Theo như nước ASEAN chính thức nộp đơn gia nhập BRICS đang nhận được sự ủng hộ rất lớn từ Nga, bởi quốc gia Đông Nam Á này nắm trong tay một thế mạnh "độc nhất vô nhị", khiến Trung Quốc không thể xem nhẹ quốc gia này lại được mệnh danh Hổ Đông Nam Á.
Malaysia nộp đơn xin gia nhập BRICS
Sputnik đưa tin, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim ngày 28/7 thông báo rằng, nước này đă chính thức nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS.
"Malaysia đă gửi đơn xin gia nhập BRICS tới Nga – nước đang giữ cương vị chủ tịch của nhóm năm nay, bày tỏ mức độ sẵn sàng gia nhập hoặc trở thành đối tác chiến lược của BRICS" – Hăng thông tấn Bernama (Malaysia) dẫn lời ông Anwar cho hay.
Hiện Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đang có chuyến thăm tới Malaysia, và vấn đề gia nhập BRICS đă trở thành chủ đề thảo luận chính giữa hai phía.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (phải) tiếp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) trong chuyến thăm của ông Lavrov tới Malaysia. Ảnh: Malay Mail
BRICS hiện gồm 9 thành viên: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran và UAE. Saudi Arabia đă được BRICS mời gia nhập tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2023, tuy nhiên nước này vẫn chưa chính thức trở thành thành viên.
Theo tờ Free Malaysia Today (FMT), thông báo bất ngờ của ông Ibrahim về việc Malaysia có kế hoạch gia nhập BRICS đă làm dấy lên một loạt bài viết trong nước và báo chí quốc tế thảo luận về mức độ tác động của động thái này.
Đáng lưu ư, tuyên bố của ông Ibrahim được đưa ra không lâu sau khi Thái Lan - một quốc gia khác trong khối ASEAN - tuyên bố rằng họ sẽ nộp đơn xin gia nhập BRICS.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, nhiều người đặt câu hỏi: Liệu ư định gia nhập BRICS của Malaysia có khiến Mỹ trả đũa nước này hay không?
"Con hổ châu Á" sắp gầm trở lại
Tờ The Star ngày 28/7 dẫn lời ông Datuk Seri Amir Hamzah Azizan - Bộ trưởng Tài chính II của Malaysia cho biết, triển vọng tích cực từ các nhà phân tích và các tổ chức xếp thứ hạng cho thấy Malaysia đang có những bước tiến lớn để giành lại vị thế "Con hổ châu Á" trước đây.
Trong chuyến công du tại Singapore, Azizan cho biết ông đă nhận được những phản hồi tuyệt vời về hiệu suất kinh tế mạnh mẽ của Malaysia trong các cuộc họp với nhà đầu tư hoặc chuyên gia phân tích.
"Việc giành lại vị thế 'Hổ châu Á' không phải là một giấc mơ viển vông. Chính phủ Malaysia tự tin rằng chúng tôi có thể đạt được điều này" – Ông Azizan nói – "Chúng tôi cũng thấy rất nhiều nhà phân tích tài chính và các tổ chức xếp hạng nhận định rằng Malaysia về cơ bản đă trở lại (đúng hướng)".
Malaysia nằm trong Top 5 nước có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Freepix
Hiện tại, theo viện Lowy (Australia), Malaysia đang nằm trong top 6 "con hổ" hay top 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á (Các nước c̣n lại bao gồm Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippines và Việt Nam).
Tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) hồi tháng 5 cho biết, so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế Malaysia đă tăng trưởng 4,2% trong quư I năm 2024. Đây là "tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 1 năm".
Theo tờ Channel News Asia, việc gia nhập BRICS sẽ mở đường cho Malaysia có nhiều cơ hội kinh tế hơn. Các nước BRICS hiện chiếm khoảng 45% dân số thế giới và 1/3 tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Do đó, trong tương lai, BRICS có thể sẽ trở thành một phiên bản khác của G7 – "câu lạc bộ" các nước giàu có trên thế giới.
Thế mạnh "độc nhất vô nhị" khiến Trung Quốc phải cả nể
Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 29/7 cho biết, Nga sẽ ủng hộ đơn xin gia nhập BRICS của Malaysia. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đă đưa ra lời đảm bảo này với Thủ tướng Anwar.
"Tiềm năng trở thành thành viên BRICS hứa hẹn rất nhiều cho cả 2 quốc gia (Nga-Malaysia) và nhấn mạnh cam kết của chúng tôi trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế" – Ông Anwar cho biết trong bài đăng trên Facebook cá nhân.
Theo CNA, Trung Quốc coi Malaysia là "quốc gia ASEAN quan trọng nhất" v́ nước này trong tay vị trí chiến lược. Ảnh: AP
Trong khi đó, tờ Channel News Asia cho biết, Trung Quốc nhiều khả năng cũng sẽ ủng hộ Malaysia gia nhập BRICS.
Theo quan điểm của Bắc Kinh, Malaysia có lẽ là "quốc gia ASEAN quan trọng nhất" v́ nước này nắm trong tay vị trí chiến lược.
Malaysia hiện là quốc gia duy nhất duy nhất có lănh thổ trải ra cả hai phía của Biển Đông - bán đảo Malaysia ở một bên và đảo Borneo ở bên kia.
"Do vậy, Malaysia là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh để tăng cường quan hệ và khẳng định sức ảnh hưởng trong khu vực" – CNA cho hay.
Cũng theo tờ này, Bắc Kinh tin rằng mối quan hệ kinh tế sẽ là phương thức giúp gắn kết chặt chẽ hai phía tới mức nước này "không cần nghĩ đến tham vọng quân sự" khi nói tới Malaysia.
Trong các lĩnh vực khác, Trung Quốc cũng đă đưa ra nhiều chính sách ưu tiên cho Malaysia. Một trong số đó là người dân Malaysia có hộ chiếu thông thường được hưởng quyền lợi nhập cảnh vào Trung Quốc mà không cần visa cho các chuyến đi ngắn hạn.
Theo FMT, Mỹ khó ḷng trừng phạt Malaysia v́ gia nhập BRICS. Ảnh: Sputnik
Liệu Mỹ có thể trừng phạt nếu Malaysia gia nhập BRICS?
Theo FMT, Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) chắc chắn sẽ không hài ḷng khi Malaysia gia nhập BRICS. Tuy nhiên, Washington khó áp đặt biện pháp trừng phạt với Malaysia trong trường hợp này v́ 2 lư do sau:
- Lập trường trung lập công khai của Malaysia cho phép nước này xây dựng quan hệ tốt đẹp với tất cả các cường quốc.
Điều này cũng phù hợp với lập trường của ASEAN dựa trên tuyên bố năm 1971 rằng Đông Nam Á là khu vực ḥa b́nh, tự do và trung lập. Tham gia BRICS không có nghĩa là Malaysia nghiêng về phía Trung Quốc hay Nga.
- Malaysia nắm vị trí chiến lược quan trọng và đă thể hiện sức nặng của ḿnh trong các vấn đề khu vực. Trong khi đó, Washington luôn muốn giữ được lợi thế trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở châu Á.
Malaysia là 1 trong 5 thành viên sáng lập của ASEAN và sẽ đảm nhận chức chủ tịch ASEAN vào năm 2025. Điều này càng làm nổi bật vai tṛ lănh đạo của Malaysia trong khu vực.
Chính v́ những lư do trên, theo FMT, Mỹ khó có thể có những động thái tiêu cực với Malaysia chỉ v́ nước này đang hướng tới BRICS.