Lịch sử ghi chép rằng, vị Tổng Tham mưu trưởng cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hoà là Trung tướng Vĩnh Lộc.
Tướng Vĩnh Lộc được Tổng thống lúc đó là Dương Văn Minh “chỉ định” vào chức vụ Tổng Tham mưu trưởng (TTMT) vào chiều ngày 29/4/1975 mà không có bất kỳ sắc lệnh nào được kư (trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng lúc đó th́ chuyện này không c̣n quan trọng nữa).
Tuy nhiên, chỉ chục giờ đồng hồ sau khi nhậm chức, tướng Lộc đă tự ư đào nhiệm, ông rời Việt Nam vào sáng 30/4 bằng đường biển.
Chúng ta đều biết Quân lực VNCH tan hàng vào lúc 10 giờ 30 ngày 30/4 theo lệnh buông súng của ông Dương Văn Minh. Như vậy trong khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi kể từ khi ông Lộc đào nhiệm (đương nhiên không c̣n tư cách TTMT) đến khi tan hàng th́ ai giữ trọng trách TTMT cuối cùng ? (chữ “cuối cùng” dùng trong t́nh thế này mới chính xác).
Người đó không ai khác ngoài Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.
Chúng ta cùng theo dơi những lời kể của Trung tướng Vĩnh Lộc trong cuốn “Hải quân Việt Nam Cộng hoà ra khơi” của tác giả Điệp Mỹ Linh:
“Khoảng 8 giờ tối 29/4, tôi điện cho tướng Nam. Tôi mong được trao danh dự Quân Đội vào tay tướng Nam, v́ với tư cách TTMT Quân Đội nhưng tôi không c̣n bất cứ phương tiện nào trong tay để sử dụng cả. Giọng tướng Nam rất b́nh thản: “Đàn anh đă giao cho th́ đàn em xin nhận. Tôi sẽ cố gắng hết sức để làm được công việc đó”.
Theo tôi, với ba Sư đoàn Bộ binh-21, 7 và 9- cùng với Không lực tại B́nh Thuỷ và lực lượng Hải Quân, tướng Nam có thể giữ vững vùng IV trong một thời gian, chờ chính phủ xuống... (Tướng Vĩnh Lộc lắc đầu), Tướng Nam là nạn nhân của kỷ luật Quân Đội”
(hết trích)
Những lời kể của Trung tướng Vĩnh Lộc cho ta thấy rơ điều ǵ ?
Ông đă bàn giao chức vụ TTMT cho Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam (bằng miệng, v́ chính ông cũng được bổ nhiệm bằng miệng) vào tối ngày 29/4/1975 (ông biết ông sẽ ra đi sáng hôm sau). Tướng Nam đă nhận lănh trọng trách này.
Lời kể của tướng Lộc rất rơ ràng, không có ǵ phải thắc mắc: “danh dự Quân Đội” mà ông trao cho tướng Nam không có ǵ khác chính là chức vụ TTMT (ngoài ra, ông không c̣n ǵ khác để trao v́ Tổng thống nắm mọi quyền hành).
Việc trao quyền cho Thiếu tướng Nam chắc hẳn được Trung tướng Vĩnh Lộc cân nhắc kỹ lưỡng và tương thích với quân luật: bất cứ thời b́nh hay thời chiến, sĩ quan nào cấp bậc cao nhất hay thâm niên nhất, đương nhiên người đó tạm quyền chỉ huy đơn vị mà đơn vị trưởng của đơn vị đó tử trận, đào nhiệm hay vắng mặt.
Vào tối 29/4, các sĩ quan có cấp bậc cao nhất c̣n ở lại Việt Nam là ba Thiếu tướng: Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư lệnh Quân đoàn IV), Thiếu tướng Lê Minh Đảo (Tư lệnh Sư đoàn 18 BB) và Thiếu tướng Phạm Văn Phú (đang hôn mê tại bệnh viện Grall v́ uống độc dược tự sát). Tướng Nam có thâm niên quân ngũ cao hơn tướng Đảo. Lúc này Phó Đô đốc (Trung tướng) Chung Tấn Cang đă chuẩn bị ra khơi cùng Hải quân (tướng Lộc có lẽ biết việc này).
Thiết nghĩ, cấp chỉ huy cao nhất của Quân Đội là Tổng Tư lệnh (tức Tổng thống). Dưới Tổng Tư lệnh chỉ có thể là Tổng Tham mưu trưởng, trên cả Tổng trưởng Quốc pḥng (không nhứt thiết phải nhiều sao hơn). Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam đă nhận lănh trọng trách TTMT do Trung tướng Vĩnh Lộc bàn giao, đây là chuyện chỉ hai ông biết. Tướng Nam và tướng Lộc đều đă ra người thiên cổ nên việc kiểm chứng câu chuyện này là điều bất khả.
Do không thể trái lệnh đầu hàng của Tổng Tư lệnh nên Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam đành “trở thành nạn nhân của kỷ luật Quân Đội” (lời tướng Vĩnh Lộc) khi dùng súng tuẫn tiết bảo toàn danh dự quân nhân.
Rất mong lịch sử ghi nhận Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam là vị Tổng Tham mưu trưởng cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, như một nén nhang ḷng tưởng nhớ con người kiên trung liệt nghĩa.
NGUYỄN HỒNG LÂM