Tài xế giao hàng Maung Maung vẫn nhớ vợ và con gái nhỏ của anh đă không có ǵ ăn trong ba ngày từ khi anh bước vào một quán internet ở quê nhà Mandalay, Myanmar, cuối năm 2022.
Anh đă bị quân đội của chính quyền Myanmar giam giữ trong nhiều tuần v́ nghi ngờ vận chuyển hàng hóa cho các lực lượng đối lập. Trong thời gian đó, vợ anh buộc phải vay mượn tiền để nuôi gia đ́nh. Khi được thả ra, anh đă mất việc và gia đ́nh rơi vào cảnh khánh kiệt, nợ nần chồng chất. Tuyệt vọng, Maung Maung đă lên Facebook rao bán thận của ḿnh.
"Vào thời điểm đó, tôi cảm thấy cuộc sống quá khắc nghiệt. Tôi không c̣n cách nào khác để sống sót ngoài việc đi cướp hoặc giết người để kiếm tiền", anh nói. “Vợ tôi cũng vậy, cô ấy không muốn sống nữa. Nhưng chỉ v́ con gái mà chúng tôi c̣n tiếp tục".
Vài tháng sau, vào tháng 7/2023, Maung Maung, người yêu cầu sử dụng biệt danh v́ lư do an toàn, đến Ấn Độ để phẫu thuật cấy ghép. Một doanh nhân người Hoa gốc Myanmar giàu có đă mua thận của anh với giá 10 triệu kyat Myanmar (3.079 USD), gần gấp đôi thu nhập b́nh quân hằng năm của một hộ gia đ́nh ở đô thị Myanmar, theo số liệu năm 2019 của Đơn vị Quản lư Thông tin Myanmar thuộc Liên Hợp Quốc.
Maung Maung không phải là người duy nhất.
Cuộc điều tra kéo dài một năm của CNN cho thấy nhiều người tuyệt vọng ở Myanmar đang rao bán nội tạng của họ cho những người giàu có trên Facebook. Với sự giúp đỡ của môi giới, họ có thể đến Ấn Độ... để cấy ghép - bất chấp luật pháp ở cả hai quốc gia quy định việc bán nội tạng là bất hợp pháp.
CNN đă t́m thấy các bài đăng chào bán nội tạng trên ít nhất ba nhóm Facebook bằng tiếng Myanmar và đă nói chuyện với hai chục người tham gia thị trường buôn bán nội tạng - bao gồm người bán, người mua và người môi giới - để t́m hiểu nội t́nh của một ngành công nghiệp bất hợp pháp được thúc đẩy bởi sự tuyệt vọng tại đất nước bị tàn phá bởi xung đột nội bộ.
Khi được đề nghị b́nh luận, Meta, công ty mẹ của Facebook, cho biết một nhóm trực tuyến đă bị gỡ xuống, nhưng công ty từ chối cung cấp thông tin chi tiết hoặc b́nh luận thêm. Các quy định của Facebook không chấp nhận nội dung cho phép người dùng mua, bán hoặc trao đổi các bộ phận cơ thể con người và các vi phạm có thể được báo cáo để xem xét.
Nghèo đói
Ba năm sau khi quân đội Myanmar nắm quyền bằng một cuộc đảo chính, gần một nửa trong số 54 triệu người dân của đất nước này sống dưới mức nghèo khổ. Con số này đă tăng gấp đôi kể từ năm 2017, theo các nhà nghiên cứu của Chương tŕnh Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Khi các nhóm vũ trang khác nhau chiến đấu chống lại sự kiểm soát của chính quyền, bạo lực đă lan rộng khắp đất nước. Đầu tư nước ngoài giảm mạnh, thất nghiệp tăng vọt và giá cả hàng hóa cơ bản tăng với tốc độ mà hầu hết mọi người không thể theo kịp. Trong khi người bán th́ nghèo và người mua tương đối giàu, cả hai phía đều tham gia vào thị trường nội tạng bất hợp pháp v́ họ đang ở trong t́nh thế khó khăn.
“Bán một phần cơ thể của bạn là một quyết định khó khăn đối với tất cả mọi người. Không ai muốn làm điều đó”, April, 26 tuổi, người yêu cầu sử dụng biệt danh, nói ngay sau khi quảng cáo bán thận của cô trên Facebook vào tháng 2. “Lư do duy nhất tôi làm điều này là v́ tôi không c̣n lựa chọn nào khác".
