Thời tiết nắng gắt hiện nay làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Nhất là những người thuộc nhóm dễ bị như người đàn ông này, càng cần cẩn trọng.
Tại Phúc Kiến (Trung Quốc) mới đây, một người đàn ông được đưa vào pḥng chăm sóc đặc biệt (ICU) do say nắng nghiêm trọng. Các thành viên trong gia đ́nh cho biết, ông đă nôn ra máu, không kiểm soát được việc đi đại tiện nên đưa đến bệnh viện gấp.
Đó là ông Ngô (51 tuổi, đến từ Đông Quan, Phúc Kiến). Ông nghe theo lời khuyên của bác sĩ tránh lạm dụng bật điều ḥa, quạt ở nhà v́ sợ nguy cơ liệt mặt. Thế nhưng thay v́ sử dụng đúng cách, người đàn ông này bỏ hẳn việc dùng điều ḥa, quạt mát, kể cả trong những ngày nắng nóng như hiện nay.
(Ảnh minh họa: Internet)
Rồi ông được con cái t́m thấy trong t́nh trạng đột quỵ do sốc nhiệt nặng. Người ông nóng bừng, nằm bất tỉnh nhưng tay chân vẫn co giật, người xung quanh la hét gọi tên vẫn không có phản ứng. May mắn, ông được đưa vào pḥng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện, kịp thời cấp cứu và giữ được mạng sống.
Đây không phải trường hợp hiếm hoi bị đột quỵ do sốc nhiệt. Mới đây, một người đàn ông 60 tuổi ở Chiết Giang (Trung Quốc) cũng bị ngă khi đang làm việc ngoài trời.
Khi được đưa vào bệnh viện, nhiệt độ cơ thể ông lên đến 41 độ C. Mặc dù các bác sĩ đă dành 3 ngày trong pḥng chăm sóc đặc biệt, để điều trị khẩn cấp nhưng vẫn không thể cứu sống.
Đột quỵ do nhiệt phổ biến nhất trong mùa hè: Tại sao nó lại nguy hiểm?
Các chuyên gia cho rằng, thời tiết nắng nóng liên tục làm tăng nguy cơ đột quỵ do nhiệt. "Nóng đến chết" hoàn toàn không phải là một tuyên bố hoang đường.
Sốc nhiệt là dạng say nắng cao nhất, là t́nh trạng nghiêm trọng nhất. Nó xảy ra khi cơ thể không thể đối phó với nhiệt độ cực cao. Lúc này, nhiệt độ cơ thể tăng rất cao, thường trên 40°C.
Hăy tưởng tượng cơ thể giống như một cỗ máy. Trong hoàn cảnh b́nh thường, nó tự điều chỉnh nhiệt độ và tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, khi nhiệt độ bên ngoài quá cao hoặc môi trường quá nóng trong thời gian dài sẽ phát sinh các vấn đề ở hệ thống điều tiết.
Lúc này, nhiệt độ bên trong cơ thể sẽ bắt đầu tăng lên. Nếu nhiệt độ tăng quá cao, các bộ phận quan trọng của cơ thể có xu hướng bị "nấu chín", bắt đầu không hoạt động b́nh thường.
BS Chi Cheng (Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân trực thuộc Đại Học Y khoa Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc) nhấn mạnh, sốc nhiệt có thể gây đột quỵ, làm tổn thương, suy giảm chức năng nhiều cơ quan như tim mạch, thận, gan, hệ tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong có thể lên tới 70 - 80%.