VietBF - View Single Post - Sự hoang tưởng quyền lực
View Single Post
Old 02-21-2024   #25
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 22,363
Thanks: 25,049
Thanked 15,637 Times in 6,711 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 666 Post(s)
Rep Power: 43
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Default

PHẦN 8.
TẠI SAO PHẢI GIẤU GIẾM, BẺ CONG, BÓP MÉO LỊCH SỬ?
Hoàng Thành Thăng Long được khai quật, di tích của đời sau đè lên đời trước, hiện vật để lại cho thấy có một Thăng Long tráng lệ và Việt Nam đă từng là một quốc gia hùng cường trong khu vực châu Á nhưng tranh giành quyền lực giữa các triều đại đă tàn phá, hủy hoại nó.
Không những Thăng Long mà cả Hội An, Huế… đều trong hoàn cảnh tương tự.
Khi cầm quyền lực trong tay, dù có anh minh tài giỏi đến đâu, có công lao dựng xây như thế nào nhưng cố bám giữ quyền lực cuối cùng cũng đi đến kết cục bi thảm.
Càng cố th́ càng phải ác, để hận thù chồng chất nên kẻ tiếm quyền dùng mọi hành động tàn ác để trả thù, diệt tận gốc chốc tận rễ chém giết không ghê tay và phá hủy các công tŕnh … đây như là một nguyên tắc sống c̣n để bảo vệ triều đại và chế độ, khiến nước ta đă từng là nước phát triển, rồi trở thành nước chậm phát triển, việc này cứ lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài lịch sử và đến hiện tại.
Điều tai hại nhất của những người cầm quyền là họ không dám nh́n nhận vào sự thật lịch sử như một bài học mà c̣n giấu nhẹm, bẻ cong lịch sử cho các mục đích chính trị và tham vọng quyền lực.
Trong các giáo tŕnh và các sách đương đại họ lư giải kinh thành Thăng Long bị tàn phá là do người Pháp phá hủy khi tấn công và chiếm đóng, với mục đích để tố cáo tội ác của chế độ phong kiến, thực dân, đế quốc, khẳng định con đường của cách mạng vô sản là đánh đổ, đào huyệt chôn chế độ tư bản có tính sống c̣n cho phát triển đất nước.
Việc di tích Hoàng thành Thăng Long được khai quật cùng với những sử liệu gần đây được công bố từ nhiều nguồn đă chứng minh thậm chí đảo ngược những luận điểm lịch sử bị bóp méo.
Hoàng thành Thăng Long, cùng với Hội An, cố đô Huế bị tàn phá chính từ những cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ và đến khi người Pháp chiếm được nó chỉ c̣n những phế tích bên trên, c̣n hoàng cung tráng lệ đă nằm sâu trong đất.
Về sự tồn tại của thành Thăng Long, sách Đại Việt sử kư toàn thư bản kỷ tục biên– Thế tôn Nghị Hoàng đế kỷ cho biết: từ thời nhà Mạc, thành Thăng Long đă được tu sửa, nhưng đến khi nhà Mạc bị diệt th́ thành đă bị thiêu hủy vào năm Quang Hưng thứ 15 (1592) . Sách chép:
“Quan quân thừa thắng đuổi tràn đến tận sông. Phóng lửa đốt cung điện và nhà cửa trong thành, khói lửa kín trời.” (H1 tờ 29a).
Trên Tạp chí Xưa và Nay số 80B tháng 10 năm 2000 có bài viết “Dấu ấn Thăng Long Hà Nội (những năm đầu đến giữa thế kỷ XIX) của tác giả Đinh Xuân Lâm, trong bài viết có đoạn:
“Nhằm mục đích hạ thấp vai tṛ kinh đô cũ, để làm mất tư cách “quốc đô” lâu đời của Thăng Long, năm 1805 triều Nguyễn ra lệnh phá hủy khu hoàng thành cũ được xây dựng từ đời nhà Lê và cho xây một ṭa thành mới quy mô nhỏ hẹp hơn nhiều ngay trên vị trí thành cũ…”(tlđd, tr. 10).
