Hiện nay khu vực bao quanh Trung Quốc có mật độ tàu sân bay rất lớn, phản ánh tầm quan trọng của khu vực ngày càng tăng.
Hiện nay, trên thế giới, hải quân 9 nước sở hữu khoảng 20 tàu sân bay lớn nhỏ đang hoạt động, trong đó Mỹ có 11 chiếc, Anh 1 chiếc, Pháp 1 chiếc, Nga 1 chiếc, Tây Ban Nha 1 chiếc, Italia 2 chiếc, Brazil 1 chiếc, Ấn Độ 1 chiếc, Thái Lan 1 chiếc.
Ngoài ra, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt sở hữu các tàu tấn công đổ bộ tương tự tàu sân bay trang bị máy bay trực thăng. Cho dù là về số lượng, chất lượng hay bố cục của tàu sân bay, khu vực xung quanh Trung Quốc đã trở thành một trong những nơi có mật độ tàu sân bay lớn nhất.
Tàu sân bay Mỹ hiện diện khắp toàn cầu |
Ngày 5/11/2003, tàu sân bay lớp Nimitz đầu tiên của Mỹ, con tàu từng
tham chiến ở Iraq, đã quay trở lại cảng California, Mỹ. |
Mỹ sở hữu tàu sân bay nhiều nhất, lớn nhất, tiên tiến nhất thế giới, thậm chí nhiều hơn tổng số tàu sân bay của các nước khác.
Tàu sân bay lớp Nimitz là tàu chiến khổng lồ trên biển có khả năng răn đe lớn nhất của hải quân Mỹ hiện nay, là tàu sân bay động cơ hạt nhân cỡ lớn độc quyền của Mỹ, là thành viên có tính đại diện nhất trong gia tộc tàu sân bay đương đại, là lớp tàu sân bay có lượng choán nước lớn nhất, mang nhiều máy bay nhất, mức độ hiện đại hóa cao nhất hiện nay trên thế giới.
Tàu sân bay lớp Nimitz đầu tiên đi vào hoạt động năm 1975, chi phí chế tạo 725 triệu USD, dài 332,8 m, rộng 40,8 m, lượng choán nước tối đa 91.500 tấn, tốc độ 33 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 800.000 – 1.000.000 hải lý, nhiên liệu hạt nhân nạp 1 lần có thể hoạt động 13 – 15 năm.
Biên chế 6.300 người. Đường băng rộng 76,8 m, có thể mang theo hơn 90 máy bay, tối đa 120 máy bay.
Phân loại theo trọng tải có tàu sân bay cỡ lớn (lượng choán nước tối đa 60.000 tấn – 90.000 tấn trở lên), tàu sân bay cỡ trung bình (lượng choán nước tối đa 30.000 – 60.000 tấn) và tàu sân bay cỡ nhỏ (lượng choán nước tối đa 30.000 tấn trở xuống).
13 tàu sân bay 2 lớp hiện có của Mỹ (trong đó 2 chiếc đã nghỉ hưu) đều có lượng choán nước từ 80.000 tấn trở lên, toàn bộ thuộc loại tàu sân bay cỡ lớn.
Phân loại theo động cơ, có tàu sân bay động cơ thông thường và tàu sân bay động cơ hạt nhân. Tàu sân bay Enterprise của Mỹ, được biên chế từ ngày 25/11/1961, là tàu sân bay động cơ hạt nhân đầu tiên trên thế giới.
|
Ngày 27/7/2006, tàu sân bay Enterprise của Mỹ đến Hồng Kông, nhận
tiếp tế trong 4 ngày. |
9 tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ là tàu sân bay động cơ hạt nhân tiên tiến nhất hiện nay của Mỹ, cũng là tàu khổng lồ trên biển có khả năng răn đe lớn nhất của hải quân thế giới hiện nay. Theo “Kế hoạch đóng tàu 30 năm” được Mỹ đưa ra năm 2010, Mỹ còn muốn chế tạo 10 – 11 chiếc tàu sân bay trong tương lai.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân Enterprise là một tàu sân bay cỡ lớn đa năng của Mỹ. Nó được bắt đầu chế tạo từ năm 1958, biên chế ngày 25/11/1961. Chi phí chế tạo 450 triệu USD. Lượng choán nước 85.600 tấn, dài 342 m, rộng 40 m, đường băng rộng 76 m.
Thiết bị động cơ là 8 lò phản nước áp lực a2w của Công ty Westinghouse, 4 tua bin hơi nước của Công ty General Electric, 4 trục 4 chèo (chân vịt), tổng công suất của máy chủ là 280.000 mă lực, tốc độ 33 hải lý/giờ. Thay thế nhiên liệu hạt nhân 1 lần có thể chạy 200.000 – 500.000 hải lư.
Mỹ thực hiện phương châm bố trí binh lực “kết hợp hiện diện tiền duyên và tăng viện cơ động chiến lược”, tàu sân bay tuần hành ở các đại dương trên thế giới. Những năm gần đây, quân Mỹ đã đưa ra “Kế hoạch phản ứng khẩn cấp Hạm đội” (FRP), tức là trong vòng 30 ngày điều động 6 hạm đội tàu sân bay đến khu vực điểm nóng, đồng thời trong 3 tháng điều động thêm 2 tàu sân bay đến tăng viện hoặc thay thế, còn gọi là phương án 6+2.
Hạm đội tàu sân bay thường do 1 tàu sân bay, 2 tàu tuần dương tên lửa, 1 tàu khu trục tên lửa, 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công, 1 tàu hộ tống và 1 tàu tiếp tế hợp thành. Biên đội máy bay trên tàu sân bay cơ bản là sử dụng 9 phi đội (trung đội bay).
Tháng 6/2002, hải quân Mỹ đề ra tư tưởng “Sức mạnh trên biển thế kỷ 21”, theo đó nhóm tấn công của tàu sân bay trong tương lai được coi là vũ đài tác chiến mạnh nhất và là hạt nhân của lực lượng tác chiến hải quân sau chuyển đổi, sẽ đảm đương các nhiệm vụ quan trọng như “tấn công trên biển”, “lá chắn trên biển”, “căn cứ trên biển”, trở thành một lực lượng tấn công chiến lược mang tính toàn cầu “viễn dương”, “viễn chinh”, “tầm xa”.
C̣n nữa
Đông B́nh (theo Mil)