Tuy có vị ngọt nhưng quả na (hay còn biết đến với tên gọi quả mãng cầu) rất giàu chất dinh dưỡng, thậm chí có nhiều lợi ích với người mắc bệnh tiểu đường.
Trái ngọt nhưng nhiều giá trị dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng có trong một quả na: 2,7 protid, 1,73% tinh bột, 14,52% saccharose, 72% glucose, vitamin C chiếm hàm lượng rất cao (30mg/100g na), chất xơ, magie, kali. Trung bình 100 gram na có tới 64kcal.
Na là một loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường
Mặc dù quả na khi chín rất ngọt nhưng loại quả này có chỉ số đường huyết thấp cũng là loại có tải trọng đường huyết thấp. Vì vậy, sử dụng với liều lượng phù hợp rất an toàn với bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, chất xơ, magie, kali, vitamin C trong na giúp người tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ sản xuất insulin. Hơn nữa, na chứa nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe người tiểu đường và mang lại nhiều tác dụng tích cực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Hàm lượng vitamin C cao trong quả na còn có tác dụng tăng cường sự hấp thu glucose vào cơ bắp để giảm lượng đường trong máu tốt.
Lượng chất xơ lớn (2,4g trong 100g) giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu lượng carbohydrate có trong thực phẩm khác để giữ đường huyết ở mức ổn định.
Trong na chứa 18mg magie/100g na, có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu đi vào các bộ phận trong cơ thể và tạo ra năng lượng.
Những lưu ý khi ăn loại quả này
Dù quả na mang lại nhiều lợi ích nhưng vẫn cần ăn điều độ, với lượng phù hợp. Bởi vì hàm lượng carbohydrate trong 100g na là 24g. Theo khuyến cáo trung bình mỗi ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 250 gram thịt quả na và mỗi tuần tốt nhất chỉ sử dụng không quá 3 lần.
Sở dĩ không nên ăn na quá nhiều, vì trong loại quả này có chứa lượng lớn đường, sắt. Khi ăn quá nhiều sẽ làm cho chỉ số đường huyết nhanh chóng tăng cao gây nguy hiểm. Hơn nữa, hàm lượng sắt quá cao gây nên nhiều vấn đề cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi ăn quả na: Không nên nuốt hạt na, vì trong hạt na có chứa chất độc hại Annonacin, có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng với não, hệ thần kinh; cũng không nên ăn khi na vẫn còn ương, vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bệnh phải kiểm tra, theo dõi chỉ số đường huyết mỗi ngày để đảm bảo an toàn.
Ngoài quả na, người bệnh tiểu đường cũng chỉ nên ăn một số loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp như: Bưởi, dâu tây, bơ, cam, táo, lê…
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Đáng chú ý, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% biến chứng về tim mạch; 39,5 biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Người bệnh tiểu đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc hạn chế nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể làm được bằng việc thay đổi kế hoạch ăn uống và tập luyện khoa học.
* Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa