khi th́ bữa tối, có khi anh chị B́nh bận quá, cụ cũng nhịn đói luôn, đóng kín cửa ai gọi cũng không mở.

Bà con hàng xóm rất lo lắng cho sức khỏe của cụ, chỉ sợ cụ 'đi' lúc nào mà không ai biết, v́ ngày nào cụ cũng đóng cửa cả ngày lẫn đêm.
Chị Hường hàng xóm thổ lộ: “Đêm qua cụ không mở cửa, đến giờ cơm, tôi gọi nhưng cụ không ra. Trong đó vừa nóng bức, ẩm mốc, người khỏe cũng ốm chứ nói ǵ đến bà già”.

Bao lần tổ dân phố vận động cụ vào trại dưỡng lăo, hay có ư đón cụ vào chùa Bồ Đề, nhưng cụ không đồng ư. Mỗi tháng người đại diện phường đến biếu cụ đầy đủ thuốc men và 150 ngh́n để cụ mua cơm ăn.

Chị Vương Thị Sáu, vợ anh B́nh nhớ lại ngày người trên phường đến vận động cụ vào trại: “Cụ nhất định không đi đâu hết, cụ bảo vào đó người ta bắt cụ đi nhổ cỏ, làm việc cụ sợ lắm. Đă 10 năm tôi sống ở đây mà không lần nào thấy có người nhà đến thăm cụ. Tết nhất cụ cũng lủi thủi một ḿnh”.

Cụ tâm sự với chúng tôi là muốn được trở về quê bố sống nốt những ngày cuối đời. Nhưng liệu mong ước của cụ có trở thành hiện thực khi cụ không thể nhớ quê ở đâu, c̣n các cháu lại là những người thờ ơ, vô cảm.

Theo vietnamnet
saigon75_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	auto.jpg
Views:	22
Size:	55.0 KB
ID:	296544  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.