April nói rằng cô đă từ bỏ ước mơ trở thành y tá và chuyển đến thủ đô thương mại Yangon của Myanmar khi cô 18 tuổi để làm việc trong một nhà máy may mặc và giúp đỡ gia đ́nh ḿnh. Nhưng mức lương hằng tháng 100 USD của cô không đủ trang trải chi phí sinh hoạt tăng cao do cuộc khủng hoảng chính trị và hóa đơn y tế không ngừng tăng lên khi d́ cô mắc bệnh ung thư.
“Tôi đang cố gắng hết sức để tồn tại trong t́nh huống khó khăn như vậy. Có những ngày tôi khóc. Có những ngày tôi không có ǵ để ăn khi bạn bè không thể giúp đỡ tôi", April nói với CNN.
Một đêm, không thể ngủ được, April thức khuya và lướt Facebook, t́nh cờ bắt gặp một nhóm nơi mọi người đang chào bán thận của ḿnh. Hầu hết các nhóm như vậy được lập ra cho người bị bệnh thận chia sẻ phương pháp điều trị tại nhà và giới thiệu bác sĩ. Nhưng những năm gần đây, các bài đăng chào bán nội tạng ngày càng trở nên phổ biến, theo phân tích của CNN.
Một người vẫn có thể sống khỏe mạnh với một quả thận, nhưng ca phẫu thuật lớn có thể để lại hậu quả lâu dài. Nguy cơ lớn nhất là không có quả thận dự pḥng trong trường hợp quả thận c̣n lại gặp vấn đề, theo Quỹ Thận Quốc gia.
April nhanh chóng viết trên Facebook: “Tôi muốn hiến tặng thận của ḿnh. Nhóm máu của tôi là O. Tôi cần tiền để giúp d́ tôi, người bị ung thư và cần phẫu thuật. Tôi 26 tuổi và không uống rượu. Nhắn tin cho tôi nhé!".
Đồ đạc của Maung Maung trong khi anh chờ hồi phục trong bệnh viện. Ảnh: CNN.
Bất hợp pháp nhưng dễ tiếp cận
Trong buôn bán nội tạng trực tuyến, người mua và người bán thường làm việc với người môi giới (giữa người hiến/bán thận với người nhận). Họ phải làm giả các tài liệu cần thiết và sắp xếp phẫu thuật.
V́ việc buôn bán nội tạng là bất hợp pháp ở Ấn Độ và việc hiến tặng chỉ được phép giữa các thành viên trong gia đ́nh, trừ một số ngoại lệ hiếm hoi, phía môi giới thường giả mạo hồ sơ gia đ́nh, cây phả hệ và các tài liệu khác với sự giúp đỡ của luật sư và công chứng viên. Đại sứ quán Myanmar tại New Delhi phải xem xét giấy tờ để chuyển vụ việc sang ủy ban cấp phép của tiểu bang hoặc bệnh viện.
Ủy ban cấp phép là pḥng tuyến cuối cùng. Tài liệu, ảnh gia đ́nh và sao kê ngân hàng được kiểm tra, và các cuộc phỏng vấn được thực hiện để vạch trần những kẻ giả mạo thành viên gia đ́nh hoặc bất kỳ ai đang buôn bán nội tạng.
Thiri Khine, người yêu cầu sử dụng biệt danh để có thể nói chuyện một cách an toàn, trở thành góa phụ khi chồng cô qua đời cách đây tám năm. Sáu năm sau, bị bệnh thận, cô tạo dáng trong những bức ảnh cưới mới. Lần này, chú rể đứng cười bên cạnh cô là người mà cô đang mua thận với giá 12 triệu kyat (3.695 USD).
Thiri Khine đă cố gắng được ghép thận bằng cách tham gia danh sách chờ chính thức, nhưng cho biết quá tŕnh này sẽ kéo dài hàng năm, đến mức cô có thể đă chết v́ bệnh trước khi được phẫu thuật.
Từ năm 1995 đến năm 2022, chỉ có 308 ca ghép thận thành công ở Myanmar, theo văn pḥng của lănh đạo chính quyền Myanmar Min Aung Hlaing.
Kể từ đại dịch COVID-19 và cuộc đảo chính, việc cấy ghép chỉ có thể được thực hiện tại các bệnh viện quân đội, trừ một số ít trường hợp ngoại lệ, theo một bác sĩ hiện tại và một cựu bác sĩ ở Yangon - những người yêu cầu giấu tên v́ lư do an toàn.
VietBF@ sưu tập