Năm 1514, Lê Tương Dực mở rộng Hoàng thành thêm mấy ngh́n trượng (mỗi trượng là 3,6m) bao bọc cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ và chùa Kim Cổ Thiên Hoa.
Từ năm 1516-1527 là năm nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, kinh thành Thăng Long ch́m trong loạn lạc. Hầu hết các cung điện kho tàng đền chùa cũng như phường phố bị thiêu đốt tàn phá nhiều lần.
Trong nửa cuối thế kỷ 16, cục diện Nam Bắc triều với một bên là nhà Mạc và một bên là Lê-Trịnh diễn ra quyết liệt với ưu thế ngày càng thuộc về phe Nam triều. Họ Trịnh lần lượt chiếm được nhiều tỉnh phía Bắc như Ninh B́nh, Hà Nam, Bắc Ninh... và đánh đến tận Thăng Long. Nhà Mạc phải rời bỏ kinh thành chạy lánh nạn nơi này, nơi khác. Thăng Long ngày một điêu tàn.
Đến năm 1585, không chịu nổi kiếp sống lưu vong trường kỳ như vậy, Mạc Mậu Hợp quyết định trở lại Thăng Long. Một đợt xây dựng đại quy mô được khởi động. Từ đó về sau cũng không có lần nào Hoàng thành được xây dựng quy mô như thế nữa.
Năm 1599 Trịnh Tùng đuổi được nhà Mạc lên Cao Bằng tiến về tiếp quản Thăng Long. Hoàng thành được tu sửa trong một tháng để đón vua Lê ra. Rồi từ ấy trở đi, những cung điện mới xây đều nằm trong phủ Chúa. Hoàng thành bị bỏ hoang phế nhiều.
Thành Hà Nội từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20
Sự chuyển đổi từ kinh thành Thăng Long sang tỉnh thành Hà Nội
Năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị đem đại quân 290.000 người sang chiếm Thăng Long không tốn một ḥn tên mũi đạn. Dựa thế quân Thanh, Lê Chiêu Thống điên cuồng trả thù họ Trịnh. Phủ chúa bị Lê Chiêu Thống đốt trụi, cháy ṛng ră một tuần mới hết. Tất cả những ǵ liên quan đến chúa Trịnh ở Thăng Long bị phá sạch. Kinh thành lại một lần nữa ra tro.
Đồng thời, những ǵ c̣n sót lại của Hoàng thành sau những trận đại hủy diệt cuối thế kỷ 18 cũng lần lượt bị các đời vua nhà Nguyễn chuyển nốt vào Phú Xuân phục vụ cho công cuộc xây dựng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành.
Năm 1805, Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ v́ cho rằng đây chỉ c̣n là Trấn Bắc thành mà Hoàng thành Thăng Long th́ rộng lớn quá. Gia Long cho xây dựng thành mới theo kiểu Vô-băng của Pháp. Về quy mô th́ nhỏ hơn thành cũ nhiều.
Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn Minh Mạng đă cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội.
Đến năm thứ nhất đời Tự Đức 1848, lại hạ lệnh phá dỡ những vật liệu thuộc cung điện cũ của nhà Hậu Lê ở trong thành, mang hết các đồ chạm trỗ mỹ thuật bằng gỗ và bằng đá về Huế để trang trí các cung điện trong đó, các di tích xây dựng của các triều đại trước, v́ vậy mất mát gần hết, chỉ c̣n sót lại đôi rồng đá trước thềm điện Kính Thiên”(tlđd, tr. 11).
Năm 1888 khi nhà Nguyễn chính thức nhượng hẳn Hà Nội cho Pháp. Người Pháp đổi tỉnh Hà Nội thành thành phố Hà Nội.
(C̣n tiếp)
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04058 seconds with 9 queries