Chườm ấm, tắm nước ấm, vận động thường xuyên, bổ sung dưỡng chất giúp giảm đau nhức xương khớp lúc thời tiết ẩm ướt và chuyển lạnh.
Người mắc các bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gout... thường cảm thấy đau nhức cơ thể nhiều hơn vào những ngày mưa. ThS.BS.CKI Ngô Tuấn Anh, chuyên khoa Nội cơ xương khớp, Pḥng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết nguyên nhân là do mưa làm nhiệt độ giảm xuống, các mạch máu quanh khớp co lại, màng hoạt dịch và xương dưới sụn của các khớp không nhận được đủ máu nuôi dưỡng sẽ bị kích thích, khởi phát cơn đau.
Nhiệt độ thấp c̣n làm cho các cơ, dây chằng quanh khớp co thắt lại, gây co cứng khớp, đau và vận động khó khăn. Trời mưa c̣n làm giảm áp suất khí quyển, dẫn đến co thắt cơ, xương và gân, tăng độ đặc của dịch khớp... Lúc này cơ bắp căng cứng và thiếu linh hoạt, gia tăng cảm giác đau.
Giữ ấm là một trong những yếu tố hàng đầu giúp giảm đau nhức xương khớp vào mùa mưa. Cơ thể được giữ ấm thúc đẩy tuần hoàn máu đến các cơ và khớp tốt hơn.
Người bệnh xương khớp nên ăn mặc phù hợp với thời tiết, nhất là khi ra ngoài, cân bằng nhiệt độ pḥng, tắm nước ấm, chườm ấm. Sử dụng đai hoặc băng quấn quanh các khớp bị đau như ở gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ chân khi vận động để giữ ấm và giảm tác động từ bên ngoài đến khớp. Tránh tiếp xúc với môi trường ẩm bằng cách sử dụng ô hoặc áo mưa để tránh bị ướt, hạn chế ở nơi ẩm ướt thời gian dài, mang giày dép phù hợp... cũng giảm đau nhức hiệu quả.
Tập thể dục: Khi bị đau nhức xương khớp, nhiều người cho rằng vận động càng đau thêm. Theo bác sĩ Tuấn Anh, đây là quan điểm sai lầm. Thực tế, nằm hoặc ngồi lâu một chỗ dễ làm cho sụn khớp kém hấp thu dưỡng chất, dần khô cứng, đau khớp nhiều hơn.
Vào những ngày trời mưa, người bệnh vẫn nên tập vận động thể dục để tăng tính linh hoạt của khớp, giảm đau khớp. Lúc này, thay v́ chạy bộ hoặc đạp xe ngoài trời, người bệnh có thể chuyển sang các môn thể thao trong nhà nhẹ nhàng như yoga, đi bộ trên máy... Tập thể dục cũng giúp duy tŕ cân nặng lành mạnh, giảm áp lực lên hệ cơ xương khớp và giảm đau tốt.
Chế độ ăn uống cũng có tác dụng giảm đau nhức xương khớp. Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm như trà xanh, quả mọng, bông cải xanh và ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng giảm viêm. Uống đủ nước, nhất là nước ấm, có tác dụng giữ ẩm cho khớp, duy tŕ tính linh hoạt, hạn chế hao ṃn sụn khớp và xương dưới sụn.
Để giữ cho khớp hoạt động linh hoạt và trơn tru, người bệnh cũng có thể tăng cường bổ sung dưỡng chất chăm sóc khớp chuyên biệt như Eggshell Membrane (tinh chất từ màng vỏ trứng), Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Turmeric Root (tinh chất nghệ), Chondroitin Sulfate... Các tinh chất này có khả năng điều ḥa miễn dịch, ức chế quá tŕnh viêm tại khớp, kích thích sản xuất chất nền, thúc đẩy tái tạo sụn khớp và cải thiện chất lượng dịch nhờn. Nhờ đó người bệnh có thể giảm đau và làm chậm thoái hóa khớp khi thời tiết chuyển mùa.
Người bệnh xương khớp cũng cần dùng thuốc đúng chỉ định. Thời tiết lạnh, ẩm của những ngày mưa có thể làm cơn đau nặng hơn nhưng người bệnh không nên tự ư sử dụng thuốc giảm đau hoặc các bài thuốc dân gian chưa được kiểm định. Nếu đơn thuốc uống hằng ngày không c̣n hiệu quả, đau nhiều hơn hoặc xuất hiện các bất thường khác, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ tư vấn.
|
|