Cuộc ‘đàn áp dữ dội" của Trung Quốc. Đối với hoạt động khai thác và kinh doanh Bitcoin. Nhằm giảm thiểu những rủi ro về tài chính đă "tàn phá" ngành khai thác Bitcoin, buộc các thợ đào phải đóng cửa hoặc chuyển ra nước ngoài.
Dữ liệu do Trung tâm tài chính thay thế Cambridge của Anh (Cambridge Centre for Alternative Finance) cho thấy thị phần của Trung Quốc trong "sức mạnh" tính toán, giải thuật toán của các máy tính được kết nối với mạng bitcoin toàn cầu, được gọi là "tỷ lệ băm", đă giảm xuống 0 vào tháng 7/2021, từ mức 44% vào tháng 5/2021 và 75% vào năm 2019.
Hoạt động khai thác ở những nơi khác tiếp tục tŕ trệ khi các nhà khai thác chuyển hướng chú ư sang Bắc Mỹ và Trung Á. Các công ty khai thác lớn ở Trung Quốc cũng di chuyển, mặc dù quá tŕnh này gặp rất nhiều khó khăn về mặt hậu cần.
Do đó, Mỹ trở thành địa chỉ khai thác có thị phần lớn nhất trên toàn cầu, chiếm khoảng 35,4% tỷ lệ băm trên toàn thế giới tính đến cuối tháng 8. Các vị trí tiếp theo thuộc về Kazakhstan và Nga.
Bitcoin được tạo ra, hay gọi là "khai thác", bởi các máy tính công suất cao, thường đặt tại các trung tâm dữ liệu ở các khu vực khác nhau trên thế giới, cùng cạnh tranh để giải các thuật toán phức tạp trong một quy tŕnh sử dụng nhiều điện năng.
Các nhà chức trách ở những nơi khác ngoài Trung Quốc vẫn đang khoan dung hơn, hoặc thậm chí c̣n hoan nghênh việc khai thác Bitcoin. Trong khi đó, các nhà chức trách Trung Quốc đă công bố các quy định rất khắt khe đối với việc khai thác và giao dịch Bitcoin, thậm chí tháng 9 vừa qua c̣n tăng cường các quy định khắt khe hơn nữa.
"Trọng tâm hiện tại của chúng tôi là đẩy nhanh việc xây dựng các trung tâm khai thác phù hợp ở Bắc Mỹ và châu Âu" sau khi Trung Quốc tiếp tục "đàn áp" hoạt động này trong tháng vừa qua, đại diện của hăng sản xuất giàn khai thác Ebang International Holdings cho biết.
Tuy nhiên, quá tŕnh di chuyển không đơn giản, và nh́n chung các công ty khai thác Bitcoin đă bị "bầm giập" đáng kể sau những chiến dịch "đàn áp" của Trung Quốc.